- Đang online: 3
- Hôm qua: 655
- Tuần nay: 16020
- Tổng truy cập: 3,369,254
XÂY LẠI CHÙA TRÀ PHƯƠNG CÓ NÊN KHÔNG?
- 313 lượt xem
XÂY LẠI CHÙA TRÀ PHƯƠNG CÓ NÊN KHÔNG?
Bia tu tạo Bà Đanh tự
Thái Hoàng Thái Hậu
Khiêm Thái Vương cúng 10 lạng bạc. Lị Vương, Thuận Vương cúng 5 lạng bạc. Vinh Quốc thái phu nhân 9 lạng 5 tiền. Tĩnh quốc thái phu nhân 10 lạng. Bảo gia thái trưởng công chúa tiền 10 quan. Phúc Nghi thái trưởng công chúa 1 lạng 8 tiền. Thọ Phương thái trưởng công chúa 2 lạng 8 tiền. Phúc thành thái trưởng công chúa. Sùng Quốc công 5 lạng. Văn Quốc công 9 lạng 5 tiền Ninh Quốc công 2 lạng, Triều Quận công 1 lạng. Phú Quận công 1 lạng. Trịnh Quận công gỗ lim 2 cây. Ngạn Quận công 1 lạng. Khang Quận công 1 lạng. An Quận công 1 lạng, khuyên tai 1 đôi . Vị Quận công 1 lạng, khuyên tai 1 đôi . Dương Quận công 1 lạng. Tuy Quận công 1 lạng, Thanh Uy hầu 1 lạng. Dựng bia ngày 26 tháng 8, năm Thuần phúc sơ niên 1565)
Ruộng tín thí:
Ngày 8 tháng 10 nhuận năm Bính Dần, Thái Hoàng Thái Hậu có ruộng của bản điện được cấp và mua mới tất cả là 1 mẫu 9 sào cúng vào chùa Bà Đanh làm của Tam Bảo. Kê: Một mảnh xứ Ngoại Tổ Cội 1 mẫu 9 sào tại xã Lan Ổ, huyện An Lão: Phía Đông gần ruộng của cố Hương La hầu Vũ Trụ, Tây gần ruộng An Lộc bá Vũ Du Mỹ, Nam gần chằm, bắc gần đường. Phần trên có bia ruộng cúng tiến làm của Tam Bảo, giao cho chùa để tiện cày cấy và khói hương thờ Thánh. Nếu ai mai táng lên ruộng, phá hoại ruộng di chuyển bia ruộng đều bị chư Phật chiếu xét, tru di ba đời. Nay thề nguyện.
Bia khắc năm 1566 khổ 0,65 x1,10 m, hai mặt có khoảng 300 chữ Nho . Chạm mặt Trời, rồng chầu, dây leo, cánh sen.(1)
Theo văn bia dựng năm Thuần phúc sơ niên 1565 Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ người làng Trà, cùng các thân vương nhà Mạc hưng công xây chùa.
Diện tích chùa khoảng 250 x 250 m, ở làng Trà Phương, xã Thuỵ Hương, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng. Trước cửa chùa là đầm rộng hàng trăm mẫu, vết của sông bị bồi. Là một danh thắng của xứ Đông về kiến trúc và phong thuỷ, được người từ xưa đến nay ca ngợi.
Chùa có nhiều hiện vật, văn hoá nhà Mạc, nhà Nguyễn, hệ thống tuợng Phật được tạc khắc rất tinh sảo, đặc biệt có hai pho tượng đá xanh Hoàng đế Mạc Đăng Dung và Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, nay thờ ở bên phải, bên trái thờ Tam toà Thánh Mẫu. Phía Đông là nơi thờ tổ trong đó có thờ một vị quan nhà Mạc và ông Tây chồng bà Dĩnh có công xây chùa.
Năm 1936 – 1938 bà Ngô Thị Dĩnh người làng Trà cùng chồng là Giám đốc đài thiên văn Phù Liễn (người Pháp) hưng công vạn bạc sửa chùa nên có thêm kiến trúc thời Nguyễn.
Bằng tiền của mình nhưng bà vẫn khiêm nhường, xây lại chùa nguyên trên nền cũ do Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn và các thân vương nhà Mạc đã dựng từ xưa.
Năm 2004 hoà thượng Thích Quảng Mẫn dùng tiền của thập phương đảo ngói, tô tượng, lát nền… tôn thêm vẻ đẹp của chùa. Nên năm 2007 được chính quyền đương đại công nhận là: “Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia”. Tôi hay tham quan, thấy chùa làng Trà đẹp, nhất là tượng và đồ thờ, lại mới được trùng tu kiến trúc còn tốt.
Tại sao có người muốn phá chùa cổ, xây chùa mới, hoành tráng hơn. Liệu có đạt được kiến trúc chuẩn mực không? Hay lại lòe loẹt đến mức sơn màu lòe loẹt cho các pho tượng ở chùa Thiên Phúc ở Hòa liễu cùng huyện.
Liệu họ có hiểu về thuyết phong thủy?
Liệu họ có hiểu chùa Trà là “Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia” Thì xây sửa chùa này cần những thủ tục pháp lý gì?
Ôi nước tôi, chùa miếu thâm nghiêm biết bao ngôi đã bị người nay xâm phạm, chùa làng tôi là: “Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia” liệu có bị hủy hoại như nhiều di tích được thông tin đại chúng đưa không? Chùa làng tôi đang bị uy hiếp, tôi nghĩ đến ý tưởng của một số người thật hãi hùng như vừa qua cơn ác mộng.
Xét về phong thủy người xưa đã không dám để cổng vào chính giữa cửa chùa chính vì sát khí hướng Tây rất lớn, phía Đông sau chùa có 3 ao của cụ Nguyễn Công Cán theo chiều Đông – Tây hình như con dao, ao phía Tây rất sâu có phải do thời Lê- Trịnh đào để triệt Mạc như các cụ kể.
Do vậy chỉ nhà sư tận tâm theo Phật, mới trụ trì được chùa này.
Tại sao từ đầu thế kỷ XX tại chùa này có nhiều người chết bất thường, người trần không lý giải hết?.
Trà Phương Tiết Thanh Minh năm Nhâm Thìn – Nguyễn Công Kha.(2)
(1)– Văn bia thời Mạc – Phó giáo sư,tiến sĩ Đinh Khắc Thuần.
(2) – Nuitraphuong. Blog
Viết bình luận
Tin liên quan
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.