- Đang online: 1
- Hôm qua: 351
- Tuần nay: 10944
- Tổng truy cập: 3,408,019
HÃY ĐỂ NGƯỜI XƯA LÊN TIẾNG
- 2333 lượt xem
Không chỉ gần đây (gần 30 năm qua, kể từ khi có làn gió đổi mới), mà từ đầu thế kỷ trước, các học giả Nguyễn văn Siêu, Lê Văn Hòe, Phạm Văn Sơn… đã có những nhìn nhận lại về vương triều này và phê phán các quan điểm bôi nhọ Nhà Mạc của sử gia thuộc triều Lê Trung Hưng, đối nghịch với Nhà Mạc. Đã có hơn 4 cuộc Hội thảo Khoa học lớn về Lịch sử để đánh giá lại Vương triều Mạc: tại Hải Phòng (1994), Hà Nội (2010), Cao Bằng (2011), Vĩnh Phúc (2013), với sự tham gia của các học giả có tên tuổi. Về Sử Học có Giáo sư Viện Sĩ Phan Huy Lê, các GS Văn Tạo, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Quang Ngọc, các Phó GS Nguyễn Hải Kế, Nguyễn Thị Vinh, nhà sử học Dương Trung Quốc vv… cùng rất nhiều các Giáo sư thuộc các chuyên ngành Văn hóa khác như: Vũ Khiêu, Nguyễn Huệ Chi, Trần Lâm Biền, Phan Đăng Nhật, Đinh Khắc Thuân ..vv…
Được biết: Hà nội dự định đặt tên hai đường phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông từ năm 2011 và đã qua không dưới 10 kỳ họp của Hội đồng tư vấn, với đủ các chuyên môn và thành phần. Thiết nghĩ như thế cũng là quá thận trọng.
Tuy nhiên trong việc lấy ý kiến được thông báo công khai, đã có 1 số ý kiến khác với chủ trương của Hà nội về vấn đề này. Tiêu biểu là ý kiến của PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh.
Tôi là một kỹ sư Cơ khí, dù có ham thích nghiên cứu Lịch sử đến mấy thì cũng chẳng đáng là học trò của các học giả nói trên, bởi đó không phải là chuyên nghiệp của tôi.
Lớp “bụi thời gian” đã phủ dày gần 500 năm, nếu bây giờ tôi cũng lại “tầm chương trích cú”, để tham gia tranh biện học thuật về Nhà Mạc thì e rằng: bỉ mặt 4 cuộc Hội thảo Khoa học cũng như 10 cuộc họp nói trên. Vậy tôi nghĩ hãy để cho “người xưa”, cùng thời gian, không gian và hệ tư tưởng… lên tiếng.
Có rất nhiều danh nhân, tướng tài tận trung với Nhà Mạc, nhưng cho phép tôi khái lược (rất giới hạn) vào 2 vị là Trạng Trình: Nguyễn Bỉnh Khiêm (NBK) và tướng Nguyễn Quyện.
1- Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn nhà Mạc để phụng sự và đã toàn tâm, toàn ý phụng sự nhà Mạc: Cuối triều Lê sơ, dù đã ngót tuổi 40, ngài vẫn kiên quyết không chịu đi thi để ra làm quan. Việc ngài không sớm ứng thí để làm quan với nhà Lê cũng là điều dễ hiểu: ngài không thể đem tài năng ra phụng sự cái loại “vua quỷ Lê Uy Mục” và “vua lợn Lê Tương Dực”.
Khi nhà Mạc đăng quang, ngài cẩn trọng quan sát và suy ngẫm về thời cuộc 8 năm liền (từ 1527-1534), mới quyết định vác lều chõng đi thi và sau khi đã đỗ rất cao (Trạng nguyên), ngài làm quan với triều Mạc Đăng Doanh, rồi tiếp theo là các triều Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên và Mạc Mậu Hợp. Ngoài những đợt nghỉ ngắn hạn, ông chỉ chính thức “huyền xa” (về trí sĩ) vào năm đã ở tuổi 73.
Để bôi nhọ Nhà Mạc, thì bắt buộc phải phủ định Nguyễn Bỉnh Khiêm, mà điều này thì không thể. Chỉ còn cách tách NBK ra khỏi Nhà Mạc, rằng ông bất mãn với nhà Mạc nên cáo quan về ở ẩn. Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề và Kinh thánh của đạo Cao Đài cũng đã ghi nhận: sau khi dâng “Thập bát trảm sớ” đòi chém 18 kẻ lộng thần thì 2 cha con Phạm Quỳnh, Phạm Dao (là thông gia và con rể của ngài) cũng lại lộ mặt là những kẻ lộng thần thứ 19 và 20. Ngài “sợ liên lụy” (đúng ra là không còn mặt mũi nào đứng trong triều – HMT), nên phải cáo quan.
Về tinh thần tự nguyện phục vụ nhà Mạc của NBK, còn có hàng loạt chứng cứ để xác minh. Chính Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề đã ghi nhận NBK có tất cả 3 bà vợ. Ba bà này đã sinh hạ 12 người con gồm 7 trai, 5 gái. Trong số 7 trai thì có tới 6 người thành đạt và đều làm quan với nhà Mạc, lập được quân công và được thụ phong những chức tước quan trọng. Nghĩa là không phải riêng ông mà cả nhà ông đã phục vụ nhà Mạc.
