- Đang online: 4
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 13833
- Tổng truy cập: 3,389,331
Chào mừng thành công của ĐHMT Việt Nam lần thứ nhất!
- 271 lượt xem
Bài phát biểu cảm tưởng chào mừng
thành công của ĐHMT Việt Nam lần thứ nhất
( Đại tá Nguyễn Quang Tuyến Chi họ Nguyễn gốc Mạc xã Hiệp An, H. Kinh Môn HD)
Đại diện Đoàn Hải Dương dâng hoa mừng Đại Hội |
Ngày 6 tháng 11 năm 2011; HĐMTVN tổ chức ĐHĐB lần 1 tại thủ đô Hà Nội. Đến dự có 460 đại biểu, của trên 50 họ, 500 chi họ của 23 tỉnh thành trên cả nước. Cùng chung niềm vui ngày đoàn tụ đó Đoàn đại biểu Mạc tộc Hải Dương đã cử 34 con cháu tiêu biểu nơi đất tổ họ Mạc về dự ĐHMTVN ( do điều kiện BTCđại hội hạn chế về số lượng đã phân bổ cho mỗi đoàn; nếu để thoải mái đoàn Hải Dương có thể đi tới cả trên trăm người. Cũng như trong dịp Đại lễ 470 năm Đoàn Hải Dương con cháu các chi họ trong tỉnh đã về dâng hương lễ tổ trên 450 người ). Trong đó thành phần của Đoàn gồm: Thường trực HĐMT Hải Dương do ông Nguyễn Xuân Thú Chủ tịch HĐMT tỉnh Hải Dương làm Trưởng đoàn. Còn có các PCTHĐMT tỉnh; UVTTHĐMT Hải Dương phụ trách trách các huyện và chủ tịch HĐGT một số chi họ tiêu biểu. Trong đó đặc biệt có 1 chi họ chủ tịch HĐGT là nữ là cô: Đặng thị Thanh chi họ thôn Lý Văn, xã Phú Điền, huyện Nam Sách. Đồng thời trong đoàn Hải Dương dự ĐHMTVN lần thứ nhất còn có 4 đại tá; ( 1 Đại tá công an Trần Đăng úy, 3 đại tá quân đội là: Nguyễn Quang Tuyến công tác tại QK3, Nguyễn Hải Triều công tác ở HVQY/BQP và đặc biệt về dự đại hội còn có đại tá Đăng Đức Song AHLLVT- lão thành cách mạng ); 1 PBT thường trực thị ủy thị xã Chí Linh Mạc Văn Vững, 1 PGS-TS Nguyễn Quý Thái Đại học Y- Dược Thái Nguyên là những con cháu tiêu biểu của một số chi họ Mạc, gốc Mạc Hải Dương.
Về dự ĐHMTVN những con cháu hậu duệ nơi đất tổ họ Mạc mang đến ĐH một không khí hồ hởi, phấn khởi, với tinh thần trách nhiệm cao, để đóng góp trí tuệ, tâm sức, tình cảm, tài lực để xây dựng cộng đồng Mạc tộc theo phương châm chỉ đạo: Hướng về cội nguồn Đoàn kết- kỷ cương- phát triển. Đồng thời trong niềm vui chung ấy lại càng thấm thía ngậm ngùi, xen lẫn những chua xót cho những nỗi oan khuất của tiên tổ, nỗi đắng cay của dòng họ trên 400 năm nước mất nhà tan. Nhưng như lời sấm cụ Trạng Trình rất linh nghiệm:
“Tứ Bách niên tiền chung phục thủ
Thập tam thế hậu dị nhi đồng ”
Hôm nay trong ánh nắng Ba Đình lịch sử để đón chào bình minh của Mạc Tộc Việt Nam, 460 đại biểu ưu tú của các chi họ Mạc, gốc Mạc đã gặp nhau trong niềm vui sung sướng tột cùng của ngày đoàn tụ sum họp, như khúc ngân vang hòa hùng của bài hát “ Mạc ca ” chào mừng ngày chiến thắng của Đại gia đình Mạc tộc chúng ta. Trong ngày vui gặp mặt bao sung sướng, cảm động, tự hào, tuy gặp nhau ai cũng rạng rỡ mặt mày, cười vui hớn hở đấy, mà sống mũi cứ cay cay, và những giọt nước cứ tự tràn trên đôi mắt. Có ai không khóc cơ chứ, khóc vì sung sướng, khóc vì sự nghiệp của Cụ Mạc Đăng Dung lập lên triều đại Mạc, một triều đại dày công với nước, nặng đức với dân, đã phải trải qua bao oan khuất thăng trầm do sự xuyên tạc, bôi nhọ, đặt điều của sử gia phong kiến. Ngày nay nhờ có ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, nhờ tư duy đổi mới trong nghiên cứu khoa học, khách quan trung thực, công tâm và công bằng của các nhà khoa học mà họ ta đã được đổi đời, được đánh giá đúng và trả lại sự công bằng cho nhà Mạc.
