- Đang online: 2
- Hôm qua: 309
- Tuần nay: 9981
- Tổng truy cập: 3,399,708
TẤM GƯƠNG MỘT CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIA TỘC TÂM HUYẾT VỚI CÔNG TÁC DÒNG HỌ
- 280 lượt xem
TẤM GƯƠNG MỘT CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIA TỘC
TÂM HUYẾT VỚI CÔNG TÁC DÒNG HỌ
_____________
(Bài và ảnh: Hoàng Minh Côi – Thôn Lưu Thượng, xã Hiệp An, Kinh Môn, Hải Dương)
Đó là ông Hoàng Minh Hiệp, sinh năm 1948, là ủy viên Thường trực HĐMT tỉnh Hải Dương, Chủ tịch Hội đồng Gia tộc Chi họ Hoàng gốc Mạc xã Hiệp An, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Ảnh 1: Ông Hoàng Minh Hiệp tại gia đình.
Tháng 3 năm 1967, ông tình nguyện gia nhập quân ngũ, giữ chức Thượng úy, Phó tiểu đoàn trưởng chính trị Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 273, Sư đoàn 433 thuộc Quân khu 3. Trong quân ngũ, ông luôn chấp hành nghiêm mệnh lệnh của thủ trưởng và kỷ luật của quân đội; gương mẫu, đi đầu thực hiện nhiệm vụ và trong các phong trào thi đua. Ngày 27/6/1972, ông vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 10/1984 ông xuất ngũ và tiếp tục tham gia công tác địa phương, làm Bí thư chi bộ ngành nghề gồm các lĩnh vực sản xuất vôi, thêu ren và đan. Phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, trên cương vị Bí thư chi bộ, ông Hiệp luôn nhiệt tình, có trách nhiệm cao; lãnh đạo, chỉ đạo chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, có tín nhiệm cao với cán bộ, đảng viên và quần chúng. Tháng 10/1986, tại Đại hội Đảng bộ xã Hiệp An, ông trúng cử vào Ban Chấp hành, giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy phụ trách khối chính quyền; tháng 01/1987 được HĐND xã bầu làm Chủ tịch UBND xã cho đến hết 8/1988. Từ năm 1992 đến nay, ông là Bí thư Chi bộ thôn Tây Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Hội nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin huyện Kinh Môn, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin của xã Hiệp An.
Là một người con của quê hương Hiệp An, mang trong mình dòng máu gốc họ Mạc, ông Hiệp luôn trăn trở, suy nghĩ về lịch sử của Vương triều Mạc, những nỗi oan khuất của dòng họ và các bậc tiên đế do sử gia phong kiến đánh giá, nhận xét. Từ năm 1992, được Chi họ tin tưởng, giao đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Gia tộc (lúc đó gọi là Trưởng ban Tổ chức họ), ông Hiệp thấy mình có thêm trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng chính đó là điều kiện thuận lợi để ông cùng Hội đồng Gia tộc, con cháu trong chi họ tìm hiểu, nghiên cứu về cội nguồn; tích cực hoạt động, quyết tâm xây dựng dòng họ vững mạnh.
Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ông lựa chọn các thành viên HĐGT đủ về số lượng, cơ cấu thành phần có đại diện các thế hệ để đảm bảo tính kế thừa, hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa bậc cao niên với thế hệ trẻ, giữa kinh nghiệm với mở mang kiến thức mới, giữa uy tín bề bậc và sự năng động, sáng tạo. Trong công việc, ông Hiệp luôn tin tưởng, giao việc cụ thể cho từng thành viên; bản thân ông tâm huyết, nhiệt tình, gương mẫu, động viên biểu dương, nhắc nhở kịp thời. Phẩm chất được mọi người quý trọng ở ông là sự cầu thị, lắng nghe, tiếp thu có chọn lọc các phát kiến mới, kinh nghiệm hay để vận dụng sáng tạo trong công tác; là sự trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi người xung quanh và thu phục nhân tâm; vừa nghiêm khắc, giữ đúng nguyên tắc, tôn trọng tôn ti trật tự trong gia tộc nhưng cũng vui vẻ, hòa hợp với mọi thành viên.