2- Nguyễn Quyện vị danh tướng, đến chết vẫn tận trung với nhà Mạc.
Nguyễn Quyện là con của Thư Quận công, Thượng thư, Trạng nguyên Nguyễn Thiến, quê nội làng Tảo Dương, quê ngoại làng Canh Hoạch, phủ Thanh Oai nay thuộc Hà Nội.
….
Năm 1592, kinh thành Thăng long thất thủ, Nguyễn Quyện cùng 2 con là Nguyễn Bảo Trung, Nguyễn Nghĩa Trạch và thủ hạ: tiến, lui đều không còn đường nào, trong ngoài đều là quân Lê, mà cửa luỹ lại bị lấp. tinh binh cố sức đánh, đều chết tại trận.
Nguyễn Quyện trí cùng lực kiệt, chạy về bản dinh, bị quân Lê bắt sống đem dâng trước cửa quân. Trịnh Tùng cởi trói cho ông, đãi theo lễ tân khách, tuyên dụ uý lạo, nói tới ân nghĩa thu nạp của Trịnh Kiểm trước kia.
Nguyễn Quyện chỉ than rằng: Tướng thua trận không thể nói mạnh được. Trời đã bỏ họ Mạc thì người anh hùng cũng khó ra sức. Ông kiên quyết không chịu hàng Lê.
Nguyễn Quyện bị giam trong ngục. Các con ông là Nhuệ quận công Nguyễn Tín, Thọ Nham hầu Nguyễn Trù và con của Phù Hưng hầu Nguyễn Miễn- em ông (Tổ Họ Nguyễn Tiên Điền của đại thi hào Nguyễn Du), có sách chép là Nguyễn Phù Hưng hầu- là Đô Mỹ, Văn Bảng, Nam Dương, An Nghĩa, Nhân Trí, thấy vua Mạc bị bắt, bèn chịu khuất quy thuận. Tuy nhiên sau đó các con, cháu ông vẫn muốn phò nhà Mạc nên mưu phản, việc bị phát giác.
Ngày mồng 4 tháng 11 nhuận năm 1593, Nguyễn Quyện cùng Nguyễn Tín, Đô Mỹ, Văn Bảng, Nhân Trí đều bị giết trong ngục. Năm đó Nguyễn Quyện đã 82 tuổi.
Con ông là Thọ Nham cùng 2 người cháu là Nam Dương, An Nghĩa trốn thoát đi theo Mạc Kính Cung, họ Mạc cát cứ trên Cao Bằng thêm hơn 85 năm nữa.
*
* *
Cả 2 vị danh nhân dòng Công hầu, Khoa bảng, đã bằng cả cuộc đời mình và các con cháu phục vụ hết mình cho Nhà Mạc, đến chết, vẫn không một lời oán thán về Vương triều mình đã khuông phò. Đó chính là 1 sự đánh giá thỏa đáng nhất về Nhà Mạc.
– Sự không thành công của Nhà Mạc là thất bại của cả Dân tộc Việt nam.
– Thế kỷ 16, Việt nam đã lỡ mất một cơ hội hóa rồng.
Giới sử gia hiện đại, rất nhiều người (kể từ Giáo sư Viện Sĩ Phan Huy Lê), vẫn tiếc nuối: Giá như Lịch sử để cơ hội cho Nhà Mạc thành công(Trời không bỏ Nhà Mạc, không bỏ Việt nam…) biết đâu Việt Nam đã là 1 “Mặt trời Phương Đông” trước Nhật bản những 200 năm.
Hoàng Minh Tuấn
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ QUA CÁC THỜI ĐẠI VIỆT NAM!
- Trao đổi tâm tình VIỆC HỌ (ĐẤT TỔ ĐƯỜNG DÒNG HỌ) VÀ NGƯỜI LÀM VIỆC HỌ
- CÓ HAI THỨ CHA MẸ CẦN TRANG BỊ CHO CON CÁI, VÀ CHỈ HAI THỨ ĐÓ LÀ ĐỦ
- ĐI TÌM DẤU XƯA CHUYỆN CŨ CỦA DÒNG HỌ Ở CAO BẰNG – Ký sự của Đào Tiến Thi, 8/11/2015 (công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) –
- MỘT THANH NIÊN NGƯỠNG MỘ CỤ MẠC ĐĨNH CHI – Mạc Văn Trang – 24/10/2015 –
- HUYỀN TÍCH DƯƠNG KINH Những giai thoại “Siêu Linh Huyền Bí” (tiếp theo và hết) –
- Ý KIẾN VỀ BÀI “CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ” CỦA HOÀNG THIẾN PHỦ
- KÝ ỨC VỀ MẠC TỘC HẢI DƯƠNG TẠI TP.HCM – SƠ KHAI CỦA MẠC TỘC TP.HỒ CHÍ MINH
- KÝ ỨC VỀ NHỮNG NGÀY THAM GIA SINH HOẠT BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC HÀ NỘI
- HAI BÀI THƠ của GS VĂN TẠO và TS HOÀNG LÊ
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC