- Đang online: 1
- Hôm qua: 562
- Tuần nay: 11113
- Tổng truy cập: 3,388,454
Thắp nén hương thơm, tưởng niệm 472 năm ngày Thái tổ Nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung băng hà.
- 1032 lượt xem
Thắp nén hương thơm, tưởng niệm 472 năm ngày Thái tổ Nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung băng hà.
Nhân dịp Mạc tộc Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ hội dâng hương tưởng niệm 472 năm ngày Thái tổ Nhân minh Cao Hoàng Đế Mạc Đăng Dung băng hà.
Như nén hương thơm, dâng tưởng niệm Mạc Thái Tổ. Xin giới thiệu bài phát biểu của ông Bùi Thái Nguyễn Chiến, Chủ tịch HĐGT họ Bùi Thái (phái hệ Mạc Đăng Bình) thôn Xuân Châu, xã Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An tại buổi lễ đón nhận Bằng công nhận dòng họ văn hóa năm 2012 của UBND huyện Diễn Châu.
BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG BÙI THÁI NGUYỄN CHIẾN, CHỦ TỊCH HĐGT HỌ BÙI THÁI XÃ DIỄN KIM, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN TẠI BUỔI LỄ ĐÓN NHẬN DANH HIỆU DÒNG HỌ VĂN HÓA
***
Kính thưa các vị khách quý.
Kính thưa quý vị đại biểu.
Kính thưa các bậc cao niên, chú bác, o dượng, anh em, con cháu nội ngoại.
Lời đầu tiên cho phép tôi thay mặt HĐGT kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Tôi xin báo cáo tóm tắt lịch sử và thành tích họ Bùi Thái Đại tôn:
Họ Bùi Thái xã Diễn Kim nguồn gốc là họ Mạc. Do biến cố lịch sử, để tránh sự truy diệt họ Mạc phải đổi sang nhiều họ … trong dó có họ Thái (1592), trong họ Thái lại đổi sang Bùi Thái (1717) cho đến ngày nay. Tuy danh tộc ở mỗi thời kỳ khác nhau, nhưng cùng chung nguồn cội, cùng một dòng huyết thống liên tục nối tiếp nhau những dòng đời.
Họ Mạc ở Việt Nam phát tích từ thế kỷ thứ X, tại làng Lũng Động, Chí Linh, Hải Dương nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Tính từ thủy tổ Hồng Phúc Đại Vương, Trạng Nguyên Mạc Hiển Tích đến nay đã ngót một nghìn năm, trải qua 33 đời hậu duệ.
Tổ tiên họ Bùi Thái có truyền thống vẻ vang, phát về đường công danh và đường khoa bảng, có sự nghiệp hiển hách, khoa bảng nối đời, nhiều người có công danh thành đạt, có chức tước cao, có công lao với dân với nước…
“Long Động văn chương quang nhật nguyệt
Cổ Trai đế nghiệp tráng sơn hà”
Người đỗ đạt đầu tiên là Mạc Hiển Tích đỗ Trạng Nguyên vào khoa thi năm Bính Dần (1086), được bổ làm Hàn lâm viện Học Sĩ, đi sứ Chiêm Thành vào năm 1094. Đây là một trong những vị trạng nguyên đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam. Em ruột Mạc Hiển Tích là Mạc Kiến Quan đỗ tiến sĩ cùng khóa với anh, sau đó đỗ Trạng Nguyên vào khoa thi năm Kỷ Tỵ (1089). Hai anh em đều làm quan Thượng thư cùng Triều vua Lý Nhân Tông đã có công góp phần xây dựng, phát triền Triều Lý.
Đến đời nhà Trần có nhà ngoại giao xuất sắc nhất thế kỷ 13, Người đã làm rạng danh đất Việt một thời đó là Mạc Đĩnh Chi, hậu duệ của Mạc Hiển Tích. Ông đỗ Trạng Nguyên vào khoa thi năm Giáp Thìn (1304), sau đó đi sứ Trung Quốc, ông là người kiệt xuất, là bậc kì tài nên được vua nhà Nguyên phong là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Ông làm quan Tể tướng 3 đời vua nhà Trần, góp phần cùng Triều Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Đền thờ ông tại Long Động, Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
Cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi là Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, Hải Dương (Nay là thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng). Mạc Đăng Dung có sức khỏe hơn người lại khôi ngô, từ một thanh niên nghèo, sống bằng nghề đánh cá, Mạc Đăng Dung đi dự thi môn đấu vật, trúng đô lực sĩ xuất thân (Trạng võ), được sung vào chân trúc vệ chuyên cầm dù theo xe vua.
Mạc Đăng Dung tiến rất nhanh trên con đường làm quan. Trong vòng 20 năm trãi qua 3 đời vua lê, Mạc Đăng Dung đã vươn lên đến tước hiệu cao nhất, quyền lực nhất trong đám đình thần triều Lê: năm 1508 được phong Đô chỉ huy sứ vệ Thần vũ, năm 1511 được phong tước Vũ Xuyên Bá, năm 1516 được phong Phó tướng Tả đô đốc trấn thủ Sơn Nam, năm 1524 được phong Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân Quốc công; đến tháng 4 nãm 1527 lại được phong An Hưng vương.
Trong bối cảnh chính trị, xã hộị – cung đình khủng hoảng trầm trọng. Tháng 6 năm Đinh Hợi (1527) vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung, Ngài lên ngôi Hoàng đế mở đầu Vương Triều Mạc. Ngài lµm vua ®îc 3 n¨m, th¸ng 12 năm Kỷ Sửu (1529) nhường ngôi cho con là Mạc Dăng Doanh và làm Thái Thượng Hoàng, lúc này mới 46 tuổi.
Vương triều Mạc trị vì 65 năm (1527-1592) ở kinh thành Thăng Long với 6 đời vua: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp, Mạc Toàn.
Thời kỳ Cao Bằng và hậu Cao Bằng 91 năm (1592-1683) với 6 đời vua: Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ, Mạc Nguyên Thanh, Mạc Kính Quang.
Như vậy Vương Triều Mạc tồn tại trong lịch sử phong kiến Việt Nam là 156 năm với 3 thời kỳ và 12 đời vua. Nhà Mạc trị vì thời gian khá dài so với lịch sử dân tộc “Đã một thời dày công với nước, nặng đức với dân, đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển của nước Đại Việt xưa, nổi bật nhất là về lĩnh vực kinh tế, giáo dục và đào tạo. Đã được lịch sử và Nhà nước ta ghi nhận và trân trọng. Để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tri ân Vương Triều Mạc. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. Nhà nước ta đã xây dựng khu tưởng niệm 12 vị vua nhà Mạc với quy mô đồ sộ, kỳ vĩ, hoành tráng, tôn nghiêm trị giá tổng công trình hàng trăm tỉ đồng. Tọa lạc trên khuôn viên 10,5 héc ta tại đất địa linh Dương Kinh xưa (nay là thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng.
Từ năm 1535-1592, hậu duệ họ Mạc vào Nghệ An đều là những thân vương, Hoàng tộc, có học vấn uyên bác, đã làm giàu thêm nền văn hóa truyền thống hiều học của xứ Nghệ. Tiêu biểu có:
– Tiến sĩ Mạc Đăng Lượng (bậc chú Thái tổ Mạc Đăng Dung) được phong tước Phó Quốc Vương. Ngài có công chiêu dân lập ấp được phong là Thành Hoàng, Ngài là người được phong sắc cao nhất ở Nghệ An “Uy đức Tôn Thần thượng -Thượng thượng Đẳng thần”.
– Hoàng giáp Mạc Mậu Giang (con vua Mạc Phúc Nguyên) được phong tước Đặc tiến Kim Tử, Vinh Lộc Đại Phu làm quan đến chức Thượng Thư, Ngài học rộng biết nhiều, thông thiên văn, tường Địa Lý, mở trường dạy học .
– Thái tử Thiếu bảo Đô điện Thẩm hình Tán Quốc Công Trướng công Mạc Đăng Bình (con vua Mạc Phúc Nguyên, em Mạc Mậu Giang) là người có công chiêu dân lập ấp ở Diễn Châu, nay có đền thờ khang trang tại xã Diễn Minh ghi công to lớn của Ngài.
– Tiến sĩ Đông Các Đại Học Sĩ Thái Doãn Nguyên (cháu nội Vua Mạc Phúc Nguyên, con trai trưởng của Mạc Đăng Bình) là người học rộng tài cao, được Vua Triều Nguyễn phong 5 đạo sắc. Phong tặng Thượng đẳng thần. Nhà thờ ngài tại xã Diễn Hoa, được cấp Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Ngày nay con cháu Họ Mạc có hàng trăm Giáo sư, Tiến Sĩ công tác trên khắp mọi miền đất nước.
