- Đang online: 2
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 19238
- Tổng truy cập: 3,370,102
Xóm Hoàn Châu và mỘt dòng hỌ Ở Trà Kiệu. 574
- 333 lượt xem
Xóm Hoàn Châu và mỘt dòng hỌ Ở Trà Kiệu.
Nguyễn Trường Hùng
Hoan Châu tên chung của vùng (Xứ Nghệ) cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng – sông Lam. Núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh.
Bộ Hoài Hoan là tên gọi vùng đất tương đương với Diễn Châu khi xưa, ở phía bắc tỉnh Nghệ An. Bộ Cửu Đức là tên gọi vùng đất tương đương với phần nam của tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, tức đất Hoan Châu thời nhà Đường
Cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713). Khởi nghĩa nổ ra tại Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn (Nghệ An). Tương truyền lúc đó ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho nhà Đường, đã kêu gọi các phu gánh vải nổi dậy chống quân Đường. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đều thống nhất: sưu cao, thuế nặng là nguyên nhân khiến nhân dân nổi dậy chống lại ách đô hộ nhà Đường, nổi bật là khởi nghĩa Hoan Châu. Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị, biết chọn thời cơ, không phải một cuộc bạo động. Chuyện “cống vải” là một chi tiết của truyền thuyết, không thể và không phải là nguyên nhân chính nổ ra cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc do Mai Thúc Loan lãnh đạo.
Tương truyền từ sau cuộc khởi nghĩa này, nhà Đường không bắt dân An Nam đô hộ phủ nộp cống vải quả hằng năm nữa
Vùng đất Trà Kiệu, xóm Hoàng Châu, thôn Trà Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam này có một người con của đất Hoan Châu về định cư lấy nơi đây làm quê hương thứ hai của mình đó làThái tử (Lý Hòa) Mạc Cảnh Huống, cháu nội của Thái tổ Mạc Đăng Dung, con của vua Thái tông Mạc Đăng Doanh.
TOÀN CẢNH KHU VỰC HOÀNG CHÂU, TRÀ KIỆU NĂM 1930.
(ảnh Anton Nguyễn Trường Thăng)
Mạc Đăng Lượng là hậu duệ đời thứ 11 của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, là bậc chú của Thái tổ Mạc Đăng Dung, là con trưởng của cụ Mạc Đăng Trắc và cụ bà Đậu Thị Minh. Mạc Đăng Lượng đậu tiến sĩ năm 17 tuổi, làm quan dưới triều Hậu Lê được phong tước Quận công, dưới triều Mạc ông được phong là Phó Quốc vương. Năm 1535 ông cùng em trai là Mạc Tuấn Ngạn phụng mệnh Thái tông Mạc Đăng Doanh vào trấn thủ đất Hoan Châu (Nghệ An), đóng đại bản doanh tại vùng Đô Đặng (tức các xã Nam- Bắc- Đặng của huyện Đô Lương ngày nay). Lúc này Mạc Cảnh Huống lên 7 tuổi theo ông Nội chú là Mạc đăng Lượng về ở đất Hoan Châu.Năm 1564, Mạc Cảnh Huống thành lập gia đình với bà Nguyễn Thị Ngọc Dương là em giá phu nhân Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng. Và như vậy, Mạc Cảnh Huống và Nguyễn Hoàng là anh em bạn rễ
Năm 1600 Trịnh Tùng bình định được nhà Mạc xưng Bình An Vương. Nguyễn Hoàng bỏ vào Nam dựng nghiệp riêng. Năm 1568, dưới thời vua Mạc Mậu Hợp, Mạc Cảnh Huống quyết Định đưa gia đình vào Đàng Trong. Theo gia phả của chi phái họ Mạc ở làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, thì Mạc Cảnh Huống vào Thuận Hóa để theo nhà Nguyễn chống lại chúa Trịnh.
KHU HOANG CUNG VƠI ĐỀN THÁP ĐANG KHAI QUẬT VÀO NĂM 1927-28
(Hiện nay là phía sau Nhà ông Ông Nguyễn Trường Mỹ và nhà thờ Mạc Nguyễn Trường tộc)
(ảnh Anton Nguyễn Trường Thăng)
Lịch sử cũng như gia phả dòng họ Mạc không cho biết nhiều thông tin tại sao một người vốn xuất thân từ hoàng tộc nhà Mạc lại chọn con đường phò tá một nhân vật vốn thuộc phía đối địch với nhà Mạc như Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng. Mạc Cảnh Huống cũng như anh ruột mình là Khiêm vương Mạc Kính Điển (?-1580), có tài năng trong lĩnh vực quân sự. Sau khi nhà Mạc thất thủ, người con gái của ông là quận chúa Mạc Thị Giai cung em gái mình là bà mạc thi Lâu rời bỏ quê hương vào đất phương Nam lúc 15 tuổi, vào năm 1593 để tìm người chú ruột là Mạc Cảnh Huống.
Phải chăng đây là “cảnh huống”( tình huống xảy ra trong một hoàn cảnh nhất định) là Hoàng tử Mạc Lý Hòa đổi tên thành Mạc Cảnh Huống? Từ “mạc cảnh huống” diễn nôm nghĩa là: Đơn giản là hoàn cảnh.
Tháng 6 năm Quý Sửu (1613), chúa Tiên Nguyễn Hoàng mất, các quan vâng di chiếu tôn Nguyễn Phúc Nguyên làm (Con rễ Mạc Canh Huống)Thống lãnh Thuỷ bộ Chư dinh kiêm Tổng Nội ngoại Bình chương Quân quốc Trọng sự Thái bảo Thụy Quận công
Lúc này gia đình Mạc Cảnh Huống mới vào Quảng Nam, ban đầu gia đình ở (Xuyên Mỹ ( Duy An hiện nay) Nhưng do một năm sau đó lụt lớn, Mạc Cảnh Huống dùng thuyền đi thị sát và đến vùng Trà Kiệu nhì thấy cảnh trí hài hòa dân cư hiền hòa ông chuyển gia đình về Trà Kiệu đinh cư tại xóm Hoàng Châu hiện nay.
Từ năm 1627 đến năm 1633, quân Nguyễn và quân Trịnh đánh nhau qua lần thứ nhất Mạc cảnh Huống lúc đó là Thống binh (Tương đương với Tổng than mưu trưởng ngày nay) chỉ huy đạo quân của Chúa Nguyễn. Giáo sỹ Cristoboro Borri đã hết lời ca ngợi tính ưu việt của quân đội Đàng Trong dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên: “Như vậy, trên đất liền cũng như trên biển, vang dội tên tuổi quang vinh, làm vẻ vang cho quân đội Đàng Trong.[1]
Sau nhiều năm đánh nhau Họ Trịnh không thể tiến vào chiếm Thuận Hóa nên tập trung diệt tàn dư nhà Mạc ở Cao Bằng dứt họ Vũ ở Tuyên Quang củng cố địa bàn Bắc Bộ. Họ Nguyễn không thể ra Thăng Long nên dồn sức diệt Chiêm Thành, lấn sang Chân Lạp để mở mang bờ cõi vốn nhỏ hẹp về phía nam.
Năm 1930 Bà Mạc Thị Giai mất, Năm 1631 con trưởng của Sãi vương là Nguyễn Phúc Kỳ qua đời, con thứ hai là Nguyễn Phúc Lan được làm Thế tử, con thứ tư là Nguyễn Phúc Anh ra thay Kỳ trấn giữ Quảng Nam. Anh bất mãn vì không được lập làm thế tử, cho nên mưu thông đồng với chúa Trịnh Năm 1634 Nguyễn Phúc Nguyên mất.
Tình hình nội bộ Chúa Nguyễn rối ren, quân trịnh ngày càng mạnh. Năm 1638 lúc này Mạc Cảnh Huống đã 96 tuổi và xin về hưu và ông dựng một ngôi chùa nhỏ trên Hòn Non Trược với tên là Bửu Châu sơn tự để tu theo Nguyên lý Nhà Phật.
Năm 1642 em gái bà Mạc Thị Giai là bà Mạc Thị Lâu có chồng là Quốc sư Võ Qưới Công cũng xin về tu cùng ông, do quan niệm và phòng tránh những bất trắc ông xây cho bà ngôi chùa riêng là Thanh Tịnh[2] (Nghĩa là im lặng) ở gần nhà thờ tộc để tu hành (Nay là chùa Trà Kiệu). Thời gian khu vực này có nhiều chuyện hoang đường làm cho dân cư hoang mang như những hồn ma người Hời (Chăm) về quấy rối, chuyện vàng Hời nổi nhưng không lấy được, nhiều vụ treo cổ, ma giấu, nhà tự nhiên cháy,xuất hiện nhều bênh lạ…. theo chỉ đạo của ông dựng Miếu thần Hoàng để hộ quốc tý dân (hộ nước giúp dân) thờ các bật tiền bối khai đất theo tục lệ đât Hoan Châu (Nghệ An)…và trấn iểm các tà thần quỷ dữ. Theo các bô lão trong làng thời điểm này Đình làng là nơi Nhà thờ Nguyễn thành hiện nay?
TOAN CẢNH HOAN CHÂU NĂM 1927 NHÌN TỪ NHÀ THỜ NÚI
(ảnh Anton Nguyễn Trường Thăng)
Nói vê làng Trà Kiệu được lập vào năm 1471, khi vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497) thân chinh đánh Chiêm, lập đạo Thừa tuyên thứ 13 Quảng Nam, rồi ban hành chính sách di dân lập ấp. Thời đó, 13 vị tiền hiền của làng gồm các tộc Lê – Lưu – Đinh – Nguyễn từ vùng đất Thanh – Nghệ – Tĩnh đã dừng chân tại huyện Hy Giang, phủ Thăng Hoa, thuộc Đạo thừa tuyên mới thành lập, rồi hoạch định chương trình thác thổ khai cương, chiêu dân lập ấp.
Nhưng khu vực xóm Hoàng Châu (dường như hiện nay ở làng Trà Kiệu mà có thể cả Miền Nam chỉ có xóm Hoàn Châu là có tên xóm, có Đình, Chùa, Miếu, và nhà thờ Hương Nhơn. Các cơ quan văn hóa, bảo tồn, bảo tàng cần quan tâm đến việc này) ngày nay bao gồm từ trong thành đến bờ suối, từ Xóm Củi giáp Duy Trung hiện nay đên hết Nhà Thờ Lớn là địa bàn của xóm Hoàn Châu là khu vực của gia đình ông Thống binh Mạc Cảnh Huống sau khi Nguyễn Phúc Nguyên lên ngôi chúa thì dòng họ Mạc Cảnh Huống được mang họ Chúa đây là vinh dự không thể từ chối, là tình thế tình huống không thể thay đổi, mặc khác để tránh sự truy sát của Lê – Trịnh dưới chiêu bài phù Lê diệt Mạc( Lúc này là đổi họ Nguyễn Hữu)
Tất cả các dòng họ trước đây Lê – Lưu – Đinh – Nguyễn là dân đinh đều phải ở ngoài Thành trừ một số công thần của Chúa Nguyễn, bởi thế lực gia đinh ông Huống rất lớn mà dân địa phương lúc đó không dám gọi tên mà nói là “của ông Hóng”, “giàu như ông Hóng”, “nói như ông Hóng”…nhất là khi có lăng mộ của Bà Mạc Thi Giai ở Chiêm Sơn, mỗi lần Chúa, hay quan đến thăm Lăng Bà thì phải qua Tư Dinh của Mạc Cảnh Huống và không được đi ngựa, kiệu. Ông đặt tên cho xóm này là Hoan Châu để nhớ về vùng đất Hoan Châu và của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu như đã trình bày trên. Phải chăng ông còn nuôi tham vọng phục hưng Triều Mạc?!
Chùa Thanh Tịnh ngày nay (Chùa Trà Kiệu)
Qua thời gian, từ Hoan Châu biến âm thành Hòn Châu, Hoàn Châu, rồi Hoàng Châu cho đến ngày nay.
Trong gia tộc họ Mạc Cảnh Huống (Nguyễn Trường) cũng có nhiều biến động doVợ Quan Trấn Thủ Phú Yên là Mạc Cảnh Vinh ( Nguyễn Phước( hữu) Vinh con trưởng của Mạc Cảnh Huống là công chúa Ngọc Liên – trưởng nữ của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã lãnh nhận bí tích rửa tội theo đạo công giáo năm 1636 với thánh hiệu là Maria Mađalena cùng với 50 người trong Hoàng tộc trong khi đó Chúa Thượng (Nguyễn Phước Lan, 1635-1648) đã có Sắc Chỉ năm 1639 và 1644 về việc cấm đạo, nhưng lúc này Công chúa Ngọc Liên theo chồng làm quan trấn thủ Phú Yên. Nơi đây bà đã tổ chức Lễ rửa tội cho Á Thánh Andre Phú Yên[3].
Đến năm 1639 Đại NamThực lục viết: “Vợ lẽ cố Hoàng tử Kỳ là Tống Thị vào yết kiến. Tống Thị có vẻ xinh đẹp, khéo ứng đối, từng nhân việc vào ra mắt, đem tình trạng đau khổ kêu xin và xâu một chuỗi (ngọc) bách hoa để dâng. Và từ đó gian díu với em chồng là Nguyễn Phước Lan. Đó là một người đàn bà có một không hai trong lịch sử, một người gian dâm gieo hoang tàn trong phủ chúa, giết hại người vô tội. Sự loạn luân của Tống Thi trước đạo đức mẫu mực của Công Chúa Ngọc Liên làm cho Tống Thì tức tối đã khích Nguyễn Phúc Lan bắt bà vào cuối năm 1663, bà bị bắt cùng với một số đông giáo dân tỉnh Quảng Nam. Trong số 100 người, tất cả đều chối đạo trừ 5 phụ nữ trong đó có bà Maria, 4 người là thường dân thì bị voi dày, còn bà vì thuộc huyết thống nhà chúa nên người ta nhốt bà để cho bà chết đói chết khát., nhưng rồi vì khát quá bà đã xin gặp quan trấn và bà đã chối đạo. Năm 1665 bà mất do trọng [4]
Sau nạn dâm nữ Tống Thị và sự phản đối mảnh liệt của gia đình Mạc. Gia đình Mạc Cảnh Huống bị ruồng rẽ, các tộc họ trong làng nỗi lên chống phá dưới chiêu bài Phù Lê diệt Mạc .Một số bà con thân tộc học Mạc theo Mạc Cảnh Huống vào Nam theo đạo đều tìm cách đổi họ, phần đông là họ Huỳnh ( chữ Hán gần gống chữ Mạc), và di cư lên miền núi, hoặc đổi họ thàng Nguyễn Đăng, Nguyễn Bá… Hiện nay tại xóm công giáo Cồn Dầu Đà Nẵng có họ Huỳnh thuộc họ Mạc. Từ đây dòng học Mạc Cảnh Huống bắt đầu suy thoái. Năm 1677 Mạc Cảnh Huống qua đời hưởng thọ 135 tuổi với Phật hiêu “ Thuyền Cảnh Chân Tu” (Bậc chân tu của con thuyền chở hoàn cảnh)
Đến thời Chúa Hiền Vương (Nguyễn Phước Tần, 1648-1687 Chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát, (1725-1765) Vấn đề cấm đạo làng khốc liệt .
Đình Ngũ xã Trà Kiệu, nơi thờ Khai quốc công thần Thông Binh Mạc Cảnh Huống
Chính sự họ Nguyễn ngay từ thời Nguyễn Phúc Khoát đã gây những ảnh hưởng tiêu cực cho dân chúng. Năm 1741, Phúc Khoát ra lệnh truy thu thuế của cả những người bỏ trốn. Tới năm 1765 lại có lệnh truy thu thuế còn thiếu của 10 năm trước.
