- Đang online: 2
- Hôm qua: 942
- Tuần nay: 41198
- Tổng truy cập: 3,472,035
PHẢI TÌM KIẾM BẰNG ĐƯỢC NHỮNG DI SẢN QUÝ BÁU CỦA CỤ MẠC ĐĨNH CHI! 552
- 208 lượt xem
PHẢI TÌM KIẾM BẰNG ĐƯỢC NHỮNG DI SẢN QUÝ BÁU
CỦA CỦA CỤ MẠC ĐĨNH CHI!
Mạc Văn Trang
Tôi nhận được thư gửi Email của ông Phí Văn Chiến, Chủ tịch Hội đồng Phí tộc Việt Nam, như sau:
“Thư gửi PGS – TS Mạc Văn Trang
Tổng biên tập trang Web Mạc tộc Việt Nam.
Kính thưa PGS – TS Mạc Văn Trang!
Tên tôi là Phí Văn Chiến, là Chủ tịch Hội đồng Phí tộc Việt Nam, ở số nhà 215 B1 Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân Hà Nội, số điện thoại 0988553051, viết thư này gửi tới ông và tha thiết nhờ ông một việc cho dòng họ tôi như sau:
Nhiều năm qua, tôi có được nghe dòng họ Mạc có bài “Văn tế Ân sư” do Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi soạn rất hay, có tính giáo dục cho con người rất cao, chúng tôi rất muốn dùng bài văn tế đó để giáo dục cho thế hệ trẻ của dòng họ Phí cả nước. Chúng tôi đã đi tìm ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa tìm được. Qua lá thư này rất mong PGS giúp chúng tôi, nếu được cho đăng bài văn tế trên trang Web của họ Mạc, để chúng tôi sao lại, hoặc PGS cho phép tôi đến nơi ông làm việc để sao chép về cho dòng họ. Rất mong ông hết lòng giúp đỡ dòng họ Phí chúng tôi có được bài văn tế này.
Xin chân thành cám ơn ông!”
Thú thực, đọc thư của ông Chiến tôi vừa vui mừng, cảm động vừa thấy rất xấu hổ. Xấu hổ vì một tài liệu quý, một di sản đặc sắc của Tổ tiên để lại mà mình là hậu duệ không hề biết đến! Tôi vội viết thư cám ơn ông Chiến và hứa sẽ tiến hành tìm kiếm ngay bài văn quý đó, tìm được sẽ gửi ngay đến ông… Tôi cũng chuyển ngay thư của ông Chiến đến Chủ tịch HĐMTVN, GS Phan Đăng Nhật và Thạc sĩ Phan Đăng Thuận thành viên nghiên cứu của HĐMTVN và dặn, tìm được tài liệu đó, nhớ chuyển ngay cho tôi để đăng lên mactoc.com và gửi đến ông Chiến.
Về phần mình, tôi tiến hành ngay việc kiếm tìm trong mấy tài liệu sẵn có về Mạc Đĩnh Chi và nhất là lục tìm trên mạng, nhưng không sao tìm thấy bài “Văn tế ân sư” như ông Chiến nói. Cả GS Phan Đăng Nhật và Ths Thuận cũng chưa tìm ra tài liệu quý đó. Tôi đã trả lời ông Chiến là chờ đợi, tiếp tục tìm kiếm!…
Tiếp đó ông Chiến có thư trả lời, cho biết:
“Thưa PGS, Cụ Mạc Đĩnh Chi là người có quan hệ đặc biệt với một cụ tổ chúng tôi, cụ tổ chúng tôi là Phí Mộc Lạc, năm 1304 được Thượng hoàng Trần Nhân Tông cho đổi thành họ Bùi, Bùi Mộc Đạc. Vì có mối quan hệ đặc biệt, nên khi cụ Tổ chúng tôi mất, cụ Mạc Đĩnh Chi có làm Văn bia “Bùi công Mộc Đạc thần đạo” và bài ” Văn tế ân sư”. Theo sách “Công Dư tiệp ký”, cụ Mạc Đĩnh Chi còn có tập Tán Văn, Tế văn, câu đối và 4 bài thơ trong Khởi thì tập, Tạ văn một đạo trong Quốc triều biểu chương.
Đây là những tài liệu đặc biệt quý đã được sử sách ghi lại đến nay, xin trao đổi thông tin này với PGS, rất mong Thầy lưu tâm chỉ đạo để cùng nhau sưu tầm bằng được tài liệu này. Tôi được biết Sài gòn đã xuất bản cuốn sách Công dư tiệp ký năm 1962, sau đó năm 2004, nhà xuất bản Thế giới mới đã in lại cuốn sách. Rất mong Thầy lưu tâm. Xin cám ơn!”
Thật quý hóa, trân trọng tấm lòng của ông Chiến. Tôi đã gửi ngay thư này của ông Chiến cùng thư trước đến một số anh em Mạc tộc, đề nghị tìm kiếm những văn bản mà ông Chiến nêu ra.
Đến nay bản thân tôi đã tìm (trên mạng) được một số thơ, văn của cụ Mạc Đĩnh Chi, chưa có điều kiện đến các thư viện để sưu tầm, chữ Hán – Nôm không biết, nên rất hạn chế.
Tôi viết những dòng này đăng trên mactoc.com vừa để cảm ơn, tạ lỗi với ông Chiến và thông tin để tất cả các nhà nghiên cứu trong và ngoài Mạc tộc, tất cả bà con, anh em trong cộng đồng Mạc tộc biết và tìm kiếm những di sản của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi còn để lại cho hậu thế. Ai tìm kiếm được gì xin gửi ngay đến BBT trang web mactoc.com để kịp thời đăng tải nhằm chia sẻ thông tin đến mọi người.
Sưu tầm, truyền bá những di sản quý báu của Tổ tiên để lại là tình cảm, là trách nhiệm, vinh dự của mỗi con cháu, hậu duệ chúng ta!
Hà Nội, ngày 22/2/2013
MVT
Viết bình luận
Tin liên quan
-
83 năm Nhà Mạc ở Cao Bằng của Tác giả: Phạm Huy Thực (Trang Mạc Tộc Nghệ An)
-
GỌI THẾ NÀO CHO ĐÚNG. Tác giả : Hoàng Cương.
-
HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
-
VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
-
THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
-
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
-
VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
-
ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
-
VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
-
MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC