- Đang online: 1
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 17336
- Tổng truy cập: 3,369,452
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỌ MẠC T/P HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH PHÍA NAM.
- 1519 lượt xem
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỌ MẠC T/P HỒ CHÍ MINH
VÀ CÁC TỈNH PHÍA NAM.
(Bài phát biểu trao đổi)
GS.TSKH. Phan Đăng Nhật
Chân dung Thái tổ
Ảnh ngoại cảm, Đoàn Việt Tiến vẽ
Đất nước Việt Nam anh hùng được xây dựng bởi trăm họ anh hùng và hàng triệu anh hùng của trăm họ. Họ Mạc là một bộ phận nhỏ trong gia đình các dòng họ, vừa có những mặt chung, vừa có những nét riêng, có nhiệm vụ lớn lao đóng góp cho sự đoàn kết dân tộc.
I.Một số nhận định cơ bản và tư liệu bổ sung về nhà Mạc và họ Mạc
1. Các thời kỳ lịch sử
-Nhà Mạc có 3 thời kỳ lịch sử quan trọng: thời kỳ Thăng Long (1527-1592); thời kỳ Cao Bằng (1593-1683) và thời kỳ hậu Cao Bằng-Ngưu Quân Khải (1683-1769), chấm dứt khi thủ lĩnh Hoàng Công Chất qua đời ở Điện Biên. Như vậy có 156 năm cầm quyền và trải qua 12 đời vua.
2. Mục tiêu chiến lược
Trong 3 thời kỳ lịch sử ấy, một mục tiêu xuyên suốt 242 năm gồm 4 điểm:
-kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, “không cho người Minh đặt chân vào đất nước…”
-đánh đổ triều đại phong kiến lạc hậu, suy tàn
-xây dựng một nền kinh tế đa diện, đem lại đời sống ấm no, an bình “cổng ngoài không đóng, của rơi ngoài đường không ai nhặt…”
-xây dựng một đời sống tinh thần với tư tưởng cới mở, sùng Nho, sùng Phật , Lão và thần làng; thông thoáng về tôn giáo tín ngưỡng, tôn trọng văn hóa của nhân dân, tôn trọng sáng tạo cá nhân.
3. Thái tổ Mạc Đăng Dung
-Lịch sử đã lựa chọn và trao cho Thái tổ nhiệm vụ trọng đại, không thể thoái thác. là đánh đổ triều mạt Lê đến độ thối nát cùng cực, tiêu biểu là Uy Mục, Tương Dực, để cứu dân chúng khỏi lầm than.
-Đồng thời Ngài đã cứu đất nước khỏi thảm họa chiến tranh xâm lược của nhà Minh năm 1540.
4. Hoàng đế Mạc Mậu Hợp
Trong thời gian cầm quyền, hoàng đế Mạc Mậu Hợp đã tận tụy, kiên tâm, quyết chí thực hiện cho được mục tiêu chiến lược của tiên đế.
Về kinh tế-xã hội, Ngài coi nông nghiệp là nghề gốc, nhưng đồng thời cũng ra sức phát triển công thương nghiệp. Chúng ta thấy, chợ (9 cái), cầu (10 chiếc), gốm sứ có minh văn (15 sản phẩm)…Một nền kinh tế đa diện và năng động hình thành và phát triển, bước đầu đem đến sự phồn vinh cho xã hội, mọi tầng lớp nhân dân đều được hưởng lợi, đặc biệt đáng quan tâm là lớp dân thường: người làm ruộng, người buôn bán, người đánh cá, kẻ chăn trâu,…đều hồ hởi.
Về văn hóa- giáo dục, Ngài đã quyết tâm , kiên trì đào tạo, tuyển chọn nhân tài qua thi cử. Ngài làm vua 27 năm thì tổ chức đúng 10 kỳ thi, cứ 3 năm một kỳ, tổng cộng lấy 175 tiến sỹ. Kỳ cuối cùng, tình hình nguy nan, Trịnh Tùng đã đánh sát Kinh kỳ, Ngài vẫn quyết cho thi để lấy thêm cho đất nước 17 tiến sỹ, trong đó có 4 thám hoa.
