- Đang online: 1
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 13717
- Tổng truy cập: 3,389,304
DÒNG HỌ MẠC VIỆT NAM
- 343 lượt xem
DÒNG HỌ MẠC VIỆT NAM
HOÀNG CAO QUÝ
Trong cộng đồng hàng trăm dòng họ ở Việt Nam, dòng họ Mạc là một họ lớn có bề dày lịch sử. Riêng ở Việt Nam cũng ngót ngàn năm từ thời Lý đến nay, Có truyền thống là danh gia thế phiệt, nổi tiếng về nhiều lĩnh vực.
1- Hiếu học và đỗ đạt cao:
Mạc Hiển Tích đỗ trạng nguyên năm 1086 đời lý, Em là Mạc Kiến Quan Tiên Sĩ đều là thượng thư đồng triều. Tiếp đến 5 đời sau có Mạc Đính Chi – Trang nguyên thời Trần, đi sứ sang Trung Quốc,Triều đình Trung Quốc phong Ngài Lưỡng Quốc Trạng Nguyên, Tiến Sĩ Mạc Đăng Trắc, Tiến Sĩ Mạc Đăng Tiến, Tiến Sĩ Mạc Đăng Lượng, Tiến Sĩ Mạc Đức Duệ, Tiến Sĩ Mạc Văn Uy, Trang nguyên Võ Mạc Đăng Hùng v v…Hậu duệ của họ Mạc dầu ở đâu cũng luôn giữ được truyền thống như Thanh Hà, Hải Dương có Mạc Đình Dựđậu Hoàng giáp, Mạc Đình Tu đậu Tiến Sĩ…Mạc Mậu Giang ở Nghệ An đậu Hoàng Giáp…Hoặc có đổi sang họ khác thì vẫn “khoa danh kế thế truyền” như họ Phạm ở Bổng Châu, Yên Khánh, Ninh Bình có Phạm Nhạ đậu giải nguyên; Phạm Huy Thục đậu thủ khoa, Phạm Đan Quế đậu á nguyên; Đào Quốc Hiển Tiến Sĩ, Bùi Quốc Khái Tiến Sĩ (tức Bùi Công Hành), Nguyễn Đăng Huấn Tiến Sĩ…
Đương đại có:
Giáo Sư Tiến Sĩ Vũ Đình Cự, Nguyên Phó chủ tịch quốc hội, Nhà toán học HoàngTụy, Nhà ngôn ngữ học Hoàng Phê, Giáo Sư Phạm Thiều, Giáo sư Tiến Sĩ Phan ĐăngNhật, Giáo Sư Tiến Sĩ Mạc Đường,Tiến Sĩ Hoàng Lê,Tiến Sĩ Lê Minh Thái, Đại tá Tiến Sĩ Mạc Đăng Trọng, Giáo Sư Tiến Sĩ, Nhà giáo nhân dân Hoàng Xuân Lượng, Nhạc sĩ Hồng Đăng…
2- Mở ra vương nghiệp hơn 100 năm làm cho đất nước mạnh giàu đổi mới
Theo thi nham Đinh Gia Thuyết, Nhà Lê đến đời Vua Lê Cung Hoàng thấy rằng vận Nhà Lê đã đến hồi suy, Bên ngoài thì Vua nhà Minh sai sứ sang bàn viêc cương giới có ý muốn lấy đó làm cớ để khởi sự chiến tranh. Cả lo mình không thể đảm đương nổi bèn hạ chiếu nhường ngôi vua cho Mạc Đăng Dung.
Chiếu ghi rằng:
“Vua Thái Tổ ta, Thừa thời cách mệnh bèn có bốn phương, Các thánh truyên ngôi, đã nhiều lịch số. Đó là lòng người hợp với số trời sui nên vậy.
Từ cuối Hồng Thuận, Gặp lúc Quốc Gia, nhiều nạn Trần Cảo bắt đầu gây loạn. Trịnh Túy lập kẻ nghịch lên ngôi, Lòng người lìa tan, Trời cũng không giúp.Lúc ấy thiên hạ đã không phải của nhà ta vậy.
Ta bạc đức nối ngôi, Không thể gánh nổi. Mệnh trời và lòng người hướng về người có đức. Vậy nay Thái sư An hưng vương Mạc Đăng Dung là người tư chất thông minh, Đủ tài văn võ, Bên ngoài đánh dẹp bốn phương đều phục, Bên trong trị nước, Trăm họ yên vui, Công đức rất lớn lao, Trời người đêu quy phục.
Nay theo lẽ phải, nên nhường ngôi cho.
Nên cố sửa đức, Giữ lâu mệnh trường, Để yên nhân dân. Mong kính theo đó”.
Sau khi tuyên chiếu. Mạc Đăng Dung xưng làm Hoàng Đế, Ban lệnh đại xá thiên hạ, Dùng ngày, năm này làm niên hiệu Minh Đức thứ nhất, Khai sáng nên cơ nghiệp nhà Mạc từ đây.
