- Đang online: 3
- Hôm qua: 915
- Tuần nay: 16761
- Tổng truy cập: 3,451,837
GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ QUA CÁC THỜI ĐẠI VIỆT NAM!
- 1478 lượt xem
Họ Mạc ta vốn có nguồn gốc lịch sử lâu đời trải mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước cùng với các họ anh em khác trong cộng đồng người Việt. Những con em mang dòng máu họ Mạc từ thế hệ này sang thế hệ khác đã có nhiều công lao đóng góp to lớn, đặc biệt về mặt nhân tài thì ở bất cứ thời đại nào xưa cũng như nay đều không vắng những gương mặt hậu duệ họ Mạc, gốc Mạc. Thế kỷ XI, có trạng nguyên Mạc Hiển Tích (thủy tổ của họ Mạc Việt Nam), Tiến sĩ Mạc Kiến Quan đồng làm quan thượng thư triều Lý; Thế kỷ XIII có Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (Viễn tổ họ Mạc Việt Nam), làm quan thượng thư ba đời vua nhàTrần; thế kỷ XVI dấu ấn mãi mãi không thể phai mờ trên con đường phát triển lịch sử của dân tộc -Thái tổ Mạc Đăng Dung (hậu duệ của họ Mạc) đã sáng lập nên Vương Triều Mạc (1527) với thời gian trên 150 năm tồn tại, từng đưa đất nước xưa vào thời Thái bình thịnh trị mà trước nhà Mạc cũng như sau nhà Mạc chưa một triều đại phong kiến nào thực hiện được. Nhưng vận nước cũng như vận nhà thịnh-suy là lẽ thường tình. Có điều, khi nhà Mạc thay nhà Lê thì tích xưa điển cũ vẫn giữ nguyên, chính sự, nhân sự vẫn trước sau tôn trọng tiên triều. Dù có thay đổi ít nhiều là nhằm bỏ đi cái lạc hậu mà theo đòi cái tiến bộ cho đất nước được phồn vinh, bách tính muôn dân bớt phần lầm than cơ cực. Ngược lại, lúc nhà Trịnh thôn tính nhà Mạc dưới chiêu bài giả hiệu “phò Lê” thì tàn nhẫn đến cùng cực, với dã tâm “nhổ cỏ tận gốc”, các chúa Trịnh trong cái vỏ bọc “hậu Lê”đã làm tất cả những gì có thể làm, để không chỉ nhằm tiêu diệt nhà Mạc mà còn muốn tuyệt diệt hương hỏa họ Mạc.
Năm 1568, dưới triều vua Mạc Mậu Hợp (1562-1592), Mạc Cảnh Huống quyết định vào đàng trong. Lúc đầu định cư ở làng lấy tên là Cổ Trai ở vùng Cửa Tùng, huyện Minh Linh (nay là Quảng Trị) với mục đích tạo dựng cơ đồ lâu dài cho họ Mạc trên dải đất phương Nam. Năm 1600 Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lần thứ hai, thấy Mạc Cảnh Huống có tài năng trong lĩnh vực quân sự như người anh của mình Khiêm vương Mạc Kính Điển (… -1580) đã giúp hoạch định chiến lược quân sự của họ Nguyễn (Nguyễn Hoàng) ngay từ buổi đầu dựng nghiệp trên vùng đất mới, cùng với Nguyễn Ư Kỷ và Tổng Phước Trí được coi là ba bậc khai quốc công thần của nhà Nguyễn buổi sơ khai. So với hai công thần nói trên, Mạc Cảnh Huống là người phục vụ lâu dài nhất dưới thời các Chúa Nguyễn, trải qua 3 đời Chúa nối tiếp nhau kể từ thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng qua Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cho đến Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan.
