- Đang online: 1
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 17385
- Tổng truy cập: 3,369,479
SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG CỦA ÔNG HOÀNG THIẾU PHỦ TRONG BÀI “CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ” VÀ “CƯỜI VỚI ĐẦU GỐI”
- 586 lượt xem
Hà Nội ngày 30-4-2015
Kinh gửi:
-Ban Thường trực Hội đồng Mạc tộc Việt Nam
-Ông Tổng biên tập MacToc.com
-GS Mạc Đường, chủ tịch HĐMT T/P HCM
-Ông Mai Quốc Liên, TBT báo Hồn Việt
(Kính nhờ các ông cho đăng hoặc can thiệp cho đăng bài này lên báo Hồn Việt, trang mạng mactoc.com, và các phương tiện thông tin khác
SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG CỦA ÔNG HOÀNG THIẾU PHỦ TRONG BÀI “CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ” VÀ “CƯỜI VỚI ĐẦU GỐI”
1- Phong cách bịa đặt không dựa vào tư liệu lịch sử không xứng đáng với nội dung lịch sử nghiêm túc
Ông Hoàng Thiếu Phủ (Hoàng Phủ Ngọc Phan) viết về một vấn đề lịch sử, về một nhân vật lịch sử có thật: Mạc Đăng Dung, ông vua mở đầu một triều đại có ba thời kỳ lịch sử (242 năm), với 12 đời vua và một đời chúa lớn (chẩu luông) kế nghiệp; bàn về một chính sách nghiêm túc của Nhà nước, đặt tên đường phố cho các danh nhân. Đây là một nội dung nghiêm chỉnh, phải được chứng minh bằng tư liệu lịch sử, mà phảỉ là tư liệu cập nhật, chính xác và chính thống. Trong lúc đó tác giả đã dùng một lối viết tưởng tượng, được gọi là “tạp văn”, bịa ra một ông thầy giáo, vài ba học sinh phổ thông không có thật, cùng nhau xúm vào chửi bới nặng nề và thô bỉ.
Tính chất bài viết này không hợp với sự thật lịch sử, không đáng được dùng để bàn về một nội dung nghiêm cẩn là đánh giá người sáng lập và đứng đầu một vương triều, không đáng dược đăng lên báo chí chính thức. Đó là chưa nói đến các luận điệu xuyên tạc, vu khống của ông Phan, mà chúng tôi sẽ trình bày tiếp theo.
Trong lúc đó việc nghiên cứu nhà Mạc đã có hàng kho tư liệu, đặc biệt là dưới ánh sáng Đổi Mới, các nhà nghiên cứu đã bỏ rất nhiều công sức sưu tầm, nghiên cứu, hội thảo, biên soạn nhằm mục đích đem lại công minh lịch sử. Sau đây là liệt kê số tư liệu trong một số sách chính về nhà Mạc:
Số | Tác giả | Tên sách | Số tư liệu | Năm XB |
1.
2. |
-Đinh Khắc Thuân
-Trần Thị Vinh |
Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia
Nhà Mạc và thời đại nhà Mạc |
292
316 |
2001
2013 |
Phương pháp ông Phan đã dùng rất nguy hiểm. Lòng đầy hận thù, ông ghét bất kỳ ai lập tức có thể dựng lên một ông thầy, nay ôngThắng, mai ông Bại và vài học sinh vô danh, cùng thầy chửi bới, gắn thêm vào tên vài tài liệu lịch sử bất kỳ, rồi đưa lên báo. Thế là nhiều người bị xúc phạm nặng nề, mất danh dự, còn ông và đồng bọn hả hê. Hãy hết sức cảnh giác và cần ngăn chặn ngay cái trò này của ông ta, tránh gây họa cho nhiều người lương thiện.
2. Suy luận võ đoán, buộc tội vu vơ
Không thèm quan tâm đến sự cố gắng bền bỉ của các nhà nghiên cứu mới, nhằm xóa bỏ oan khuất, bất công mấy thế kỷ đêm trường phong kiến, nhằm đem lại sự công minh lịch sử; ông Phan chửi mắng tất. Ông chia ra làm hai loại như sau:
-Loại nhà sử học kiêu ngạo, tỏ ra hơn người xưa, chạy tội kể công lao Mạc Đăng Dung.
-Loại người khác đánh bóng tên tuổi Mạc Đăng Dung để phục vụ một ý đồ nào đó. Ông Phan viết “Chỉ biết rằng gần đây có một số nhà sử học muốn tỏ ra mình thông thái hơn người xưa nên đã tìm đủ lý do để chạy tội, thậm chí kể công lao của Mạc Đăng Dung. Lại có một số người khác dựa vào lập luận của các sử gia ấy toan tính việc đánh bóng tên tuổi Mạc Đăng Dung chắc là để phục vụ một ý đồ nào đó”.
Thử hỏi ông:
–Nhà sử học nào tỏ ra thông thái hơn người xưa?
–Chạy tội ở đâu?
–Phục vụ ý đồ gì?
Hoàn toàn không có chứng cứ. Luận điệu này dễ dẫn người ta đến tù tội lắm.
Ông H.P.Ngọc Phan (Hoàng Thiếu Phủ) lại đoán mò là, có kẻ nhân cơ hội này đặt thêm tên đường các tướng Tàu. Ông viết “Bởi vậy chúng ta hãy cảnh giác: nếu hôm nay âm mưu đặt tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông không được ngăn chặn thì không chừng có ngày họ sẽ thừa thắng xông lên, đặt thêm những con đường mang tên các tướng Tàu như Mã Viện, Liễu Thăng, Toa Đô, Ô Mã Nhi,…” (in đậm trong nguyên bản)
Hiện đã có một số T/P đăt tên đường phố Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Gia Lai, An Giang, Thanh Hóa, Quảng Ngãi,… Chưa thấy thành phố nào “thừa thắng xông lên đặt thêm những con đường mang tên các tướng Tàu” như ông Phan đoán cả và chắc sẽ không bao giờ xảy ra một cách nhục nhã, như ông Phan nghĩ.
*
Nhận thức lại vai trò, sự đóng góp của Thái tổ Mạc Đăng Dung và của nhà Mạc là cả một quá trình công phu, lâu dài, đặc biệt là 30 năm dưới ánh sáng của đường lối Đổi Mới của Đảng. Trong thời gian đó, nhiều cơ quan, tổ chức, nhiều chính quyền địa phương, nhiều nhà khoa học, nhiều vị hảo tâm,….. đã góp bao công lao tâm huyết, tiền của để lập lại sự công minh lịch sử. Có nhiều địa phương và cơ quan tổ chức hội thảo khoa học như: Hải Phòng, Hà Nội, Cao Bằng, Hải Dương, UBND tinh Vĩnh Phúc, Viện Sử học, Ban Tuyên giáo thành uỷ Hà Nội, Hội Sử học Hà Nội, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội,….. Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước viết bài và sách đánh giá lại công lao của Mạc Thái tổ và nhà Mạc: GS Văn Tạo, GS.VS Phan Huy Lê, GS Trần Quốc Vượng, PGS.TS Đinh Khắc Thuân, Nhà sử học Ngô Đăng Lợi, PGS.TS Trần Thị Vinh, GS Trần Lâm Biền, GS.TSKH Phan Đăng Nhật, Nguyễn Hải Kế, Chu Quang Trứ, TS Chu Xuân Giao, ThSỹ Phan Đăng Thuận, John K. Whitmore (Mỹ), PGS Ngưu Quân Khải (Trung Quốc),….và rất nhiều người khác nữa. Một số Bộ, Vụ, Cục cấp bằng di tích và đầu tư xây dựng cho các di tích nhà Mạc, đặc biệt là đầu tư và cấp đất xây dựng Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc ở Dương Kinh (Kiến Thụy, Hải Phòng).
Tất cả những cơ quan, tổ chức và nhà khoa học trên đây đã bị ông H. P. Ngọc Phan quy tội là “phóng uế vào lịch sử”, “chạy tội”, “có ý đồ”….Thật quá liều lĩnh, xô bồ .
KẾT LUẬN VÀ YÊU CẦU
1.Kết luận
1.1 Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, nhà Mạc đã được nhận thức lại một cách khoa học và khách quan.
Nhà Mạc được khẳng định, không những chỉ là một vương triều chính thống như tất cả các vương triều khác, mà hơn nữa là vương triều có nhiều công lao đối với phát triển đất nước, một vương triều có tư tưởng hợp thời hơn, phóng khoáng hơn, so với tư tưởng Nho giáo (nhất là tư tưởng Tống Nho của thế kỷ 15 trước đó ). Thời nhà Mạc “Cá tính sáng tạo” được tôn trọng. Nó phản ánh một thực tế chính trị-kinh tế -xã hội cởi mở, tôn trọng con người” (Trần Quốc Vượng) “Thế kỷ 16 được coi là thế kỷ mở đầu cho khuynh hướng văn học phi quan phương,…mạch văn học thế sự, phản ảnh hiện thực cuộc sống” (Nguyễn Huệ Chi-Nguyễn Hải Kế).
“Thời Mạc là một thời đại mới của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam”. “cởi mởtư tưởng và khoan nhượng tôn giáo, hỗn dung tôn giáo ” (Trần Quốc Vượng); “dòng nghệ thuật dân tộc đã được kế thừa và phát triển như mở đầu cho một thời kỳ “phục hưng” (Trần Lâm Biền) .
Trên nền tảng tư tưởng, văn hóa vừa nêu, nhà Mạc đã phát triển kinh tế, nhất là thủ công nghiệp, thương nghiệp, nội ngoại thương, trọng nông mà không ức thương, coi như “chấm dứt thời kỳ ức thương” (Trần Quốc Vượng). Và nâng cao đời sống của nhân dân “cổng ngoài không phải đóng, của rơi ngoài dường không ai nhặt” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
Về mặt bảo vệ Tổ quốc, nhà Mạc đứng đầu là Thái tổ Mạc Đăng Dung đã cứu đất nước khỏi một cuộc chiến tranh của nhà Minh năm 1540, mà ta không mất một mũi tên, không tốn một giọt máu. Cuộc chiến tranh này, nếu không được Mạc Thái tổ ngăn chặn sẽ là rất tàn khốc, như chính nhà Minh đã thực hiện trước đó “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”. (Bình Ngô đại cáo)
Trên đây là bản chất vai trò lịch sử của nhà Mạc và Thái tổ Mạc Đăng Dung. Còn những điều như cướp ngôi, đầu hàng “đã bị sử thần nhà Lê-Trịnh bôi xấu” (Trần Quốc Vượng) và thổi phồng lên, thì các nhà khoa học đã đánh giá: “Đặt trong bối cảnh thế kỷ XVI, những khu xử mà nhà Mạc đạt được là kết quả thực tiễn của tình cảm và trí tuệ đương thời” (Phan Huy Lê-Nguyễn Hải Kế).
1.2. Ông Hoàng Phủ Ngọc Phan không chịu đọc những thông tin mới mà người ta sơ bộ đã thống kê được 316 thư mục, trong đó 99% là tư liệu sau Đổi Mới. Ông lại dẫn chiếu lệ 4 tài liệu thuộc ý thức hệ phong kiến ảnh hưởng nhóm đối địch của nhà Mạc. Như vậy là quá thiên lệch và không khách quan do đó các kết luận của ông về Mạc Thái tổ và nhà Mạc, “lịch sử coi họ là tội đồ”, “Tự cổ chí kim trong lịch sử Việt Nam chưa có ông vua nào độc ác và hèn hạ đến thế” là vu khống và xuyên tạc tệ hại.
Tệ hơn nữa ông lại dám nói liều, việc tôn vinh đánh giá đúng Mạc Thái Tổ là “Phóng uế vào lịch sử”, “chạy tội”, “phục vụ một ý đồ nào đó” . Nhiều cơ quan, các Bộ, Cục, các địa phương, các nhà khoa học đã và đang phấn đấu 30 năm nay vì lương tâm, vì công tâm, bị ông buộc vào các tội phạm trên.
1.3. Ông Hoàng Phủ Ngọc Phan đã xúc phạm nặng nề, vô căn cứ một nhân vật lịch sử có công với đất nước, vị cao tổ của hàng nhiều triệu hậu duệ nhà Mạc trong 500 chi họ, đồng thời xúc phạm một số cơ quan Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học khiến nhiều người rất phẫn nộ.
2.Yêu cầu
Vì những lý do trên, chúng tôi yêu cầu thực hiện luật báo chí. Căn cứ vào điều 9 của luật Báo chí sửa đổi, bổ sung số 12/1999/QH10, đề nghị các ông: Tổng biên tâp báo Hồn Việt, P. TBT báo Tuổi trẻ cười và ông Hoàng Thiếu Phủ công bố:
2.1. Lời cải chính, xin lỗi công khai của hai tờ báo và tác giả.
2.2. Đăng toàn văn bài Sai lầm nghiêm trọng của ông Hoàng Thiếu Phủ trong bài “Cấm phóng uế vào lịch sử” và “Cười với đầu gối” này trên báo và tạp chí vừa nêu.
Tác giả Phạm Đăng Dương
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.