Việt sử diễn âm đã chép
Thời vận đã tân nhà Lê
Có mây ngũ sắc chầu về Đồ Sơn
Thuận điền xuất chấn thừa quyền
Trời cho họ Mạc thiên nhan xem chầu
Đất thiêng cấu khí đã lâu
Rồng vàng hùm chiếu, bấy lâu lạ đường
Trình sinh có chúa anh hùng
Lây nhân đổi ngược đẹp lòng vạn dân
Chữ rằng ứng thiên thuận nhân
Lê hoàng thiền vị xa gần đều yên
Dựng nghiệp thánh kế thần truyền
Mùa hè tháng sáu lên đền đăng quang
Rồng vàng lên ngư toà vàng
Bách quan xum họp triều đường đôi bên
Thái tổ Minh Đức tam niên
Trị vì thiên hạ bốn phương yên lành,
Đời mừng thấy có thái bình
Đuốc khắp xa gần cùng phục triều đông
Thiên triều có sắc sang phong
Đại Minh Gia Tĩnh dậy đồng đúc uy…
Mạc Đăng Dung lên ngôi thủ thiên năm Đinh hợi (1527) niên hiệu là Minh Đức được 3 năm thì truyên ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, ông lên ngôi thái thượng hoàng về quê chăm lo xây dựng Dương Kinh và điều hành triều chính.
Triều Mạc tồn tại với tư cách là một vương triều ở Thăng Long có 5 vi vua;
Thái tổ,Nhân minh cao hoàng đế Mạc Đăng Dung
Thái tông, Khâm triết văn hoàng đế Mạc Đăng Doanh.
Hiến tông, Hiển hoàng đế Mạc Phúc Hải.
Tuyên tông, Anh nghị hoàng đế Mạc Phúc Nguyên.
Mục tông Hồng Ninh hoàng đế Mạc Mậu Hợp.
Vương triều Mạc ở Thăng Long khởi từ 1527 cho đến1592 kết thúc sau 65 năm và thời kỳ hậu Thăng Long với Mạc Toàn và Mạc Kính Chỉ, Mạc Kinh Cung, Mạc Kinh Khoan, Mạc Kinh Vũ lập vương triều ở Cao Bằng đến1677 mới dứt, tồn tại 85 năm. Vậy Vương triều Mạc vừa tròn 150 năm
Vương triều ấy đã có nhiều cống hiến cho đất nước như khuyến khích phát triển nông nghiệp, thương nghiệp, Đặc biệt là ngoại thương (buôn bán với Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Nam Dương, Và một số nước ở bán đảo Tiểu Á và Châu Âu). Đại việt thông sử đã chép rằng; Dưới triều Mạc rất nhiều năm được mùa; Trâu bò lợn gà sinh sản nhiều, không phải để mắt đếm tính; Đêm đêm các làng, xóm không nhà nào phải đóng cửa ngoài; Ngoài đường không có ai nhặt của rơi; Các nhà buôn với hàng hóa đi trên đường không phải mang theo vũ khí…Thât là một cảnh an lạc thái bình hiếm có. Rõ ràng thời Mạc đã tạo ra một xã hội ổn định, ấm no, Có kỷ cương pháp luật…
Vương triều Mạc quan tâm phát triển giáo dục, xây dựng trường học, sửa sang mở rộng trường Quốc Tử Giám để đào tạo nhân tài, gây dựng cho nguyên khí quốc gia. Trong 65 năm ở Thăng Long đã tổ chức 22 kì thi hội, Đào tạo được 13 Trạng Nguyên và 485 Tiến Sĩ. Đã cung cấp cho Tổ Quốc nhiều nhân tài kiệt xuất. Như Nguyễn Bính Khiêm,Nguyễn Thiến, Nguyễn Quyễn,Giáp Hải, Bùi Vinh, Hồ Sĩ Khải, Trần Văn Nghi, Đặng Vô Canh, Bùi Văn Khuê, Dương Văn An, Nguyễn Quang Bật v.v…Đặc biệt có Tiến Sĩ Nguyễn Thi Duệ,người phụ nữ đầu tiên đỗ Tiến Sĩ ở Việt Nam (dưới thời Mạc ở Cao Bằng). Đây là thành tựu nổi bật đã tạo ra một tầng lớp trí thức phục vụ cho Vương triều Mạc và phát triển đất nước lâu bền về sau.
Vương triều Mạc còn trọng chữ nôm, Khuyến khích sáng tác văn thơ chữ nôm và tạo ra một thời kỳ văn học nôm rực rỡ; Coi trọng phát triển nghê thuật kiến trúc, đã xây dựng lên những ngôi đình nổi tiếng (Tây Đằng, Thuy Phiêu,Thanh Lũng,Thổ Hà,Tường Phiêu, Đinh Là …), các chùa quán ( Hội Linh, Bối Khê, Trăm Gian, Thuy Ứng, Chân Thánh, Linh Tiên,Tiên Phúc …) với các điêu khắc gỗ tinh tế đầy bản săc dân tộc, dân gian độc đáo …
Cùng những điêu khắc tượng tròn và phù điêu trên đá, kỹ thuật đúc, kỹ thuât gốm phát triển mà nổi bật hơn cả là nghề gốm sứ; Trên sản phẩm gốm còn ghi tên tác giả, được dùng làm cống phẩm hàng năm sang triều đình nhà Minh…
Vương triều Mạc cũng có những đổi mới và cởi mở, như: Có một số chính sách mới trong phát triển kinh tế “khuyến thương”, “khuyến nông”, thay chính sách “Quân Điền” trong chế độ ruộng đất phổ biến ở thời Lê sở bằng chính sách “Bình Điền” ruông lính; Sự cởi mở trong hoạt động tín ngưỡng và văn hóa. Ở triều đình có không khí tranh luận, có hiện tượng các quan phê phán tể tướng…Nhưng không bị đàn áp, trả thù. Tương tự như vậy, con người trong các hoạt động nghề nghiệp của mình cũng tương đối tự do. Những thợ lành nghề, những nghệ nhân, cũng như người trí thức không bị bó buộc trong sáng tác vô danh, mà được ghi tên mình vào sản phẩm…
3- Truyền thống yêu nước, thương dân, tham gia chống cường quyền, ngoại xâm
Đứng trước vận nước suy vong, Mạc Đăng Dung đứng ra gánh vác trách nhiệm trước lịch sử. Khi đất nước trong cảnh xảy ra nội chiến liên miên, ngoại xâm đe dọa, dân tình lầm than…Mạc Ngọc Liễn viết thư cho Mạc Kính Cung dặn rằng: Cốt phải phòng thủ cẩn thận làm chính; Lại chớ nên mời người Minh vào nước ta; để cho dân phải lầm than đó là các tội không gì lớn hơn (Lê Quý Đôn – ĐVTS). Sau này, thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất(1739 – 1769) là một lãnh đạo nông dân kiệt xuất dựng
cờ khởi nghĩa vì nghĩa lớn “báo quốc an dân”; tướng quân Hoàng Diệu (1829 – 1882) kiên quyết chống Pháp, không chịu hạ vũ khí đầu hàng, thành Hà Nội thất thủ thì quyên sinh giữ khí tiết; Đốc Tít ( 1855 – 1912) còn gọi là Đốc Tích (ông tên thật là Mạc Đăng Tiết) là một trong những thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào Khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (Tán Thuật); Mạc Đĩnh Phúc tế cờ ở chùa Minh Khánh (HD) và tấn công giặc Pháp ở Ninh Giang, ở Quý Cao, ở Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Cẩm Giàng rồi Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình đồng loạt khởi dậy, không thành bị giặc Pháp xử tử ông vào ngày 24/12/1897… Tiếp theo là các thế hệ sau nối tiếp như Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Sơn, Phan Đăng Lưu, Lều Thọ Nam, Hoàng Trần Đài, Hoàng Trân Thâm, Hoàng Trọng Trì, Phạm Văn Đồng, Phạm Thị Trinh, Phạm Kiệt, Mai Trung Lâm, Hoàng Kiện, Mạc Thị Bưởi, Hoàng Hanh.v.v .
Mong sao những giá trị truyền thống quý báu của dòng họ Mạc tiếp tục được các thế hệ ghi nhớ, phát huy trong thời đại mới, làm cho dòng họ ta ngày càng phát triển, xứng đáng với tổ tiên và đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Hoàng Cao Quý.
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ QUA CÁC THỜI ĐẠI VIỆT NAM!
- Trao đổi tâm tình VIỆC HỌ (ĐẤT TỔ ĐƯỜNG DÒNG HỌ) VÀ NGƯỜI LÀM VIỆC HỌ
- CÓ HAI THỨ CHA MẸ CẦN TRANG BỊ CHO CON CÁI, VÀ CHỈ HAI THỨ ĐÓ LÀ ĐỦ
- ĐI TÌM DẤU XƯA CHUYỆN CŨ CỦA DÒNG HỌ Ở CAO BẰNG – Ký sự của Đào Tiến Thi, 8/11/2015 (công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) –
- MỘT THANH NIÊN NGƯỠNG MỘ CỤ MẠC ĐĨNH CHI – Mạc Văn Trang – 24/10/2015 –
- HUYỀN TÍCH DƯƠNG KINH Những giai thoại “Siêu Linh Huyền Bí” (tiếp theo và hết) –
- HÃY ĐỂ NGƯỜI XƯA LÊN TIẾNG
- Ý KIẾN VỀ BÀI “CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ” CỦA HOÀNG THIẾN PHỦ
- KÝ ỨC VỀ MẠC TỘC HẢI DƯƠNG TẠI TP.HCM – SƠ KHAI CỦA MẠC TỘC TP.HỒ CHÍ MINH
- KÝ ỨC VỀ NHỮNG NGÀY THAM GIA SINH HOẠT BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC HÀ NỘI
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.