- Đang online: 1
- Hôm qua: 471
- Tuần nay: 20082
- Tổng truy cập: 3,372,900
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI MẠC 531
- 369 lượt xem
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI MẠC
(Chương 5, tập II, Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2012)
1. TRIỀU LÊ SUY VONG VÀ SỰ THÀNH LẬP TRIỀU MẠC
1.1 Triều Lê suy vong
Triều chính Lê sơ từ sau đỉnh phồn vinh đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã nhanh chóng suy yếu. Tinh hình ấy diễn ra càng ngày càng nghiêm trọng trong năm đời vua cuối cùng của thời Lê sơ là Túc Tông (1504 – 1505), Uy Mục (1505 – 1510), Tương Dực (1510 – 1516), Chiêu Tông (1516 – 1522) và Cung Hoàng (1522 – 1527).
Lê Hiến Tông “ham nữ sắc”, nhưng vẫn còn quan tâm đến nông nghiệp, hằng nãm có sắc lệnh cho các quan Thừa ty, Hiến ty và phủ, huyện phải tuần hành quan sát việc cấy hái, đê điều, khơi kênh mương. Sử gia nhà Lê coi Lê Hiến Tông “xứng đáng là bậc vua giỏi giữ cơ đồ”1 trong 7 năm ở ngôi (1497 – 1504).
Lê Túc Tông chỉ mới ở ngôi có 6 tháng đã bị mất, không rõ nguyên nhân. Còn các vua sau đó, qua nhận xét của các nhân vật đương thời và sử gia thời Lê thì hiện lên với những gương mặt như sau:
Lê Uy Mục là vua quỷ (quỷ vương) – khắc hoạ của Hứa Thiên Tích, sứ thần nhà Minh sang Đại Việt nãm 1507, từng tiếp kiến với nhà vua2. Còn các sử thần triều Lê thì nhận xét: “nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tàn hại người tông thất, giết ngầm tổ mẫu. Họ ngoại hoành hành,trăm họ oán hận… mầm loạn đã xuất hiện từ đây”. “Từ khi lên ngôi, vua đêm nào cũng cùng cung nhân vui đùa uống rượu vô độ. Khi rượu say liền giết cả cung nhân”3.
Mẹ đẻ của Lê Uy Mục là Nguyễn Thị Cận, người làng Phù Chẩn. Lúc bé nhà nghèo, Thị Cận phải tự bán mình cho người ở phủ Phụng Thiên, sau nhà ấy có tội, bị tịch thu sung làm quan tỳ vào hầu Hoàng hậu Quản Ninh. Thái tử Lê Tranh (sau lên ngôi vua là Lê Hiến Tông) thấy đẹp, lấy vào làm phi, sinh ra Tuấn. Khi Thị Cận mất, Tuấn còn nhỏ, Nguyễn Kính Phi không có con trai nên nhận làm con nuôi, có ý lập làm vua, đã đem vàng đút lót cho các đại thần Đàm Văn Lễ, Nguyễn Quang Bật. Khi vua Lê Hiến Tông ốm, di chiếu cho Lễ, Bật phò tá Lê Thuần lên ngôi (tức Lê Túc Tông). Vì thế, Nguyễn Kính Phi và Lê Tuấn nhân lúc Thuần mới lên ngôi 6 tháng đã “bị bãng ở điện Hoằng Cực”, liền khiến Nội thần Nguyễn Nhữ Vi đóng các cửa thành lại, lập Lê Tuấn lên ngôi tức Uy Mục đế. Sau đó ít lâu, không chỉ Thái hoàng Thái hậu – người đã phản đối Lê Tuấn lên ngôi trước đây, bị “thình lình băng ở chính tẩm điện Trường Lạc” mà Đàm Văn Lễ, Nguyễn Quang Bật đểu bị biếm vào Quảng Nam rồi giết chết.
Vì “công lao” của họ ngoại nên Lê Uy Mục hết cho xây Bảo Thụy đường ở quê mẹ đẻ, lại cho dựng Tuyên Dự đường ở quê mẹ nuôi, rồi làm điện Quang Mỹ để thờ tổ tiên mẹ nuôi ở phường Lệ Viên, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Dòng họ bên ngoại của nhà vua “quyền thế nghiêng lệch trong triều, ngoài trấn”. Họ hàng của mẹ nuôi ở Hoa Lăng (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), mẹ đẻ ở Phù Chẩn (Từ Sơn, Bắc Ninh) của Lê Tuấn được dịp “tự tiện làm oai làm phúc”, “kẻ thì vì ý riêng mà giết hại sinh dân, kẻ thì dùng ngón kín mà yêu sách tiền của, mọi thứ súc vật hoa màu của dân, chúng đều cướp đoạt cả. Nhà nào có đồ lạ, vật quý, chúng đánh dấu vào và đòi lấy, muôn dân ta oán”4…
Trong khi tin cậy vào dòng họ ngoại thì tôn thất và công thần nhà Lê lại bị đuổi về quê Thanh Hoá. Thân thích của Trường Lạc Hoàng thái hậu như Nguyễn Văn Lang – con Nguyễn Đắc Trung, em trai của Hoàng thái hậu cũng bị đuổi về quê. “Các quan người nào ngày trước không lập mình thì thường giết đi, ngầm sai nội nhân Nguyễn Đình Khoa đi dò xét cả 26 vương là các chú, anh em của vua, trong đó Kinh Vương là chú đã chạy trốn không biết đi đâu, chỉ có Giản Tu công là con chú bác bị giam vào ngục trốn thoát được. Do vậy, mọi ngưởi đều cảm thấy nguy đến thân mình”5.
Năm 1509, nhóm con cháu công thần và tông thất bị giết hoặc bị đuổi về Thanh Hoá như Nguyễn Văn Lang liên kết với Nghi Quận công Lê Năng Căn cùng Vũ Bá, Vũ Tiếp chiếm cứ Thần Phù – án ngữ con đường thuỷ bộ Bắc – Nam. Nhóm này đón Giản Tu công Lê Oanh lập làm minh chủ, kéo thêm các đại thần như Nguyễn Diễn, Ngô Khê, Nguyễn Bá Cao, Thừa tuyên sứ Lê Tung, Tham chính Nguyễn Thì Ung, sai Lương Đắc Bằng viết hịch, khởi binh ở Thanh Hoá. Khi nhóm Lê Oanh giành được kinh thành thì cả cha, anh và hai em của Lê Oanh đều đã bị giết hại. Khi ấy dẫu Lê Tuấn đã uống thuốc độc chết rồi, Lê Oanh vẫn sai người dùng súng lớn, để xác Lê Tuấn vào miệng súng, cho nổ tan hài cốt.
Đến lượt Lê Oanh lên ngôi vua (tức Lê Tương Dực), cũng chỉ được “buổi đầu lên ngôi, ban hành giáo hoá, thận trọng hình phạt”, còn sau đó “chơi bời vô độ, xây dựng liên miên, dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp nổi lên, dẫn đến nguy vong là bởi ở đây”6. Lên ngôi tháng chạp năm Ký Tỵ, thì đến tháng tư nãm sau (1510), Lê Tương Dực đã bị bọn hoạn quan Nguyễn Khắc Hài đang đêm ép đến cung Trùng Hoa, rồi Vạn Thọ, Cẩn Đức, Kính Thiên. Bọn này đem kiệu đi đón Hoa Khê vương lên ngôi. Nhóm Thọ Quận công Trịnh Hựu dẹp tan được cuộc đảo chính này.
Năm 1511, thừa lúc Lê Tương Dực đi bái yết Lam Kinh, Tiến sĩ Thân Duy Nhạc cùng Ngô Vãn Tổng nổi dậy ở Yên Phong, Đông Ngàn. Tháng 11 nãm đó, Trần Tuân nổi dậy ở Sơn Tây. Lê Tương Dực hết sai Trịnh Duy Sản đi đánh dẹp, rồi lại khiến Nguyễn Văn Lang đi tiếp ứng. Loạn Trần Tuân chưa dẹp yên thì Nguyễn Nghiêm đã nổi lên ở Sơn Tây, Hưng Hoá… Năm Bính Tý (1516), khi chưa hết hốt hoảng vì quân Trần Cảo tấn công vào sát bến Bồ Để, phải bỏ chạy khỏi Hoàng cung, thì Lê Tương Dực bị chính viên tướng Trịnh Duy Sản – kẻ từng theo lệnh nhà vua đem quân đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở vùng Sơn Tây – sai võ sĩ cầm giáo đâm ngã ngựa rồi giết chết, đem thiêu xác.
Sau cái chết của Lê Tương Dực, đến lượt Lê Ỷ mới 8 tuổi, con trưởng của Cẩm Giang vương Lê Sùng, do phái Trịnh Duy Sản, Lê Nghĩa Chiêu lập lên ngôi năm 1516, tức vua Lê Chiêu Tông. Nhà vua “trong buổi loạn lạc, quyền bính không ở trong tay”7, mà thuộc về các võ tướng là Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy. Rồi hai viên tướng này lại đánh lẫn nhau, quyền hành thực tế nằm trong tay Trần Chân.
Chỉ 7 tháng sau, bè đảng của Trần Chân, Trần Trí, Nguyễn Nga, Nguyễn Bá Đại… lại bị nhóm Thọ Quốc công Trịnh Hựu, Thụy Quận công Ngô Bính, có sự hợp sức của Trịnh Tuy thác mệnh Lê Ỷ, đang đêm mời vào cung và giết chết. Các đệ tử của Trần Chân là Nguyễn Kính, Nguyễn Áng, Nguyễn Hiêu, Cao Xuân Thì đem quân vây kinh thành. Lê Chiêu Tông 10 tuổi, được đưa chạy hết dinh Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) vể Súc Ý đường (Thuận Thành, Bắc Ninh)… Đám vua tôi chạy loạn đó cho gọi binh lực của Nguyễn Hoằng Dụ để nhờ vả. Nhưng Hoàng Dụ “lưỡng lự không đi”, phải gọi Mạc Đăng Dung từ Hải Dương về. Song, Mạc Đăng Dung lại muốn dời vua về Bảo Châu (Từ Liêm, Hà Nội). Ngự sử đài Đỗ Nhạc, Phó đô ngự sử Nguyễn Dự e ngại quyền lực và âm mưu của Dung nên đã can ngăn. Dung giết chết hai người này.
Trong khi đó, nhóm Trịnh Tuy, Nguyễn Sư cùng với các tướng Sơn Tây tìm chọn và lần lượt đưa Lê Bảng rồi Lê Do lên làm vua, đem quân khiêu chiên với quân của Lê Chiêu Tông. Phái phò Chiêu Tông phải gọi Nguyễn Hoằng Dụ từ Thanh Hoá ra để phối hợp với Mạc Đăng Dung đánh lại Lê Do. Khi tiến công Lê Do không được, Dụ tự quay binh, chí còn binh lực của Mạc Đăng Dung bên cạnh vua Lê. Sau khi đánh bại Lê Do, Nguyễn Sư, Mạc Đãng Dung được phong Minh quân công rồi Thái phó, thâu tóm thực quyển của triều đình.
E ngại binh lực, quyền hành trong tay Mạc Đăng Dung, nhóm Phạm Hiến, Phạm Thứ ngầm sai người đem mật chiếu của Lê Chiêu Tông vào Tây Kinh (Thanh Hoá) triệu Trịnh Tuy ra ứng viện. Phạm Hiến, Phạm Thứ dẫn nhà vua chạy khỏi kinh thành lên Sơn Tây, bỏ lại cả Hoàng thái hậu và Lê Xuân, em trai Lê Chiêu Tông.
Lập tức, Mạc Đăng Dung cùng Thái sư Lượng quốc công Lê Phụ dựng Lê Xuân lên ngôi vua, chuyển triều đình sang Hồng Thị (Hải Dương) lập hành cung… Trong suốt tháng 8, hai thế lực dựng hai vua đó tiến đánh lẫn nhau không phân thắng bại. Cả vùng Gia Lâm, Vãn Giang, Đường Hào, Cẩm Giàng, Lương Tài, Gia Bình (vùng Gia Lâm – Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) thành bãi chiến trường.
Tháng 10, phe Lê Chiêu Tông phân hoá. Trịnh Tuy đem hơn 1 vạn quân trở về dinh của mình, tiến đánh bắt Lê Chiêu Tông đem về Thanh Hoá. Phái Mạc Đãng Dung tiến vào Thanh Hoá, phế Lê Chiêu Tông làm Đà Dương vương rồi bắt đem về Thăng Long. Tháng 12 năm Bính Tuất (1526), Mạc Đăng Dung sai Phạm Kim Bảng bí mật giết chết Lê Chiêu Tông.
Trong số 6 vua kể trên, vua ở ngôi lâu nhất và thọ nhất là Lê Hiến Tông (ở ngôi 7 nãm, 43 tuổi). Các vua còn lại đểu chỉ từ tuổi 16 đến đến 24 tuổi, ở ngôi từ 6 tháng đến vài năm. Trong 20 năm sau cùng, cả 4 vua đều bị giết chết. Những cái chết bất thường của các vua do thanh toán lẫn nhau trong nội bộ triều đình đến đầu thế kỷ XVI đã trở nên phổ biến. Đó là hậu quả tất yếu của những tranh giành, mâu thuẫn gay gắt về quyển lực giữa các phe phái trong cung đình triều Lê vốn từng âm ỷ thường xuyên, tích tụ nay có dịp bùng phát dữ dội.