Ảnh 2: Ông Hoàng Minh Hiệp và đoàn đại biểu Chi họ Hoàng trước linh vị Cảnh tông Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn tại từ đường họ Mạc thôn Cổ Trai, Ngũ Đoan, Kiến Thụy, TP Hải Phòng.
Trong thời gian ông Hiệp làm Chủ tịch HĐGT (từ năm 1992 đến nay), đặc biệt kể từ năm 2008, qua các tài liệu lịch sử, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà sử học, nhà nghiên cứu tiềm năng con người, tâm linh văn hóa và nội dung bản dịch từ cuốn gia phả cổ của Chi họ viết bằng chữ Hán, đã khẳng định Thủy tổ của Chi họ Hoàng gốc Mạc xã Hiệp An chính là Cảnh tông Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn – Vị vua thứ 6 và là vị vua cuối cùng của Vương triều Mạc tại Thăng Long, các hoạt động của Chi họ do ông Hiệp chỉ đạo đã được nâng tầm, bài bản, vừa đi vào chiều sâu chất lượng vừa phát triển rộng khắp. Có thể nêu một số thành tích tiêu biểu là:
+ Chỉ đạo và cùng Hội đồng Gia tộc Chi họ duy trì và tổ chức có nền nếp việc dâng hương, cúng giỗ Thuỷ tổ Cảnh tông Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn vào ngày 27 tháng Giêng hàng năm. Các ngành, các chi đã làm tốt việc cúng giỗ Thượng tổ của ngành mình như ngành ông Hoàng Văn Tính, ông Hoàng Văn Đông, Hoàng Văn Hoà, chi ông Hoàng Văn Nền, Hoàng Văn Nghiệp,… Năm 2010 đã tuyên truyền, vận động con cháu trong họ tích cực ủng hộ, giúp đỡ, động viên cả về trí tuệ, vật chất, công sức và tinh thần để tu tạo ngôi mộ và làm đường bê tông đi lên mộ Thuỷ tổ, với kinh phí trên 35 triệu đồng.
+ Hội đồng Gia tộc và nhiều con cháu trong họ đã tâm huyết, tích cực tra cứu, biên tập, bổ sung phả hệ và cung cấp nhiều thông tin, tư liệu quý phục vụ cho các cuộc Hội thảo khoa học nhà nước, như hội thảo “Vương triều Mạc trong Lịch sử Việt Nam” nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tổ chức tháng 10/2010 tại Hà Nội; ” Vương triều Mạc thời kỳ Cao Bằng” tổ chức tại Thị xã Cao Bằng tháng 6/2011;
Ảnh 3: Ông Hoàng Minh Hiệp trao bằng ghi nhận biểu dương của HĐGT cho đại diện các gia đình và cá nhân tiêu biểu trong dịp Lễ tưởng niệm 418 năm ngày mất Thuỷ tổ Cảnh tông Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn, ngày 27 tháng Giêng Tân Mão2011.
+ Công tác thăm hỏi, động viên người ốm đau, hoàn cảnh khó khăn hoặc phúng viếng người qua đời, phát tâm công đức cho các bậc cao niên tròn 70, 80 và từ 90 tuổi trở lên được duy trì tốt, kịp thời, chu đáo, được lãnh đạo địa phương, các chi họ khác và các gia đình đánh giá cao. Hội đồng Gia tộc làm tốt công tác khuyến học. Hàng năm, kết hợp với Hội Khuyến học xã tổ chức trao quà, tặng thưởng cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập, đạt danh hiệu học sinh gỏi cấp tỉnh trở lên; các cháu trúng tuyển đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Công tác khuyến học của họ Hoàng được Hội Khuyến học huyện Kinh Môn ghi nhận, đánh giá cao và tặng Giấy khen năm 2009, Bằng khen năm 2010 cho ” Dòng họ khuyến học” .
