- Đang online: 3
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 19529
- Tổng truy cập: 3,370,188
VUA MẠC KÍNH VŨ GIỮ THÀNH PHỤC HÒA 8 NĂM (1677 – 1685)
- 1904 lượt xem
VUA MẠC KÍNH VŨ
GIỮ THÀNH PHỤC HÒA 8 NĂM 1677 – 1685
Nhà nghiên cứu lịch sử Cao Bằng
Nguyễn Xuân Toàn, 84 tuổi
Địa chỉ: 057 tổ 26 Vườn Cam Thị Xã Cao Bằng
ĐT: 026 3 855 717
Theo sách Bắc Thành địa dư chí của Lê Đại Cường, thành Phục Hòa đắp bằng đất, được xây dựng năm 625 thời Tần Vũ Đế do Dương Tắc và thái thú Mã Dung xây nên để chống quân Tôn Hạo. Đến đời đường Y Tông năm Hàm Phong thứ 5, tháng 11 năm Bính Tuất do Cao Biên chức hành danh chiêu thảo sứ xây đắp lại. Thành Phục Hòa và thành Na Lữ ở Cao Bằng xây cùng thời với thành Đại La ở kinh thành Thăng Long – Hà Nội.
Thành Phục Hòa án ngữ biên giới phía Đông tỉnh Cao Bằng, cách biên giới Việt Trung 10km, cách thị xã Cao Bằng 62 km. Thành hình vuông, mỗi cạnh 400m xây bằng gạch vồ cao 4m, chân thành rộng 4m, kê bằng những tảng đá to, phẳng. Thành có 2 cổng, cổng chính phía Bắc rộng 8m, cao 5m, cánh cổng bằng gỗ nghiến có 2 cánh. Thành nằm sát ven sông Bằng Giang. Hiện nay còn dấu tích 22 lò gạch xây chìm ở tả ngạn ven sông gần bản Pác Thò, trong thành trước có đền vua Lê do khi nhà Lê chiếm được thành xây nên, nay không còn, có một hang trên núi đá, cao 10m cạnh thành gọi là Hang Vua, nơi vua Mạc Kính Cung thường lên ở và hóng mát. Còn lại bức tường thành 18m ở phía Bắc, còn lại một số đạn đá các cỡ hình tròn, chưa tìm được súng thần công đúc thời Mạc.
Cuối năm 1677 vua Mạc Kính Vũ thua trận, bỏ vương phủ Cao Bình chạy thoát về Phục Hòa cố thủ, mở chợ Háng Seéng (Sảnh đường) có hai địa danh Háng Seéng Cao Bình và Háng Seéng Phục Hòa, nơi vua ở.
Sau khi chiếm được vương phủ Cao Bình, vua Lê Hy Tông cho chuyển bản doanh từ Cao Bình xuống Mục Mã nơi chăn ngựa của quân Mạc là thị xã Cao Bằng ngày nay. Vì Mục Mã là đất vượng khí, phong cảnh ngoạn mục có 3 sông vây bọc, có 4 núi chầu quanh lại tiện mở đường bộ, đường sông đi các ngả, trên bến dưới thuyền. Tướng Hoàng Triều Hoa làm tổng chấn Cao Bằng, tướng Hoàng Triều Ninh làm tổng binh. Tướng Đinh Văn Tả quê Hải Dương được vua Lê giao tiếp tục truy quét tàn quân Mạc ở Cao Bằng. Biết tin vua Mạc Kính Vũ đang phòng thủ ở thành Phục Hòa, tướng Tả điều quân về đóng ở Tổng Lao ( xã Tiên Thành ngày nay) quân 2 bên ngăn cách nhau bởi con sông Bằng. Có hai nguyên nhân Tướng Tả vây hãm thành Phục Hòa 8 năm (1677 – 1685).
1. Cuộc nội chiến, tướng Tả không muốn xảy ra cuộc đổ máu, vận nhà Mạc đã suy vong, không muốn nhân dân lâm vào cảnh loạn ly khổ sở.
2. Cuộc vây hãm thành Phục Hòa kéo dài làm vua Lê sinh nghi vì nghe mật báo biết tướng Tả bắt được cô con gái đẹp cho làm tỳ nữ, nghi là công chúa nhà Mạc nên đã ra lệnh cho tướng Tả phải hạ thành Phục Hòa ngay vào mùa gặt (tháng 10) năm 1685.
Sự việc có thật. Tướng Tả bắt được hai cô gái đẹp ở Phiêng Lâu, hai cô khai là hai chị em ở Nam Mẫu (Ba Bể) bố mẹ mất sớm đi ở với họ hàng, bị gả bán, hai cô không ưng ý mới bỏ trốn nay chẳng biết đi đâu. Tướng Tả động lòng thương, hai cô lại đẹp, ủy mị, biết chữ nghĩa nên cho hai cô làm tỳ nữ, hầu hạ tướng Tả trong bản doanh.