Đoàn Đại biểu Hải Dương chụp hình lưu niệm |
Được phép nói lên cảm nghĩ của mình là con cháu hậu duệ Mạc tộc HảI Dương, khi đến dự ĐHMTVN lần thứ nhất, với tấm lòng của các cháu hậu duệ luôn hướng về cội nguồn tiên tổ, tưởng nhớ và biết ơn công đức to lớn như trời cao, biển rộng của các bậc tiên tổ, quân vương, và các trung thần nghĩa sỹ Mạc Triều. Đồng thời chúng ta cũng tri ơn công lao vô cùng to lớn của các nhà khoa học thời kỳ đổi mới, đã trung thực khách quan, công tâm, công bằng và làm một cuộc cách mạng khoa học công minh chính xác để đổi đời cho họ Mạc, trả lại cho nhà Mạc những công lao đóng góp to lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc. Trong đó phải nói bắt đầu từ năm 1994 hội thảo về nhà Mạc ở Hải Phòng ( như tiên đoán của cụ Trạng Trình thì từ năm 1593 đến năm 1994 cách đúng 401 năm), và tiếp theo ở Thành phố Hà Nội ( 2010), Cao Bằng, Hải Dương( 2011). Qua đó có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá rất khách quan và công bằng về Vương triều Mạc của các nhà khoa học tiêu biểu hàng đầu mà ĐHMTVN lần thứ nhất đã tôn vinh và tri ơn như: GS Vũ Khiêu, Văn Tạo, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Phan Đăng Nhật, Mạc Đường, Dương Trung Quốc, PGS-TS Trần Thị Vinh, Nguyễn Hải Kế , Huệ Thiên, Nguyễn Huệ Chi, Lê Văn Hòe, TS Hoàng Lê, TS Ngô Đăng Lợi, TS Phan Đăng Thuận, TS Trần Lâm, TS Đinh Khắc Thuân, Tô Ngọc Hưng,Tống Thanh Bình, Nguyễn Minh Đức và còn rất nhiều nhà khoa học khác.v.v… Trong đó cũng có những đóng góp rất tích cực vấn tổ tầm tông, hướng về cội nguồn, kết nối dòng họ của con cháu dòng họ Mạc, gốc Mạc ở các địa phương trên mọi miền của tổ quốc của các bậc trưởng lão như: Bùi Trần Chuyên, Thạch Văn Vĩnh, Phạm Văn Sênh… Từ sự kết nối tích cực của các chi họ Mạc, gốc Mạc, cùng với nhiều nhà khoa học có tâm, có tầm, có tài và công bằng đã xuất bản được cuốn sách quý. Trong đó có công lao đóng góp không nhỏ của Ban LL họ Mạc Hà Nội, BLLhọ Mạc một số tỉnh và HĐMTVN để xuất bản sách “ Hợp biên thế phả họ Mạc ”, và nhiều cuốn sách quý về dòng họ Mạc như : “Mạc Đăng Dung và Vương triều Mạc ”, góp phần đổi mới quan điểm nhận thức đánh giá về “ Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử dân tộc”; “gương sáng dòng họ tập 1,2,3”, “Kỷ yếu hội thảo về vương triều Mạc ở Hải Phòng, ở Thăng Long, ở Cao Bằng, Hải Dương ” . Đồng thời Tạp chí xưa và nay số 385 tháng 8/2011của Hội KHLS Việt Nam có phụ trương Nhà Mạc và tiếp cận sử học, và Hội thảo về di sản văn hóa Vũ An Hoàng Đế