- Đang online: 2
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12542
- Tổng truy cập: 3,388,918
Mấy suy nghĩ về việc Họ
- 301 lượt xem
Mấy suy nghĩ về việc Họ
Mạc Văn Trang
Nhiều ngươi tưởng việc họ dễ, vì tiếp nối truyền thống, cứ theo tôn ti trật tự mà ứng xử. Vả lại công việc phụng thờ tổ tiên, đoàn kết dòng tộc, sửa sang đền miếu, mồ mả… thì con cháu trong dòng tộc ai chẳng thấy là việc tâm linh thiêng liêng, cùng có nghĩa vụ, cùng tâm nguyện… Thế nhưng để đồng thuận được, đòi hỏi người đứng đầu các chi họ phải đồng tâm nhất trí, kiên trì tuyên truyền vận động, bàn bạc, lắng nghe, thấu hiểu, chờ đợi … không đơn giản. Hầu như việc gì làm nóng vội cũng gây ra những rắc rối trong họ. (Nhiều lần các Cụ về cũng căn dặn “cứ làm từ từ rồi sẽ đâu vào đấy!”. Trong việc họ, cũng phải biết tranh thủ thời cơ, nhưng câu “Dục tốc bất đạt” hình như rất đúng!). Việc họ tưởng dễ mà khó!
Tình hình sinh hoạt việc họ ở các địa phương, mỗi nơi một khác, khó bắt chước dập khuôn được. Có nơi ngày giỗ Tổ con cháu về rất đông, ông trưởng họ quy định: chi nào ngồi vào chi ấy; mỗi thế hệ theo bề bậc có màu thẻ khác nhau, có số theo thứ bậc “từng đời”, đeo trước ngực, ngồi vào mâm và xưng hô phải đúng tôn ti, trật tự… Hóa ra có cụ đầu bạc, răng long phải gọi cậu thiếu niên là bác, phải ngồi “mâm dưới”! Tất cả rất quy củ, nền nếp… Có người bảo: như thế gò bó, nệ cổ quá! Người khác bảo: Thế mới là sinh hoạt họ hàng. Họ phải có hàng lối, có trên dưới, bề bậc, không cá đối bằng đầu được!.. Ý kiến thì nhiều, nhưng điều quan trong là: nếu hầu hết các thành viện trong họ thấy như thế là phải, là hay, mong muốn duy trì, thì sao phải đổi!?. Đó cũng là nét độc đáo, đặc sắc của sinh hoạt họ tộc.
Ở nhiều nơi lại khác, ngày giỗ, tết, có công việc tập hợp họ hàng lại trong không khí khá thoải mái, con cháu chẳng chú ý gì bề bậc, chi trên, chi dưới, ngành trưởng, ngành thứ… chỉ tỏ ra trọng vọng mấy cụ cao niên trong họ, báo cáo qua loa mấy nội dung hoạt động, còn chủ yếu là ăn cỗ vui vẻ… Kể ra được như vậy cũng là quý rồi. Tôi có dự một vài lần giỗ Tổ họ ở một vài nơi, thấy nên rút kinh nghiệm. Thứ nhất, thành phần tham dự phần lớn các cụ già, như vậy giới trẻ khó tiếp nối truyền thống. Có nơi đã khắc phục bằng việc quy định: các thanh niên từ 20 tuổi trở lên cần tham dự ngày giỗ Tổ. Thứ hai, trong ngày giỗ cần giới thiệu ôn lại lịch sử từ cụ Tổ để con cháu nghe nhiều lần, nhập tâm. Thứ ba nên giới thiệu các chi họ, trưởng chi họ, các cụ cao niên trong từng chi họ… để con cháu có ý thức về “cây phả hệ” của dòng họ. Những nội dung khác cần họp thống nhất trước trong Hội đồng gia tộc và thông báo lại ngắn gọn. Như vậy họp cũng nhanh chóng, các con cháu vẫn tập trung vào việc cúng giỗ và ăn cỗ là phần chính, như lâu nay vẫn làm.
Đối với nhiều ngành, chi họ, việc giữ được gia phả, phân rõ bề bậc như trên rất khó. Nhất là các chi học gốc Mạc. Mấy trăm năm trước chạy giặc, có nhà bốn anh em trai phải chạy đi bốn hướng, đổi thành bốn họ khác nhau để bảo tồn dòng giống. Gia phả thất lạc. Nay tìm lại được nhau mừng vui khôn xiết, kể chi bề bậc!
Ở những nơi tập hợp các chi phái họ Mạc, gốc Mạc tứ xứ, như ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh… thì việc sinh hoạt cộng đồng Mạc tộc có tính tập hợp anh em, con cháu lại để cùng lo việc họ, phát triển cộng đồng Mạc tộc là chính. Ở đây thì cứ ai cao tuổi hơn là bác, là anh… Có lần chúng tôi đến chúc thọ cụ Phạm Thị Trinh 90 tuổi, ở Hà Nội, cụ rất vui, bảo: bây giờ con cháu họ Mạc nhà mình tìm lại được nhau sung sướng quá, nhưng chẳng biết bề bậc, trên dưới thế nào, cứ gọi nhau là “đồng chí” nhé! “Đồng chí” là cùng chí hướng làm việc họ thì hay quá!
