- Đang online: 2
- Hôm qua: 707
- Tuần nay: 16591
- Tổng truy cập: 3,369,306
Ý KIẾN CỦA GS PHAN ĐĂNG NHẬT VỀ NGÔI MỘ TỔ Ở DIỆM XUÂN
- 244 lượt xem
Ý KIẾN CỦA GS PHAN ĐĂNG NHẬT
VỀ NGÔI MỘ TỔ Ở DIỆM XUÂN
Ngôi mộ tổ
(GS Phan Đăng Nhật phát biểu tại cuộc họp ở trụ sở UBND Việt Xuân ngày 23-12-2014, có bổ sung)
Chúng tôi rất cám ơn chính quyền Diệm Xuân đã triệu tập cuộc họp này kịp thời. Đây là cuộc họp không lớn nhưng có ý nghĩa lớn, theo tôi có hai ý nghĩa chính:
1. Bàn việc cùng bảo vệ, một di tích lịch sử đặc biệt, di tích thi hài một thân vương triều Mạc, vương triều này đã có công lớn trong sự nghiệp đánh đổ một triều đại phong kiến thối nát, xây dựng triều đại mới, mà xã hội Đại Việt thời bấy giờ an lạc , thịnh vượng chưa từng có: Cổng ngoài không phải đóng, của rơi ngoài đồng không ai nhặt, trâu bò thả rông, đến mùa mới bắt về cày, mấy năm liền được mùa , người người ấm no sung sướng,….
Nói là di tích lịch sử đặc biệt vì không phải di sản vật thể, không hề có gì. Thử xem ba ngôi mộ tổ họ Mạc trong khu chùa Diêm Xuân đều không có tài sản gì. Ngôi “cây vú bò” được gọi là mộ táng treo, năm 1939 do động, các cụ đã mở ra không thấy gì hết, sau lấp lại. Khu mộ bà chúa, bộ đội đào đất đắp ụ pháo chạm phải làm lộ thiên, cũng không có gi. Môt kẻ tham lam, nghi là của để trong miệng bà , lấy xà beng cậy ra, làm gẫy 4 cái răng, tai họa đổ xuống gia đình anh ta, làng xóm vẫn còn đồn đại. Sự thực là như vậy, còn mối quan hệ nhân quả giữa tai họa và hành động cậy răng thì chưa rõ.
Những người mưu bí mật đào mộ bảo với nhau : “Đào lên bảo tao ra, xem có gì không?” Xin trả lời ngay: không có gì cả , chỉ có tội “vi phạm pháp luật xâm phạm mồ mả, di hài”.
Ngoài ra , có người quan tâm đến tiền bồi thương giải phóng măt bằng, chính quyên đã trả lời “không”, vì đây không phải là một cơ sở kinh doanh, buôn bán.
Nhưng măt khác, mộ phần lại rất có ý nghĩa , vì nhờ có bộ ba ngôi (cây tòi mòi, cây vú bò và mộ bà chúa) mà khu Di tích lịch sử Diệm Xuân trở thành đặc sắc , khác với nhiều khu di tích khác. Đồng thời, đây là một trong nhiều lý do quan trọng để chính quyền Vĩnh Phúc quyết định cho phép đầu tư xây dựng; nhờ vậy quê ta mới vinh dự được tọa lạc một khu di tích lịch sử, tâm linh hoành tráng, chẳng bao lâu sẽ trở nên tấp nập, đông vui.
Tóm lại, ý nghĩa thứ nhất là cùng nhau bảo vệ một di sản tinh thần, lịch sử và tâm linh, tuyệt nhiên không có giá trị kinh tế
2. Ý nghĩa thứ hai, đồng chí chủ tịch UBND xã và đồng chi trưởng phòng văn hóa huyện Vĩnh Tường, hơn một lần khẳng định, cuộc họp này không có nhiệm vụ, không thể đặt nhiệm vụ xác định người nằm dưới mộ là ai, tổ tiên của họ nào. Vì vậy , chúng tôi không trình bày vấn đề này, mặc dầu, bốn chi họ gốc Mạc cùng chung môt vị Cao cao tổ (Tiên Lữ, Diệm Xuân, Văn Quán, Sơn Đông), rất nhiều đời nay , truyền lại ba ngôi mộ ở chùa Trống là mộ tổ. Người làm nhân chứng lịch sử hiện có mặt là cụ Nguyễn Khánh Lưu (92 tuổi) cụ Thập (75 tuổi), cu Toàn (72 tuổi) ,…; các anh trẻ đều được dặn dò như vậy và còn nhớ rõ; ở đây hiện có: anh Hạnh, anh Quốc, anh Tuyên, …
Một thực tế nữa: tại hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc , ngày 21-9-2012, do Sở Văn hóa Vĩnh Phúc và UBND Vĩnh Tường chủ trì, nhiều nhà khoa học và bà con họ Mạc đã cung cấp tư liệu về ba ngôi mộ tổ nhà Mạc ở Chùa Trống (Nguyễn quang Thiết, Phan Đăng Thuận, Phạm huy Khang, Nguyễn Xuân Lộc, Nguyễn Ngọc Toàn, Phan Đăng Nhật, Nguyễn Hữu Hạnh, Thái Kế Toại, Trần Thị thanh Vân, …..)
Tuy nhiên, ông Nhuận, trưởng họ Nguyễn Đình, cho rằng “ngôi tòi mòi” cũng là mộ tổ bên đó, vậy chúng tôi đề nghị cứ để nguyên hiện trạng , hai bên cùng thờ phụng, cùng thắp hương. Như vậy hai họ càng đoàn kết thân mật hơn. Hơn nữa , hai họ Nguyễn Mạc và Nguyễn Đình ít nhất có quan hệ thông gia, nội ngoại, đều là anh em gần gũi, cùng nhau thờ phụng thì càng đẹp , càng vui, làng xóm cùng đoàn kết, tối lửa tắt đèn có nhau.
Trên đây là ý nghĩa thứ hai của cuộc họp, tăng cường đoàn kết xóm làng tránh cho chia rẽ , tranh chấp, kiện tụng.
Tuy nhiên, nếu như đến nay, ông Nhuận, cứ nhất thiết đào mộ đi, tôi xin cung cấp chính quyền và bà con câu chuyện: “Chuyện kể rằng, ở một làng nọ có hai phụ nữ tranh nhau một em bé sơ sinh, bà nào cũng khăng khăng là con mình đẻ ra. Ở cấp thôn, xã không phân xử được, bèn đưa lên huyện. Quan huyện mở phiên tòa, sai môt người đưa em bé ra, và ra lệnh : bà nào cũng cãi là con mình thì thử giằng nhau xem ai được đứa bé. Một bà lập tức hung hăng lập tức lôi giật em bé, nó khóc thét lên, bà kia chỉ cuống cuồng khóc lóc kêu van : “Làm chết con tôi mất thôi. Tròi ơi!”. Quan huyện ra lệnh dừng , bắt trói mụ hung hăng và phán bảo: “Không phải con của mụ, mụ không đau xót, mới giành giật đứa bé như thế”.
Câu chuyện xưa có thể vận dụng cho việc nay phần nào chăng?
Kết luận
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí và hoan nghênh lời tổng kết sáng suốt và đanh thép của đồng chi chủ tịch UBND Việt Xuân:
“Ba ngôi mộ này là các hạng mục của di tích , cho nên:
– không phải di chuyển như các ngôi khác,
– không nên di chuyển , vì con cháu đang bình yên, phát triển tốt đẹp, đến đây thấy có nhiều nhà khoa học, GS, PGS, TS,…
– không thể di chuyển , vì đang tranh chấp
– không họ nào được sửa sang tu tạo, nhiệm vụ này đã có Ban quản lý, đầu tư đảm nhiệm, tất nhiên có tham khảo ý kiến hai họ
– nên theo đề nghị của họ Mạc, hai họ cùng đoàn kết thờ phụng, và lâu dài trăm họ cùng phụng thờ.
Xin trân trọng cám ơn.
Viết bình luận
Tin liên quan
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.