- Đang online: 4
- Hôm qua: 1125
- Tuần nay: 19117
- Tổng truy cập: 3,370,539
NHÀ MẠC VỚI BA THỜI KỲ LỊCH SỬ VÀ MƯỜI HAI ĐỜI VUA 710
- 221 lượt xem
Mạc Văn Trang: Ở tuổi 83, GS TSKH Phan Đăng Nhật vẫn ngày đêm miệt mài lao động, vượt qua không biết bao nhiêu khó khăn trở ngại, quyết tâm làm bằng được để cuốn sách: “NHÀ MẠC – BA THỜI LỊCH SỬ” kịp ra mắt bạn đọc trước thềm Đại hội đại biểu Mạc tộc Việt Nam. Sách dày 300 trang khổ 14,5 x 20, do NXB Dân Trí ấn hành. Xin cảm ơn GS đã gửi cho mactoc.com một Chương có tính tổng kết cuốn sách, để giới thiệu trước với bạn đọc.
NHÀ MẠC VỚI BA THỜI KỲ LỊCH SỬ VÀ MƯỜI HAI ĐỜI VUA
GS.TSKH Phan Đăng Nhật
MỞ ĐẦU
Đại Việt sử ký toàn thư khẳng định, nhà Mạc “trước sau gồm 67 năm” và 5 đời vua : “Trở lên, kỷ này phụ chép họ Mạc tiếm ngôi, bắt đầu từ năm Đinh Hợi (1527) , Mạc Đăng Dung tiếm ngôi, đặt niên hiệu là Minh Đức năm thứ nhất; truyền 5 đời, đến năm Nhâm Thìn (1592), Hồng Ninh năm thứ 3. Mạc Mậu Hợp bị bắt. Lại tiếp từ năm Quý Tỵ (1593), Hùng Lễ công tự xưng Khang Hựu năm thứ nhất, cho đến lúc mất, trước sau gồm 67 năm. Lời sấm nói: Họ Mạc được năm Hợi, mất nước năm Hợi. Xem Đăng Dung cướp ngôi năm Đinh Hợi, đến Mậu Hợp mất nước năm Quý Hợi, quả có ứng nghiệm”[1]
Nhận định trên đây ảnh hưởng nặng nề việc đánh giá nhà Mạc mấy trăm năm nay qua nhiều mặt như: viết sử, , làm chèo, viết kịch, tiểu thuyết,….kể cả kiến trúc, thờ phụng,… Thiết tưởng, cho đến nay, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, cần phải bàn lại, trên cơ sở cập nhật về tư liệu nhà Mạc, để được công minh, khách quan.
Phần một
BA THỜI KỲ LỊCH SỬ VÀ MƯỜI HAI ĐỜI VUA CỦA NHÀ MẠC
Tôi đã nói riêng thời kỳ Thăng Long, chưa nói tới thời kỳ Cao Bằng và thời kỳ hậu Cao Bằng… Như vậy là đến năm 2011, nhận thức về nhà Mạc được tiếp nối đến thời kỳ Cao Bằng và đến hội thảo năm 2012 này, chúng ta đã đi vào thời kỳ thứ ba mà có người đã đưa ra một khaí niệm mới là hậu Cao Bằng. (GS.VS.Phan Huy Lê). |
Tại hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc”, ngày 21-9 năm 2012, GS.VS Phan Huy Lê tổng kết 41 bản báo cáo, đã xác nhận nhà Mạc có ba thời kỳ lịch sử: thời kỳ Thăng Long, thời kỳ Cao Bằng và thời kỳ hậu Cao Bằng.
Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu ba thời kỳ lịch sử nói trên. Trong từng thời kỳ xin phép nói rõ các đời vua hoặc thủ lĩnh, các sự kiện lớn, đóng góp đối với lịch sử, phấn đấu thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà Mạc.
Nhà Mạc/ vương triều Mạc bắt đầu từ thái tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi năm 1527, kết thúc thời kỳ Cao Bằng năm 1683, 156 năm giữ ngôi vua với 12 đời ; sau đó còn tiếp tục chiến đấu để phục Mạc cho đến khi thủ lĩnh Hoàng Công Chất qua đời rồi thất thủ Mường Thanh, năm 1769, cộng tất cả 242 năm.
I. Thời kỳ Thăng Long-Dương Kinh (65 năm, 1527-1592)
1. Niên biểu thời kỳ Thăng Long-Dương Kinh
Miếu hiệu |
Thụy hiệu |
Họ tên |
Niên hiệu |
Thời gian tại vị |
1. Thái Tổ |
Nhân Minh Cao Hoàng Đế |
Mạc Đăng Dung |
Minh Đức |
|
2.Thái Tông |
Khâm Triết Văn Hoàng Đế |
Mạc Đăng Doanh |
Đại Chính |
|
3 Hiển Tông |
Hiển Hoàng Đế |
Mạc Phúc Hải |
Quảng Hòa |
|
4 Tuyên Tông |
Duệ Hoàng Đế |
Mạc Phúc Nguyên |
Vĩnh Định Cảnh Lịch 1548-1554 Quang Bảo 1555- 1564 |
|
5 Mục Tông
|
Anh Tổ Tĩnh Hoàng Đế
|
Mạc Mậu Hợp |
Thuần Phúc 1565-1568 Sùng Khang 1568-1578 Đoan Thái 1585-1588 Hưng Trị 1588-1591 |
1565-1592 |
6.Cảnh Tông |
Thành Hoàng Đế |
Mạc Toàn |
Vũ Anh |
|
7.Mẫn Tông
|
Trinh Hoàng Đế |
Mạc Kính Chỉ |
Khang Hựu 1593 |
2. Thái tổ Mạc Đăng Dung thực hiện nhiệm vụ lịch sử trong đại là lật đổ một vương triều suy đốn, thay vào đó một triều vua có nhiều tiến bộ so với đương thời.
2.1. Tình trạng khủng hoảng chưa từng có
Từ thời Lê Uy Mục trở đi, triều đình phong kiến nhà Lê khủng hoảng cung đình trầm trọng, cơ sở sâu xa của khủng hoảng này là phong kiến nhà Lê nặng tư tưởng bảo thủ lạc hậu về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá đối lập với xu hướng mới của lịch sử. Và biểu hiện rõ rệt nặng nề của nó là các vua từ Lê Uy Mục trở đi sống quá xa hoa truỵ lạc, không để tâm đến việc nước. Ví dụ như Lê Uy Mục vừa lên ngôi đã giết ngay những người trước không suy tôn mình làm vua, kể cả tổ mẫu, bà nội của Lê Uy Mục là Tháí hoàng Thái hậu Trường Lạc, vợ vua Lê Thánh Tông, mẹ vua Lê Hiến Tông. Bản chất Uy Mục hung ác lại phản trắc, say đắm tửu sắc. Đêm nào cũng cùng cung nhân hoan lạc rồi đến khi say thì giết đi. Phó sứ nhà Minh là Hứa Thiên Tích thấy tướng vua có đề câu thơ:
An Nam tứ bách vận vưu trường,
Thiên ý như hà giáng quỷ vương?
Nghĩa là Vận nước An Nam còn dài bốn trăm năm, ý trời sao lại sinh vua quỷ sứ”[i]
Lê Tương Dực, nổi lên giết Uy Mục và hoàng hâu, tự lập làm vua, tàn ác xấu xa, chơi bời xa xỉ không kém vua trước. Ông cho đóng thuyền bắt cung nữ cởi truồng bơi thuyền ở Hồ Tây “cùng vua vui chơi, lấy làm vui thích lắm”. Vua còn tư thông với cung nữ tiền triều. Sử gọi ông là vua lợn.
Trong một thời gian ngắn mà 4 vua bị giết (Uy Mục, Tương Dực, Quang Trị, Chiêu Tông ); hai lần thế lực chống đối lập ra vua mới.
Trong tình hình đó lịch sử rất cần một người có tài đức và ân uy đứng ra sắp xếp lại đất nước. Mạc Đăng Dung đã được thử thách và được lựa chọn.
2.2. Thái độ chờ đợi của Mạc Đăng Dung
Mạc Đăng Dung dẫu có công lớn bảo vệ nhà vua, dẹp loạn trong ngoài triều đình rất được trọng dụng, mà vẫn một mực phục dịch triều Lê, mong dựng lại triều chính, nhưng vẫn không được.
Theo K.W.Tailor và J. K. Whitmore, Mạc Đăng Dung đã hết sức cố gắng phục hưng nhà Lê theo “kiểu mẫu Hồng Đức” : “ Mạc Đăng Dung đã kết thúc thời kỳ hỗn loạn, bắt đầu sau Hiến Tông và lập lại hình thức cai trị của Thánh Tông, đó là kiểu mẫu Hồng Đức,…Vấn đề Mạc Đăng Dung đặt ra là làm thế nào kế thừa được cả cơ chế và con người. Mục đích của sự phục hưng thời Tương Dực đế là như vậy, và mục đích đó đã đạt được , nhưng do Mạc Đăng Dung, mà không phải nhà Lê thực hiện. Phục hưng ở đây là thực thi một sự cai quản, không phải gia đình , cũng không phải triều đại (phong kiến).
Trong những năm này chúng ta chứng kiến sự phát triển của cái gọi là chuẩn mực quan điểm lịch sử của nhà Mạc (PĐN in đậm)”[2]
Nhưng rốt cuộc Mạc Đăng Dung không dựng lại được nhà Lê, không những thế, vua (Lê Chiêu Tông) còn cùng một số quần thần bỏ lên Sơn Tây mưu chống lại. Cho đến cuối cùng, sau 16 năm chờ đợi (1511-1527), Mạc Đăng Dung mới nhận chiếu nhường ngôi của vua Lê Cung Hoàng.
Lên ngôi mới được ba năm, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh.
3. Thái tổ Mạc Đăng Dung đẩy lùi cuộc xâm lược của 22 vạn quân Minh, tránh cho đất nước khỏi thảm họa chiến tranh năm 1540.
3.1. Mưu đồ của phong kiến nhà Lê.
Phong kiến nhà Lê đã nhiều lần liên tục cho người đi cầu cứu Minh đem quân sang đánh ta. Với danh nghĩa là đánh Mạc, nhà Minh sẽ thừa cơ tàn sát tiêu diệt luôn cả nước Việt. Đây là một mục đích truyền đời của phong kiến Trung Quốc. Nhà Lê thừa biết điều này, nhưng vì quyền lợi ích kỷ của vương quyền, vẫn cứ ra sức van nài nhà Minh. “Nhà Mạc muốn tránh nguy hiểm trong cuộc đụng độ với nhà Minh. Tuy nhiên, nguy cơ chiến tranh ngày càng bị thúc bách, một phần bởi những mưu đồ thù địch của một số bề tôi trung thành với nhà Lê”[3].
Rất nhiều lần phái đoàn vua Lê hoặc bề tôi cũ của nhà Lê đi sang Bắc Quốc để tố cáo nhà Mac, kích động chiến tranh của nhà Minh. Riêng năm 1537 liên tiếp có 3 lần (kể cả trường hợp Vũ Văn Uyên):
– “Năm 1529, Trịnh Ngung, bề tôi cũ của nhà Lê đã yết kiến triều Minh để tố cáo việc cướp ngôi của Mạc Đăng Dung”[4]
– “Ngay sau khi trung hưng triều Lê, năm 1533, Trịnh Duy Liêu liền được cử đi Bắc Quốc để tiếp tục tố cáo việc cướp ngôi của Mạc Đăng Dung” [5]
– “Ngày 3 tháng 2 năm Gia Tĩnh thứ 16 (13-3-1537 ), cháu dòng đích của vua An Nam tên là Lê Ninh (Trang Tông) sai người trong nước là bọn Trịnh Duy Liêu gồm 10 người đến kinh đô… xin hưng binh hỏi tội để cứu nguy nạn nước”[6].
– “Tháng 6 năm 1537, phái bộ của Trịnh Duy Liêu do triều đình Lê phái sang Yên Kinh”[7].
– “Ngày 6 tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 16 (9-10-1537). Trước đó người Giao Chỉ Vũ Văn Uyên mang đồng đảng đến hàng… Văn Uyên có 10.000 quân, đợi thiên binh xuống phía Nam, sai cháu là Vũ Tử Lăng đóng tại cửa ải Thạch Lang để nhập theo”[8].
Tóm lại, âm mưu của nhà Lê và cựu thần là muốn cầu viện nhà Minh dai dẳng và kiên quyết. Hơn nữa, không những chỉ van xin, mà còn ra sức tạo điều kiện vật chất, cụ thể để quân Minh nhanh chóng và thuận lợi kéo quân sang ta.
3.2. Vận mệnh của đất nước nghìn cân treo sợi tóc
3.2.1. Ý chí quyết xâm lược của nhà Minh:
Vua Minh Thế Tông cử Thượng thư Mao Bá Ôn đi chinh thảo. Trước khi Mao Bá Ôn đi đánh cướp nước ta, vua Minh tặng một bài thơ, đầy khí chất hách dịch. Ông coi Mao Bá Ôn là kỳ lân, dân ta là kiến cỏ, đồng thời khẳng định nhất định thắng, hẹn trở về vua đích thân cởi áo bào cho Mao.
Trời thẳm kỳ lân sinh giống sẵn
Hang sâu kiến cỏ trốn đàng nào?