Sang thời Trương Phúc Loan nắm quyền, dân Đàng Trong càng bị bóc lột nặng nề hơn. Loan nổi tiếng là tham lam, vơ vét của công, mua quỵt của các thương nhân nước ngoài. Có đợt sau trận lụt, nhà Loan bày vàng ra phơi “sáng chóe” cả sân..
Tây Sơn Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Nhạc phất cờ nổi dậy . Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Chăm… Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo đã cổ động dân đinh trong làng nỗi dậy cướp phá. Sau nay lấy danh nghĩ phù Lê diệt Trịnh, phù Lê – diệt Mạc Tây sơn đã toàn thắng năm1788 và xưng vương.
Miếu Thành hoàng xóm Hoan Châu còn sót lại
Được cơ hội Tây Sơn là những người thiểu số và dân nghèo nổi dậy tàn phá tất cả những gì thuộc về Chúa Nguyễn, Lăng Bà Mạc Thị Giai ở Chiêm Sơn cũng bị xâm phạm, gia tộc Mạc Cảnh Huống bị bài xích, một số dòng họ trong làng tranh thủ thời cơ đập phá kể cả lang Mạc Cảnh Huống, bài vị cũng bị ném ra ngoài, ngôi đền Trung Nghĩa nơi thơ Mạc Cảnh Huống cũng vị trưng thu làm đĩnh xa không cho thờ Mạc Cảnh Huống trong đình vì họ cho răng Mạc Cảnh Huống là quan võ chỉ đáng gát cổng… dòng họ phải đêm bài vị về nhà thờ tộc đê bảo tồn
Sau cái chết của Toàn trung hầu Nguyễn Phước Tao hiện nay mộ còn trên đỉnh Chóp Xôi cạnh thủy điện Duy Sơn. Để bảo tồn dòng họ, những người trong gia tộc đổi họ Nguyễn (Phúc) Hữu thành Nguyễn Trường để tránh sự trả thù của Tây Sơn và sự phẩn nộ kích động của dân địa phương. Từ đây họ Nguyễn Trường ít xuất hiện …..
[1] Theo tài liệu của Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes)
[2] Chùa này đặc biệt là Trụ tri luôn là nữ giới, Nam giới trụ trì thường phạm giới và hoàn tục.
[3] Tài liêu Công giáo “Người làm chứng thứ nhất”
[4] Có lẽ hợp lý hơn khi trong gia phả Nguyễn Trường (chép lại năm Minh Mạng 13) ghi là bà mất cùng chồng do ngư lôi nổ trong quá trình đi thị sát đầm Ô Loan) Vì trong gia phả có đoạn:
“Đến năm Khánh Đức 4 (Nhâm Thìn), Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần sai Trấn Biên dinh Thanh Lộc hầu Nguyễn Phước Vinh đem binh tướng vào Đồng Nai với danh nghĩa “đón Giao Ba, diệt Xí Nhật”. Vợ Xí Nhật bèn giết chết Xí Nhật (Xí Nhật là anh rể Giao Ba), đón em Giao Ba lên ngôi. Chiêm Thành thấy binh mã của Chúa Nguyễn hùng mạnh nên phải bó tay xưng thần, không dám động binh. Thế là Chúa Nguyễn đã thành công đối với cả hai nước Chiêm Thành và Cao Miên. Năm Quý Tỵ (1653), Trấn Biên dinh Thanh Lộc hầu Nguyễn Phước Vinh trở về lại triều. Năm sau, Giáp Ngọ (1654), ngày 3 tháng Giêng ông qua đời, hưởng thọ 76 tuổi. Ông và bà Nguyễn Thị Ngọc Liên sinh hạ được một trai là Đội trưởng Toàn Trung hầu Nguyễn Phước Tao. Nguyễn Phước Tao lấy bà Nguyễn Thị Quyết sinh hạ ra Đội trưởng Huề Nguyễn Phước Lân. Nguyễn Phước Lân lấy bà Lê Thị Hán sinh hạ Chánh đội trưởng Nguyễn Trường Phương….”
Tháng 12/2012
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.