Đúng là “Mạc thị sùng Nho”, nhưng không độc tôn Nho giáo. Dưới thời Ngài, Phật giáo, Đạo giáo và thần làng được tôn sùng, số chùa được xây dựng (52 ngôi), số đạo quán (7/8 ngôi), số đình làng (5/11ngôi). Riêng đình Lỗ Hạnh và đình Tây Đằng là hai đình làng đặc sắc, tiêu biểu và lâu đời nhất trong các công trình kiến trúc công cộng, được xây dựng /trùng tu vào thời này.
Về cá nhân, chúng ta thấy vua Mạc Mậu Hợp là một vì vua có học vấn, có trí lực, thể lực, văn võ kiêm toàn, có trách nhiệm cao đối với tiên liệt và lịch sử, trong hoàn cảnh nguy nan đã rời bỏ ngai vàng nhận nhiệm vụ nặng nề nhất, là tổng chỉ huy toàn quân, cầm đầu hai cuộc chiến đấu, trực tiếp đối đầu với Trịnh Tùng.
Không chỉ có Ngài nêu gương dũng lược, mà con trai-vua Mạc Toàn và mẹ già-Quốc mẫu cũng đều xông lên hy sinh vì sự nghiệp lớn. Một gia đình quốc vương như vậy không có nhiều trong lịch sử các vương triều nước ta.
Sự băng hà của Ngài
Có hai nguồn tư liệu nói khác nhau, không tin theo một chiều, cần tìm hiểu thêm:
1. Hoàng đế Mạc Mậu Hợp bị hành hình dã man ở Bồ Đề .
2. Ngài mất trong vòng tay gia đình ở Cao Bình: Gia phả họ Ngô-Mạc ở Hoa Phú, Bình Dương, Vĩnh Phúc: “Vua Mạc Mậu Hợp sinh 18 con trai đều bị tiêu diệt. Chỉ còn lại 3 con là: Thao, Phố, Thanh. Con lớn là Thao theo cha vào tỉnh Cao Bình ở ẩn, rồi cha chết. Thao đổi tên thay họ là Vạn, con thứ 6 là Thanh trốn vào tỉnh Thanh Hóa thoát nạn rồi thay tên đổi họ.”
5. Hoàng đề Mạc Kính Vũ
Mối quan hệ đặc biệt đối với Quảng Châu
-Năm 1638, Ngài lên ngôi, thay phụ hoàng Mạc Kính Khoan. lấy niên hiệu Thuận Đức.
-Năm 1660, Ngài cùng con là Mạc Nguyên Thanh đi triều kiến nhà Thanh, đến Quảng Châu, Bình Nam tướng quân Thượng Khả Hỷ mời thết đãi ở lầu Củng Bắc. cùng chư tăng, quan khách. Tướng quân kêu gọi đóng góp xây dựng Đại Phật tự. Ngài công bố cung tiến toàn bộ gỗ quý.
Ảnh bộ cột
Photo Chu Xuân Giao
-Tiểu sử của Ngài sau 1677.
-Sau 1667, Cao Bình thất thủ, 4 tài liệu lịch sử quan trọng viết, Ngài đi Long Châu (Lịch triều tạp kỷ, Việt Nam sử lược, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt sử lược)
-Nhà Mạc rút lui cố thủ Phục Hòa. Vua Mạc Nguyên Thanh, con của Ngài (được nhà Thanh phong An Nam đô thống sứ), thay phụ hoàng, tiếp tục chiến đấu và mất vì bệnh năm 1681.
-Vua Mạc Kính Quang (được phong An Nam đô thống sứ) thay anh, tự vẫn năm 1683.
-Ở Việt Trì , hậu duệ nhà Mạc từ lâu chăm nom thờ phụng 3 ngôi mộ tổ , tương truyền có mộ của Ngài và chùa Xuân Sơn tự, tương truyền nơi Ngài ẩn thân, dưới dạng tu hành.
Mộ công chúa Mạc
Photo Phạm Huy Khang
6.Đồng chí Phan (Mạc) Đăng Lưu,
(sinh nhật thứ 110 (5-5-2012)
Ảnh mộ đ/c Phan Đăng Lưu
trong dịp kỷ niệm 110 ngày sinh
“Đồng chí Phan Đăng Lưu là một trí thức cách mạng tiêu biểu” (Lê Duẩn), một người cộng sản học rộng, biết nhiều, thông minh, sáng tạo tuyệt vời.
-Báo Quân đội nhân dân cuối tuần, ngày 11-5-2003, tr. 6, trong mục “Tiến tới kỷ niệm 113 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” có bài Điểm tương đồng, giao hội giữa Hồ Chí Minh và Phan Đăng Lưu của tác giả Phan Tâm.
-Bài đó có các mục: Học văn hóa phương đông, Học tập văn hóa phương Tây, Sự nghiệp báo chí, Bút pháp, Học và sử dụng tiếng Pháp, Phong cách, Bức thư cuối cùng.
Vai trò của đ/c trong hội nghị TƯ lần thứ VII
-Là Ủy viên Thường vụ duy nhất, ủy viên TƯ duy nhất còn lại, chèo lái, làm công việc của (tổng) bí thư.
-Người triệu tập và điều hành hội nghị.
-Chịu trách nhiệm chính về các quyết định quan trọng: bổ sung, lập lại TƯ (lâm thời), chuyển TƯ ra Bắc, hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ, xác định kẻ thù chính là phát xít Nhật-thực dân Pháp, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, giới thiệu đ/c Trường Chinh ( tổng )bí thư,…
-Dứt khoát từ chối (tổng) bí thư, nói: tôi trở về miền Nam, sớm muộn cũng bị địch bắt,…
II. Vài nét về hoạt động của họ Mạc Việt Nam
1. Phát huy thành quả của Đại hội toàn quốc, các Đại hội tỉnh/thành
2.Trang web Mactoc.com và bản tin
3. Hội thảo về vua Mạc Toàn
3.Đề tài khoa học họ Mạc ở Nghệ An
5. Hội thảo về họ Mạc ở Vĩnh Phúc
6. Xây dựng đền thờ nhà Mạc ở khu Di tích lịch sử Xuân Sơn tự, Vĩnh Phúc.
7. Thành lập Hiệp hội doanh nhân Mạc, toàn quốc
III. Kết luận và kiến nghị
1. Nhà Mạc đối với lịch sử
“Khi khủng hoảng cung đình diễn ra trầm trọng, triều chính đổ nát , dân tình cực khổ, Mạc Đăng Dung đã dẹp được các phe phái phân chia, cát cứ; lên ngôi tạo dựng được cơ nghiệp, góp phần ổn định được đời sống xã hội, xây dựngvà phát triển được đất nước về mọi mặt: kinh tế văn hoá xã hội trong nửa thế kỷ.Thành tựu của nhà Mạc không ai có thể phủ nhận được.” (GS Văn Tạo)
2.Tiếp tục hoàn chỉnh nhận định và bổ sung tư liệu về nhà Mạc và họ Mạc
Cố GS. Trần Quốc Vượng: “Không nên chỉ nhìn nhận và đánh giá công nghiệp nhà Mạc qua những gì sử thần nhà Lê viết”
3. “Phục thủy” tên gọi họ Mạc
Việc “thay đổi họ” là một sáng kiến của các bậc tiên tổ, trong hoàn cảnh lịch bức bách thời bấy giờ. Nhưng tình trạng đó đã gây ra nhiều bất tiện khó khăn và không hợp với lẽ thông thường của các dòng họ.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với đường lối đổi mới, quan niệm xã hội đã thay đổi nhiều, không có lý do để “mai danh ẩn tích” mãi, “giữ mãi trên mình thương tích” của thời kỳ lịch sử đau đớn, bi thương đã đi qua 6 thế kỷ .
Do đó, chúng tôi đồng ý với một số chi họ rằng, dần dần phục hồi tên gọi họ Mạc với các mức độ khác nhau, theo nguyên tắc: đúng pháp luật, hết sức tự nguyện và từ tốn, bắt dầu từ các chi họ./.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.