Thái bình khi chiếu đòi về nước
Trẫm cởi giùm ông chiếc chiến bào[9]
3.2.2. Huy động quân đội và dân binh:
“Tháng 7 năm Gia Tĩnh 19, Hàm Ninh hầu Cừu Loan và thượng thư bộ binh Mao Bá Ôn đến Lưỡng Quảng và Vân Nam để kiểm tra việc chuẩn bị hậu cần, cùng đội ngũ quân lính dự định cho cuộc chinh phạt phương Nam. Cừu Loan đã chuẩn bị kế hoạch tác chiến như sau: “Chia chính binh ra làm ba đội tiễu binh, từ Quảng Tây đi các xứ Bằng Tường, Long châu và Tư Minh… Kể cả chính binh và kỳ binh là 22 vạn người” (Cương mục,, tập2, tr.114).
3.2.3. Các ý kiến khác nhau phía nhà Minh về việc đánh “An Nam”10
Theo sách Minh Thực Lục từ tháng 11 năm 1536 có 10 sự kiện của nhà Minh liên quan đến vấn đề “chinh phạt An Nam”:
– Sự kiện ngày 16-11-1936,
– Sự kiện ngày 7-12-1536,
– Ngày 12-1-1537,
– Ngày 13-3-1537,
– Ngày 20-3-1937,
– Ngày 21-5-1937,
– Ngày 16-6-1937,
– Ngày 4-7-1937,
– Ngày 8-9-1-1539,
– Ngày 20-10 -1540. Chúng tôi đã thống kê và tóm tắt các sự kiện trên [10], qua bảng thống kê “Các ý kiến khác nhau phía nhà Minh về việc đánh An Nam”. Trong thống kê ghi rõ các mục:
– Ngày tháng nghị hội của triều đình,
– Luận bàn của triều thần,
– Phán quyết của hoàng đế Minh thế Tông
Qua thống kê, rút ra các nhận xét sau:
1. Việc “chinh phạt An Nam” là quyết tâm sắt đá của triều đình Minh, mà Minh Thế Tông là đại diện. Do đó khi một số người đưa ra lẽ phải trái bàn bạc, có người ngăn cản, nhưng nếu trái ý, đều bị vua Minh gạt đi và xử phạt.
2. Quyết tâm xâm lược được tăng cường thêm sau khi quần thần nhà Lê liên tục xin cầu viện.
3. Trong khi cân nhắc, bọn Minh sợ nhất là lực lượng quân sự trong nước, do Mạc Đăng Dung đứng đầu. Họ đã nghe danh tài năng quân sự của vua Mạc và đội ngũ tướng lĩnh của ông. Các trường hợp Phan Trân, Từ Cửu Cao, Hoàng Oản và đặc biệt Cừu Loan, tìm mọi cách trốn tránh việc đi “An Nam”là tiêu biểu cho tinh thần lo sợ của tướng lĩnh Minh. (Cừu Loan là phó tổng chỉ huy, đã bày mưu để trút việc đi đánh cho Liễu Tuần, còn y thì được triệu về kinh). Chắc hẳn số lượng những người như thế này trong thực tế không ít. Biết rõ điều đó, nên Mạc Đăng Dung luôn luôn quan tâm tăng cường lực lượng chiến đấu đối phó với giặc, và cũng tìm cách lộ ra điều này để cho địch biết.
4. Qua diễn biến phức tạp của tình hình trên đây, chúng ta thấy rõ: Một mặt, quyết tâm xâm lược của triều Minh rất cao; mặt khác họ cũng lo sợ sức chiến đấu của chúng ta dưới sự chỉ huy của Mạc Đăng Dung. Vậy, khẳng định “nhà Minh rõ ràng không dám xâm phạm đến nước ta”( UY ban khoa học xã hội :Lịch sử Việt Nam) là vô căn cứ.
5. Chiến lược của Mạc Đăng Dung:
Mạc Đăng Dung thực hiện một chiến lược vừa đánh vừa hoà
– Chuẩn bị đánh: “Lê triều thông sử cũng cho biết Mạc Đăng Doanh đã tu sửa trại, sách, luyện tập thuỷ quân; trưng cầu hết thảy những cựu thần lão tướng để cùng bàn việc nước”. Phục chức cho Thái bảo tĩnh quốc công Vũ Hộ, cử làm tả đô đốc Đông quân Chưởng phụ sự.
“Thù vực chu tư lục còn cho biết triều đình nhà Minh còn tranh cãi về việc đánh hay không đánh khá gay go. Khi Mao Bá Ôn đến Nam Ninh đã thấy quân dân Việt chuẩn bị chống lại quyết liệt, lấy thuốc độc, bã đậu bỏ vào suối nước, đào hố chôn cọc tre để ngựa sa hố, lại phao ngôn sẽ theo đường biển tập kích Quảng Đông. Như vậy chứng tỏ khi ấy nhà Mạc chuẩn bị sẵn sàng hai kế sách chiến và hoà”
– Lập nhiều đồn luỹ ở biên giới mà trong “Vãng giao chỉ đồ”, in ở An Nam đồ chí, nhà Minh gọi là “tặc doanh”.
– Cho người làm nhiệm vụ tình báo “dò la bám sát các hoạt động quân sự của nhà Minh, như trường hợp tri châu Nguyễn Cảnh, năm 1537, được nhà Mạc bí mật phái sang đất Minh để thu thập tin tức bị thổ quan của Vân Nam giữ lại”
6. Cách lựa chọn tài tình của Mạc Đăng Dung
Một số người buộc Mạc Đăng Dung về “tội” đầu hàng và dâng đất. Hãy căn cứ vào tư liệu lịch sử chính xác để xem xét hai sự kiện này
Thực chất việc thần phục, dâng đất
Ngô Đăng Lợi viết: “Qua ghi chép của Nghiêm Tông Giản, thì Mạc Đăng Dung cùng đoàn tuỳ tùng không được mặc phẩm phục, cổ đeo dây lụa tượng trưng cho sự đầu hàng đến lậy và cúi đầu (ngũ bái, tam khấu đầu) trước long đình che lọng vàng, tượng trưng cho hoàng đế nhà Minh, chứ không phải quỳ lạy viên tướng nhà Minh” Cũng không phải cởi trần tự trói.
– Dâng đất khống:
* “Bốn động biên giới đã bị nhà Minh lấy lại từ trước, thành chuyện đã rồi đối với nhà Mạc. Mạc Đăng Dung thực sự không hề mắc tội phản quốc/dâng đất, mà trái lại đã góp một phần quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị – xã hội trong nước, cũng như tái lập quan hệ bang giao với nhà Minh”[11]. Còn Lê-Trịnh mãi đến 1597 mới được nhà Minh xét công nhận .
* Trong biểu tâu nhà Minh, Mạc Đăng Dung cũng viết đúng như trên, và nêu cụ thể lời của tri châu châu Khâm, Lâm Hy Nguyên, như một nhân chứng sống, chắc chắn đó là sự thật:“ Mới đây thần nghe Tri châu châu Khâm tỉnh Quảng Đông, Lâm Hy Nguyên, xưng rằng, các động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát thuộc hai đô Như Tích, Chiêm Lãng là đất cũ của châu Khâm; nếu đúng như vậy, thần xin vâng lời”[12].
Nếu đối chiếu các điều kiện thần phục, trong tình hình đối nội đối ngoại quá gay gắt và phức tạp như đã trình bày trên, thì việc thần phục của vua Mạc chỉ mất một số hư danh mà được nhiều thắng lợi thực tế, trong đó quan trọng là tránh được một cuộc chiến tranh thảm khốc, bao gồm lực lượng của quân Minh bên ngoài ép vào và quân Lê – Trịnh từ trong đánh ra.
7. Nguyên nhân thắng lợi của chiến lược nhà Mạc
Nhờ đâu mà đập tan được âm mưu nhà Lê cầu xin Minh, đẩy lùi được quyết tâm xâm lược sắt đá của nhà Minh?
–Trước hết là ý chí của nhà Mạc, bằng mọi giá không cho giặc đặt chân vào đất nước ta, như Mạc Ngọc Liễn là Đô uý thái phó Đà Quốc công, đồng thời là phò mã, khi lâm chung có di chúc lại: “….Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”[13]. Mạc Ngọc Liễn không phát ngôn ý kiến cá nhân mà tuyên bố tư tưởng lớn của nhà Mạc. Đinh Khắc Thuân nhận định đúng như vậy: “Lời trăng trối này của Mạc Ngọc Liễn cũng chính là ý nguyện của nhà Mạc nhằm tránh một cuộc chiến tranh với ngoại bang.”19
Thứ hai, là chủ trương vô cùng sáng suốt của Thái tổ Mạc Đăng Dung, chiến hoà kết hợp, hoà nhưng sẵn sàng chiến đấu. “Đầu hàng giả, chiến đấu thật”. Trong hoà không hại gì cho đất nước, chỉ dâng đất khống.
Thứ ba, Mạc Thái Tổ cũng dùng cả đấu tranh chính trị, đưa Trạng nguyên Giáp Hải đi, để biểu lộ ý chí quyết tâm bảo về đất nước qua viêc hoạ thơ. Có người nói bài thơ đã đuổi được giặc. Không thật đúng. Bài thơ là một bộ phận của cuôc đấu tranh toàn diện, có vai trò nhất định trong cuộc đấu tranh này.
Tóm lại, Thái Tổ Mạc Đăng Dung đã lựa chọn một phương thức đấu tranh tổng hợp rất thông minh, vừa làm cho địch đủ ngại ngần, lo sợ, vừa đủ cho Thiên triều giữ được thể diện. Ông lại đặt quyền lợi tối cao của đất nước lên trên sỹ diện cá nhân. Nhờ vậy mà đẩy lùi được 22 vạn quân Minh, mà không tốn một mũi tên, không mất một giọt máu.
Có thể nói, Thái tổ Mạc Đăng Dung và nhà Mạc đã đấu tranh vô cùng thông minh, năng động, nhờ đó cứu đất nước khỏi một cuộc xâm lăng tàn hại. Sự kiện này không nhiều trong lịch sử nước nhà.
4. Phấn đấu thực hiện mục tiêu chiến lược: đem lại đời sống ấm no cho nhân dân
Trong suốt thời gian định đô ở Thăng Long (1527-1593), nhà Mạc có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Nhà Mạc có nhiều chính sách để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế-xã hội đầu thế kỷ XVI.
4.1. Nhà Mạc cố gắng xây dựng một nền kinh tế phát triển nhiều mặt.
Nhà Mạc được thiết lập trong hoàn cảnh kinh tế xã hội khủng hoảng trầm trọng. Bởi vậy nhiệm vụ trọng tâm của nhà Mạc là phải nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế để ổn định đời sống của nhân dân.
Nông nghiệp
Nhà Mạc tiến hành khuyến khích phát triển nông nghiệp ở mỗi địa phương là quan Khuyến nông sứ và Hà đê sứ( cũng như các triều trước). Cùng với sự góp sức của nhân dân, dưới sự chỉ đạo của nhà nước, nhiều đê điều đã được đắp và tu sửa trong thời kỳ này, cho đến nay “đê nhà Mạc” (đê Chân Kim – Kiến Thụy, Hải Phòng), đê Kinh Điền – An Lão, Hải Phòng, đê Hà Nam – Yên Hưng, Quảng Ninh) vẫn tồn tại trong tâm thức dân gian và còn để lại vết dấu. Đặc biệt, nhiều vùng còn đào các con kênh để thông nước tưới tiêu đồng ruộng tiêu biểu như kênh Núi Voi (An Lão), kênh Cái Giếng (Vĩnh Bảo)… Nhờ đó mà hoạt động sản xuất nông nghiệp khá phát triển. Không những vậy nhà Mạc còn tiến hành cho khai khẩn đất hoang để tăng thêm diện tích sản xuất. Trong tâm thức của nhân dân còn ghi nhớ: “sông đào nhà Mạc 99 khúc cho dân no ấm”.
Thủ công nghiệp.
Thủ công nghiệp thời Mạc rất phát triển. Từ thành thị đến nông thôn, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp khá tấp nập, hình thành các làng nghề, các phường thợ có chuyên môn, hoạt động hiệu quả. Thợ thủ công đã mang tính chuyên nghiệp, thoát khỏi sự bó buộc của đồng ruộng, mức độ trao đổi sản phẩm trong nước và với nước ngoài cũng sôi động hơn, mang tính hàng hóa chứ không mang tính tự túc như trước… Những sản phẩm thủ công nghiệp không chỉ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của nhân dân mà còn phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, trong đó có nhiều tác phẩm đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: Chu Đậu, Bát Tràng… chuyên sản xuất gốm; làng chạm khắc đá Kính Chủ…
Nội ngoại thương.
Nếu như thời Lê sơ “trọng nông ức thương” thì thời Mạc thương nghiệp rất phát triển. Nhiều chợ đã được nhà nước mở để thuận tiện cho nhân dân trong hoạt động buôn bán như chợ Cầu Nguyễn ở Thái Bình, chợ An Quý (Hải Phòng), chợ Tứ Kỳ (Hải Dương), chợ Phù Lưu (Gia Lâm-Hà Nội)…Trong dân gian còn lưu truyền câu ca “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Hạ Hôm (An Quý)”…
Hàng hoá thủ công nghiệp thời Mạc theo các thuyền buôn nước ngoài đi ra 28 nước trên thế giới. Đặc biệt gốm Chu Đậu nổi tiếng trong và ngoài nước. Chiếc tàu đắm ở Cù Lao Chàm khi trục vớt thấy có 24.000 hiện vật thì phần lớn là gốm Chu Đậu. Hiện nay ở Bảo tàng Istamboul (Thổ Nhĩ Kỳ) còn lưu giữ hiện vật gốm Chu Đậu của nước ta.
Nhà Mạc đã xây dựng một nền kinh tế phát triển nhiều mặt , rất “trọng nông” mà không hề “ức thương”, phát triển cả nội ngoại thương, đúng như GS Tràn Quốc Vượng đã nhận định: “Sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung đã chấm dứt thời kỳ “ức thương”, mở rộng giao thương với nước ngoài. Ông đề cao hoạt động thương mại, và thực sự đã có nhiều chính sách mới mẻ. Minh chứng cụ thể là đồ gốm sứ trở thành mặt hàng được nhiều nước mua. Hiện nay, đồ gốm sừ thời Mạc có mặt ở bảo tàng nhiều nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…và con tàu đắm ở Cù lao Chàm mới được tìm thấy có rất nhiều đồ gốm sứ thời này. Điều đáng nói là các sản phẩm gốm sứ thời Mạc đều có khắc tên người làm, địa chỉ xưởng sản xuất và nơi cung tiến. Tôi cho rằng, nếu nhà Mạc tiếp tục tồn tại và phát triển, Việt Nam có thể đã có một cuộc cải cách giống như thời Minh Trị của Nhật Bản, nhưng từ rất sớm. Dương Kinh là sự thể hiện tư tưởng hướng ngoại của nhà Mạc”[14].
Chính sách kinh tế của nhà Mạc đã đem lại đời sống ấm no, an lạc cho nhân dân. Mặc dù quan điểm đối nghịch nhưng các sử gia nhà Lê vẫn phải thừa nhận về cảnh thái bình thời Mạc “Mạc có lệnh cấm các xứ trong ngoài người ta không được cầm giáo mác và binh khí hoành hành ở đường sá, ai trái thì cho pháp ty bắt. Từ đó những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ, trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm thôi. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn”[15].
Về nội dung này , sách Toàn thư ghi như trên và thêm một số chi tiết: “Từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không , ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ cần mỗi tháng xem lại một lần, có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng , được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên”[16]
Phan Huy Chú nhân nói về vua Mạc Đăng Doanh , cũng ca ngợi tình hình xã hội và đời sống của nhân dân đương thời : “Mạc Đăng Doanh tính tình khoan hậu. Ông giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khoá. Bấy giờ được mùa, nhà no người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình”[17]
Một sự kiện lịch sử được các nhà sử học đồng thanh nhắc lại nhiều lần, chứng tỏ rằng đó là một sự thật hiển nhiên, gây ấn tượng sâu sắc và hiếm có trong xã hội phong kiến nước ta. Đây là công lao của nhà Mạc, là một nét đẹp đặc biệt, không thể không nhấn mạnh.
4.2. Một số chính sách xã hội
Để có tình hình ấm no, an lạc trên đây, ngoài một số chính sách kinh tế như đã nêu trên , nhà Mạc còn thực thi một số chính sách xã hội.
1. Vận động một số nhà hữu sản, nhất là hoàng thân quốc thích có hằng tâm đem ruộng sẵn có hoặc mua ruộng cúng vào chùa. Theo thống kê của Vũ Duy Mền thì tổng cộng trong 18 trường hợp có 254 mẫu 8 sào ruộng cúng vào chùa[18]. Thống kê này chưa đầy đủ , tuy nhiên cũng có thể làm căn cứ để chúng ta nhận xét như sau:
– “Việc cúng tiền, ruộng vào chùa thịnh hành từ thời Lý- Trần, sang thời Mạc được mở rộng hơn”[19].
– Số người thuộc hoàng thân nhà Mạc có vai trò quan trọng trong việc này. Có thể kể các vị sau đây (10/18 trường hợp):
.Thái hòang Thái hậu họ Vũ;
.Thái hoàng thái hậu (không ghi họ, 4 trường hợp, cộng 31 mẫu) Nếu coi đây cũng là Thái hoàng thái hậu họ Vũ thì tổng cộng là 36 mẫu;
.Con gái thứ 2 Thái uý Tây quốc công Mạc Ngọc Ý;
.Thọ Phương Thái trưởng công chúa;
.Chính phi công chúa, (7 mẫu );
.Phan Trị, tước An Thọ Bá, ( 8 mẫu) ;
.Lê Văn Uyên, tước Trường Thọ Bá.
Trường hợp đặc biệt Thái hoàng thái hậu Vũ thị Ngọc Toản[20]
Tương truyền Bà là chính hậu của Thái tổ Mạc Đăng Dung , đã có công lớn là lấy tiền riêng mua 25 mẫu 8 sào 2 thước cúng dâng Tam bảo chùa làng Hoà Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) ; đồng thời vận động hoàng thân quốc thích đóng góp thêm, tổng số ruộng lên tới 47 mẫu 3 sào, goi là ruộng nhà Thánh (Thánh điền). Số ruộng trên được dùng làm ba khoản chính:
– Khoản thứ nhất. Cấp cho việc cúng tế ở đền và chùa làng
– Khoản thứ hai. Cấp cho dân đinh, thượng hạ. Khi dân số ít thì chia đến tuổi 15, khi dân số tăng thì chia đến tuổi 18, mỗi người một sào , cày cấy thu hoạch, không phải nộp thuế. Chia theo cách bốc thăm công khai, già nhận trước, trẻ nhận sau, cứ 3 năm chia lại một lần.
– Khoản thứ ba. Cho đấu thầu cấy lấy thóc lập quỹ hội Thiện/nghĩa thương, khi đói khó cấp đỡ người nghèo, cô nhân , quả phụ, bảo dưỡng lát gạch đường làng. Đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 quỹ làng còn 3 tấn thóc, ủng hộ kháng chiến, số thóc cho người nghèo vay không thu lại nữa.[21]
Cùng với việc cấp ruộng cho dân làng, THTH là người công đức để xây dựng chùa với 6000 lá vàng, cùng không biết bao nhiệu tiền bạc cho trên 15 ngôi chùa ở khu vực Dương Kinh và phụ cận như:
– Chùa Linh Cảm (Tiên Sơn, Bắc Ninh) 1557,
– Chùa Bà Đanh (Kiến Thuỵ, Hải Phòng) 1563,
– Chùa Thiên Hựu (Nam Sách, Hải Dương) 1571,
– Chùa Minh Phúc (Tiên Lãng, Hải Phòng) 1572,
– Chùa Sùng Ân (Phù Cừ, Hưng Yên) 1574,
– Chùa Phổ Chiếu (Kiến Thuỵ, Hải Phòng) 1579,
– Chùa Thánh Thọ (Bình giang, Hải Dương) 1579,
– Chùa Minh Quang (Gia Lộc, Hải Dương) 1579,
– Chùa Hoa Tân (An Lão, Hải Phòng) 1582,
– Chùa Linh Sơn ( An Lão, Hải Phòng) 1583,
– Chùa Báo Ân (Phù Cừ, Hưng Yên)1584 ,
– Chùa Sùng Quang (Vĩnh Bảo, Hải Phòng)1578,
– Chùa Trúc Am (Kiến thuỵ, Hải Phòng) 1589,
– Chùa Hà Lâu (Tiên Lãng, Hải Phòng )1589….[22]
– Và chùa làng Hoà Liễu , có tên Thiên Phúc Tự xây dựng năm 1562.
Bà cũng là người “bày cho” dân lễ minh thệ, để chống trộm cắp, tham nhũng.
Đúng như PGS Đinh Khắc Thuân đã nhận định: “Bà Thái hoàng thái hậu họ Vũ quả là một người đã dốc toàn tâm toàn ý cho công cuộc trung hưng chùa Phật thời kỳ này. Bà từng được dân gian tôn xưng là “mẫu nghi thiên hạ, là vị Phật sống trên trần gian”[23] … “Bà Thái hoàng thái hậu họ Vũ xem như một biểu tượng của người phúc thiện, đáng được muôn đời ghi nhớ”[24]
2. Lập các hội Thiện để tổ chức phong trào làm việc thiện “Các bia dựng trong các chùa , miếu cho biết hội Thiện khá phát triển . Từ các vương hầu tôn thất , quan lại tại vị hoặc hưu quan đến thường dân các làng xã đều đua nhau làm việc thiện…Nhìn chung hội Thiện thời Mạc biểu hiện nhiều mặt tích cực hơn mặt hạn chế”[25]
Tóm lại, chính sách xã hội lớn của Thái hoàng thái hậu gồm:
– Vận động các tư gia lấy tiền riêng mua ruộng cấp cho dân đinh cày cấy, thu hoa lợi, không phải nộp thuế,
– Một số ruộng cho cày cấy thu hoa lợi và lập hội Thiện để cứu đói cho những người quan quả cô đơn,
– Xây dựng rất nhiều chùa để hoằng dương Phật pháp, giáo dục lòng nhân từ bác ái, ngay thẳng thật thà .
Có người nói, có phong trào làm điều Thiện, xây dựng chùa là do “chiến tranh tàn khốc kéo dài, thiên tai thường xẩy ra, khiến cho dân cùng khốn, mất niềm tin, đến cửa Phật từ bi mong che chở hoặc cầu xin điều thiện”. Có thể chưa hẳn như vậy. Trong thời kỳ cận hiện đại vừa qua, chúng ta cũng chiến tranh kéo dài mấy chục năm, thế nhưng người ta không làm chùa mà ra sức phá chùa chiền miếu mạo, từ đường, san đào mồ mả tổ tiên; cũng không làm điều thiện mà điều ác đầy rẫy. Thử hỏi tại sao?
Bài này không có nhiệm vụ giải đáp vấn đề trên, mà chỉ bàn đến nhà Mạc và nêu thực tế ở thời Mạc là, những người có quyền hành , uy vọng đương thời thực sự có thiện tâm, có người suốt đời dốc lòng làm điều thiện. Hành vi cao đẹp của họ , đã trở thành một xu hướng khá lớn, có sức giáo dục mạnh mẽ, lôi cuốn xã hội. Nhờ đó mà cùng với các chính sách khác, đã tạo nên an ninh xã hội cao : “người đi đường không nhặt của rơi, cửa ngoài không đóng, …trâu bò thả chăn không phải đem về,…có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình”
5. Nhà Mạc xây dựng một đời sống tinh thần với tư tưởng cởi mở, thông thoáng về tôn giáo tín ngưỡng, tôn trọng văn hoá của nhân dân
Người đời thường nói “Mạc thị sùng Nho” nhưng vương triều Mạc không độc tôn Nho giáo. Dưới thời Mạc văn hoá dân gian được phục hồi và phát triển. Trần Lâm Biền nhấn mạnh: “Chỉ tới khi nhà Mạc lật đổ được nhà [26]Lê sơ, lúc đó đã mục ruỗng cùng cực (có thể nói là một cuộc cách mạng), với những chính sách tự do hơn rất nhiều, đã như tạo nên một sự bùng nổ tạo đà cho văn hoá dân gian phát triển”. Ông cũng khẳng định thêm: “Mỹ thuật Mạc như khởi đầu cho một trang sử mới để tạo nên sự “náo nức” tới đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVII với “nghệ thuật đình làng”[27].
Các tôn giáo như Phật, Lão được khôi phục và phát triển. Dưới thời Mạc một số chùa đã được trùng tu hoặc xây mới như: chùa Phổ Minh (Nam Định) có mộ và tượng của công chúa Mạc Ngọc Lâm, chùa Bối Khê (Hà Nội), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)… Theo thống kê của Nguyễn Tiến Cảnh trong sách Mỹ thuật thời Mạc, qua khảo sát điền dã và qua tư liệu bia ký thì hiện nay còn dấu tích của 142 chùa, 2 cầu, 12 đình làng, 7 quán đạo, 8 miếu, 3 chợ, 2 bến đò…(tr. 21)
Đình là nơi họp mặt quan viên, hào mục, dân làng và thờ cúng thần linh, thế mà ở đình Tây Đằng tràn ngập hình ảnh các sinh hoạt đời thường của thường dân: cảnh nam nữ tình tự, cảnh đi thuyền, làm xiếc, săn bắn khỉ, gánh con,…
Tóm lại VHDG thời Mạc được phát triển về số lượng và bừng lên về thẩm mỹ. Trong lúc đó, thời Lê sơ nền văn hoá này thường bị cấm đoán.
Đến thời Lê, các tập tục dân gian phải chịu sự phán xét khắc nghiệt của vua quan dưới cái nhìn Nho giáo. Đàn chay, hát xướng, chơi đùa và trò tap kỹ bị cấm. Lê Thánh Tông lệnh cho bộ lễ: “Khi có việc tang không được bày đặt ăn uống, tiết Trung Nguyên không được lập đàn chay, không được hát xướng, chơi đùa và bày trò tạp kỹ”[28]. Hát chèo và dân ca bị gọi là dâm nhạc, đối lập với nhã nhạc.
“Ra lệnh cấm chỉ con em nhà thế gia và dân chúng không được nuôi những vật làm trò như gà chọi, khỉ làm trò, bồ câu thả , chim sơn hô-sơn ca, cá vàng,…”[29]
6. Nhà Mạc chăm lo bồi dưỡng đào tạo nhân tài.
Trong suốt thời gian tồn tại ở Thăng Long (1527-1593), nhà Mạc luôn luôn chăm lo bồi dưỡng nhân tài. Nguyễn Hữu Tâm nhấn mạnh “Từ khi giành vương quyền (1527) đến khi phải rút khỏi Thăng Long (1592) triều Mạc không lúc nào sao nhãng việc giáo dục khoa cử. Cho đến năm 1592 quân Mạc thua to, bỏ kinh đô, nhưng hè năm đó Mạc Mậu Hợp vẫn tổ chức được kỳ thi tiến sĩ cuối cùng tại hành doanh Bồ Đề”(20). Ở Thăng Long, chưa kể ở Cao Bằng, nhà Mạc tổ chức được 22 khoa thi lấy đỗ 485 tiến sĩ và 13 trạng nguyên. Trong số những nhà khoa bảng do nhà Mạc tuyển chọn chúng ta có thể kể đến: Trạng nguyên Nguyễn Thiến, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Dương Văn An… Đặc biệt khoa thi Hội năm Ất Sửu (1565) đời Mạc Mậu Hợp, một tiến sĩ được vương triều Mạc chọn tuyển bằng một bài phú Nôm ở kỳ thi đệ tứ một sự kiện hiếm có trong lịch sử thi cử của nước ta, đó là tiến sĩ Nguyễn Văn Huy(21). Nhận xét về tác dụng của giáo dục khoa cử thời Mạc, nhà sử học Phan Huy Chú nói: “Nhà Mạc bận chiến tranh mà vẫn không bỏ thi cử, vì thế được nhiều người tài giỏi giúp việc chống đối với nhà Lê, kéo dài đến hơn 60 năm. Ấy cũng là công hiệu của khoa cử đó”(22)
II. Thời kỳ Cao Bằng ( 91 năm, 1592-1683)
Bằng các nguồn tư liệu mới của Trung Quốc mà chúng ta cũng hiểu thêm được vương triều Mạc thời kỳ Cao Bằng và bổ sung thêm phổ hệ nhà Mạc ở Cao Bằng ba vì vua cuối cùng, trong đó có Mạc Kính Diệu (tức Mạc Kính Vũ) rồi đến Mạc Nguyên Thanh, cuối cùng là Mạc Kính Quang. (GS.VS.Phan Huy Lê) |
1. Đại cương về thời kỳ Cao Bằng
Ơ Cao Bằng[30], nhà Mạc xây dựng vương triều ở khu đồng bằng Hoà An. Ơ đây họ xây dựng hai căn cứ chính. Kinh đô Nà Lử và vương phủ Cao Bình. Nà Lử là nơi hiểm yếu hơn, nơi vua ở. Vương phủ Cao Binh là nơi ở của hoàng hậu, công chúa, cung tần, gia đình các đại thần có vườn thượng Uyển, đền Giao (nơi tế lễ), Hồ Nhi (hồ trẻ con), Đào viên (vườn hoa). Các đồi được đặt tên là đồi Long, đồi Ly, đồi Quy,… có trường thi và đền thờ đức thánh Khổng tử ở Bản Thảnh.
Sơ qua như vậy đủ biết nhà Mạc chủ trương xây dựng một triều đình riêng, với tư thế đàng hoàng và nhắm hướng dài lâu. Các vua nhà Mạc luôn giữ vững truyền thống của tiên đế, thực hiện chính sách đối ngoại vừa bảo đảm chủ quyền quốc gia, “ không mời người Minh vào trong nước ta”, vừa tranh thủ sự ủng hộ của người nước ngoài. Vào cuối thế kỷ 17, tình hình Trung Quốc phức tạp. Lý Tự Thành nổi lên chiếm Bắc Kinh, nhà Minh lùi xuống phía Nam, gọi là Nam Minh, rồi nhà Thanh lên. Trong tình hình đó, nhà Mạc vẫn giữ vững chủ quyền mà điều hòa được mối quan hệ với Trung Quốc.
Ở Cao Bằng, nhà Mạc lại tiếp tục sự nghiệp đào tạo nhân tài, theo Tăng Bá Hoành, ở đây, nhà Mạc tổ chức thêm 12 kỳ thi[31], cộng cả ở Thăng Long là 34 kỳ,chú ý đào tạo cả người Tày như : tiến sỹ Bế Văn Phụng, (Tày, năm 1595), tiến sỹ Nông Quỳnh Văn (Tày, 1598). Đặc biệt có nữ tiến sỹ duy nhất trong chế độ phong kiến, bà Nguyễn Thị Duệ (Kinh),
Nhà Mạc chủ trương xây dựng một nền kinh tế đa diện, theo nguyên tắc “trọng nông, trọng công, trọng nội ngoại thương” như chính sách của mình khi ở Thăng Long.
Cây lương thực không những phát triển ở vùng đồng bằng mà còn phát triển hầu hết ở vùng sâu xa, vùng cao, núi đá, vùng sình lầy ven sông. Nhà Mạc mở mang thuỷ lợi, làm mương máng và guồng nước, đắp nhiều phai lấy nước, nhân dân gọi là “phai vua”. Nhà Mạc đã cùng dân khai phá những cánh đồng lúa nước ở Hoà An, Trùng Khánh, Nguyên Bình , Quảng Hoà, Thạch An, Tràng Định, Văn Lãng. Sau khi thất bại, nhà Mạc còn để lại một diện tích đáng kể ở Cao Bằng là 1330 mẫu 14 thước[32]
Ơ Cao Bằng nhà Mạc vẫn tiếp tục khuyến khích sự phát triển sở hữu tư nhân về ruộng đất như khi ở Thăng Long: “Khuyến khích sự phát triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất là chính sách khôn khéo của chúa Nguyễn ở phía Nam và nhà Mạc và con cháu nhà Mạc sau khi chạy lên Cao Bằng”[33]
Nghề gạch, ngói, gốm sứ, đất nung được phát triển,… Gạch vồ nhà Mạc được dân gọi là “gạch vua”. Nghề đúc đồng, đúc gang phát triển, lò rèn thủ công được mở ra khắp nơi.
Có những phát minh đối với thời bấy giờ là “kỹ thuật hiện đại”. như máy ép mía bằng sức nước, máy nghiền gạo cũng bằng sức nước. Các máy này là kết quả du nhập kỹ thuật từ Trung Quốc sang. (Máy nghiền gạo còn mang tên Trung Quốc, “sủi ngàn” = “thuỷ nghiên”)
Về văn hoá, các vua Mạc, một mặt chuyển giao tinh hoa văn hoá miền xuôi bao gồm cả Nho giáo, Phật giáo cho nhân dân, mặt khác phát huy văn hoá các dân tộc ở điạ phương chủ yếu là VHDG. Sự nghiệp phát huy văn hoá dân tộc, dựa chủ yếu vào các nhà trí thức địa phương tiêu biểu là Tư thiên quản nhạc Bế Văn Phụng và Nông Quỳnh Văn.
Các ông đã sáng tác nên những tác phẩm VHDG nổi tiếng có thể đó là: Lượn Hồng nhan tứ quý, Giáo nam, giáo nữ,Lượn Bioc lạ-Lương Quân, Lượn Nam Kim-thị Đan,… Hai ông đã đưa đàn tính vào đệm cho hát then, sáng tác ra hai điệu Lưu thuỷ (tàng nậm) và Cao sơn (tàng bốc).
Nhà Mạc tổ chức nhiều hội hè cho dân vui chơi. Có thể trong số đó có lễ thượng điền, vua xuống đồng cầm cày xới đất làm mùa lúa đầu xuân. Sau lễ này phổ biến rộng thành lễ lồng tồng của người Tày vào sau Tết nguyên đán, do một lão nông địa phương cầm cày xới đất.
Các vua nhà Mạc cho giảm nhẹ sưu thuế, bớt hình phạt, xử nặng tội bọn tham quan nhũng nhiễu, khiến cho đất Cao Bằng, Lạng Sơn trở thành một địa bàn rộng lớn đầu tiên của khối đại đoàn kết dân tộc giữa người Kinh và các dân tộc thiểu sổ trong lịch sử nước ta (Mạc Đường).
2. Niên biểu chính quyền nhà Mạc tại Cao Bằng do Ngưu Quân Khải xây dựng.[34]
Mạc Kính Cung |
1593-1621 |
Niên hiệu Càn Thống |
Mạc Kính Khoan |
1621-1625 1625-1638 |
Niên hiệu Long Thái Thái úy Thông Quốc công |
Mạc Kính Vũ (Mạc KínhDiệu) |
1638-1661[35] |
Niên hiệu Thuận Đức |
Mạc Nguyên Thanh (Mạc Kính Thụy) |
1661-1681 |
Niên hiệu Vĩnh Xương |
Mạc Kính Quang |
1681-1683 |
|
3. Vua Mạc Kính Cung, mở đầu thời kỳ Cao Bằng với vị thế của một vương triều chính thống.
Ở phần Đại cương về nhà Mạc ở cao Bằng, chúng tôi đã viết, nhà Mạc có kế hoạch xây dựng Cao Bằng thành một kinh đô với các công trình của thủ đô quốc gia.
Phần này chúng tôi chỉ chứng minh bổ sung cho chủ trương trên của nhà Mạc là đúc chuông, đúc tiền và tổ chức thi.
3.1. Chuông Đà Quận, thời vua Mạc Kính Cung, đúc năm 1611.
(Về chuông Đà Quận, chúng tôi viết lại tóm tắt theo tài liệu của Cung Văn Lược và Chu Quang Trứ)
Hai quả chuông chùa Đà Quận vào loại những chuông lớn ở nước ta. Quả chuông to: cao 1,75 m, miệng rộng 1,07m. Quả chuông nhỏ: cao 1m55, miệng rộng 0m95. Cả hai đều đúc bằng hợp kim đồng, lâu ngày đã ngả sang màu gang. Quả chuông to ở bồ lao treo bị cưa mất một chân rồng. Quả chuông nhỏ ở thân thủng một lỗ
Nhìn chung dáng dấp chuông và trang trí chuông mang tính chất điêu khắc nổi khối, chân chất, thoáng đãng, mộc mạc. Hình khối và đường nét đều rõ ràng. Do vậy, vừa thoáng nhìn, chúng tôi đã có thể liên hệ với lịch sử và cảm nhận cả hai quả chuông này đều thể hiện nhiều khả năng đặc điểm là những di vật của hậu kỳ thời Mạc.
Về văn tự ngay đến tên chuông, mà thông thường vẫn thấy được đúc bằng đại tự nổi cao, thì ở cả hai chuông đều không có. Thoạt nhìn, mặt chuông không thấy Minh văn, nhưng quan sát kỹ sẽ thấy mặt quả chuông nhỏ có khắc chữ vuông ở tất cả các ô. Trong đó, những ô thuộc nửa trên đã mờ gần hết chữ, những ô thuộc nửa dưới còn rõ hơn. Ở đó có khắc phần đầu của bài văn đã đọc được hầu hết các chữ vuông là chữ Hán.
Tạm dịch “Văn khắc chuông chùa Viên Minh. Lời tán rằng: Trời mở Nam Việt, Đất lập Cao Bằng. Ở giữa bản Phủ, Vững đất thành Vua. Thạch Châu kiên [cố?], Đà Quận đất thiêng. Non xanh nước biếc, sông Mãng uốn quanh. Cổ danh thắng tích, Chùa gọi Viên Minh. Chế đồng đục đá. Sống cùng trời trăng, chuông treo lầu gác. Chuông đặt trong sảnh. Gió thổi vang vang, tiếng ngọc rung rinh, chuông động vầng nguyệt, Mỗ động gió âm. Đền Thần đối diện, Cung điện chênh vênh, Giờ giấc sớm tối, Tiếng chuông u huyền. Thế tình biến đổi, người vật nảy sinh. Nhân do [?] [?], ra sức sửa trị. Giúp thánh chúa Mạc, Tôi hiền phù vận. Chuông đồng bia đá, Chùa Phật lớn lao. Đón thợ dựng xây, Giữ mãi hình Phật. Đúng hạn hoàn thành, Hội chủ báo công. Lòng thành trọn vẹn. Gần xa biết tiếng. Âm công rạng tỏ, Dương báo vẻ vang!”
Rõ ràng tác giả bài minh rất tự hào với mảnh đất Cao Bằng của nước Nam Việt, nơi đây cảnh thú thanh lịch, có chùa Viên Minh, đền thần và cung điện lầu cao gác đẹp, có chuông chùa hàng ngày đánh lên vang động không trung. Tác giả cũng đề cao nhà Mạc hội tụ được nhân tài. Như vậy, rất có thể chuông chùa Viên Minh được đúc khi nhà Mạc đang chiếm giữ Cao Bằng và đóng đô ngay tại đây.
Ở một ô khác trên chuông có ghi tên người hưng công. Phần nhiều tên bị mờ, song còn rõ hơn cả là dòng tên một người vợ là Phạm Thị Ngọc Yến, tức phải thuộc vào dòng dõi quyền quý.
Kiểm tra lại dự đoán niên đại ở trên, chúng tôi tìm được trong sách Đại Nam Nhất thống chí, mục Chùa quán thuộc tỉnh Cao Bằng (Tập IV, tr.404, bản dịch, Nxb. KHXH, 1971) có ghi: “Chùa Minh Viên: ở xã Xuân Lĩnh huyện Thạch An, nay trong chùa có một quả chuông, khắc chữ Kiền thống thập cửu niên Tân Hợi chú”. Và “Chùa Đông Lân”: ở xã Vu Thủy huyện Thạch Lâm Tương truyền chùa này cùng chùa Minh Viên đều do nhà Mạc dựng”.
Chúng tôi nghĩ rằng: chùa Minh Viên trong đoạn trích trên rất có thể là chùa Viên Minh ở Đà Quận mà chúng tôi đã được mục kích và tìm hiểu. Và nếu như vậy, thì quả chuông chùa Viên Minh với bài minh, chẳng những sẽ có niên đại tương đối vào thời Mạc mà còn có niên đại tuyệt đối là năm Kiền Thống 19, tức năm 1611.
3.2. Tiền “Thái Bình thánh bảo” và“An Pháp nguyên bảo”
“Đời vua Mạc Kính Cung (1593-1625) thì tiền ở bảo tàng Vĩnh Phúc có 2 loại là Thái Bình thánh bảo và An pháp nguyên bảo.
