- Đang online: 4
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 18668
- Tổng truy cập: 3,369,943
Trên Cố đô Dương Kinh Khi Nhà Mạc đi vào lịch sử 620
- 182 lượt xem
Trên Cố đô Dương Kinh Khi Nhà Mạc đi vào lịch sử
Lãnh đạo Trung ương về dâng hương và trồng cây lưu niệm tại Vương triều nhà Mạc.
Một triều đại lịch sử hào hùng
Trong lịch sử các Triều đại phong kiến Việt Nam còn ghi rõ: Mạc Thái tổ, ông sinh ngày 23/11/1483 – mất ngày 22/08/1541. Là người sáng lập ra triều đại nhà Mạc, Nhà vua mạc Đăng Dung sinh ra và lớn lên tại làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, Phủ Kim Môn, trấn Hải Dương (nay là xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), là cháu đời thứ 7 của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (người giữ chức Tể tướng đời nhà Trần). Sử ghi: thủa trẻ, Mạc Đăng Dung có một sức khỏe phi thường, tướng mạo khôi ngô, ăn như hổ, đi như rồng. Sau đó, Mạc Đăng Dung thi đấu võ đã được sung vào đội ngự lâm quân. Năm 29 tuổi (1511), ông được phong tước Vũ Xuyên Bá. Năm 1516, được cử làm trấn thủ Sơn Nam. Qua 3 đời nhà Lê, Mạc Đăng Dung “thăng quân hàm” Thái sư nhân quốc công rồi đến An Hưng Vương. Cũng vào thời kỳ này, Triều Lê suy tàn. Nhà vua Lê Tương Dực (1510 – 1516) quản lý triều đình hết sức yếu kém, nội bộ rối ren. Nhà vua ham chơi bời, lười nhác việc triều đình, việc nước bỏ bê, bên ngoài, kẻ thù phương bắc cũng như nạn giặc cướp nổi lên khắp nơi, nhân dân lầm than, khiếu kiện kêu khóc. Trong đám “giặc cỏ” đấy có “gã” Trần Cao cầm đầu một băng nhóm mạnh nhất. Trần Cao tụ tập khá đông đàn em, lập hẳn thành “quân đội” riêng với âm mưu “đảo chính”, cắt đất lập căn cứ riêng. Quân do thám báo về rất căng thẳng nhưng Lê Tương Dực mải chơi bời, không để ý đến. Một tướng là Trịnh Duy Sản vốn bất mãn với nhà vua và sinh lòng đố kỵ. Vào một đêm của năm 1516, biết Lê Tương Dực đang “hú hí” với mỹ nữ trong cung điện, gã này đã đem quân vào chém chết Lê Tương Dực ngay trên gường và sau đó Sản lập lên vua khác. Cũng từ năm 1516 đến năm 1527, triều đại nhà Lê liên tục thay vua vì cứ vua nào không có lợi cho một số quan là bị “khử” chết, thay vua khác, kinh thành và triều đình hết sức hồn loạn, quan tham thi nhau đục khoét, vơ vét. Năm 1527, thấy sự yếu ớt, bất lực trước nạn loạn thần, loạn triều ở Kinh thành Thăng Long, Mạc Đăng Dung đã dẫn quân từ Cổ Trai về kinh đô dẹp loạn. Sau một thời gian truy sát, hàng loạt quan tham bị chém chết, nạn kiêu binh, cướp bóc giảm hẳn. Nhiều băng đảng, phe phái trong triều đình bị thanh trừng. Trước tình hình đó, nhà vua Lê Cung Hoàng (còn trẻ) đương kim Hoàng đế hãi quá và bất lực đã chủ động nhường ngôi cho ông Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung hùng dũng lên ngôi vua, lập nên vương triều nhà Mạc, lấy hiệu là Minh Đức.
Trao đổi với chúng tôi, Ông Ngô Minh Khiêm, Trưởng Ban Quản lý di tích khu Vương triều nhà Mạc tại huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng cho biết: “Trong chiếu nhường ngôi từ nhà Lê cho Nhà Mạc đã khẳng định rõ: Từ cuối đời Hồng Thuận gặp lúc đất nước nhiều nạn, Trịnh Trung lập kẻ nghịch lên ngôi, lòng người lìa tan, trời cũng không giúp, lúc ấy thiên hạ không phải của nhà Lê. Ta (cung đế) bạc đức nối ngôi, không gánh nổi mệnh trời và lòng người hướng về người có đức. Nay, thái sư An Hưng Vương Mạc Đăng Dung là người có trí đức, tư chất thông minh, đủ tài văn võ, bên ngoài đánh dẹp, bồn phương đều phục, thiên hạ thái bình, người người quy phục. Theo lẽ trời, ta nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung”. Như vậy, việc Mạc Đăng Dung lên ngôi là thuận theo ý muốn mong mỏi của vua Lê khi thấy mình sức yếu quá rồi.
Phát triển kinh tế, trọng dụng người tài
Sau khi lên ngôi vua ngày 15/06/1527, lấy niên hiệu Minh Đức, Nhà vua Mạc Đăng Dung đã lấy cốt lõi phát triển kinh tế làm mục tiêu cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh. Để ổn định kinh tế, ông cho đúc tiền lấy tên Thông Bảo. Ông đưa ra một số quy chế về ruộng đất gồm: Bình điền, quân điền dựa trên các quy chế có từ thời Hồng Đức (Lê Thánh Tông) nhưng chưa được phát huy triệt để. Mạng lưới giao thông cũng được mở rộng, hàng loạt các cây cầu được mở dọc theo hướng bắc – nam trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Với nền an ninh tốt, kinh tế hàng hóa lúc này được phát triển rực rỡ. Hàng loạt các đô thị, cảng biển, cảng sông, chợ được mọc lên như nấm sau mưa. Bởi thế mới có câu: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến” để nói về sự trù phú, phát triển thuận lợi trong nhiều lĩnh vực của thời kỳ này. Nhiều nghề thủ công mỹ nghệ, gốm sứ như Bát Tràng, Chu Đậu… đua nhau mọc lên như hoa nở mùa xuân để phục vụ cho đời sống của bà con. Hàng hóa gốm sứ được các thương nhân cho lên thuyền mang sang Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ hay các nước xứ sở “nghìn lẻ một đêm” bán làm hàng hóa tiêu dung. Cũng bởi do nhập nhiều hàng gốm của nước ta nên nghề gốm Nhật Bản cũng đã bắt chước sản xuất nhái theo hàng loạt nên người Nhật gọi là gốm Kochi (Giao Chỉ). Tuy nhiên giá cả chỉ bằng phân nửa so với hàng gốm từ Đại Việt đưa sang…
Không giống như một số triều đại khác, sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, ông không tổ chức các cuộc “thanh trừng” hàng loạt đối với các quan cận thần của vương triều cũ. Ngược lại, Mạc Đăng Dung và các triều đại nhà Mạc sau này đều chú trọng trong việc chiêu hiền đãi sỹ. Trong 65 năm định đô ở Thăng Long, nhà Mạc đã mở 22 kỳ thi hội, lấy đỗ 485 tiến sỹ và 13/49 trạng nguyên. Nhiều danh sỹ thời nhà Mạc còn lưu truyền đến muôn đời như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thừa Hưu, Bùi Khắc Đốc…
Xây dựng cho muôn đời sau
Tìm đến Vương triều Nhà Mạc được xây dựng tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, chúng tôi thấy: một khu công trình văn hóa đồ sộ đã được xây dựng ở đây với hàng loạt các tòa nhà xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ. Vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, đá và gạch nên khi nhìn vào đây, mọi người có thể liên tưởng đến một hoàng cung thủa nào của một triều đại. Với đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu của một công trình văn hóa lịch sử. Phía trong hậu cung, Ban quản lý đặt năm pho tượng giát vàng của 5 nhà vua đã trị vì trong 65 năm ở kinh thành Thăng Long. Cũng chính 5 vị vua này đã góp phần không nhỏ cho việc hưng thịnh của kinh thành Thăng Long.
Trao đổi với phóng viên, Ông Hoàng Văn Kể, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng, là người được Chính phủ giao cho làm “Tổng chỉ huy” công trình văn hóa này, ông Kể cho biết: Công lao của triều đại Nhà Mạc là điều không phải bàn cãi, đặc biệt trong 65 năm trị vì ở đất kinh thành Thăng Long, 5 triều đại vua Mạc đã đóng góp một nền kinh tế phát triển vượt bậc với nhiều thành tựu to lớn trong thương mại, đời sống người dân. Hàng hóa đồ gốm thời kỳ này được mang đi khắp nơi, thậm chí người Nhật còn làm “nhái” đồ gốm Giao chỉ mà sử sách còn ghi. Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hải Phòng đã nghiên cứu, lập quy hoạch để xây dựng “cố đô Dương Kinh”. Tiếp đó, chúng tôi đã tiến hành xây dựng Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc, đây có thể gọi là “cốt lõi” của quần thể di tích Dương Kinh. Sau gần hai năm xây dựng miệt mài, cho đến nay, Công trình này đã cơ bản hoàn thành đúng tiến độ. Ngày khánh thành, có hàng vạn người dân từ trong và ngoài nước đổ về đây dâng hương tưởng niệm. Nhiều nhà lãnh đạo, nhà sư nổi tiếng thế giới cũng đã đến đây.
Ông Đỗ Xuân Trịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy cho biết: để di tích không thành phế tích, chúng tôi sẽ cố hết sức mình để Khu vương triều nhà Mạc thật huy hoáng. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch hành động 10 năm. Hàng năm, các ngày đại lễ, các sự kiện trọng đại sẽ được tổ chức tại đây và tái hiện một cách sinh động, văn hóa và đậm đà bản sắc.
Rời cố đô Dương Kinh, đô thị ven biển đầu tiên của nước Đại Việt đã được phục dựng lại, chúng tôi thấy không khí khẩn trương, tích cực của tất cả các cán bộ địa phương nơi đây, tất cả họ, vì sự phát triển và giữ gìn bản sắc của dân tộc, của một triều đại có công với lịch sử mà cần phải phát huy bản sắc của nó.
Cố giáo sư Trần Quốc Vượng trong một lần khảo sát cố đô Dương Kinh
Khai quật di tích Dương Kinh.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.