Mạc Toàn.v.v… Trên cơ sở những đánh giá khách quan trung thực, công tâm, công bằng của các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử trong thời kỳ đổi mới, nên Nhà Mạc đã được đánh gía là một “ Vương triều chính thống ” trong lịch sử dân tộc. Chính vì vậy những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm cho xây dựng, trùng tu nhiều công trình, để ghi nhận công lao to lớn của Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc. Chỉ tính từ năm 2004 Từ đường họ Mạc ở thôn Cổ trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng được Bộ VH-TT cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2010 Nhà nước cho xây dựng Khu tưởng niệm Vương triều Mạc rất khang trang, hoành tráng với quy mô lớn 10,5 ha ở Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng, được Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Sinh Hùng ( khi đó là Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia 1000 năm Thăng Long ) đưa vào là 1 trong 3 công trình trọng điểm của Hải Phòng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Mặt khác năm 2010 tại quê hương gốc tổ họ Mạc ở thôn Long động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương công trình đền thờ “ Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi ” cũng được UBND tỉnh Hải Dương và Nhà nước đầu tư nâng cấp với quy mô khang trang bề thế. Đồng thời tại Nghệ An cũng đang tích cực xây dựng tu bổ tôn tạo đền thờ Phó quốc Vương Mạc Đăng Lượng và đền thời Thái tử thiếu bảo Tán quốc công Mạc Đăng Bình
+ Như vậy chúng ta hậu duệ nhà Mạc hoàn toàn có quyền tự hào về tiên tổ là: Cụ Mạc Đăng Dung bằng tài trí văn võ song toàn, dùng võ công mà định đoạt thiên hạ, dùng nhân đức để trị quốc an dân, giữ yên bờ cõi, lấy văn giáo để rèn luyện nhân tài, lấy tư duy đổi mới để phát triển kinh tế nông, công, thương, tín, xây dựng xã hội no ấm, giàu mạnh. Trong 65 năm Nhà Mạc ở kinh thành Thăng Long “ Quốc Thái, dân an, đất nước cường thịnh, không có giặc ngoại xâm”. Vì vậy xã hội Triều Mạc “Đất nước thịnh nhờ tâm Minh Đức, Quốc Pháp minh bởi Thiện Chính Thư ”
– Do nhưng công lao to lớn của Vương triều Mạc đối với tiến trình lịch sử dựng nước của dân tộc, nên chúng ta là hậu duệ của “ Các Cụ Tiên Tổ ” hoàn toàn có quyền vinh dự và tự hào về truyền thống vinh hiển anh hùng, của dòng họ Mạc cả trong nước và quốc tế như cụ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đặc biệt đánh giá rất cao:
“ Lũng Động Văn chương Quang Nhật nguyệt
Cổ Trai đế nghiệp tráng sơn hà ”.