– Tiền Thái Bình thánh bảo, mặt tiền đúc nổi 4 chữ Hán Thái Bình thánh bảo đọc chéo, kiểu chữ chân phương, rõ nét, lưng tiền để trơn, đường kính khoảng 22mm.
– Tiền An pháp nguyên bảo, Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Hán An Pháp nguyên bảo, đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. kiểu chữ chân phương rõ nét, lưng tiền để trơn, đường kính khoảng 21mm”[36]
3.3. Thi cử thời vua Mạc Kính Cung với nữ tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ.
Nhà Mạc lên Cao Bằng đã quan tâm đào tạo cả người thiểu số và người Kinh. Hai trí thức ngừơi Tày nổi tiếng được thi đỗ là Bế Văn Phủng và Nông Quỳnh Văn. Đặc biệt vua Mạc Kính Cung lấy đỗ tiến sỹ một người phụ nữ cải trang đi thi là Nguyễn Thị Duệ. Đó là nữ tiến sỹ duy nhất đỗ dưới thời phong kiến.
4. Vua Mạc Kính Vũ, một tài năng quân sự, chính trị và ngoại giao, đã đóng góp lớn cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà Mạc.
4.1. Ngài chiến đấu chống phong kiến Lê-Trịnh quyết liệt.
Ngài là con của Quang Tổ Nguyên hoàng đế Mạc Kính Khoan. Khi phụ vương băng hà, Ngài tỏ thái độ và hành động chống đối phong kiến Lê-Trịnh rõ rệt , lên ngôi vua, xưng niên hiệu Thuận Đức, không báo tang cho nhà Lê và không nộp cống.
“Mùa xuân, tháng giêng,(1938), Mạc Kính Khoan, tước Thông quốc công ở Cao Bằng mất. Con (là) Mạc Kính Vũ lại làm phản, tiếm đặt niên hiệu là Thuận Đức.”[37]
Được tin, nhà Lê- Trịnh tức giận khẩn trương cất quân đi đánh. Việc lên ngôi xẩy ra tháng giêng thì tháng 3 chúa Trịnh Tráng trực tiếp dẫn đại quân đi Cao Bằng “chinh phạt”. Kết quả là thất bại, một tướng (quận Hạ) bị quân Mạc bắt, một tướng ( quận Lâm)bỏ chạy, bị chúa Trịnh trị tội, giết.
Từ bấy trở đi chúa Trịnh nhiều lần cất quân đi “ chinh phạt” đều không thành công. Cho đến 1655 Mạc Kính Vũ chuẩn bị đầy đủ một cuộc phản công mạnh mẽ phối hợp với chúa Nguyễn ở Đàng Trong ra, “mật ước” cùng đánh chiếm Thăng Long.
4.2. Đánh chiếm thành Lạng Sơn, chờ chúa Nguyễn ra để cùng giải phóng kinh đô
Tóm lại trong suốt thời gian dài, Minh Tông Khai hoàng đế Mạc Kính Vũ cầm quyền ở Cao Bằng, chúa Trịnh bao phen hao binh tổn tướng mà không hề đẩy lùi được nhà Mạc. Hơn nữa, trong thời gian đó, vua Mạc Kính Vũ đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng chiếm Lạng Sơn, đánh đuổi “một vạn hùng binh” nhà Trịnh chạy dài xuống bờ sông Thương, đóng giữ Lạng Sơn, chờ hợp sức với chúa Nguyễn với dự định “đánh phá kinh đô bắt sống cha con Thanh vương”. Thanh thế thật lẫy lừng.
4.3. Về ngoại giao, Mạc Kính Vũ không theo Ngô Tam Quế như lời vu khống của phong kiến Lê – Trịnh, mà nhất quán trước sau , hợp tác với nhà Thanh (trước cả Lê-Trịnh) để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.
Nhiều nhà nghiên cứu phê phán nhà Mạc-vua Mạc Kính Vũ đã theo đuổi một chính sách ngoại giao không nhất quán, khi thì theo Ngô Tam Quế chống Thanh, khi thì theo nhà Thanh.
Thực ra không phải như vậy, vua Mạc Kính Vũ không đi theo Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh.
Mạc Kính Vũ/Diệu đi trước Lê-Trịnh trong việc thiết lập ngoại giao với nhà Thanh và được phong An nam đô thống sứ.
“Như vậy, có thể hiểu, trong cùng một năm 1659, vào mùa hè, chính xác là ngày 21 tháng 6, Mạc Kính Diệu cử sứ giả đến ngoại giao với nhà Thanh tại Vân Nam. Sứ giả có thể là nhóm Vũ Công Tư ở Tuyên Quang. Và sau đó, đến cuối năm, Mạc Kính Diệu lại cử sứ giả đến ngoại giao với nhà Thanh tại vùng Lưỡng Quảng.”[38]
“Bản thân nhà Thanh sau này cũng công nhận Mạc Kính Diệu đã đi trước trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Thanh. Trong một sắc dụ cho vua Lê vào năm 1668 (Khang Hi 7), hoàng đế nhà Thanh đã viết rằng: “Mạc Nguyên Thanh đưa đồ cống tới xin qui thuận trước, trẫm đã trao cho chức Đô thống sứ; nhà ngươi sau đó mới tới cống xin qui thuận, trẫm đã phong làm vương”[ Thanh thực lục bản A-II-1: 356-1]. Trong câu này, hoàng đế nhà Thanh nhắc đến Mạc Nguyên Thanh, nhưng thật ra cần hiểu là “thế hệ trước của Mạc Nguyên Thanh”, tức là Mạc Kính Diệu (đã mất từ năm 1661). Tương tự như vậy, “nhà ngươi” cũng nên hiểu là “thế hệ trước của nhà ngươi”. [39]
“Quốc triều nhu viễn kí có diễn giải rằng, năm đó, đại quân nhà Thanh tiến đánh Vân Nam, Mạc Kính Diệu đến nạp khoản và dâng cống vật cho quân Thanh, phía nhà Thanh ban chiếu phong cho Mạc Kính Diệu làm An Nam đô thống sứ [Vương Chi Xuân 1968 : 66-68. “[40]
“Chúng tôi cho rằng, nhà Mạc ở Cao Bằng không quá coi trọng quan điểm của Nho giáo đối với tính chính thống của nhà Nam Minh hay tính “man di” của nhà Mãn Thanh, mà đã biết đoán định thời cuộc, đi trước nhà Lê trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mãn Thanh. Trước khi mở hướng ngoại giao theo đường Lưỡng Quảng của Lí Thế Phụng lúc đó, Mạc Kính Diệu đã cử sứ đến Vân Nam”[41].
4.4. Một biểu tượng đẹp và lâu bền về tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc: tòa tam bảo Đại Phật tự, Quảng Châu.
Qua tư liệu của Trung Quốc, chúng ta được biết một cách khá chi tiết về tình hình quyên trợ việc xây dựng chùa Đại Phật vào đầu thập niên 1660 của Bình Nam vương Thượng Khả Hi và cách thức mà hai bên (Bình Nam vương và An Nam vương) gặp nhau lúc đó, Có thể tóm tắt các điểm chính yếu như sau:
a. Hai bên gặp nhau vào tháng 5 năm thuận Trị 18 (1661);
b. An Nam vương có tên Mạc Kính Diệu (tức Mạc Kính Vũ), được nhà Thanh phong Quy hóa tướng quân và con Ngài là Mạc Nguyên Thanh được phong An Nam đô thống sứ;
c. Vào thời gian đó , vua Mạc Kính Vũ cùng Mạc Nguyên thanh lên kinh để triều kiến vua Thanh, tiện đường ghé thăm các nơi ở vùng Quảng Châu-Quảng Đông, nên gặp Bình Nam vương,
d. Bình Nam vương đã mở tiệc ở lầu Củng Bắc để thết đãi An Nam vương, nhân đó mà mời các nhà sư đến kêu gọi công đức, trong dịp này An Nam vương (vua Mạc Kính Vũ) công bố cung tiến gỗ để làm chùa;
e. Gỗ mà vua Mạc Kính Vũ cung tiến có tên là gỗ Nam , là gỗ quý hiếm , có chất lượng cao đặc biệt, cao tới 10m và đường kính 2m. Vua Mạc Kính Vũ đã cho chuyển một số lớn gỗ này tới Quảng Châu;
f. Số gỗ Nam đã được dùng làm cột cái và xà ngang xà dọc, tạo nên khung nhà cho tòa Tam Bảo;
g. Đặc biệt, trải qua phong hóa và binh hỏa của hơn 300 năm, nhưng đến ngày hôm nay, tòa Tam Bảo với kết cấu bằng gỗ Nam do vua Mạc Kính Vũ cung tiến, vẫn còn gần như nguyên vẹn là một niềm tự hào của chùa Đại Phật, mà họ thường ca ngợi do An Nam vương cung tiến. Đó cũng là điều đặc biệt thú vị của khách thập phương khi tham quan chùa. (Chu Xuân Giao)[42]
|
Tóm lại,
Một số nhà khoa học đã kết tội oan cho vua Mạc Kính Diệu/Vũ là gió chiều nào theo chiều ấy, theo Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh. Trái lại, Ngài đã tiên đoán được vai trò lịch sử nhà Thanh, trước cả Lê-Trịnh và sớm quy phục Thanh, không theo Ngô Tam Quế. Hơn nữa, lại xây dựng được ân tình đối với một số nhân vật quan trọng như tổng đốc Lưỡng quảng Lý Thế Phụng và Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ, mà biểu tượng đẹp còn giữ được đến ngày nay là chùa Đại Phật tự.
Bên cạnh tài năng quân sự và ý chí chống phong kiến Lê-Trịnh, như đã trình bày ở phần I, đến đây chúng ta lại tài năng chính trị – ngoại giao của vua Mạc Kính Vũ.
Thực tế là “ Mạc Nguyên Thanh không hề câu kết với Ngô Tam Quế , mà người câu kết với Ngô Tam quế lại chính là Lê-Trịnh” (62.CXG)
Tòa Tam Bảo của Đại Phật Tự Quảng Châu bằng gỗ Nam do Hoàng Đế Mạc Kính Vũ/Diệu cung tiến (Ảnh: Chu Xuân Giao)
4.5. Góp phần xây dựng Cao Bằng
Nhà Mạc ở Cao Bằng vẫn kế tục tư tưởng và chính sách vốn có, ở hoàn cảnh mới, trong một thời gian dài là 91 năm (1592-1683)
Sau khi thất bại ở Thăng Long , vương triều Mạc rút lên Cao Bằng đã có nhiều chính sách để phát triển kinh tế xã hội nơi đây (Xin xem mục Đại cương về thời kỳ Cao Bằng). Hiện nay chưa có điều kiện để phân biệt công lao của từng vì vua ở Cao Bằng, nhưng chắc rằng hoàng đế Mạc Kính Diệu/Vũ có vai trò khá quan trọng.
4.6. Kết luận về hoàng đế Mạc Kính Vũ
Hoàng đế Mạc Kính Vũ, trọn cuộc đời mình, với một ý chí sắt đá, một tài năng và trí thông minh sáng tạo tuyệt vời, đã vượt qua muôn vàn gian nguy để thực hiện cho kỳ được mục tiêu chiến lược của các bậc tiên đế. Ngài đã kiên quyết thực hiện ý chí chống phong kiến Lê-Trịnh thối nát và giành nhiều thắng lợi trong sự nghiệp này.
Về ngoại giao, Ngài đã sáng suốt sớm nhận thức được vai trò lịch sử của nhà Thanh và không hề đi theo Ngô Tam Quế như sự vu khống của Lê-Trịnh. Hơn nữa đã xây dựng được uy tín với triều đình Thanh, với các bậc lãnh đạo có quyền uy và kể cả thủ lĩnh các quận huyện.
Đặc biệt, Ngài đã thiết lập được mối quan hệ hữu nghị thân thiết với nhân dân Trung quốc mà biểu tượng văn hóa đẹp còn lưu lại đến ngày nay là tòa tam bảo Đại Phật Tự, Quảng Châu.
5. Hai đời vua cuối ở Cao Bằng: Mạc Nguyên Thanh và Mạc Kính Quang.
5.1. Vua Mạc Nguyên Thanh/Mạc Kính Thụy
Vua Mạc Nguyên Thanh là con của vua Mạc Kính Vũ. Năm 1661, Ngài đã theo cha sang Trung Quốc đi Bắc Kinh , có dừng lại ở Quảng Châu và có cùng cha gặp Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ. Ngài cũng cùng dự cuộc đón tiếp của Thượng Khả Hỷ ở lầu Củng Bắc, nơi đây Thượng tướng quân đã “ mở tiệc ở lầu Củng Bắc để thết đãi cha con An Nam vương, nhân đó mà mời các nhà sư đến kêu gọi công đức”[43] (đã ghi ở phần trên)
Tháng 12 năm 1661, nhà Thanh đã phong cho Mạc Nguyên Thanh làm An Nam đô thống sứ, đồng thời cũng năm này Ngài lên ngôi vua lấy niên hiệu Vĩnh Xương.
“Lúc đó ở Trung Quốc , triều Thanh lên thay triều Minh. Tháng 6 năm 1661, triều Thanh phong cho ngưới cai quản Cao Bằng là Mạc Kính Diệu chức Quy hóa tướng quân (P.Đ.N. in đậm). Mạc Kính Diệu chính là Mạc Kính Vũ trong sách sử của An Nam. Tháng 12 năm 1661 triều Thanh phong cho con Mạc Kính Diệu là Mạc Nguyên Thanh làm An Nam đô thống sứ”[44] (P.Đ.N. in đậm)
“Nhà Thanh sách phong cho nhà Mạc ở Cao Bằng, phong cho Mạc Kính Diệu (Mạc Kính Vũ) làm Quy hóa tướng quân và sau đó không lâu phong Mạc Nguyên Thanh làm An Nam đô thống sứ”[45]
5.2. Vua Mạc Kính Quang
Vua Mạc Kính Quang là em của Mạc Nguyên Thanh. Sau khi anh trai mất Ngài lên kế vị được nhà Thanh phong An Nam đô thống sứ.