Nhưng cái khó của việc họ không phải vấn đề bề bậc, tôn ti… mà Hội đồng Mạc tộc/ Ban liên lạc là một tổ chức, có chương trình, kế hoạch hoạt động nhưng điều kiện đảm bảo cho hoạt động thì không có, lại thêm trăm người trăm ý! Nguyện vọng, mong ước thì rất nhiều, đề ra đủ mọi thứ, nhưng nguồn lực không có, tổ chức lỏng lẻo, quyền lực thì không. Ừ thì Ban lãnh đạo có quyền phê bình, cảnh cáo, khai trừ (?) đi nữa… thì có ích gì? Vì tham gia hay không tham gia có sao đâu! Nhiều người hứa hẹn rồi thôi, làm dở rồi bỏ đó cùng đành…
Cho nên làm việc họ không thể giơ mệnh lệnh, quyền lực ra, không thể hành chính hóa, mà phải bằng vận động, thuyết phục, nêu gương, lôi cuốn, khéo léo tận dụng mọi điều kiện, mọi lực lượng để làm. Cũng không nên tự mình đề ra quá nhiều chương trình, kế hoạch, nhiều tham vọng, rồi lại tự kiểm điểm không làm được, thành ra áy náy, khuyết điểm! Cho nên chương trình kế hoạch cũng vừa sức thôi, cốt ở bền chặt!
Họ Mạc ta rất đặc biệt. Sau hơn 400 năm ly tán khắp nơi, thay tên đổi họ, nay lại tìm được về một mối! Tổ tiên thật khôn khéo, anh minh.
Nhìn lại, thấy các vị tiền bối vượt qua muôn ngàn gian khó để vấn tổ tâm tông, chắp nối dòng tộc, gây dựng nên tổ chức, tập hợp lực lượng hình thành nên cộng đồng Mạc tộc ngày nay, thật vô cùng quý giá.
Trong điều kiện vừa làm vừa “xoay xỏa”, lo tính “giật gấu vá vai” mà những việc cộng đồng Mạc tộc đã làm được trong vòng hai thập kỷ lại đây thật ý nghĩa, đáng tự hào.
Làm việc họ chủ yếu từ tấm lòng tha thiết chiêu tuyết tổ tiên, đòi lại sự công minh lịch sử cho nhà Mạc, họ Mạc và tập hợp bà con tìm về cộng đồng Mạc tộc ngày càng đông đủ, gắn bó, chăm lo phát triển dòng tộc bền vững… Nhưng quả thật không dễ dàng! Trong tình hình như thế rất cần sự cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau để đồng tâm, nhìn về một hướng, chung tay góp vào việc họ, tránh mọi sự nghi kỵ, thành kiến hẹp hòi, cứng nhắc… Cứ thực lòng tham gia vào công việc họ đi, làm gì cũng được, rồi sẽ tìm thấy sự đồng cảm, đồng tâm, gắn kết của anh em con cháu một nhà…
Gần đây có một bạn trẻ ở Nghệ An, mới phát hiện ra trang Web Mạc tộc, rất phấn khởi viết cho tôi, nói: cháu đã tìm về được nguồn cội, thấy họ mình làm được nhiều việc chấn hưng dòng họ hay quá. Cháu rất mong được giao một việc gì để tham gia vào công việc chung của Mạc tộc… Hy vọng rằng ngày càng có nhiều anh chị em trẻ có tâm, có trí, có sức, có điều kiện tiếp tục những công việc âm thầm mà thiêng liêng của dòng họ ta.
3/7/2012
MVT
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ QUA CÁC THỜI ĐẠI VIỆT NAM!
- Trao đổi tâm tình VIỆC HỌ (ĐẤT TỔ ĐƯỜNG DÒNG HỌ) VÀ NGƯỜI LÀM VIỆC HỌ
- CÓ HAI THỨ CHA MẸ CẦN TRANG BỊ CHO CON CÁI, VÀ CHỈ HAI THỨ ĐÓ LÀ ĐỦ
- ĐI TÌM DẤU XƯA CHUYỆN CŨ CỦA DÒNG HỌ Ở CAO BẰNG – Ký sự của Đào Tiến Thi, 8/11/2015 (công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) –
- MỘT THANH NIÊN NGƯỠNG MỘ CỤ MẠC ĐĨNH CHI – Mạc Văn Trang – 24/10/2015 –
- HUYỀN TÍCH DƯƠNG KINH Những giai thoại “Siêu Linh Huyền Bí” (tiếp theo và hết) –
- HÃY ĐỂ NGƯỜI XƯA LÊN TIẾNG
- Ý KIẾN VỀ BÀI “CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ” CỦA HOÀNG THIẾN PHỦ
- KÝ ỨC VỀ MẠC TỘC HẢI DƯƠNG TẠI TP.HCM – SƠ KHAI CỦA MẠC TỘC TP.HỒ CHÍ MINH
- KÝ ỨC VỀ NHỮNG NGÀY THAM GIA SINH HOẠT BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC HÀ NỘI
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.