- Đang online: 1
- Hôm qua: 401
- Tuần nay: 11890
- Tổng truy cập: 3,388,183
CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ “CHA TÔI LÀ MỘT NHÀ NHO” CỦA HOÀNG (MẠC) GIA CƯƠNG.
- 297 lượt xem
CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ “CHA TÔI LÀ MỘT NHÀ NHO”
CỦA HOÀNG (MẠC) GIA CƯƠNG.
Tập thơ tuyển chọn
của Hoàng Gia Cương
NXB Văn học- 2013, 447 trang.
GS.TSKH Phan Đăng Nhật
Trong thơ HGC có một chân dung, một cuộc đời mà âm hưởng khác với toàn cảnh (panorama) thơ ông. Đó là thân sinh của tác giả – một nhà nho. Cả một cuộc đời được phác họa chỉ trong 7 khổ thơ.
Mở đầu tác giả giới thiệu rõ “Cha tôi là một nhà nho” , nhưng tiếp theo hình như ông vẫn muốn tiếp tục đi tìm và xác nhận danh phận của cha mình. Cụ đã nhận mình là “môn đồ Khổng Khâu” . Làm nghề thầy đồ vào buổi “chữ Nho như lá rụng rơi cuối mùa”, nên chỉ “dạy trẻ nhà quê” và sống quá nghèo “Áo nâu , guốc mộc, chõng tre, đèn cầy…Trò thương điếu đóm một vài hào rau”.
Nhưng rồi với cuộc sống thậm thanh bần ấy cũng không tồn tại nổi, cụ “bỏ nghiệp thầy đồ. Theo trào lưu mới mầy mò chữ Tây!”. Cuối cùng không học được , giả đò chê “chữ Tây vừa ngọng vừa dài…Cha tôi trồng sắn, nuôi heo qua ngày”, Đến đây “cha tôi” trở về là một bần nông bất đắc dĩ, đi dạy i, tờ, xóa nạn mù chữ.
Tóm lại, cha tôi là ai? Là thầy đồ nghèo, chuyển sang chữ Tây bất cập, trở về làm vườn và dạy i,tờ. Đúng là một nhà nho, nhưng đã “cuối mùa”.
Thương quá , bác tôi. Một con người có chí nhẫn nại , sống trong sáng , thanh bạch, suốt đời hòng tìm một hướng đi để góp sức cho đời , mà suốt đời lận đận . Tôi rưng rưng cảm thấy, bài thơ là một điếu văn tràn ngập xót thương mà không tiếng khóc.
Đây là một tính cách phổ quát trong “cõi tâm hồn” của HGC. Không ồn ào, nuốt ngậm đau thương. Tôi gọi đó là tâm hồn “trầm cảm” (xin đừng lẫn với tên một bệnh tâm thần, đồng âm)
HGC không chỉ khóc thương cha mình, mà bài thơ , đồng thời bày tỏ sự ái ngại cho duyên phận của cả một thế hệ. Chữ nho thời ấy, HGC viết “bị quẳng sang ao nước tù” thì Tú Xương đánh giá :
Nào có ra gì cái chữ nho
Ông nghè, ông cống cũng nằm co
(Chữ nho -Thơ Trần Tế Xương)
Và trong một bài khác , ông Tú viết:
Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học chìn người thôi
(Than đạo học-Thơ Trần Tế Xương)
Và cũng giống như “cha tôi” ông Tú cũng rắp ranh đi học chữ Tây:
Chi bằng đi học làm thầy phán
Tối rượu sâm banh , sáng sữa bò
(Chữ nho -Thơ Trần Tế Xương)
Nhà nho “cha tôi”, không chỉ là một số phận một người mà đã thực sự trở thành mẫu hình chung của cả nhiều lớp người “sinh bất phùng thời” , “đầu thai nhầm thế kỷ” (Vũ Hoàng Chương).
(Trích từ bài “Thơ Hoàng (Mạc) Gia Cương- một cõi tâm hồn” của Phan Đăng Nhật)
PHỤ LỤC
CHA TÔI LÀ MỘT NHÀ NHO
Cha tôi là một nhà Nho
Người luôn tự nhận môn đồ Khổng Khâu
Tứ Thư người đọc thuộc làu
Ngũ Kinh người vẫn ghi sâu từng lời…
Cha tôi sinh chẳng gặp thời
Chữ Nho như lá rụng rơi cuối mùa
Nỗi niềm đầy ắp trang thơ
Công danh sớm nắng chiều mưa nát nhòe!
Cha tôi dạy trẻ nhà quê
Ao nâu, guốc mộc, chõng tre, đèn cầy…
Cơm ăn đã có vợ cày
Trò thương điếu đóm một vài hào rau!
Phải thời “Tây học” tràn vào
Chữ Nho bị quẳng sang ao nước tù
Cha tôi bỏ nghiệp thầy đồ
Theo trào lưu mớí màv mò… chữ Tây!
Chữ Tây vừa ngọng vừa dài
Đọc câu văn đến đứt hơi, nhạt phèo!
Thôi thì nghèo giữ phận nghèo
Cha tôi trồng sắn, nuôi heo qua ngày
Cái thời đuổi Nhật đánh Tây
Cha thành “tuyên huấn” miệt mài làm thơ
Cha tôi lại dạy i, tờ
Làm theo lời Bác xóa mù giúp dân.
*
Cha tôi giờ đã thoát trần
Người đi tìm các vĩ nhân tôn thờ…
Cha tôi là một nhà thơ
Cha tôi là một nhà Nho… cuối mừà’
6/1979
(Theo dòng thời gian, tr. 40-41)
. ‘
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ QUA CÁC THỜI ĐẠI VIỆT NAM!
- Trao đổi tâm tình VIỆC HỌ (ĐẤT TỔ ĐƯỜNG DÒNG HỌ) VÀ NGƯỜI LÀM VIỆC HỌ
- CÓ HAI THỨ CHA MẸ CẦN TRANG BỊ CHO CON CÁI, VÀ CHỈ HAI THỨ ĐÓ LÀ ĐỦ
- ĐI TÌM DẤU XƯA CHUYỆN CŨ CỦA DÒNG HỌ Ở CAO BẰNG – Ký sự của Đào Tiến Thi, 8/11/2015 (công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) –
- MỘT THANH NIÊN NGƯỠNG MỘ CỤ MẠC ĐĨNH CHI – Mạc Văn Trang – 24/10/2015 –
- HUYỀN TÍCH DƯƠNG KINH Những giai thoại “Siêu Linh Huyền Bí” (tiếp theo và hết) –
- HÃY ĐỂ NGƯỜI XƯA LÊN TIẾNG
- Ý KIẾN VỀ BÀI “CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ” CỦA HOÀNG THIẾN PHỦ
- KÝ ỨC VỀ MẠC TỘC HẢI DƯƠNG TẠI TP.HCM – SƠ KHAI CỦA MẠC TỘC TP.HỒ CHÍ MINH
- KÝ ỨC VỀ NHỮNG NGÀY THAM GIA SINH HOẠT BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC HÀ NỘI
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.