Hai cô chịu ơn cứu mạng hầu quan Tả rất tận tụy. Quan trưởng đô Đinh Văn Tả cũng vơi bớt nỗi buồn cô đơn xa quê hương vợ con ở Hải Dương. Có những đêm trằn trọc năm canh tướng Tả giãi bày tâm sự cùng cô cả: Quân Mạc đã đến nước đường cùng, lấy khoan dung tạo lối thoát. Nếu tiến công ngay thì “cùng quá hóa liều” đôi bên đều thương vong tổn thất. Tướng Tả bàn với hai cô, muốn kéo dài vây hãm phải có lương ăn, phải cho quân tổ chức sản xuất tự túc, binh sỹ thì muốn đánh nhanh thắng nhanh để mau chóng được về quê đoàn tụ với gia đình. Để quên đi nỗi nhớ nhà nên tướng Tả giao cho hai cô tổ chức vui chơi giải trí giữa quân với dân. Hai cô sáng tác điệu lượn Nàng Hai (trăng) múa hát giữa thanh niên nam nữ địa phương và binh lính vào những đêm trăng sáng. Hiện nay còn tồn tại điệu then lượn Nàng trăng. Tướng Tả còn khuyến khích binh lính lấy vợ người bản địa để yên tâm ở lại trong quân ngũ. (Hiện nay ở xã Tiên Thành có trên 80% dân họ Đinh quê ở Hải Dương).
Khi hai cô được tin vua Lê hạ lệnh đánh chiếm thành Phục Hòa 1685. Bất ngờ đêm hôm sau hai cô trẫm mình xuống sông Bằng Giang tự vẫn. Cô cả để lại bức thư cho tướng Tả, tự thú là công chúa cả của nhà Mạc, cô thứ là bạn đồng canh kết nghĩa, vì chịu ơn cứu mạng của tướng Tả, được tướng Tả nặng tình ưu ái, tâm sự những đêm năm canh, nay lại không ủng hộ chủ đánh thành Phục Hòa là bất nghĩa, mà ủng hộ để chống lại cha mình là bất hiếu, bất trung. Trước tình cảnh éo le không có lối thoát, bèn kết liễu đời mình để giãi bày tấm lòng với trời đất.
Tướng Tả bùi ngùi thương tiếc lui thời gian tiến công 100 ngày tổ chức lễ tang trong thể cho hai cô.
Qua chúc thư của cô cả để lại tướng Tả biết cô cả là công chúa cả của vua Mạc Kính Vũ, lại càng không muốn dùng vũ lực đánh thành nên cử người thân tín sang thành Phục Hòa thuyết phục nhà Mạc tự giải giáp, ông cam kết tạo mọi điều kiện để hoàng tộc nhà Mạc tìm nơi ẩn tích, tùy nghi di tản, hàng binh được đối xử tử tế, cấp gạo cho về quê làm ăn bình thường không truy cứu làm lính cho nhà Mạc.
Cuối năm 1685 quân Tướng Tả vào thành Phục Hòa, cửa thành bỏ ngỏ, quân Mạc án binh bất động, hạ vũ khí xin hàng. Việc thu hồi mảnh đất cuối cùng không đổ máu nơi đây được đặt tên là xã Quy Thuận, nay mới đổi tên là xã Hòa Thuận thị trấn huyện Phục Hòa ở ngay trong thành cũ Phục Hòa. Còn công chúa Mạc Thị Tuyết Lan trước dấu tung tích gọi là Tiên Dao (nàng tiên hát hay) nên đặt tên cho xã Tổng Lao thành xã Tiên Dao sau đổi là xã Tiên Thành. Về văn hóa phi vật thể công chúa Tuyết Lan còn để lại những bài hát Then và điệu múa Nàng Hai.
Vua Mạc Kính Vũ trước sự suy vong không thể thắng được nhà Lê đang hưng thịnh. Nhớ lại khi vua Mạc Kính Cung mới lên Cao Bằng cố thủ có quan đại thần Đà Quốc Công Mạc Ngọc Liễn (tháng 7 năm 1594) trước khi mất ở Vạn Ninh, đồn An Bắc đã để lại bức thư khuyên nhà Mạc: “Nay nhà Mạc khí vận đã hết, họ Lê phục hưng, đó là số trời vậy. Dân ta vô tội mà khiến chịu cảnh binh đạo, ai nỡ lòng nào ! chúng ta nên lánh xa ở nơi khác, nuôi dưỡng uy lực. chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực, khi hai con hổ tranh nhau, tất nhiên có một con bị thương, chúng ta nên tránh đi, cẩn thận chớ có đánh nhau với họ, cốt phải phòng thủ cẩn thận làm chính, chớ nên mời người Minh vào nước ta, để cho dân phải lầm than, đó là cái tội không gì lớn hơn”. (Hiện nay có làng Đà Quận ở Cao Bình, xã Hưng Đạo được vua Mạc Kính Cung đặt tên Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Vua Mạc Kính Vũ thực hiện lời khuyên của Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn, thấy tình thế vận trời đã không ủng hộ nhà Mạc, lại được biết tướng Đinh Văn Tả đã cưu mang nặng tình ân nghĩa với con gái cả mình, lại cử sứ giả yêu cầu vua Mạc tự giải giáp, tránh nạn binh đạo làm cho dân không rơi vào cảnh loạn ly, tướng Tả hứa để hoàng tộc nhà Mạc được tùy nghi di tản đi về lối Ba Bể, Tuyên Quang, Phú Thọ.