+ Đặc biệt, ngày 13/10/2011, tại Hội trường Huyện ủy Kinh Môn, Trung tâm Bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hải Dương phối hợp với Chi họ tổ chức Hội thảo khoa học “Những di sản văn hóa về Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn tại huyện Kinh Môn, Hải Dương”. Tham dự hội thảo có Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bảo tàng tỉnh Hải Dương; Lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các phòng, ban, ngành của huyện Kinh Môn; Đảng ủy, HĐND, UBND xã Hiệp An; Thường vụ Đảng ủy Thị trấn Kinh Môn; Bí thư chi bộ, trưởng thôn, các chi họ Mạc, gốc Mạc của xã Hiệp An; đoàn đại biểu Mạc tộc Thái Bình, Phú Thọ, Hà Tây và nhiều thành viên là con cháu, hậu duệ của họ Mạc, gốc Mạc trên cả nước. Ngoài kỷ yếu với 12 chuyên được phát hành, tại hội thảo đã có các ý kiến tham luận của Giáo sư Văn Tạo – Nguyên viện trưởng Viện Sử học Việt Nam, GS.TSKH Phan Đăng Nhật – Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống, nhà nghiên cứu Tiềm năng con người Nguyễn Phúc Giáp Hải, các nhà sử học Tăng Bá Hoành – Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Hải Dương và Ngô Đăng Lợi – Chủ tịch Hội KHLS Thành phố Hải Phòng, ông Hoàng Văn Chòi – 85 tuổi, bậc cao niên của chi họ và ông Hoàng Minh Hiệp – Chủ tịch HĐGT Chi họ Hoàng xã Hiệp An.
Ảnh 4: Ông Hoàng Minh Hiệp phát biểu tham luận tại Hội thảo khoa học “Những di sản văn hóa về Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn tại huyện Kinh Môn, Hải Dương”, ngày 13/10/2011.
Với những kết quả hoạt động nổi bật của Chi họ do ông Hoàng Minh Hiệp làm Chủ tịch HĐGT, Chi họ Hoàng xã Hiệp An được HĐMT Việt Nam, HĐMT tỉnh Hải Dương và các chi họ Mạc, gốc Mạc của xã Hiệp An đánh giá rất cao. Tại Đại hội đại biểu Mạc tộc Việt Nam lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2011-2016 tổ chức tại Hà Nội ngày 05 và 06/11/2011, ông Hiệp là đại biểu chính thức của đoàn Mạc tộc tỉnh Hải Dương. Chi họ Hoàng gốc Mạc xã Hiệp An là một trong hai chi họ được Thường trực HĐMT tỉnh Hải Dương bầu chọn, đề nghị Đại hội tuyên dương, khen thưởng.
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ QUA CÁC THỜI ĐẠI VIỆT NAM!
- Trao đổi tâm tình VIỆC HỌ (ĐẤT TỔ ĐƯỜNG DÒNG HỌ) VÀ NGƯỜI LÀM VIỆC HỌ
- CÓ HAI THỨ CHA MẸ CẦN TRANG BỊ CHO CON CÁI, VÀ CHỈ HAI THỨ ĐÓ LÀ ĐỦ
- ĐI TÌM DẤU XƯA CHUYỆN CŨ CỦA DÒNG HỌ Ở CAO BẰNG – Ký sự của Đào Tiến Thi, 8/11/2015 (công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) –
- MỘT THANH NIÊN NGƯỠNG MỘ CỤ MẠC ĐĨNH CHI – Mạc Văn Trang – 24/10/2015 –
- HUYỀN TÍCH DƯƠNG KINH Những giai thoại “Siêu Linh Huyền Bí” (tiếp theo và hết) –
- HÃY ĐỂ NGƯỜI XƯA LÊN TIẾNG
- Ý KIẾN VỀ BÀI “CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ” CỦA HOÀNG THIẾN PHỦ
- KÝ ỨC VỀ MẠC TỘC HẢI DƯƠNG TẠI TP.HCM – SƠ KHAI CỦA MẠC TỘC TP.HỒ CHÍ MINH
- KÝ ỨC VỀ NHỮNG NGÀY THAM GIA SINH HOẠT BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC HÀ NỘI
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử