- Đang online: 3
- Hôm qua: 780
- Tuần nay: 12046
- Tổng truy cập: 3,388,672
TÂM THƯ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ ĐỀN THỜ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
- 244 lượt xem
TÂM THƯ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ ĐỀN THỜ
LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
Nguyễn Mạc Đức Lục
Phó chủ tịch UBND xã Nam Tân, trưởng ban quản lý đền thờ
Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi
Kính thưa quý khách thập phương, cùng bà con thân tộc họ Mạc, gốc Mạc trong và ngoài nước.
Nhân dịp năm mới, Xuân Qúy Tỵ 2013; Ban quản lý đền thờ lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, xin gửi lời Chúc Mừng Năm Mới tới quý khách thập phương cùng bà con thân tộc họ Mạc, gốc Mạc trong và ngoài nước: Vui tươi, mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc, an khang thịnh vượng, công tác tiến bộ.
Với sự quan tân của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo giúp đỡ của các cấp các ngành. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của toàn dân và bà con thân tộc. Đền Long Động thờ 3 vị trạng nguyên Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan, Mac Đĩnh Chi. Trong những năm thực dân Pháp xâm lược nước ta, ngôi đền là nơi nuôi dấu cán bộ hoạt cách mạng, bị thực dân Pháp bắn phá, đặt mìn phá hủy toàn bộ ngôi đền cổ, nhân dân trong vùng tự lập lên một gian đền nhỏ trên nền đất cũ, để thường xuyên hương khói tri ân Người. Năm 1992 cán bộ và nhân dân địa phương đã tôn tạo xây dựng lại ngôi đền. Năm 1995 được nhà nước, bộ văn hóa cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc Gia, hàng năm vào ngày mồng 09, 10, 11 tháng 02 âm lịch nhân dân địa phương tổ chức lễ hội truyền thống, để du khách thập phương và bà con thân tộc hội tụ về đây, dâng lễ thắp nén hương thơm bái yết tri ân với danh nhân lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Người để lại hương thơm cho đời không bao giờ phai nhạt.
Để có được công trình như ngày hôm nay, chúng ta phải đầu tư biết bao công sức, thay mặt ban quản lý đền tôi xin chân thành cảm ơn, nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, các vị khách quý và du khách xa gần trên mọi miền Tổ Quốc, xin ghi nhận những đóng góp không biết mệt mỏi, không kể thời gian của các cụ trong ban quản lý, cùng toàn thể nhân dân. Xin ghi nhận những tấm lòng vàng, những tình cảm quý báu của quý khách thập phương và cháu con trăm họ trên khắp mọi miền Tổ Quốc, cùng các thế hệ hậu duệ của Người, đã hành hương về thăm khu di tích, đã tài trợ đóng góp xứng đáng cả về tình thần và vật chất cho việc tôn tạo trùng tu khu di tích được như ngày hôm nay.
Đền thờ chính trong khu di tích
Mỗi lần về thăm khu di tích là một lần chúng ta lại có dịp tìm hiểu về truyền thống làng Long Động ,xã Nam Tân, nơi phát tích của dòng họ Mạc Việt Nam, quê hương của lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, tìm hiểu biết thêm về thân thế sự nghiệp của Người mà toàn dân thờ phụng muôn đời.
Long Động xưa kia là một xóm nghèo nằm bên bờ sông Kinh Thầy, nhờ “hòa khí núi song, hồn thiêng dân tộc” nơi đây đã trở thành vùng đất “địa linh nhân kiệt”, sản sinh ra 3 vị trạng nguyên người họ Mạc. Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, tên chữ là Tiết Phu, là cháu đời thứ 5 của 2 vị trạng nguyên làm quan đại thần thời nhà Lý là Mạc Hiển Tích và Mạc Kiến Quan.
Mạc Đĩnh Chi sinh ngày 08 tháng 6 năm 1272, tạ thế năm 1346 hưởng thọ 74 tuổi, ông sinh ra từ một gia đình nông dân nghèo, mang trong mình dòng máu nho sỹ, mồ côi cha từ tuổi sơ sinh. Thủa thiếu thời ông đã nổi tiếng là một đứa trẻ thông minh đặc biệt, tài học và ứng đối của ông đã vượt xa bạn bè cùng trang lứa, học một biết mười; Thầy đồ dậy học cũng cảm thấy vốn chữ của mình không còn đủ để cho ông học…Nhờ công dậy dỗ của những người thầy tài năng tâm huyết, tình cảm rạt rào của người mẹ thân thương và tài năng bẩm sinh, ham học thiên thư khác người đã vun đắp lên một Mạc Đĩnh Chi tài đức có một không hai thời bấy giờ. Ông thi đỗ trạng nguyên đệ nhất danh khoa giáp thin, niên hiệu Hưng Long thứ 12 năm 1304, đời vua Trần Anh Tông. Được bổ nhiệm làm quan Thái học sinh hóa dũng thư sung nội thư gia. Đến năm 1308 ông đi xứ sang nhà Nguyên Trung Quốc; Do tài văn chương, ứng đối kỳ diệu, được vua Nguyên phong lưỡng quốc trạng nguyên năm 1313 và giữ chức Tả bộc xạ (tức quan thượng thư), từ năm 1329 đến năm 1341 đời vua Trần Hiến Tông, ông giữ chức Nhập nội đại hành khiển kiêm trung thư, chí quân dân trọng sự (tức là đại liên bang).
Tượng đồng lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi trong đền
Khi tuổi cao, ông xin từ quan về quê dựng nhà dậy học tại chùa Quất Lâm, thôn Tống Xá, xã Thanh Quang. Sự nghiệp văn chương của ông cũng là nhân tài xuất chúng, nhưng do biến cố thăng chầm của lịch sử, bút tích của ông còn chẳng được là bao, song mỗi câu, mỗi chữ của ông đều được người đời ghi nhận và kính nể, ông sống rất thanh liêm, ngay thẳng, lúc đảm nhiệm quyền cao cũng chẳng ham danh lợi, chỉ mơ về cuộc sống đạm bạc, đơn sơ; Người đời xưa có thơ ca ngợi ông rằng:
“Thứ nhất khôi nguyên, nhất hiển thân.
Làm quan chẳng đổi nét thanh bần”
Khi đi xứ ông luôn thể hiện cốt cách, phong thái, khí phách của một dân tộc anh hùng, bảo vệ suất sắc quốc thể. Một đối thủ kiêu hùng ngạo mạng như nhà Nguyên cũng phải kính nể, phục tài phong cho ông là trạng nguyên hai nước.
Với thân thế sự nghiệp, công đức đối với dân với nước của lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, tôi mong rằng mỗi người dân trên quê hương ông, quý khách xa gần trên mọi miền đất nước và bà con thân tộc chúng ta… Phát huy lòng tự hào, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tiếp tục công đức, đóng góp tích cực vào việc tôn tạo trùng tu khu di tích đền thờ Người. Mong được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành chức năng ở địa phương và trung ương, để dự án tôn tạo trùng tu khu di tích được hoàn thành đúng thiết kế, đúng tiến độ đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; để nơi đây sớm trở thành khu trung tâm văn hóa, xứng danh với tên tuổi của ông, thỏa lòng mong ước của quý khách gần xa và con cháu trăm họ muôn phương đời đời hướng về cội nguồn đất tổ.
Long Động ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Tượng đài Mạc Đĩnh Chi trong sân trường PTTH Mạc Đĩnh Chi Nam Sách
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ QUA CÁC THỜI ĐẠI VIỆT NAM!
- Trao đổi tâm tình VIỆC HỌ (ĐẤT TỔ ĐƯỜNG DÒNG HỌ) VÀ NGƯỜI LÀM VIỆC HỌ
- CÓ HAI THỨ CHA MẸ CẦN TRANG BỊ CHO CON CÁI, VÀ CHỈ HAI THỨ ĐÓ LÀ ĐỦ
- ĐI TÌM DẤU XƯA CHUYỆN CŨ CỦA DÒNG HỌ Ở CAO BẰNG – Ký sự của Đào Tiến Thi, 8/11/2015 (công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) –
- MỘT THANH NIÊN NGƯỠNG MỘ CỤ MẠC ĐĨNH CHI – Mạc Văn Trang – 24/10/2015 –
- HUYỀN TÍCH DƯƠNG KINH Những giai thoại “Siêu Linh Huyền Bí” (tiếp theo và hết) –
- HÃY ĐỂ NGƯỜI XƯA LÊN TIẾNG
- Ý KIẾN VỀ BÀI “CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ” CỦA HOÀNG THIẾN PHỦ
- KÝ ỨC VỀ MẠC TỘC HẢI DƯƠNG TẠI TP.HCM – SƠ KHAI CỦA MẠC TỘC TP.HỒ CHÍ MINH
- KÝ ỨC VỀ NHỮNG NGÀY THAM GIA SINH HOẠT BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC HÀ NỘI
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.