+ Hôm nay 460 đại biểu ưu tú là con cháu đại diện cho các chi họ Mạc, gốc Mạc được cùng nhau ngồi tại Bảo tàng Hồ Chí Minh lịch sử, trong ánh nắng Ba Đình, như thấy Bác Hồ đang cảm thông, chia sẻ những đau thương mất mát của con cháu nhà Mạc. Đồng thời Bác cũng động viên con cháu nhà Mạc hãy cố gắng phấn đấu từ trong “ bão táp lại vùng đứng lên…” trong học tập, công tác, có ý chí nghị lực, quyết tâm cao, để xây dựng đất nước đẹp giầu, mang lại xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trong đó nhà Mạc nhất định sẽ được chấn hưng, mạnh mẽ mà chính hôm nay chúng ta gặp mặt nhau lần đầu sau hơn 400 năm mất mát chia ly, để khởi đầu một ngay mai tương sáng hơn. Trong đó con cháu họ Mạc, gốc Mạc trên toàn quốc cũng đặc biệt tri ơn công lao khai sáng của các vị tiền bối, đã mang hết tâm tình của người họ Mạc, để chắp nối, và xây dựng tổ chức dòng họ. Vì vậy ngay từ năm 1994 đến nay, dần dần về mặt tổ chức họ Mạc đã thành lập được Ban LLHM ở Hà Nội và một số tỉnh. Trong quá trình phát triển của xã hội, cũng như công việc của dòng họ, chúng ta cũng cần phải đổi mới tư duy nâng cấp các hoạt động của dòng họ lên một tầm cao mới cả về chất và lượng, cả về cơ cấu tổ chức, cũng như trình độ, năng lực quản lý điều hành việc họ, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dòng họ Mạc thời kỳ mới. Do đó dòng họ rất cần thiết phải có một tổ chức ở cấp TW hoạt động có quy mô hơn, bài bản hơn, chặt chẽ hơn, thiết thực và hiệu quả hơn cả về nội dung và biện pháp tổ chức thực hiện. Như vậy xuất phát từ thực tế khách quan, đòi hỏi chúng ta phải có bước phát triển mới cả về chất và lượng trong việc họ là: Kế thừa truyền thống của Ban LLHọ Mạc Hà Nội và phát triển đi lên từ năm 2009 trở thành HĐMT Việt Nam. Trong đó kể từ năm 2009 đến nay HĐMTVN và HĐMT các địa phương tổ chức được nhiều hoạt động tích cực, thiết thực đã giúp cho các hoạt động của dòng họ đạt được hiệu quả cao. Đây là cơ sở, là động lực, để thúc đẩy các hoạt động của dòng họ trong các nhiệm kỳ tới được phát triển mạnh mẽ, và thành công hơn nữa trong thời gian tới. Hôm nay trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến HĐMTVN tổ chức ĐHĐB lần thứ nhất là tiếp bước những truyền thống tốt đẹp của dòng họ Mạc. Trong đó ĐH đã sáng suốt chon mặt gửi vàng lựa chọn và bầu ra được những người có đủ tâm, trí, đức, tài, và sức khỏe ra gánh vác trọng trách “Việc Họ” . Đồng thời ĐH đã chọn được người tiêu biểu để bầu làm Chủ tịch HĐMTVN- GS-TSKH Phan Đăng Nhật, các PCTTTHĐMT Việt Nam, cũng như các PCT phụ trách vùng và các cơ quan chức năng của HĐMT Việt Nam. Đồng thời trong ĐHMTVN lần thứ nhất đã thông qua dự thảo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của MTVN. Đây là kim chỉ nam, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong qúa trình tổ chức thực hiện các hoạt động dòng họ của HĐMTVN và HĐMT các địa phương trong nhiệm kỳ mới ( 2011-2014 ). Trong đó ĐHMTVN lần 1 còn thông qua báo cáo kết quả hoạt động của HĐMTVN từ năm 2009 đến nay, tuy với thời gian ngắn, nhưng HĐMTVN đã tích cực lập được nhiều thành tích, làm được nhiều việc lớn cho dòng họ, ( nhưng cũng còn những hạn chế, hiểu lầm không đáng có…)
– Chính vì vậy trong nhiệm kỳ mới con cháu hậu duệ các chi họ Mạc, gốc Mạc cả nước mong muốn HĐMTVN, HĐMT các địa phương phải là trung tâm đoàn kết, thực sự, đồng thời tiếp tục kết nối dòng họ và tuyên truyền cho dòng họ hơn nữa. Mặt khác để hoạt động việc họ có hiệu quả cả về chất và lượng, cần đổi mới phương pháp điều hành hoạt động việc họ phải chính quy, bài bản hơn nữa. Trong hoạt động HĐMTVN cần có quy chế làm việc cả nhiệm kỳ và từng năm, có phân công chức trách nhiệm vụ rõ ràng, cho từng người, để mỗi nhiệm kỳ có thể kiểm điểm đánh gía đúng, sai, tích cực, chưa tích cực được rõ ràng, nhằm tránh được những hiểu lầm, sai trái, dẫn đến mất đoàn kết nội bộ.