Sang đầu thế kỷ XVII, ở Quất Động, Thượng Tín, Hà Đông có Lê Công Hành vốn người họ Mạc đổi sang họ Trần tên là Quốc Khải, có họ mẹ họ Bùi, nên ghi tên ông theo họ mẹ, còn tên Lê Công Hành là do Vua ban cho quốc tính. Ông đỗ tiến sĩ đời vua Lê Chân Tông (1643-1649) đi sứ sang Trung Quốc, cũng làm vẻ vang quốc thể…
Năm 1883 Pháp chiếm toàn bộ Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn vẫn lao sâu vào con đường đầu hàng, phản bội, thì Hoàng Diệu theo gia phả Kinh Môn, Hải Dương, ông gốc họ Mạc là đại thần triều Tự Đức được cử làm Tổng Đốc tỉnh Hà Nội. Trước thế giặc quá mạnh, thêm nữa sự ươn hèn của triều đình và một số tướng dưới quyền. Hoàng Diệu vẫn kiên quyết chủ chiến kéo dài được gần một ngày, giặc hạ được thành. Tổng đốc Hoàng Diệu không thể làm gì được hơn, vì trước kia triều đình không cho tăng cường binh lực phòng bị Hà Nội, ông đành tuẫn tiết sau khi lấy máu viết lên Di biểu gửi triều đình.
Với tinh thần yêu nước, không chịu làm nô lệ, ở Hải Dương Mạc Đăng Tiết (tức Đốc Tít), Mạc Đình Phúc làm cố vấn cho Kỳ Đồng (tức Nguyễn Văn Cầm,1875-1929). Ai cũng biết liệt sĩ cách mạng hy sinh ở Quảng Châu-Trung Quốc mà báo chí với những chủ đề lớn:”Một vụ ám sát kinh thiên động địa”, “Tiếng tạc đạn của Đảng cách mạng Việt Nam”. Đó là Phạm Hồng Thái quê ở Nghệ An (theo gia phả cũng là họ Mạc đổi sang họ Phạm, khi di cư vào sứ nghệ).Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Sơn được Tâm Tâm xã giao nhiệm vụ trừng trị viên Toàn quyền thực dân gian ác chống phá cách mạng Việt Nam; hài cốt Phạm Hồng Thái an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Hoa Trung Quốc.
Trong đội ngũ hoạt động cách mạng đầu tiên do Bác Hồ giáo dục rèn luyện có Phan Đăng Lưu, anh quê ở Nghệ An là thế hệ thứ 14 của Phan Huyền Nhai, hiệu Ngũ Phương. Anh là Ủy viên BCH TW ĐCSĐD, khi bị Pháp bắt tra tấn dã man, anh vẫn giữ trọn khí tiết người cộng sản kiên cường bất khuất.Cũng thời đó, vào năm 1928-1929 tỉnh Bộ TNCMĐCH Hà Nội thành lập. Tháng 3 năm 1929 thành lập ĐCSĐD ở 312 Khâm Thiên Hà Nội, có Lều Thọ Nam (gốc Mạc). Lều Thọ Nam, Đinh Xuân Nhạ, Đặng Xuân Khu, Giang Đức Cường, Hoàng Ngọc Bảo bị Pháp bắt (1930).Vũ Tiến Cung tham gia hoạt động cách mạng năm 1928, vào TNCMĐCH, cùng Vũ Quảng Nam lập Minh Tâm Thư Quán hiệu sách cơm ở Hà Đông 1928-1930.Ở Thái Bình có Bùi Đăng Sắc, Bùi Đăng Phùng, Bùi Đăng Chí (gốc Mạc) được kết nạp vào TNCMĐCH (1928), Bùi Đăng Sắc phụ trách thanh niên thị xã Thái Bình, phụ trách đường dây liên lạc tỉnh Đảng bộ…bị thực dân Pháp bắt kết án một năm tù.Tại Thanh Hóa có họ Hoàng vốn gốc Mạc, cháu 7 đời của Mạc Đăng Khê. Ông sớm giác ngộ cách mạng làm thợ ở hãng Radiophonie Hà Nội được Đào Duy Từ-Tổng bí thư Đoàn TNDC năm 1936-1938 giao nhiệm vụ hoạt động trong công nhân ở Hà Nội rồi Huế. Khi phong trào ở Huế bị đàn áp (9/1938) đồng chí được điều đi Tháp Chàm làm thợ xe lửa. Ông đã liên lạc với Đào Duy Dênh ở nhà lao Phan Rang chuyển vào Sài Gòn, những bài báo tố cáo chế độ nhà lao. Năm 1939 Đảng giao đồng chí bí mật tổ chức đưa đồng chí Nguyễn Văn Cừ-Tổng bí thư vào Nam một cách an toàn trước bao mắt cú vọ rình rập của mật thám Pháp (sự việc này được ghi trong “Những người sống mãi” tập 1, đồng chí Nguyễn Văn Cừ-NXB Sử học – 1960). Năm 1946 vì nhu cầu cán bộ được điều về Thanh Hóa làm phó chủ tịch huyện Nông Cống, rồi Liên hiệp công đoàn tỉnh. Năm 1947 làm Quản đốc xưởng quân giới Cao Thắng, rối làm giám đốc quân giới liên khu 3-4…Anh hùng liệt sĩ (1951) Mạc Thị Bưởi là thể hiện tập trung cao đẹp nhất về lòng yêu nước, chí căm thù giặc sâu sắc, lòng tin tưởng và tuyệt đối trung thành với cách mạng của cán bộ phụ nữ Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương. Thay lời kết bài viết này, tác giả xin mượn lời Hồ Chủ Tịch nói:“Các đồng chí ấy đã đem xương máu của mình vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày nay…Tất cả chúng ta phải noi theo các gương anh dũng, gương chí công vô tư ấy, mới xứng đáng là người cách mạng”.Tác giả nêu chủ đề “Gương sáng dòng họ” qua các thời đạiViệt Nam để củng cố cho mình nhận thức “nhìn lịch sử theo các hình thái kinh tế-xã hội, giữ gìn truyền thống mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, hiểu lịch sử là những mốc son của của các triều đại Việt Nam; phần lớn các vị vua các triều đại phong kiến có công tích nổi bật trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, phát hiện, sử dụng người có tài năng yêu nước, chống ngoại xâm, không chịu làm nô lệ….Trong đó, có các thế hệ họ Mạc, gốc Mạc đã và đang lập những chiến công trên các lĩnh vực để góp phần gìn giữ nền độc lập dân tộc, xây dựng xã hội Việt Nam dân giầu nước mạnh dân chủ văn minh và giũ gìn truyền thống mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Tiên trách kỷ hậu trách nhân , không có quyền lấy lý do không được công danh, thăng tiến, hay hệ lụy cá nhân để vội trách liệt tổ, tiên vương nhà Mạc…Tự vấn mình về nghĩa phận công dân đất Việt, đạo hiếu với cha mẹ, ông bà, tiên tổ…
Nguồn: Nhà giáo ưu tú Mạc Xuân Kỷ TP HCM.
Đăng tải: Mạc Công Quân- Trưởng ban Thông tin truyền thông HĐMT Hải Dương.
Viết bình luận
Tin liên quan
-
Trao đổi tâm tình VIỆC HỌ (ĐẤT TỔ ĐƯỜNG DÒNG HỌ) VÀ NGƯỜI LÀM VIỆC HỌ
-
CÓ HAI THỨ CHA MẸ CẦN TRANG BỊ CHO CON CÁI, VÀ CHỈ HAI THỨ ĐÓ LÀ ĐỦ
-
ĐI TÌM DẤU XƯA CHUYỆN CŨ CỦA DÒNG HỌ Ở CAO BẰNG – Ký sự của Đào Tiến Thi, 8/11/2015 (công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) –
-
MỘT THANH NIÊN NGƯỠNG MỘ CỤ MẠC ĐĨNH CHI – Mạc Văn Trang – 24/10/2015 –
-
HUYỀN TÍCH DƯƠNG KINH Những giai thoại “Siêu Linh Huyền Bí” (tiếp theo và hết) –
-
HÃY ĐỂ NGƯỜI XƯA LÊN TIẾNG
-
Ý KIẾN VỀ BÀI “CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ” CỦA HOÀNG THIẾN PHỦ
-
KÝ ỨC VỀ MẠC TỘC HẢI DƯƠNG TẠI TP.HCM – SƠ KHAI CỦA MẠC TỘC TP.HỒ CHÍ MINH
-
KÝ ỨC VỀ NHỮNG NGÀY THAM GIA SINH HOẠT BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC HÀ NỘI
-
HAI BÀI THƠ của GS VĂN TẠO và TS HOÀNG LÊ
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC