- Đang online: 2
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 18255
- Tổng truy cập: 3,369,789
NHÌN NHẬN CÔNG LAO NHÀ MẠC VÀ CHÚA NGUYỄN 515
- 227 lượt xem
NHÌN NHẬN CÔNG LAO NHÀ MẠC VÀ CHÚA NGUYỄN
Lời BBT: Trích đăng giới thiệu xuất bản bộ Lịch sử Việt Nam 15 tập hơn 10.000 trang về chia sẻ của PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam. Những điểm mới về công lao của Nhà Mạc trong bộ Sử này để bà con tìm đọc…. Do dung lượng hạn chế, những chia sẻ liên quan về Chúa Nguyễn, Nhà Nguyễn, Chiến tranh Biên giới phía Bắc, Chế độ Việt Nam Cộng hòa …Xin được lược bỏ.
TTO – Nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam…
Bộ Lịch sử Việt Nam tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới – Ảnh: V.V.TUÂN
Đó là những điểm mới của bộ sách Lịch sử Việt Nam
Sáng 18-8, nhiều đơn vị xuất bản (Công ty sách Việt Nam, NXB Thanh Niên, NXB Công an nhân dân, NXB Khoa học xã hội) tổ chức giới thiệu các bộ sách trọng tâm bao gồm:
– Bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập)
– Văn hoá biển đảo Việt Nam.
– Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (60 tác phẩm).
– 400 chữ quốc ngữ – sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá Việt Nam.
– Lược sử Việt ngữ học, Hiên ngang Trường Sa…
Trong đó, bộ sách Lịch sử Việt Nam tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bổ sung, do Viện Sử học Việt Nam biên soạn thu hút nhiều sự quan tâm của báo chí.
Bên lề buổi giới thiệu sách, PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, đã có cuộc chia sẻ cởi mở với báo chí về những điểm mới của bộ sách này.
Khi thành lập Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, bây giờ là Viện Hàn lâm Khoa học & Xã hội Việt Nam thì GS. VS Nguyễn Khánh Toàn đã đưa ra kế hoạch nghiên cứu và biên soạn các bộ sách là lịch sử Việt Nam, lịch sử văn hoá Việt Nam, lịch sử văn học Việt Nam, lịch sử tư tưởng Việt Nam. Đấy cũng là tâm huyết của rất nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu sử học thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam. Sau đó, Viện đã chấp thuận cho chúng tôi biên soạn bộ thông sử Việt Nam với 15 tập. Hơn 30 nhà nghiên cứu sử học đã bỏ thời gian khoảng 9 năm như để hoàn thành bộ sử này với hơn 10.000 trang. Đây là bộ thông sử quy mô chưa từng có từ trước đến nay ở Việt Nam, từ thời khởi thủy cho đến những năm 2000. |
PGS. TS Trần Đức Cường |
* Lịch sử khởi thủy của Việt Nam trong bộ sử này có những điểm gì mới, thưa ông?
– Chúng tôi khẳng định nhà nước ở Việt Nam hình thành sớm, dân tộc Việt Nam hình thành sớm.
Đất nước Việt Nam chúng ta hình thành trên cơ sở sự phát triển của ba nền văn hoá tương ứng với ba vương quốc cổ đại là: văn hoá Đông Sơn với vương quốc Âu Lạc, văn hóa Sa Huỳnh với nhà nước Chăm Pa, văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam.
Chúng tôi đã tránh được điều mà nhiều nhà sử học trước đây mắc phải là viết lịch sử Việt Nam nhưng chủ yếu là lịch sử của người Việt gắn với vương quốc Âu Lạc.
* Thời kỳ các triều đại quân chủ chuyên chế ở Việt Nam cũng có nhiều tranh cãi sẽ được nhìn nhận ra sao trong bộ sách này?
– Việc đánh giá một số vương triều phong kiến Việt Nam được chúng tôi tiếp cận với nhiều điểm mới.
Với Vương triều nhà Mạc, rõ ràng chúng ta cần đi đến kết luận nhà Mạc là một trong những vương triều có đóng góp trong lịch sử Việt Nam.
Dù chỉ tồn tại khoảng thời gian không dài nhưng đã giải quyết được một số khủng hoảng về kinh tế, xã hội cuối thời Lê. Chúng tôi đã bước đầu, đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực về vấn đề này.
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, là lúc nhà Lê đã rơi vào khủng hoảng kinh tế, xã hội rất rõ chứ không còn như thời kỳ Lê Lợi, Lê Thánh Tông nữa. Để giải quyết vấn đề này, Mạc Đăng Dung mới làm cuộc chính biến, giành lấy chính quyền.
Không chỉ ổn định kinh tế, xã hội mà nhà Mạc còn phát triển văn hoá, giáo dục với nhiều khoa thi được mở, tìm được nhiều nhân tài cho đất nước……………………
* Trong quá trình thực hiện bộ sách đồ sộ này, có những khó khăn gì, thưa ông?
– Khó khăn đầu tiên là chúng tôi chưa có điều kiện tập hợp tất cả giới sử học.
Khó khăn thứ hai là về tư liệu vì hầu hết hiện nằm rải rác ở khắp nơi ngay trên đất nước chúng ta. Đó là chưa kể chúng ta chưa có quy định pháp luật về việc giải mật và công bố các tư liệu lịch sử.
Ở các nước có quy định rõ ràng loại tư liệu nào trong 20 năm, hoặc 30 năm, 50 năm… thì được bạch hoá. Nhưng chúng ta chưa có những quy định đó nên có những tư liệu chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận.
Hơn nữa, có các tư liệu ở Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật và nhiều nước khác nữa, vì điều kiện chúng tôi cũng chưa tiếp cận được.
PGS. TS Trần Đức Cường trả lời báo chí – Ảnh: V.V.TUÂN
VŨ VIẾT TUÂN ghi
Nguồn Tuổi trẻ Online
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.