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“ Đoàn kết đoàn kết, Đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công ”.
Câu nói ấy là một chân lý không bao giờ thay đổi. Vì vậy trước ngày đại hội còn có những định kiến, hiểu lầm sai lệch, thì nay mỗi chúng ta hãy vì tấm lòng nhân hậu, vị tha, bao dung để chung sức, chung lòng, toàn tâm, toàn ý xây dựng Đại gia đình Mạc tộc Đoàn kết chặt chẽ, phát triển bền vững. Mặt khác cho đến nay vẫn còn 2 vấn đề sai lệch đánh giá về dòng họ chưa được sửa đổi trong sách giáo khoa. Vì vậy ngay trong nhiệm kỳ này (2011-2014) HĐMTVN, HĐMT các tỉnh, thành và HĐGT các chi họ Mạc, gốc Mạc, cần tích cực phối kết hợp chặt chẽ với các nhà khoa học để tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm nhiều tư liệu mới. Đồng thời đề nghị Bộ Giáo dục trên cơ sở những công trình nghiên cứu khoa học thời kỳ đổi mới mà sửa đổi 2 nội dung còn định kiến, sai lệch trong SGK ( là Ngụy Triều và đầu hàng nhà Minh ) . Để con cháu chúng ta sang thế kỷ 21 văn minh thấy được sự công bằng, dân chủ, văn minh, đánh giá khách quan, trung thực về nhà Mạc và dòng họ Mạc đã có nhiều đóng góp to lớn trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc. Mặt khác HĐMTVN, HĐMT các tỉnh, cần cập nhật thông tin các nội dung nghiên cứu khoa học mới về nhà Mạc ở thời kỳ đổi mới. Qua đó biên tập thành tài liệu như sổ tay, tập gấp ngắn gọn, dễ hiểu định kỳ 3, tháng, 6 tháng, 1 năm, đẩy mạnh tuyên truyền trong nội tộc, để chính con cháu chúng ta hiểu đúng, khách quan về tiên tổ của mình, tránh được những hiểu lầm đáng tiếc cho các thế hệ con cháu sau này. Đồng thời trong nhiệm kỳ ( 2011-2014 ) HĐMTVN và HĐMT các tỉnh, thành cần phối hợp với các địa phương tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành các các công trình là: “Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc GĐ2”; “ Khu đền thờ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi ”. Còn các công trình dền thờ, lăng miếu Nhà Mạc ở các nơi khác cần xem xét điều kiện thuận lợi, có tính khả thi cao, để cân đối về quy mô đầu tư, về khả năng kinh tế tài chính cho phép, và có lộ trình đầu tư tập trung, cụ thể thực hiện trong từng nhiệm kỳ ĐH cho phù hợp, tránh đề ra nhiều quá, khó thực hiện, hoặc đầu tư dàn trải hiệu quả thấp gây lãng phí tốn kém.