Thủy tổ sinh ra họ Bùi Thái Diễn Kim là ngài Thái Đăng Bảng (cháu 7 đời của vua Mạc Phúc Nguyên, cháu 6 của đời Mạc Đăng Bình, cháu 5 đời của Quan nghè Tiến sĩ Thái Doãn Nguyên), ngài có tư chất thông minh nhân hậu. Đầu thế kỷ 18, năm 1717 Ngài theo bà cô Thái Thị Loan về làng Hoa Lũy (nay là xã Diễn Kim). Ngài kết duyên với bà Phan Thị Huy, con gái cụ Phan Thạch Trụ một danh thần nổi tiếng lúc bấy giờ. Ông bà sinh hạ được 9 người con (6 trai, 3 gái), tính đến nay đã ngót 300 năm, phát triển đã qua 12 đời hậu duệ.
Một cây mà gây nên rừng. Hiện tại trong họ Bùi Thái có trên 400 hộ, hơn 2.000 khẩu hầu hết sinh sống ở xã Diễn Kim.
Họ Tộc có Từ đường Bùi Thái Đại Tôn tại xóm Xuân Châu, xã Diễn Kim, tọa lạc trên khuôn viên 700m2. Nhà thờ họ có từ xa xưa, biến cố thời gian đã được trùng tu nhiều lần. Ngôi từ đường hiện có là được xây dựng lại từ năm 1984. Do thực tế đòi hỏi, cả dòng họ đoàn kết một lòng, đồng tâm hợp lực, góp của góp công. Đặc biệt là tấm lòng vàng công đức của con cháu làm ăn thành đạt đã mua thêm đất mở rộng diện tích nhà thờ. Cuối năm Nhâm Thìn (2012) – đầu năm Quý Tỵ (2013), liên tục hàng tháng trời ròng rã đã kiến thiết khu vực hậu từ đường: Nhà bếp, nhà kho, nhà tiếp khách, giếng nước, sân tôn, tân trang lại nhà thượng điện, xây dựng mới nhà hạ điện trị giá tổng công trình trên 1 tỷ đồng. Tất cả tạo thành một quần thể liên hoàn hoành tráng. Đây là công trình tâm linh, là khu văn hóa linh thiêng của dòng tộc, là nơi thờ cúng tôn nghiêm, có cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp. Hằng năm lấy ngày Giổ tổ 13/9, 22/5, ngày rằm, ngày Tết là ngày truyền thống, con cháu hội tụ về dâng hương tri ân Tiên Tổ. Đây là dịp con cháu gặp nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của tổ tiên dòng tộc.
Họ Bùi Thái là một trong những dòng họ lớn, có vị thế và uy tín hàng đầu trong xã Diễn Kim. Trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, hầu hết các gia đình đều có con nhập ngũ, có gia đình 2-3 người con nối tiếp nhau tòng quân. Có 28 người là thương binh, 16 người là liệt sĩ. Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Dòng họ luôn luôn tri ân và ghi nhớ công ơn của những người đã hy sinh vì Tổ Quốc.
Ở địa phương có hàng chục người là cán bộ chủ chốt, Đảng ủy, Chính Quyền, thôn xóm, HTX. Trong họ có hơn 120 Đảng viên, nhiều người được tặng huy hiệu 40-50-60 năm tuổi Đảng, có người là huyện ủy viên, tỉnh ủy viên, cán bộ đầu nghành cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương… Đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước.
Với cơ chế thị trường, nhiều con cháu làm kinh tế giỏi, làm ăn thành đạt. Trong họ có trên 20 hộ có vốn kinh doanh hàng tỷ đồng trở lên, đặc biệt có những hộ thu nhập từ 30-50 triệu đồng/tháng.
Phát huy truyền thống hiếu học và Khoa bảng, trong họ có nhiều người học giỏi, có hơn 150 người có trình độ Đại học và trên Đại học, nhiều người trở thành Bác sĩ, Kỹ sư, Giám đốc, Sĩ Quan, Thầy giáo, Hiệu trưởng các trường cán bộ các nghành, các cấp. Dù ở lĩnh vực nào cũng phát huy được tài năng và trí tuệ , cống hiến hết mình vì sự phồn vinh của quê hương đất nước .
Về giáo dục: Trong họ có trên 60 người là giáo viên, nhiều giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Trong đó có trên chục người là hiệu trưởng, hiệu phó các trường từ bậc tiểu học đến bậc THPT.
Hàng năm có từ 12-16 cháu đỗ đại học, 5-8 cháu đạt học sinh giỏi các cấp, đạt giải nhất nhì cấp tỉnh, quốc gia, Olympic quốc tế. Đặc biệt có những cháu đỗ thủ khoa được du học tại các trường Đại học danh tiếng nhất nước Pháp, Nhật, Hoa Kì.
Dòng họ luôn luôn quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con cháu. Họ có quỹ khuyến học, khuyến tài là 50 triệu đồng, hàng năm bổ sung thêm nhờ công đức của con cháu nhằm khuyến khích học tập giỏi, giúp đỡ các cháu vượt khó vươn lên trong học tập. Những cháu đỗ Đại học, Cao đẳng, học sinh giỏi cấp huyện trở lên được trích quỹ khuyến học và Bằng khen trị giá 150.000đ, được tổ chức trao quà long trọng vào ngày giỗ Tổ 13/9 hằng năm.
Họ Bùi Thái là một khối thống nhất, luôn giữ giữ gìn sự đoàn kết trong dòng tộc cũng như cộng đồng. Gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương. Con cháu trong họ đều là công dân tốt làm ăn chân chính, không vi phạm pháp luật, không sa vào tệ nạn xã hội, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, sống có đạo lý – nghĩa tình, tương trợ giúp đỡ mọi người cùng phát triển.
Họ Bùi Thái thuộc dòng dõi Hoàng Tộc, có truyền thống hiếu học, trí tuệ và khoa bảng. Hậu duệ ngày càng rạng rỡ thăng hoa. Con cháu phát huy truyền thống vẻ vang, quyết tâm giữ vững dòng họ văn hóa bền vững, xứng danh hậu duệ một Vương Triều .
Một lần nữa kính chúc quý vị Đại biểu, các vị khách quý, các bậc cao niên, anh em, con cháu nội ngoại mạnh khỏe hạnh phúc .
Xin trân trọng cảm ơn
Diễn Kim ngày 30 tháng 06 năm 2013
TM. HĐGT HỌ BÙI THÁI XÃ DIỄN KIM
CHỦ TỊCH
BÙI THÁI NGUYỄN CHIẾN
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Ảnh 1, 2 Lễ trao bằng tại Hội trường UBND xã Diễn Kim
Ảnh 3: Đoàn rước bằng tại UBND xã về Từ đường họ
Ảnh 4: Đông đảo bà con dòng họ tham dự buổi lễ tại Từ đường
Ảnh 5: Ông Bùi Thái Nguyễn Chiến, CT HĐGT họ Bùi Thái phát biểu
Ảnh 6: Ông Trần Sỹ Hồng, Phó phòng VH-TT Diễn Châu-đại diện đoàn ĐB Diễn Châu phát biểu
Ảnh 7: Ông Nguyễn Xuân Thủy, chủ tịch UBND xã Diễn Kim phát biểu
Ảnh 8: Đoàn đại biểu HĐMT Nghệ Tĩnh chụp ảnh lưu niệm với ban tổ chức ./.
Tin, ảnh: Tô Mạc Duy Hinh
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ QUA CÁC THỜI ĐẠI VIỆT NAM!
- Trao đổi tâm tình VIỆC HỌ (ĐẤT TỔ ĐƯỜNG DÒNG HỌ) VÀ NGƯỜI LÀM VIỆC HỌ
- CÓ HAI THỨ CHA MẸ CẦN TRANG BỊ CHO CON CÁI, VÀ CHỈ HAI THỨ ĐÓ LÀ ĐỦ
- ĐI TÌM DẤU XƯA CHUYỆN CŨ CỦA DÒNG HỌ Ở CAO BẰNG – Ký sự của Đào Tiến Thi, 8/11/2015 (công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) –
- MỘT THANH NIÊN NGƯỠNG MỘ CỤ MẠC ĐĨNH CHI – Mạc Văn Trang – 24/10/2015 –
- HUYỀN TÍCH DƯƠNG KINH Những giai thoại “Siêu Linh Huyền Bí” (tiếp theo và hết) –
- HÃY ĐỂ NGƯỜI XƯA LÊN TIẾNG
- Ý KIẾN VỀ BÀI “CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ” CỦA HOÀNG THIẾN PHỦ
- KÝ ỨC VỀ MẠC TỘC HẢI DƯƠNG TẠI TP.HCM – SƠ KHAI CỦA MẠC TỘC TP.HỒ CHÍ MINH
- KÝ ỨC VỀ NHỮNG NGÀY THAM GIA SINH HOẠT BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC HÀ NỘI
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.