Triều chính năm bè bảy mối, tiêu diệt lẫn nhau bằng mọi biện pháp tàn bạo là điều kiện biến quan trường thành chốn để bọn quan lại các cấp nhân đó cậy thế ỷ quyền, gây bè cánh, đục khoét, vơ vét. Tinh hình ấy đã được phản ảnh phần nào trong chính chiếu chỉ của vua Lê Hiến Tông từ các nãm 1498, 1499 “Dung túng che giấu cho nhau. Lâu ngày quen nết. Thậm chí hùa nhau làm trò nhơ nhuốc. Mặt dày nịnh bợ, quỳ gối chui luồn nuôi chứa lòng gian, gây mối tệ hại, không sao kể xiết”8, “không đoái chi đến phép tắc của triều đình, người lo việc nước thì ít, kẻ thiếu trách nhiệm, bỏ chức phận thì nhiều”9. Bọn viên lại thì : “quá nhiều, rất nhũng tạp. Có kẻ ăn may, chỉ một nghề là được bổ dụng. Có kẻ cậy nhờ nhiều ngón, mong được chỗ hơn, hối lộ công khai, thăng quan vượt cấp. Lại còn có kẻ không viết nổi bản thảo tờ tâu, phải bỏ tiền thuê người viết hộ, cũna có kẻ không chép nổi sách, chỉ mánh khoé để kiếm ăn. Bệnh trong tim óc, năm tháng đã lâu”10.
Giáo dục và thi cử Nho học vốn được triều đình Lê sơ gần 2/3 thế kỷ XV kỳ vọng là nguồn đào tạo quan lại, thì trong sắc chỉ quy định về các thể lệ thi Hương ngày 25 tháng chạp năm Tân Dậu (1501) phản ảnh một tình trạng: “khi học trò vào thi còn nhũng tạp, có người viết bất thành văn, hoặc vì họ hàng con em mà nhắn nhe gửi gắm”11, “Các quan đề điệu, giám thí phải sai các viên giám quan khám xét, hiệp đồng kiểm tra trường thi tìm xét dấu vết xem chỗ nào cất giấu Thi, Thư và các tài liệu khác… Người nào sao chép văn bài mang theo, người nào thi hộ”12.
Đương nhiên, đình thần triều Lê không phải không biết các tình trạng trên. Đã có người đề xuất kế sách để bảo vệ sự an toàn của triều đình, của ngai vàng vua Lê. Tháng 10 năm Canh Ngọ (1510), tức là gần một nãm từ khi Lê Tương Dực lên ngôi, Lương Đắc Bằng dâng Kế sách tri bình nhằm lập lại an ninh, trật tự kỷ cương của triều đình, xã hội. Sau khi nhận thấy: “Từ khi lên ngôi tới nay, hoà khí chưa thuận, can qua chưa dứt, kỷ cương triều đình chưa đặt, việc quân việc nước chưa sửa sang, tai dị xảy ra luôn, tệ tham nhũng ngấm ngầm phát triển, bọn nghịch tặc lén lút manh nha”… Lương Đắc Bằng đề nghị 14 điểu:
- Phải cảnh giác ngăn ngừa để chấm dứt tai biến.
- Dốc lòng hiếu thảo để khuyến khích lòng trung hậu
3. Phải cảnh giác ngăn ngừa để chấm dứt tai biến.
4. Dốc lòng hiếu thảo để khuyến khích lòng trung hậu.
5. Xa thanh sắc để làm chân chính gốc của tâm.
6. Đuổi tà nịnh để làm trong sạch ngọn nguồn muôn việc.
7. Dè dặt trao quan tước để thận trọng việc khuyến khích răn đe.
8. Tuyên bổ công bằng để đường làm quan trong sạch.
9. Tiết kiệm tiêu dùng để khuyến khích phong tục kiệm phác.
10. Nêu khen người tiết nghĩa đê’ coi trọng đạo cương thường.
11. Cấm hối lộ để trừ bỏ thói tham ô.
12. Sửa sang võ bị để vững thế thành đồng ao móng.
13. Lựa chọn quan can gián để gây khí thế dám nói.
14. Nới nhẹ việc lực dịch để thoả mong đợi của dân.
15. Hiệu lênh phải tín thực để thống nhất ý chí của bốn phương.
16. Luật pháp, chế độ phải thận trọng để mở nền thịnh trị thái bình.13
Lê Tương Dực nghe theo.
Nhưng không phải đến Lương Đắc Bằng mới đưa việc ngăn ngừa tai biến thành quốc sách, mà các đời vua trước đều ý thức được việc bảo vệ an ninh của nhà vua và triều đình là ưu tiên số một. Triều đình cuối Lê sơ cũng đã từng áp dụng nhiều biện pháp đối phó như vậy.
Trước hết là lo tăng cường củng cố hệ thống bảo vệ an ninh trong Hoàng thành
Tháng chạp năm Giáp Tý (1504), vừa mới mai táng vua Lê Hiến Tông được 1 tháng thì vua Lê Túc Tông mất, Lê Uy Mục được đưa lên ngôi. Trong cảnh tang ma dồn dập ấy, trong 2 ngày giáp Tết (25, 26 tháng chạp) triều đình Lê đã ra 2 định lệ:
– Làm điếm trực canh ngoài cửa Ngũ Thành “các vệ Hiệu lực, Thần vũ, Điện tiền phải làm 2 dãy nhà ngói, mỗi dãy 7 gian. Hàng ngày, đơn vị giữ cứa dùng 1 người ra điếm trực để xét hỏi người qua lại, các nhàn viên túc thanh của vệ cẩm y cũng phải ở đó. Ban đêm, nội thần phải ở trong cửa đài. Còn mỗi dãy thì dùng 2 viên quan, 20 lính, 50 chiếc mộc, 5 cây thủ tiễn của các vệ Thần vũ, Điện tiền, Hiệu lực để túc trực.
– Làm gióng gỗ ở ngoài điếm quân của 5 phủ. Nếu điếm ở ngoài thì chỗ các điếm cách nhau đểu phải làm gióng gỗ, cột gióng phải to, mỗi điếm dùng 5 câu liêm có đầu nhọn, trên đầu có móc để ở hai đầu điếm để canh giữ. Quan viên và binh lính đều phải trực ở điếm không được sai phái đi làm việc khác.
Lê Uy Mục cũng đã triển khai liên tiếp một loạt các công việc nhằm tăng cường việc bảo vệ khu vực Cấm thành:
Năm Mậu Thìn (1508), Mạc Đăng Dung, đang là viên túc vệ có sức khỏe, từng đỗ võ cử, được dùng làm Thiên Vũ vệ đô chỉ huy sứ – thứ bậc được coi ớ trên cả vệ cẩm y và Kim ngô.
Năm Kỷ Tỵ (1509), lấy cha con Nguyễn Thừa Nghiệp kiêm chức Tông nhân lệnh và quản quân túc vệ. Đặt Nội thần có chức Phi vũ ty lực sĩ nội sứ, túc trực ở cung Đoan Khang, điện Kim Quang
Lê Oanh (Lê Tương Dực) ngay sau khi lên ngôi, năm Canh Ngọ, đã phải bàn đặt quan Để lĩnh, trông nom việc quân ở bốn mặt thành, tuần phòng ở kinh sư, canh phòng các nơi. Vừa mới bàn xong thì đang canh ba ngày 25 tháng 4, hoạn quan Nguyễn Khác Hài làm loạn, ép Lê Tương Dực đến cung Trùng Hoa, lại đến điện Vạn Thọ, cẩn Đức, Kính Thiên. Trịnh Hựu đuổi đánh đốn phường Đôn” Hà và ai ốt quá nửa bọn này. Âm mun đảo chính của nhóm hoạn quan đó không thành.
Sau vụ này, việc xây dựng và mở rộng hệ thống canh phòng, bảo vệ còn được triển khai mạnh mẽ hơn, tạo thành bước ngoặt về quy mô xây dựng Hoàng thành trong những năm 1510 – 1514: “Thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ớ phường Kim cổ, từ phía đông lên phía tây bác, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp Hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang… Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua nãm khác, liên miên không ngớt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mươi”14.
Nhà Lê cũng lo vực lại kỷ cương, trật tự triều chính, xã hội theo tinh thần Nho giáo.
Theo tinh thần của kế sách trị bình, tháng tư năm Tân Mùi (1511), triều Lê cho ban hành Trị bình hảo phạm gồm 50 điều cho cả nước với Lời dụ của Lê Dinh cho các quan văn võ và dàn chúng gồm 7 nội dung
chủ yếu:
1. Bề tôi thờ vua đều phải giữ lòng trung lương, kính cẩn lo giữ chức vụ, vì nước quên nhà, lo việc công, quên việc tư, cùng nhau cung kính hoà hiệp, nói thẳng, can gián đến cùng, không được a dua phụ hoạ, mong được yên thân. Ăn hại bổng lộc, cầu may giữ chức, tâu xin việc riêng, ban quan tước, buôn ngục hình, đến nỗi làm phương hại tới đạo trị nước.
- Những tôn thất công thần từ trong cung cấm đến ngoài thế gia, cùng vui buồn với nước, phải thể theo lòng yêu nuôi sinh dân của triều đình. Ruộng đất, chầm ao, bãi dâu được ban cấp theo như lệ đã định rõ, đợi khi khám xoniỉ ban cấp cho và dựng cột mốc rồi mới được cày cấy. Nếu chưa qua khám thực, chưa dựng cột mốc, thì không được cướp đoạt mà thu thóc lúa… Không được dung nạp kẻ gian ra vào, ức hiếp, lấy lạm ruộng đất của dân, để cho dân mọn bị thất nghiệp…
3. Quan các nha môn trong ngoài phải nghiêm khắc sửa mình. Kính cẩn siêng năng làm chức phận của mình khône được bừa bãi theo dục vọng riêng, say đắm tửu sắc…
4. Lại bộ phải cung kính giữ công bằng, cân nhắc bổ dụng người, phải thận trọng dè dặt khi trao quan chức, giữ trong sạch quan trường…
5. Giám sinh, nho sinh, sinh đồ… phải tuân theo học quy, luyện tập văn bài. Nsười nào dám chạy chọt cầu may rong chơi ngoài đường bò trễ việc học…
6. Trong kỳ thi Hương các quan để điệu, giám thí, kháo thí, tuần xước và các xã trưởng phải thể theo được ý của triều đình, phải giữ công tâm mong chọn được người thực tài cho nhà nước sử dụng…
7. Đời Đoan Khánh, có nhiều kẻ gian phi ra vào các nhà bọn ác đảng ở các làng Phù Chẩn, Hoa Lăng, có kẻ giả xưng là họ hàng của bọn ấy…15
Tuy nhiên, các biện pháp đó không thể chữa được những vết trọng thương của triều chính nhà Lê. Hơn thế, lại phản tác dụng, ngược lại với mong muốn của triều đình Lê, các điều lệ này lại thành chiêu bài để các phe nhóm dương lên như một lá chắn, một danh hiệu đê thanh toán lẫn nhau.
Triều đình nhà Lê càng ngày càng lún sâu vào tình trạng suy sụp. Ngay trong khi chuẩn bị Trị bình báo phạm, thì cả bốn phía kinh thành náo động:
Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng dấy quân ở các huyện Yên Phú (Yên Phong), Đông Ngàn, Gia Lâm, xứ Kinh Bác, tức mặt bắc kinh thành bị đe doạ.
Mặt tây, Trần Tuân nổi dậy ở vùng Sơn Tây, làm nao núng cả kinh sư “nhân dân phố xá ở kinh thành náo động, đều đêm vợ con về quê quán, đường phố không còn một ai đi lại”. Lê Dinh phải thi hành một biện pháp khán cấp đặc biệt: “Sai Hộ bộ Hữu thị lang Lê Đĩnh Chi cùng các quan khoa, đài đi xem xét các phố xá hàng chợ, xem người nào còn ở nhà, người nào vợ con đã về quê quán”. Thế nhưng phần nhiều những người đã đưa vợ con vể quê thì đem người khác đến, nói dôi là vợ con mình đê đợi quan tới khám xét. Khi sai xá nhân đến chính các nhà đại thần và văn thần phụ trách việc này để xem xét, thì hoá ra chính bọn Lê Đĩnh Chi, Nguyễn Tông Thốc, Nguyễn Lý Quang – những kẻ nhận lệnh vua đi làm việc kiểm tra đó thì vợ con họ đã vể quê cả rồi! Vì việc này, bọn Đĩnh Chi bị Tương Dực đem giết ở ngã ba phường Đông Hà.
Khi ấy “phố xá, hàng chợ, đéu chạy ra ngoại thành Đại La, trú ngụ tại các xã Hồng Mai, Thịnh Liệt”. Quân của Trần Tuân tiến sát vể Từ Liêm, bọn Trịnh Duy Sản không cản được. Bọn Nguyễn Văn Lang đã âm mưu đưa vua chạy về Thanh Hoa… Năm Nhâm Thân (1512), Nguyễn Nghiêm – dư đảng của Trần Tuân, lại tiếp tục nổi dậy ở Sơn Tây, Hưng Hoá… Đến lượt mật phía nam Thăng Long bị đe doạ: Trịnh Hưng, Lê Hy, Lê Minh Triệt nổi dậy ở Nghệ An rồi Thanh Hoá.
Như vậy, đến đời Tương Dực, ngay từ năm tháng đầu tiên đã bùng nổ những chấn động mạnh ngay từ bên trong, rồi từ bốn phía kinh thành, đe doạ trực tiếp đến sự an toàn của triều đình nhà Lê.
Trong các đòn phản kích của các lực lượng xã hội vào triều Lê ngày càng lan rộng, liên tục đó thì đòn phản kích mạnh mẽ, quyết liệt hơn là cuộc nổi dậy của Trần Cảo.
Trần Cảo vốn là viên quan coi điện Thuần Mỹ16, người quê ở trang Dưỡng Chân, huyộn Thuỷ Đường (Hải Phòng), tự xưng là cháu chắt của Trần Thái Tông, là họ ngoại của Quang Thục Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao – mẹ của Lê Thánh Tông. Bên cạnh Trần Cảo có con trai là Trần Cung17, Phan Ât – người Chiêm Thành, gia nô của Trịnh Duy Đại – Đinh Ngạn, Đinh Nghệ, Công Uốm, Đình Bảo, Đoàn Bố. Tập hợp ban đầu của quân Trần Cảo thể hiện phần nào những mâu thuẫn của xã hội lúc đó.
Mùa xuân, tháng ba năm Bính Tý (1516), Trần cảo dấy quân ở chùa Quỳnh Lâm (xã Hạ Lôi, huyện Đông Triều, Quảng Ninh), chiếm cứ các huyện Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), Đông Triều (Quảng Ninh). Chỉ tháng sau, quân Trần cảo đã tiến sang Tiên Du, Quế Dương, Gia Lâm, đến bến Bồ Đề, nhằm vào kinh đô, nhưng chưa sang sông được.
Lê Tương Dực phải đích thân đi đánh, điều động các tướng sang sông tấn công Trần Cảo ở Bồ Đề, Lâm Hạ. Trần Cảo lui vể Ngọc Sơn. Tương Dực sai các tướng đem quân đuổi theo, nhưng đánh mấy lần không được, nhiều tướng của nhà Lê bị tử trận. Trần Cảo chiếm giữ vùng Lạng Nguyên (vùng đất phía bắc sông Cầu đến Lạng Sơn), cắt đứt con đường liên lạc từ Thăng Long lên phía bắc. Lê Tương Dực sai tướng Nguyễn Hoằng Dụ chốt quân, án ngữ tại Bổ Đề phòng Trần Cảo quay lại.
Đòn phản kích đầu tiên của quân Trần Cảo đã đẩy triều đình Lê vào tình trạng hoảng sợ và phân hoá cao độ.
Vốn bất mãn với Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản nhân dịp này cùng với Lê Quang Độ, Trình Chí Sâm lấy cớ đi đánh Trần Cảo, điều quân vể bến Thái Cực, đang đêm dẫn hơn 3000 quân các vệ Kim ngô, Hộ vệ vào cung. Vua Lê hốt hoảng tưởng quân Trần Cảo ập đến, chỉ kịp cùng viên Thừa chỉ – kẻ suốt ngày đêm uống rượu, đánh bạc ở nội điện – lẻn tất qua cửa nhà Thái Học và rồi bị Trịnh Duy sản giết chết cả vua lẫn tôi.
Nguyễn Hoàng Dụ đang án ngữ tại Bồ Đề, dẫn quân trở về kinh đốt phá nhà cửa phố xá, giết chết Vũ Như Tô – viên đô đốc kiêm kiến trúc sư coi các sở ở Công bộ, kiến trúc sư và trông coi công trình Cửu Trùng đài.
Nhân cơ hội kinh thành vừa trống không, Trần Cảo tiến quân trở lại, chiếm được kinh thành Thãng Long.
Trần Cảo lập một triều đình riêng, đạt niên hiệu mới là Thiên úng, dùng chính Lê Quang Độ – viên hàng quan cao cấp nhà Lê trông coi việc nước.
Ngay bấy giờ, Đô lực sĩ Thiết Sơn bá Trần Chân đã tập hợp hương binh đến 5-6 ngàn người chống lại Cảo, nhưng bị Cảo đánh thua. Trong tháng ấy, nhóm Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoằng Dụ, Nguyễn Vãn Lự, Trịnh Tuy, tiến quân từ Thanh Hoá ra bao vây kinh thành.
Không chống được liên quân của các tướng Sản, Dụ, Tuy…, quân Trần Cảo phải rút chạy qua sông Thiên Đức lên Lạng Nguyên. Gần nửa năm này, từ mùa hạ đến đông, triều đình Lê liên tục tổ chức huy động lực lượng truy kích và treo giải thưởng bằng tiền bạc, chức tước cho những ai bắt được thủ lĩnh Trần Cảo.
Đến năm 1521, Mạc Đăng Dung mới phá được quân của Trần Cung – con Trần Cảo ở Phượng Nhãn, Bảo Lộc, đẩy quân Trần Cung lên Thất Nguyên (Cao Bằng).
Cuộc nổi dậy của Trần Cảo là cuộc tấn công lớn nhất, đánh chiếm kinh thành, phủ nhận danh hiệu và quyền hành thực tế của nhà Lê lúc đó. Với đòn tấn công này, triều đình nhà Lê ngay trong lòng của chính nó càng mất ổn định và rối loạn thêm.
Xã hội ngày càng rối loạn, đời sống nhân dân ngày càng bị khốn quẫn. Năm Bính Tý (1516), “trong nước đói to, xác người chết đói nằm gối lên nhau. Những nơi trải qua binh lửa như Đông Triều, Giáp Sơn, ở Hải Dương, Yên Phong, Tiên Du, Đông Ngàn, ở Kinh Bắc lại càng đói dữ”18.
Năm Mậu Dần (1518), quân của Nguyễn Kính, Nguyễn Duy Nhạc từ Sơn Tây tràn vào Thăng Long “thả sức cướp phá, trong thành sạch không, kinh sư thành bãi săn bắn, đánh cá”19.
Tháng 2 nãm Kỷ Mão (1519), “Giặc Xá ở đầu nguồn các xứ Thái Nguyên, Tuyên Quang nổi loạn, cướp bóc vợ con của cải của dân chúng”.
Năm Canh Thìn (1520),… Hồ Bá Quang đã đem hơn 4.000 người địa phương vày bức thành Thuận Hoá, đuổi viên Tổng binh sứ Đoàn Lương bá Phạm Văn Huấn, khiến bọn này phải bỏ cả vợ con chạy ra vùng Tân Bình (Quảng Bình).
Năm Nhâm Ngọ (1522), “giặc cướp nổi lên ở kinh thành, đốt phá phố xá”… Năm đó, khi Lê Y (Quang Thiệu) đích thân làm lễ cầu trời, bài văn tấu cho biết: “Lúa sắp chín gặp phải hoàng trùng, lúa chiêm bắt đầu lại bị hạn hán. Nhà nông thất vọng, muôn họ lo buồn tai biến xảy ra luôn… mong cho có mưa ngọt, ác trùng bị diệt hết ruộng đồng được nhổ cỏ phát cây, kịp thời gieo mạ, lúa má chắc hạt, nặng bông, trộm cướp im hơi lặng tiếng, nước nhà chóng được bình yên”20.
Như vậy là đến những năm 20 của thế kỷ XVI, cùng với triều chính suy đồi, năm bè bảy mối, chính quyền nhà Lê không đảm đương nổi nhiệm vụ quản lý đất nước. Quốc gia Đại Việt bị rối loạn từ trong triều đình đến các địa phương. Đây là cuộc khủng hoảng của vương triều xây dựng theo thiết chế chế độ quân chủ tập quyển. Chế độ quân chủ tập quyền theo mô hình Nho giáo này đã phát triển đến đính cao dưới triều Lê Thánh Tông (1460 – 1497) và đã phát huy nhiều tác dụng tích cực trong công cuộc xây dựng và báo vệ đất nước, đưa nước Đại Việt thời đó trở thành một quốc gia độc lập thống nhất và thịnh đạt. Nhung khi kinh tế hàng hoá chưa phát triển đến mức độ tạo lập những điều kiện kinh tế xã hội bền vững cho sự thống nhất quốc gia – dân tộc thì chế độ quân chú tập quyén vẫn phải dựa trên cơ sở chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất và quan hệ bóc lột tô thuế của nhà vua đối với thần dân, kết hợp với một thiết chế quyển lực tập trung cao độ. Do đó, mỗi khi triều đình trung ương suy yếu thì tất yếu dẫn đến sự phân hoá và xung đột cung đình nhàm tranh ngôi đoạt chức do các thế lực quân sự cầm đầu. Sự rối loạn và xung đột cung đình làm cho chính quyền trung ương mất vai trò quản lý xã hội, quản lý các công trình thuỷ lợi và dẫn đến những hậu quả kinh tế, xã hội: mất mùa, đói kém, nhân dân đói khổ, bất bình… Sự suy sụp của triều đình, những cuộc xung đột của các thế lực phong kiến và những cuộc nổi dậy của dân chúng tất nhiên sẽ đưa nhà Lê đến chỗ bại vong.
Chú thích
1Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -1a, Sđd, T.III, tr 7.
2Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -43a, Sđd, T.III, tr 42.
3 Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -39a, Sđd, T.III, tr 42.
4Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -41a, Sđd, T.III, tr 44.
5Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -47b, Sđd, T.III, tr 45.
6Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -1a, Sđd, T.III, tr 52.
7Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -34a, Sđd, T.III, tr 80.
8Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -7a, Sđd, T.III, tr 12.
9Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -8a, Sđd, T.III, tr 13.
10Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -10b-11a, Sđd, T.III, tr 15.
11Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -26b, Sđd, T.III, tr 27.
12Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -26b, Sđd, T.III, tr 27.
13Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XV -5a-5b, Sđd, T.III, tr 55.
14Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XV -26a-27b, Sđd, T.III, tr 74.
15Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -11a-13b, Sđd, T.III, tr 59-61.
16Minh sử chép Cảo làm Xã đàn thiên hương quan tức chân trông nom cột Thiên hương ở Đàn Xã (?)
17Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép là Thăng.
18Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XV -41b, Sđd, T.III, tr 86
19Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XIV -44a, Sđd, T.III, tr 88
20Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XV -59b-60a, Sđd, T.III, tr 101.
(Còn tiếp)
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.