Theo sách Khâm Định Việt sử thông giám cương mục phần nhà Mạc ở Cao Bằng viết nhà Thanh trao trả tù binh nhà Mạc cho nhà Lê, chỉ thấy nhắc đến Mạc Kính Liễu, không rõ Mạc Kính Vũ chết già hay bị giết ở Trung Quốc. Thực ra Mạc Kính Vũ ở Phục Hòa (1685) không chạy sang Trung Quốc vì đã biết vua Khang Hy nhà Thanh cho là Mạc Kính Vũ đã giúp binh lương cho Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh. Ngô Tam Quế giữ chức Bình Tây Vương ở Vân Nam, triều đại nhà Minh, lại ủng hộ nhà Thanh lật đổ nhà Minh, sau lại bị nhà Thanh bãi miễn chức Bình Tây Vương nên quay ra chống lại nhà Thanh.
Tại Thành Phục Hòa nay là thị trấn huyện lỵ Phục Hòa hàng năm tổ chức lễ hội pháo hoa cầu mùa, cầu quốc thái, dân an vào ngày 18 tháng 3. Để tưởng nhớ công ơn vua Mạc Kính Cung và tướng Đinh Văn Tả đã thỏa thuận để không sảy ra chiến tranh, nhân dân thoát khỏi nạn binh đao, được sống trong hòa bình và lan truyền về cuộc đời bất hạnh của công chúa Mạc Thị Tuyết Lan nặng nghĩa hiếu trung mà buông mình xuống sông Bằng để bảo toàn hiếu nghĩa.
Thành Phục Hòa được đặt tên là xã Quy Thuận (ghi dấu ấn nhà Mạc quy thuận nhà Lê, nay đổi là xã Hòa Thuận (hòa bình chung sống), xã Tổng Lao đổi là xã Tiên Dao tên công chúa Mạc Thị Tuyết Lan khi còn dấu tung tích, Tiên Dao là cô gái đẹp như tiên lại hát hay (Dao là ca dao).
Nguyễn Xuân Toàn
Trích đoạn hát lượn “Trăng xinh” do công chúa Mạc Thị Tuyết Lan sáng tác và tổ chức lượn Nàng Hai.
Trích đoạn lượn then lễ hội Nàng Hai (trăng) Lượn then có hai cô hát, hát chính là nàng Tiên Dao (công chúa Mạc Thị Tuyết Lan) hát phụ là nàng kết nghĩa con gái bà cấp dưỡng trường Quốc học Bản Thảnh.
Có ba loại Then là Lượn Cọi, Lượn Slương và Lượn Then. Lượn Cọi là hát buồn, các binh sỹ nâng cao giọng hơn cho đỡ buồn, cải tiến giọng hát gọi là Lượn Slương (là thương yêu nhau) với thể thất ngôn tứ tuyệt. Ông quản nhạc Bế Văn Phùng và ông Nông Văn Noọng cải giọng cao hơn gọi là Then. Lượn then xen lẫn tiếng địa phương và tiếng Kinh.
Trích chương trăng xinh
Trăng xinh trên trời lộn mây vàng
Tay vẫy nàng trăng chẳng xuống sàn
Tay vẫy nàng trăng chẳng xuống hội
Chẳng ngờ rằng trăng định gia san
Trăng xinh trên trời lộn mây trắng
Tay vẫy trăng xinh chẳng nói năng
Tay vẫy nàng trăng, trăng chẳng đáp
Nam Tào đã định số rồi chăng (?)
Trăng xinh ròi rọi ngọn trám đen
Trăng sáng lòng rầu bởi vì em
Trăng sáng lòng rầu bởi vì em
Bạn hỡi có thương đáp lời khuyên
Trăng xinh ròi rọi ngọn cây Sâu (phong)
Trăng rọi đôi ta ở cách châu
Trăng rọi đôi ta ở cách xứ
Cách xứ đường xa mới nỗi sầu
Trăng xinh trên trời thật cao cao
Trăng sáng chói lọi sáng biết bao
Năm sắc cầu vồng đều có đủ
Rọi khắp nơi chẳng sót chốn nào
Tiễn trăng về trời, tiễn trăng về
Đêm nằm trằn trọc dạ đê mê
Thứ nhất lo trăng về không lọt
Thứ hai thâm tâm thật não nề.
Nguyễn Xuân Toàn ST
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.