Với bài phát biểu cảm tưởng về Đại hội MTVN lần thứ nhất lần này, tôi coi đó là một nén tâm hương để kính dâng lên tiên tổ Mạc Triều hiển linh. Trong đó con cháu hậu duệ Mạc Tộc Hải Dương quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ mà nghị quyết ĐHMTVN lần thứ nhất đã đề ra, nhanh chóng mang sức sống mãnh liệt của ĐHMTVN vào thực tế cuộc sống trong từng chi họ Mạc, gốc Mạc trong tỉnh
Vì những mất mát đau thương tột cùng do xã hội phong kiến gây ra cho họ Mạc ta, nên toàn thể bà con dòng tộc Mạc (gốc Mạc ) cần tiếp tục tăng cường vấn tổ, tìm tông, kết nối dòng họ. Mặt khác chúng ta cần tăng cường đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết hơn nữa, xóa bỏ mọi hiểu lầm, định kiến lẫn nhau trong quá trình tổ chức thực hiện các công việc của dòng họ. Để mỗi người chúng ta trong các hoạt động vì dòng họ hãy lấy cái tâm trong sáng, hướng thiện, cái đầu tỉnh táo, mà bỏ đi cái tôi nhỏ nhen, ích kỷ hẹp hòi, để vận dụng sức mạnh tổng hợp cả tâm, trí, tài, lực, chung tay góp sức, phục hồi và chấn hưng dòng họ Mạc ( gốc Mạc ) của chúng ta phát triển mạnh mẽ, thành công, thành công, đại thành công hơn nữa, để xứng đáng sánh vai cùng các dòng họ mạnh khác trong lịch sử dân tộc. Trong số đó có không ít con cháu trong các chi họ của chúng ta, có nhiều người thành đạt trên các lĩnh vực, cần góp tiếng nói chung bằng tâm trí, tài lực để chiêu tuyết cho tổ tiên ta đã chịu quá nhiều mất mát, thiệt thòi, oan trái. Vì vậy trong nhiệm kỳ này ( 2011-2014 ) HĐMT Việt Nam và HĐMT, HĐGT các địa phương cần động viên, giao nhiệm vụ cho những con cháu có điều kiện công tác nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành, kết hợp với các nhà khoa học công tâm khác để tiếp tục có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đánh giá đúng, khách quan công bằng hơn về Nhà Mạc.
Xin kính chúc sức khỏe các quý vị trong HĐMTVN và bà con các chi họ Mạc, gốc Mạc toàn quốc mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc HĐMTVN và HĐMT các địa phương tiếp tục lãnh đạo, phấn đấu xây dựng một cộng đồng Mạc tộc: “ Đoàn kết chặt chẽ, phát triển bền vững, vinh hiển trường thịnh ”. Xin trân trọng cảm ơn quý vị !
Kính thư
Nguyễn Quang Tuyến – Chi họ Nguyễn gốc Mạc xã Hiệp An, huyện Kinh Môn HD
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ QUA CÁC THỜI ĐẠI VIỆT NAM!
- Trao đổi tâm tình VIỆC HỌ (ĐẤT TỔ ĐƯỜNG DÒNG HỌ) VÀ NGƯỜI LÀM VIỆC HỌ
- CÓ HAI THỨ CHA MẸ CẦN TRANG BỊ CHO CON CÁI, VÀ CHỈ HAI THỨ ĐÓ LÀ ĐỦ
- ĐI TÌM DẤU XƯA CHUYỆN CŨ CỦA DÒNG HỌ Ở CAO BẰNG – Ký sự của Đào Tiến Thi, 8/11/2015 (công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) –
- MỘT THANH NIÊN NGƯỠNG MỘ CỤ MẠC ĐĨNH CHI – Mạc Văn Trang – 24/10/2015 –
- HUYỀN TÍCH DƯƠNG KINH Những giai thoại “Siêu Linh Huyền Bí” (tiếp theo và hết) –
- HÃY ĐỂ NGƯỜI XƯA LÊN TIẾNG
- Ý KIẾN VỀ BÀI “CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ” CỦA HOÀNG THIẾN PHỦ
- KÝ ỨC VỀ MẠC TỘC HẢI DƯƠNG TẠI TP.HCM – SƠ KHAI CỦA MẠC TỘC TP.HỒ CHÍ MINH
- KÝ ỨC VỀ NHỮNG NGÀY THAM GIA SINH HOẠT BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC HÀ NỘI
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.