Năm 1682, nhà Thanh cho giải 300 người phía Mạc trở về Việt Nam giao cho Lê- Trịnh, trong số đó có Mạc Kính Quang. Đến Lạng Sơn, 100 người bị giết, Mạc Kính Quang uống thuốc độc tự sát (1683).
Ngưu Quân Khải viết: “Sau này sách sử Trung quốc gọi Mạc Kính Quang là An Nam đô thống sứ. Năm 1682, triều Thanh giao cho tuần phủ Quảng Tây đưa nhóm tôn thất họ Mạc đang ở Trung Quốc (trong đó có Mạc Kính Quang), đang ở trên đất Trung quốc về An Nam. Năm 1683, Mạc Kính Quang uống thuốc độc tự sát.”[46]
III. Thời kỳ hậu Cao Bằng ( 86 năm: 1683-1769)
Sau khi vua Mạc Kính Quang mất, triều Mạc chấm dứt. Tuy nhiên tinh thần chiến đấu của nhà Mạc vẫn chưa dứt. Có ít nhất 7 thủ lĩnh (trong 5 phong trào) nổi dậy dưới ngọn cờ “phục Mạc”: (phần tiếp đây ghi tóm tắt theo Ngưu Quân Khải)[47]
– Năm 1692, Hán Đường công Mạc Kính Trữ và đô đốc là Đinh Công Đĩnh nổi lên ở Long Châu, Quảng Tây.
– Năm 1715, người Cao Bằng, là Uyên Hợp , tự xưng là hậu duệ nhà Mạc dấy binh.
– Năm 1740 , tại Mãnh Tuyền thuộc Cao Bằng, có người tên là Mạc Tam, tự xưng là hậu duệ nhà Mạc, vào đóng quân ở chùa Đống Lân, sau quân Lê tấn công chùa này , đánh bại Mạc Tam.
– Năm 1741, cả vùng Bảo Lạc thuộc Cao Bằng, có hậu duệ nhà Mạc dấy binh. Người cầm đầu là Mạc Khang Vũ và Mạc Bảo. Năm 1745-1746 Mạc Khang Vũ đánh chiếm các vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Quảng, Thất Nguyên.
Sau Mạc Khang Vũ bị giết, Mạc Bảo giữ Bảo Lạc ít lâu cũng bị thua.
Người đề xuất việc xác định có một thời kỳ lịch sử của nhà Mạc sau 1683: thời kỳ hậu Cao Bằng là PGS Ngưu Quân Khải. Đề nghị trên được trình bày ở hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất vĩnh Phúc”, được hội thảo chấp thuận và GS. VS Phan Huy Lê đã tổng kết. như sau :
“Như vậy là đến năm 2011, nhận thức về nhà Mạc được tiếp nối đến giai đoạn Cao Bằng. Và đến hội thảo năm 2012 này, chúng ta lại đi vào giai đoạn thứ 3 mà có người đã đưa ra một khái niệm mới là hậu Cao Bằng, tức là giai đoạn sau Cao Bằng, bắt đầu bằng địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc. Dĩ nhiên, hậu Cao Bằng không phải chỉ có tỉnh Vĩnh Phúc mà còn có thể mở rộng thêm trên địa bàn rộng lớn hơn của đất nước mà sau hội thảo này cần tiếp tục nghiên cứu.”
(Kỷ yếu hội thảo Vĩnh Phúc, tr.16)
Riêng tôi, đồng ý với PGS Ngưu cùng GS Phan và nói rõ thêm.
Sở dĩ hậu Cao Bằng được coi là một thời kỳ lịch sử vì có nhiều sự kiện , diễn ra kéo dài trong hàng thế kỷ, thuộc nhiều địa bàn . Các sự kiện trên cùng có một tính chất chung là kế tục đấu tranh thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà Mạc với một ý chí bền vững, đã được các bậc tiền bối của họ Mạc thực hiện từ hai thời kỳ trước: thời kỳ Thăng Long và thời kỳ Cao Bằng.
Trong số này, Hoàng Mạc Công Chất (1739-1769) với cuộc chiến đấu 30 năm của ông là một điển hình.
Sau thời kỳ Cao Bằng, họ Mạc không còn danh hiệu vương triều nữa, nhưng ý chí và quyết tâm chiến lược “bảo vệ đất nước, đánh đổ triều đại Lê-Trịnh, xây dựng xã hội mới tiến bộ. ấm no” vẫn được duy trì và phấn đấu thực hiện. Đó là sự nghiệp của thủ lĩnh Hoàng Công Chất.
1. Thủ lĩnh Hoàng Công Chất[48]
1.1. Hoàng Công Chất trong bối cảnh chung
Thế kỷ 18 là thế kỷ khởi nghĩa nông dân. Trong khoảng thời gian từ năm 1737 đến 1741 nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra các miền ngày nay là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định. Trong các nghĩa quân nói trên thì chúa Trịnh sợ nhất Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu.
Hoàng Công Chất là một trong những thủ lĩnh kiệt xuất ở vùng Sơn Nam, nổi lên từ năm 1739. Sau một thời gian dài hoạt động ở miền đồng bằng, ông vào hoạt động ở miền thượng du Thanh Hoá, Thượng Lào, và đóng căn cứ ở Điên Biên.
Sau đây là sự nghiệp của cụ về các mặt: đánh giặc bảo vệ biên cương, giải phóng nhân dân; chống quân Trịnh, giành lại vương quyền; đoàn kết dân tộc , chăm lo đời sống nhân dân; kế tục truyền thống xây thành.
1.2. Công cuộc bảo vệ biên cương, đánh đuổi giặc Phẻ và giải phóng nhân dân
Đến thế kỷ 18, an ninh của miền Tây Bắc bị uy hiếp nghiêm trọng, phần do âm mưu bành trướng thế lực của các chúa phong kiến Lào, phần do phong kiến Vân Nam và các đám giặc từ Trung Quốc tràn xuống. Ở Điện Biên, giặc Phẻ từ mạn Thượng Lào và Vân Nam chiếm đất rồi tràn ra cướp phá. Cầm đầu giặc là Phạ chẩu Tin Tòng. Giặc đi đến đâu chém giết đốt phá đến đó, nhân dân tan tác bỏ bản mường chạy vào rừng sâu.
Nhiều thủ lĩnh người Thái và các dân tộc khác hô hào nhân dân tổ chức chống cự lại . Nhưng vì sức yếu, họ liên tiếp bị thất bại.
Khi ở Thượng Lào, được các thủ lĩnh Thái là Ngải và Khanh cầu cứu, Hoàng Công Chất đem quân đánh giặc Phẻ, cứu dân, bảo vệ miền biên giới của Tổ quốc.
Giặc đóng ở trong thành Xam Mứn. Được lực lượng nghĩa quân người Thái và các dân tộc ở địa phương giúp đỡ, nghĩa binh Hoàng Côntg Chất tiến công bằng hai mũi, từ phía châu Sông Mã đánh lên. Trận đánh xẩy ra rất ác liệt. Quân Phẻ chống cự rất mạnh, nhưng cuối cùng chúng phải thua to. Quân Chất dồn được chúng vào một địa điểm gọi là Pú Vằng (Pú là đồi núi, Vằng là vũng). Đến đây giặc đã dùng súng to , bắn đạn chì, nghĩa quân không tiến lên được. Tướng Ngải và Khanh bày mưu dùng kế giả hàng. Rốt cục, quân ta phá được giăc, giết được Tin Tòng, tàn quân Phẻ chạy sang Lào. Hoàng Công Chất giải phóng Điện Biên, giữ thành Xam Mứn, tính kế lâu dài đánh lại phong kiến nhà Trịnh.
1.3. Chiến đấu chống quân Trịnh-Lê giành lại Vương quyền
Trong khoảng thời gian từ 1751 đến 1769, Hoàng Công Chất một mặt củng cố miền Điện Biên, mặt khác mở rộng căn cứ ra toàn Tây Bắc và một phần Thượng Lào, uy hiếp miền sông Thao và Trung Du. Ông đã từ Điện Biên tiến đánh 10 châu thuộc phủ Yên Tây là 4 châu Chiêu Tấn và 6 châu :Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Toàn, Tuy Phụ, Khiêm Châu. Sử nhà Trịnh ghi: “Chất lại giữ chỗ hiểm, lan ra chiếm cứ 10 châu”. Thấy không thể đánh bại Hoàng Công Chất được, chúa Trịnh quay sang kế dụ hàng, “sai Trương Trung Bá chiêu dụ vỗ về, phong Chất làm Khoán Trung Hầu”[49]Ông phản đối.
Hoàng Công Chất đã được các chúa Thái ở đây quy phục. Ảnh hưởng của ông rất lớn. Ông tiếp tục thu phục toàn bộ 12 châu Thái ở miền Sơn La, Nghĩa Lộ và bắc Hoà Bình.
Trong những năm 1767-1768 Hoàng Công Chất hoạt động rất mạnh, chống lại triều đình. Cuối năm 1767, Chất đem binh qua Mộc Châu, Mai Châu liên kết với Lê Duy Mật ở Trấn Ninh, chia quân tiến sâu vào miền thượng du Thanh Hoá với lực lượng trên một vạn. Nhân dân địa phương nhất tề nổi dậy hưởng ứng làm bọn quan quân chúa Trịnh ở Thanh Hoá, Hưng Hoá khiếp sợ.
Quan quân nhà Trịnh , “dùng dằng không tiến quân, chúa sai sứ đến giục…lũ Đình Huấn ngờ có quân mai phục, càng sợ, bèn bàn chuyện rút quân về[50]”. Kết quả là tất cả các tướng chỉ huy (6/6) đều bị giáng cấp:
– Đoàn Nguyễn Thục, giảm một bậc.
– Trọng Hoành giảm một bậc.
– Đình Huấn tước mất lộc binh dân.
– Phạm Ngô Cầu giáng hai bậc
– Vũ Huy Đĩnh giáng làm Đãi chế.
– Nguyễn Đình Diễn giảm một bậc.
Cho đến khi Hoàng Công Chất ốm chết (1769), quan quân triều đình mới xông vào thành Bản Phủ, đào mộ và hành hạ thi thể Ông.
1.4. Sự nghiệp đoàn kết dân tộc, chăm lo đời sống nhân dân
Ảnh hưởng của Hoàng Công Chất ở Tây Bắc rất lớn. Ông được nhân dân các dân tộc Tây Bắc tín nhiệm mến yêu , coi như người anh hùng của mình[51] Nay nhân dân còn nhắc nhở đến công ơn của Keo Chất (người Kinh tên Chất). Nhiều truyền thuyết, truyện kể, bài ca nói lòng ngưỡng mộ của nhân dân đối với người anh hùng đã có công giải phóng họ khỏi sự đàn áp của giặc ngoại xâm và triều đình nhà Trịnh. Sau đây là một trong số những bài ca tiêu biểu:
“Dưới xuôi có vua
Trên này có chúa
Những miền từ Mường Puồn , Châu Ét (Sầm Nưa)
Từ Đà Bắc, Chợ Bờ
Lại từ phía Xo, Là đổ lại (Vân Nam, Phong Thổ)
Tất cả đều quy phục chúa Mường Thanh
Đất Mường Thanh rộng một giải
Nậm Rốm, Nậm U, Nậm Núa
Vây quanh thành Bản Phủ
Chúa thật lòng yêu dân
Chúa xây bản dựng mường
Mọi người mới được yên ổn làm ăn…
*
…Nghe chăng tiếng hát của quân Keo Chất trong phủ
Ngân vang khắp cánh đồng Mường Thanh bao la
Ai ơi, muốn biết xin hãy về coi
Ai ơi, có mắt hãy mở trông cho kỹ
Người Kinh cùng người Hán
Người Thái với người Lào, người Xá
Vui vẻ cùng nhau tay làm miệng hát
Ai ơi, thấy không?
Chỉ bọn giặc Phẻ cổ phải đeo gông
Dây gai bện ngang lưng thắt chặt
Ai ơi, đừng thương chi bọn gịăc
Đời làm tôi tớ giành cho chúng, thật đáng lắm rồi
*
Chúa cho ta nước uống , ta được uống
Chúa cho ta cơm ăn, ta được ăn
Chúa bảo ta đắp thành, ta xây, ta đắp
Thành to thành đẹp
Thành vững đứng giữa cánh đồng
Giặc nào chẳng khiếp vía
Hào vây quanh thành, sâu hơn 10 sải
Mặt thành rộng hai chục sải tay
Ngựa đi, voi chạy, lính đứng gươm trần sáng loáng
Chúa cưỡi ngựa trên mặt thành uy nghiêm
Nào ta hãy lấy tre về trồng cho khắp
Tre Điên Biên, Chúa bảo đừng lấy
Hãy lấy tre có gai vàng như ngà
Tận miền xuôi về trồng mới tốt
Lấy hơn bốn mươi ngàn khóm
Bao quanh thành, thành vững, Chúa yên lòng…
(Phỏng dịch theo lời ca của
ông Lường Văn Ún, bản Pắc Pe)[52]
1.5. Thành Bản Phủ , sự kế tục đặc sắc truyền thống xây thành của nhà Mạc.
Sau khi giải phóng Điện Biên, Hoàng Công Chất chiếm thành Xam Mứn, tính kế cố thủ lâu dài đánh lại nhà Trịnh. Xam Mứn (Tam Vạn) là thành do người Lự đắp từ thế kỷ 13. Thành chiếm khoảng 1/3 cánh đồng Điện Biên, tuy lớn nhưng có nhiều nhược điểm, phòng thủ sơ sài, không chống được các thứ súng thần công, hoả mai, chỉ phòng thủ trước mặt mà phía sau lại trống. Vì những lý do trên mà Hoàng Công Chất quyết định xây một toà thành khác kiên cố hơn, thành Chiềng Lè, thường gọi là Bản Phủ, thuộc xã Noong Hẹt, Điện Biên . Thành Bản Phủ là một kỳ công của Hoàng Công Chất, hiện nay còn di tích.
Thành rộng 80 mẫu , dựa lưng vào sông Nậm Rốm, có đường thành đắp bằng đất trồng giống tre gai mang từ miền xuôi lên vây kín, bên ngoài có hào rộng 4-5 thước, sâu 10 thước. Thành cao 4-6 thước, trên mặt thành ngựa voi đi lại được . Thành có bốn cửa, tiền, hậu, tả, hữu, ở mỗi cửa có xây đồn đắp cao, có vọng tiêu và lính canh giữ. Trong thành có khu ngoại vi là nơi lính đóng có đào 133 cái ao hình dạng khác nhau: vuông, tròn, tam giác, lục giác, bát giác. Hiện nay còn thấy di tích nơi nhà ở của quân lính, nơi làm kho lương, kho vũ khí, nơi chăn ngựa, chăn voi. Giữa thành có phủ là nơi các thủ lĩnh nghĩa quân đóng, ở đó nay dựng miếu thờ Hoàng Công chất và 6 tướng lĩnh nổi tiếng của ông: Quận Chung, Quận Khanh, Quận Ngải, Quận Xiêm, Quận Tả, Quận Hữu.
Việc xây thành do con của Hoàng Công Chất là Hoàng Công Toản chỉ huy , từ năm 1758 đến 1762 thì xong.
Tóm lại, Hoàng Công Chất đã chiến đấu 30 năm trời ròng rã, tiêu biểu là gần 20 năm ở Tây Bắc. Trong thời gian đó, ông đã giải phóng nhân dân Tây Bắc khỏi ách xâm lấn của giặc ngoài, đặc biệt là giải phóng khỏi sự áp bức của nhà Trịnh, đem lại cảnh: “Tiếng hát của quân Keo Chất trong phủ. Ngân vang khắp cánh đồng Mường Thanh bao la…Người Thái với người Lào người Xá. Vui vẻ cùng nhau tay làm miệng hát.”
Hoàng Công Chất đã kế tục truyền thống tốt đẹp của tổ tiên: bảo vệ biên cương, đánh đổ triều đại cũ , xây dựng xã hội mới ấm no, trong điều kiện không có vương triều. Chúng tôi đồng ý với một số nhà sử học Trung Quốc, Ngưu Quân Khải, cho rằng ảnh hưởng của nhà Mạc còn đến tận trước thời Tây Sơn:
Nhà sử học người Thái , Cẩm Trọng viết:“1754 đến1769 có một thủ lĩnh phong trào nông dân nổi tiếng là Hoàng Công Chất đã lấy trung tâm Mường Thanh để xây đắp thành lũy gọi là thành “phủ chiềng lè” (phiên là Trình Lệ). thời đó Mường Thanh trở thành căn cứ của nông dân nổi dậy chống triều đình Lê-Trịnh mục nát; đồng thời cũng là trung tâm của toàn thể khu vực “mười sáu châu mường”, đúng như câu:
“Đây!dưới xuôi có vua
Trên này có chúa
Những miền như Mường Puồn, Châu Ét
Từ Đà Bắc, Chợ Bờ
Lại phía trên như Mường So, Mường Là đổ lại
Tất cả đều quy phục chúa Mường Thanh…” (tr.325)
Hoàng Công Chất là người Kinh, được nhân dân Thái và các chúa mười lăm châu mường khác tôn phù thành “chẩu luông”= chúa lớn, đứng đầu “mười sáu châu mường” của toàn Tây Bắc; và, Mường Thanh của Hoàng Công Chất trở thành “mường luông”=mường lớn, mường trung tâm của “mười sáu châu mường”. Đây là một sự kiện hiếm có, có thể nói duy nhất, trong lịch sử Tây Bắc.
Các tộc người thời cổ đại có nhu cầu tất yếu của lịch sử là vận động chuyển hóa để hình thành Nhà nước. Theo quy luật chung, con đường vận động đó là:
Thị tộc – Bào tộc- Bộ lạc-Liên minh bộ lạc – Nhà nước
Trên đây là sự sơ đồ hóa một cách khô cứng của hàng nghin năm lịch sử, với hàng triệu sự biến chuyển về đủ các mặt : xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự, hành chính,…
Và mặc dầu theo quy luật chung, nhưng mỗi tộc người, dân tộc trên các khu vực của toàn thế giới có những bước đi khác nhau, không hề rập khuôn.
Việc hình thành “chẩu luông” và “mường luông” ở vùng Thái Tây Bắc Việt Nam cũng là một bước tất yếu trong sự phát triển lịch sử của người Thái, theo kiểu Thái, mà Hoàng Công Chất được tôn phù ở đây. Điều này có hai mặt ý nghĩa, một mặt là sự lựa chọn của lịch sử và góp phần thúc đẩy lịch sử, mặt khác là vinh dự đóng góp của người Kinh.
Sơ đồ phát triển lịch sử của người Thái ở Đông Nam á là:
Bản – Mường-Mường luông-Liên mường luông-Pathet (Quốc gia/Nhà nước)
“Hoàng Công Chất có thể xưng chúa và biến Mường Thanh thành trung tâm của “Mười sáu châu mường” được là nhờ trước hết ông đã có công chỉ huy nghĩa quân thực hiện nhiệm vụ quét giặc cỏ từ Vân Nam vào cướp phá. Sau đó ông mới quay sang làm nhiệm vụ của cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình Lê-Trịnh mục nát” [53]
Sách Lịch sử Việt Nam đã nêu lên đặc điềm và vai trò lịch sử của Hoàng Công Chất , chỉ ra đúng các mục tiêu chiến lược của nhà Mạc suốt các thời kỳ lịch sử như: chống bè lũ phong kiến thối nát, bảo vệ biên cương của Tổ quốc và chăm lo đời sống của nhân dân: “Hoàng Công Chất không những lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh chống chế độ phong kiến mà còn kiên quyết đánh lùi các cuộc xâm lấn, cướp bóc của nước ngoài, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên cương phía Tây của Tổ quốc. Phong trào nông dân từ chỗ đánh đổ trật tự phong kiến đã vươn lên đảm đương lấy nhiệm vụ bảo vệ đất nước, xây dựng cuộc sống cho nhân dân.”[54]
IV. Nguyên nhân thành công và thất bại
1. Ý chí và mục tiêu chiến lược.
(Nguyên nhân thành công)
Trong suốt 242 năm, nhà Mạc và hậu duệ luôn giữ vững một ý chí sắt đá nhằm thực hiện một mục tiêu chiến lược gồm 4 điểm:
1.Quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, “không để cho người Minh đặt chân lên đất nước ta” (Mạc Ngọc Liễn) Tiêu biểu là sự kiện Thái tổ Mạc Đăng Dung , năm 1540, đã dùng đấu tranh hòa bình đẩy lùi 22 vạn quân của nhà Minh do Mao Bá Ôn chỉ huy.
2.Đánh đổ phong kiến Lê-Trịnh là tập đoàn bảo thủ lạc hậu cố “kéo lùi bánh xe lịch sử” (Trần Quốc Vượng). Đầu thế kỷ 16, chính quyền phong kiến nhà Lê suy sụp thối nát đến cực độ, tiêu biểu là Lê Uy Mục và Lê Tương Dực mà sử gọi là vua Quỷ, vua Lợn. Trong tình hình đó, sau hàng chục năm chờ đợi, thái tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi nhằm đưa đất nước đến một thời kỳ an lạc, thịnh vượng.
Từ đó về sau cho đến tận thủ lĩnh Hoàng Công Chất, 242 năm liên tục, họ Mạc kiên trì ý chí đánh đổ phong kiến thối nát và xây dựng xã hội tiến bộ.
3. Xây dựng một nền kinh tế đa diện, nông công thương nghiệp, thủ công, dặc biệt đồ gốm phát triển mạnh, đem lại đời sống no đủ, an bình cho nhân dân, “ Từ đấy, những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem theo khí giới tự vệ, trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm mà thôi. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn”(Lê Quý Đôn,Lê triều thông sử trang 276). Đại Việt sử ký toàn thư ghi thêm: “ của rơi ngoài đường không ai nhặt, cổng ngoài không phải đóng”( – Đại Việt sử ký toàn thư, trang 126 )
4. Thiết lập một nền văn hóa tư tưởng phóng khoáng cởi mở, tính nhân văn cao, tôn trọng con người , tôn trọng sáng tạo nghệ thuật, xây dựng “một nền nghệ thuật phong phú, đa dạng, đặc sắc của văn hóa dân tộc” (Trần Lâm Biền) , tôn sùng đa tôn giáo – tín ngưỡng : Nho , Phật, Lão, Mẫu, Thần làng,…và coi trọng văn hóa dân gian.
Tóm lại, với 242 năm tồn tại, kể cả thời kỳ có và không có ngai vàng , có thể nói nhà Mạc đã có công lao với đất nước, GS Văn Tạo đã viết: “Nhà Mạc đã có cống hiến nhất định với lịch sử dân tộc. Công lao dựng nghiệp của Mạc Đăng Dung đối với nhà Mạc là lớn lao và sự nghiệp dựng nước của nhà Mạc đã được sử sách ghi nhận. Hậu thế chúng ta cần trân trọng và phát huy”
2. Nguyên nhân thất bại
Theo chúng tôi có 4 nguyên nhân chính:
1. Có những hiện tượng mất đoàn kết trong triều đình nhà Mạc, tiêu biểu là vụ Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi và Khiêm vương Mạc Kính Điển. Hai Ngài đều là đại trung thần của nhà Mạc , đều có tài nghiêng trời lệch đất . Chỉ tiếc là quan niệm về chọn người kế vị ngai vàng khác hẳn nhau nên dẫn đến việc đem quân đánh lại nhau gây tổn hại về thực thể và tinh thần rất lớn.
2. Cũng giống như bao triều đại phong kiến khác trong lịch sử, các vị vua nối ngôi về sau không giữ được những phẩm chất tốt đẹp của các bậc tiên đế , cũng góp phần khiến cho cơ nghiệp tổ tông không giữ được. Tuy nhiên, chúng ta cần thận trọng để khỏi nghe theo kẻ xấu đổ tội oan cho tiền nhân.
3. Có thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng về thủ lĩnh:
Trong một thời gian ngắn , 6 năm, ba vì vua liên tục băng hà, vua Mạc Phúc Nguyên lên ngôi mới 6 tuổi và sau đó vua Mạc Mậu Hợp lên ngôi khi 2 tuổi.
.1540, vua Mạc Đăng Doanh băng hà
.1541, vua Mạc Đăng Dung băng hà
.1546, vua Mạc Phúc Hải băng hà
4.Nguyên nhân quan trọng nhất thuộc về xu hướng lịch sử đương thòi.
Trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI có 2 xu hướng:
. Xu hướng tư hữu hoá ruộng đất, hình thành tầng lớp hữu sản , tư tưởng cởi mở phóng khoáng, trọng cả Nho, Phật , Lão và văn hoá dân gian; tôn trọng cá nhân; phát triển kinh tế nhiều mặt, nông công thương bao gồm nội ngoại thương.
. Xu hướng quan liêu bảo thủ Tống nho, trọng nông ức thương, bế quan toả cảng, độc quyền Nho giáo.
Cả hai xu hướng này đấu tranh loại trừ lẫn nhau. Sự thất bại của nhà Mạc là sự thất bại của xu hướng thứ nhất. Trong hoàn cảnh lịch sử đương thời, nhà Mạc chưa đủ điều kiện để chiến thắng xu hướng thứ hai. Xu hướng này còn tồn tại dai dẳng qua nhà Nguyễn và đến Cách mạng tháng Tám 1945 mới được giải quyết về cơ bản.
Phần ba
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Bài viết trên đã được cố gắng xây dựng trên ba nhân tố cơ bản:
– Huy động mọi nguồn tư liệu, nhất là các tư liệu cập nhật, đặc biệt là các tư liệu Trung Quốc do các nhà khoa học Trung Quốc hoặc Việt Nam công bố
– Xóa bỏ tư tưởng kỳ thị , cho nhà Mạc là “ngụy triều”.
– Đứng trên quyền lợi dân tộc và nhân dân để đánh giá mọi sự kiện lịch sử, không theo tư tưởng Nho giáo, trung thành với bất kỳ kiểu loại vua nào.
2. Trên cơ sở quan điểm về phương pháp nghiên cứu như trên, bài viết đi đến kết luận: “Nhà Mạc trải qua ba thời kỳ lịch sử: Thăng Long-Dương Kinh, Cao Bằng và hậu Cao Bằng. Tổng số thời gian của ba thời kỳ đó là 242 năm (1527-1769) , bao gồm 156 năm có vua và 86 năm không có vua . Dù có hay không có vua, những người đứng đầu, xuyên suốt từ Thái tổ Mạc Đăng Dung đến thủ lĩnh Hoàng Công Chất đều kiên trì thực hiện mục tiêu chiến lược chung: nhất thiết bảo vệ đất nước, “không cho người Minh đặt chân vào nước ta”; đánh đổ phong kiến suy đồi; chăm lo đời sống nhân dân được no đủ, an lạc “cửa ngoài không phải đóng, của rơi ngoài đường không ai nhặt” “Chúa thật lòng yêu dân. Chúa xây bản dựng mường”; xây dựng một chính sách văn hóa tư tưởng cởi mở, phóng khoáng, nhân văn, tôn trọng con người.”
3. Ở trên đã nêu cao 12 đời vua và các thủ lĩnh, vì các Ngài là đại diện và tiêu biểu cho các giai đoạn lịch sử. Trong đó có những bậc có công lao lớn với dân tộc. : “. Công lao sự nghiệp của Mạc Đăng Dung đối với nhà Mạc là lớn lao và sự nghiệp dựng nước của nhà Mạc đã được sử sách ghi nhận. ”.[55]( GS.Văn Tạo )
Tuy nhiên, làm nên công trạng của 242 năm còn do sự hy sinh bằng trời biển của muôn vàn tướng lĩnh, văn quan, binh sỹ, không phân biệt tước vị, không phân biệt dòng họ. Máu của các vị hy sinh ngã xuống đã chảy thành biết bao sông máu, xương của các vị đã chất thành biết bao núi xương. Chúng ta muôn đời ghi ơn.
ĐỀ XUẤT
1.Các công trình thờ phụng tiên đế nhà Mạc bất kỳ ở đâu cũng phải thờ 12 đời vua bình đẳng, không phân biệt, đồng thời có miếu thờ hoặc ban thờ văn thần, võ tướng.
2.Tiếp tục sưu tầm nghiên cứu , công bố về nhà Mạc và họ Mạc, theo quan điểm về tư tưởng và phương pháp luận như đã nêu trên.
3.Nên theo hướng của Hội đồng Mạc tộc Việt Nam đề xuất là sưu tầm, nghiên cứu từng địa phương sau đó tổng hợp lại ở phạm vi toàn quốc. Các hội thảo ở Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Nghệ An là bài học kinh nghiệm tốt theo hướng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
————————–
– Ban Liên lạc họ Mạc: Hợp biên thế phả họ Mạc, NXB Văn hóa dân tộc, H, 2007.
– Đại Nam thực lục, tập I, tiền biên,NXB Sử học, H, 1962.
– Đại Việt sử ký toàn thư (Viện khoa học xã hội), tập III, NXB Khoa học xã hội, H. 1998.
– Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Ngô Thế Long dịch, NXB Trẻ-NXB Hồng Bàng, H, 2012.
– Mạc Đường: Góp phần đổi mới quan điểm đánh giá vương triều Mac, NXB Trẻ, S, 2005.
– Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùngcủa nhà Mạc. Báo cáo hội thảo “ Nhà Mạc và hậu duệ ở vĩnh Phúc” năm 2012.
– Chu Xuân Giao: Đi tìm dấu ấn cha con Mạc Kính Diệu ở Quảng Châu. Báo cáo hội thảo “Nhà Mạc và hậu duệ ởVĩnh Phúc”, năm 2012.
– Khâm định Việt sử thông giám cương mục,tập 2, H, NXB Giáo dục.
– Ngưu Quân Khải: Bước đầu nghiên cứu nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng, hội thảo “Nhà Mạc và hậu duệ ở Vĩnh Phúc”, năm 2012.
– Đỗ Đức Hùng: Một vài nét về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp dươi thời Mạc, trong sách Hội đồng lịch sử Hải Phòng: Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, H, 1996.
– Tăng Bá Hoành: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:nhà văn hóa lớn thế kỷ 16, Tạp chí xưa và nay, số tháng 8 năm 2011.
– TS Hoàng Lê-TS Nguyễn Minh Đức: Việc mai danh ẩn tíc h của vương triều Mạc và hậu duệ., trong sách Kỷ yếu hội thảo khoa học vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam, Hà Nội 9-2010, tr. 378.
– Nguyễn Thiện Tứ :Tìm hiểu nhà Mạc ở Cao Bằng, bản thảo, chưa xuất bản. Nhân đây xin cám ơn tác giả.
– Nguyễn Minh Tường: Nhà Mạc sau năm 1592, trong sách “Vương triều Mạc”, NXB Khoa học xã hội, H, 1996, tr.296.
-Thái Kế Toại: Một giả thiết về Mạc Kính Vũ…Báo cáo tại hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ ở Vĩnh Phúc”.
– Đinh Khắc Thuân: Văn bia thời Mạc, NXB Hải Phòng, 2010..
***
[1] Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xa hội, tập III. H, 1998 ,tr.179-180.
[2] K. W. Tailor và John K. Whitmore: Tiểu luận về quá khứ của Việt Nam, Trường Đaị học Cornell, USA, 1995, tr. 123.
[3] Đinh Khắc Thuân: Lịch sử triều Mạc… Nxb Khoa học Xã hội H, 2001, tr. 73.
[4] Đinh Khắc Thuân: Lịch sử triều Mạc… Nxb Khoa học Xã hội H, 2001, tr.73.
[5] Đinh Khắc Thuân: Lịch sử triều Mạc… Nxb Khoa học Xã hội H, 2001, tr.73.
[6] Minh thực luc, v.80, t.4156 – 4157; Thế Tông q.197; t.1b-2a. Tư liệu Minh Thực Lục trong bài này được dẫn theo hai tài liệu:
– Minh thực lục, quan hệ Trung Quốc – Viêt Nam thế kỷ XIV – XVII, tập 3, Dịch và chú thích: Hồ Bạch thảo; hiệu đính và bổ chú: Phạm Hoàng Quân; PGS. TS. Nguyễn Minh Tường biên tập nội dung, Nxb Hà Nội, 2010.
– Việt sử: tư liệu cùng lời bàn, quyển hạ, Hồ Bạch Thảo, Thư ấn quán, 2009. (Tư liệu do Chu Xuân Giao cung cấp).
[7] Đinh Khắc Thuân: Lịch sử triều Mạc… Sđd tr.76.
[8] Minh Thực Lục, v.80, t.4262; Thế Tông q.204, trang1b (Tiếp dẫn).
[9] Phạm Văn Sơn: Mạc Đăng Dung, trong sách Việt sử tân biên, quyển số 3, Sài Gòn, 1959, tr. 18-45.
[10]Đề nghị xem bài của Phan Đăng Nhật: Thái tổ Mạc Đăng Dung đã tránh cho đất nước khỏi thảm hoạ xâm lăng,đẩy lùi cuộc chiến tranh của nhà Minh năm 1540 , Tạp chí Xưa và Nay số tháng 8 năm 2011 và Thông tin khoa học và công nghệ Nghệ An số 3 năm 2011.
[11] Đinh Khắc Thuân: Vương triều Mạc qua…, Sđd, tr.88.
[12] Minh Thực Lục, V.82, t.4966 – 4973, Thế Tông, q.248, t.1b-5a (chuyển dẫn).
[13] Đại việt sử ký toàn thư, tr.189.
[14] Trần Quốc Vượng: Bài trả lời phỏng vấn do Hiền Thảo thực hiện và đăng trên báo Sài Gòn giải phóng ngày6-11-2004, tr.2.
[15] Lê Quý Đôn: Lê triều thông sử, tiếp dẫn theo Đinh công Vỹ, sách Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng, H, 1996, tr.363
[16] Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội, 1998, tr.115.
[17] Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập1, NXB Sử học,1961, tr.180.
[18] Vũ Duy Mền: Một số vấn đề về làng xã dưới thời Mạc trong sách Vương triều Mạc, NXB Khoa học xã hội, H, 1996, tr. 138-142.
[19] Vũ Duy Mền: sách vừa dẫn, tr.136.
[20] Theo Chu Xuân Giao, tư liệu chính xác cho biết tên bà là Vũ Thị Ngọc
[21] Cụ Phạm Đăng Khoa biên soạn: Tóm tắt nội dung di tích đền- chùa Hoà Liễu, Tài liệu không xuất bản, tr.34-35.
[22] Đinh Khắc Thuân: Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia , NXB Khoa học xã hội, H, 2001, tr.232.
[23] “Kim Thái hoàng thái hậu dĩ thiên mẫu vi phật trung trần”. Văn bia chùa Quang Minh (Gia Lộc, Hải Dương ) năm 1579. Bia 151. Chú thích theo Đinh Khắc Thuân, sách đã dẫn, tr, 233.
[24] Đinh Khắc Thuân, sách đã dẫn, tr.233.
[25] Vũ Duy Mền , sách đã dẫn, tr. 136-137.
[26] Xin xem thêm bài Phan Đăng Nhật: Đặc điểm văn hoá dân gian thời Mạc trong bối cảnh lịch sử -xã hội đương thời, Tạp chí văn hóa dân gian.só 5-2010
[27] Trần Lâm Biền: Kỷ yếu hội thảo khoa hộc”Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam”,Trung tam bảo tồn khu di tichd Cổ Loa, 2010, tr.269.
[28] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, NXB Giáo dục, H, 1998, tr.1012.
[29] Đại Việt sử ký toàn thư, sdd, tr.363.
[30] Tài liệu của phần viết về nhà Mạc ở Cao Bằng, chủ yếu dựa vào các sách:
-Mạc Đường: Góp phần đổi mới quan điểm đánh giá vương triều Mac, NXB Trẻ, S, 2005.
-Tìm hiểu nhà Mạc ở Cao Bằng, của Đại tá Nguyễn Thiên Tứ, bản thảo, chưa xuất bản. Nhân đây xin cám ơn tác giả.
[31] Tăng Bá Hoành: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:nhà văn hóa lớn thế kỷ 16, Tạp chí xưa và nay, số tháng 8 năm 2011, tr.14.
[32] Đỗ Đức Hùng: Một vài nét về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp dươi thời Mạc, trong sách Hội đồng lịch sử Hải Phòng: Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, H, 1996, tr,326.
[33] Đỗ Đức Hùng: Một vài nét về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp dươi thời Mạc, trong sách Hội đồng lịch sử Hải Phòng: Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, H, 1996, tr,336.
[34] Ngưu Quân Khải: Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng, Kỷ yếu hội thảo khoa học Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.130.
[35] Cuộc đời của vua Mạc Kính Vũ có nhiều điều bí ẩn, Riêng thời điểm Ngài không xuất hiện nữa, (chưa hẳn đã băng hà) còn cần xét thêm ý kiến của hội thảo”Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc” rằng, Ngài bí mật về Vĩnh Phúc , đóng vai nhà sư ở chùa Diệm Xuân để tâp trung lực lượng mưu sự nghiệp phục Mạc.
[36] Nguyễn Thị Thúy Hằng: Một số hiện vật tiêu biểu của thời Mạc ở bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí văn hóa , thể thao và du lịch Vĩnh Phúc, số 4 tháng 9 năm 2012. tr. 35.
[37] Đại Việt sử ký toàn thư (Viện khoa học xã hội), tập III, NXB Khoa học xã hội, H. 1998, tr.236.
[38] Tiếp dẫn theo Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng…Tài liệu đã dẫn, tr. 31
[39] Tiếp dẫn theo Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng….Tài liệu vừa dẫn, tr.34,
[40] Tiếp dẫn theoChu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng,,,,, Tài liệu vừa dẫn, tr.28.
[41] Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng …. Hội thảo “Nhà Mạc và họ Mạc ở vùng đất Vĩnh Phúc” (2012)
[42] Chu Xuân Giao: Đi tìm dấu ấn cha con Mạc Kính Diệu ở Quảng Châu, (báo cáo hội thảo Vĩnh Phúc, quý III, năm 2012) tr.15.
[43] Chu Xuân Giao: Ba vị vua Mạc cuối cùng qua sử liệu Trung Quốc (1638-1683), Hội thảo nhà Mạc và hậu duệ ở vùng đất Vĩnh Phúc, năm 2012, tr.190.
[44] Ngưu Quân Khải (Phó Giáo sư, Phó Viện trưởng viện nghiên cứu Đông Nam á thuộc Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, Trung Quốc): “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng” trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.70-72.
[45] Ngưu Quân Khải : “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng” trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.75
[46] Ngưu Quân Khải: “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng” trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.73.
[47] Ngưu Quân Khải: “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng” trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.78-80.
[48] Tài liệu dùng trong phần này chủ yếu là :
-Đặng Nghiêm Vạn-Cầm Trọng: Những hoạt động của Hoàng Công Chất trong thời kỳ ở Tây Bắc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 75
– Tứ Bình thực lục, Đinh Khắc Thuân ,chủ biên dịch.
-Phạm Văn Lực: Hoàng Công Chất với cuộc tiễu trừ giặc Phẻ ở Tây Bắc .app.utb.vn/qlkh/…
[49] Đinh Khắc Thuân ( chủ biên): Tứ bình thực lục, thời chúa Trịnh, nxb Văn hoá thông tin, tr.80.
[50] Đinh Khắc Thuân, sách đã dẫn, tr.83.
[51] Đặng Nghiêm Vạn-Cầm Trọng: tài liệu đã dẫn, tr. 54.
[52] Đặng Nghiêm Vạn-Cầm Trọng: tài liệu vừa dẫn, tr.53.
[53] Cầm Trọng: Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H. 1978, tr.340.
[54] Lịch sử Việt Nam, Viện KHXH Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1971, tr. 329
[55] Trích bài “Nhà Mạc (1527-1592)-Thái tổ Mạc Đăng Dung (1527-1529)”. Phát biểu tại Lễ tưởng niệm 458 năm ngày mất của Mạc Thái tổ, tổ chức tại Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, Kiến Thụy, Hải Phòng.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.