- Đang online: 1
- Hôm qua: 942
- Tuần nay: 41204
- Tổng truy cập: 3,472,035
Nguyễn Thị Duệ Nữ Tiến Sỹ Đầu Tiên 511
- 290 lượt xem
Nguyễn Thị Duệ Nữ Tiến Sỹ Đầu Tiên
NGUYỄN XUÂN TOÀN
Bà Nguyễn Thị Duệ, sinh ngày 14/3/1596, tại làng Kiệt Đặc (nay là xã Văn An) huyện Chí Linh, tỉnh Hải Duơng bà còn có tên là Du, Diệu Huyền, Ngọc Toàn, Tinh Phi, Vi Đỗ, Lễ Thi.
Chùa Sùng Phúc ở Thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng – Nơi thờ bà Nguyễn Thị Duệ (Vi Đồ)
được sắc phong thiên thần, thượng đẳng thần của vua Khải Định
ngày 25 tháng 12 năm Khải Định thứ 9 (1924). Ảnh: CaoBangPro Online
Từ thuở thiếu thời bà có tư chất thông minh được học hành lại đẹp người, đẹp nết. Bà được gia đình mời thầy họ Cao về dạy học. Hồi còn nhỏ có gia đình ông Nguyễn Quý Nhã sau làm quan nhờ người đến dạm hỏi, bà không ưng thuận và đáp lại bằng bài thơ hán nôm, mang tính khôi hài và diễu cợt.
Năm Quang Thuận thứ 15 (Mạc Bảo Định nguyên niên (l592) quân Lê – Trịnh chiếm được Thăng Long, quân Mạc rút về Hải Dương Ở vùng Nam Sách, Chí Linh rồi từ đó chạy lên Cao Bằng. Năm 1600 vua Mạc Kính Cung được mẹ Vua Mạc Mẫu Hợp gọi đem quân về chiếm Thăng Long vì kinh thành bỏ trống, Nguyễn Hoàng đã rút vào Nam. Khi quân Mạc về Thăng Long thì bị quân Trịnh Tùng ở Thanh Hoá ra bao vây kinh, thành nước sông lên to. Tháng 3 năm 1601 vua Mạc Kính Cung phải rút chạy về Cao Bằng bị bệnh trầm uất được quan tư thiên quản nhạc Bế Văn Phùng và ông Nông Quỳnh Văn cho cung nữ vào múa hát, lập đàn tế trời đất vua mới khỏi bệnh.
Lần thứ 2 Mạc Kính Khoan lại về chiếm Thăng Long năm 1623 bị quân Trịnh Tráng bao vây phải rút chạy. Trong thời gian Mạc Kính Cung và Mạc Kính Khoan đánh Thăng Long không thành, các quan quân sỹ phu theo nhà Mạc lên Cao Bằng trong đó có gia đình bà Duệ.
Nguyễn Thị Duệ lên Cao Bằng lúc 10 tuổi (1606) bà giả trai vào học và thi đỗ vào trường Quốc học Bản Thảnh. Năm Bính Thìn, khoa thi thứ 8 (1616) bà đỗ tiến sĩ đầu bảng. Cảm kích tài năng học trò của mình, thầy họ Cao xếp thứ hai thốt lên: Mầu xanh vốn từ màu lam mà ra nhưng lại xanh hơn lam vua Mạc mở tiệc chiêu đãi các vị tân khoa, thấy bà là nữ giả trai lại đỗ thủ khoa, không xử tội bà khi quân mà ban cho bà chức Tinh Phi ví như ngôi sao sáng bay lên bầu trời xanh mời bà vào Ly Cung Đổng Lân để dạy học cho các cung phi, hoàng tử, công chúa.
Văn miếu Mao Điền Hải Dương- Nơi Nguyễn Thị Duệ được thờ cùng Khổng Tử và bảy vị Đại khoa danh tiếng của Việt Nam. Ảnh: quehuongonline.com
Năm Kỷ Sửu (l625) vua Lê Thần Tông, niên hiệu Vĩnh Tự thứ 2 đời chúa Trịnh Tráng. Vua Lê cử tướng Trịnh Kiều lên Cao Bằng chinh phạt bắt được vua Mạc Kính Cung giải về Thăng Long sử tội. Lúc đó Mạc Kính Khoan xung vương (1623) khi còn vương vị Mạc Kính Cung hiệu là Long Thái Hoàng Đế, Mạc Kính Khoan thấy thế lực nhà Lê mạnh hơn nhà Mạc. Nghe theo lời căn dặn của Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn trước khi chết: không nên đối đầu với quân Lê – Trịnh, nên tạm lánh xa để bảo toàn lực lượng, đợi thời cơ lấy lại Thăng Long. Vua Mạc Kính Khoan trả hàng, xin quy thuận nhà Lê, được vua Lê phong chức Thông Quốc Công và được cai trị xứ Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Mạc Kính Khoan không từ bỏ tước hiệu vua, vẫn mở tại trường Quốc học ở Bản Thảnh để tiếp tục đào tạo nhân tài sau này để hghiệp bền vững. Để giám sát nhà Mạc ở Cao Bằng, vua Lê cử ông Vi Vĩnh Tiền làm đốc trấn Cao Bằng. ông Vi Vĩnh Tiền cử ông Nguyễn Đình Bá là tri châu Hạ Lang sau đó ông về kinh đô rồi bị ốm chết.
Bà Nguyễn Thị Duệ sợ nhà Lê truy tội theo nhà Mạc nên chốn bỏ ly cung vào châu Hạ Lang đi tu ở chùa Sùng Phúc nơi biên ải xa xôi, hẻo lánh. Ở Hạ Lang bà có công trông nom hương khói, tu sửa chùa, lại mở lớp cho dân biết chữ, nâng cao dân trí. Quan Châu Nguyễn Đình Bá biết bà tài cao, học rộng, mến mộ bà nên mới ra bệnh cấm” nhân dân ngoài vùng không được lai vãng đến chùa để che dấu tung tích bà và gọi tên bà là “Vi Đồ” là thầy đồ lúc hàn vi, quan quân nhà Lê biết được nơi ẩn náu của bà tá túc ở Hạ Lang đến không bắt bà mà mời bà về kinh đô năm Tân Mùi (1631) tên xã Lệnh Cấm có từ đó. Để nhớ ơn công đức bà nhân dân Hạ Lang đặt tên bà cho một bản là bản Huyền Du gần chùa Sùng Phúc đến nay vẫn gọi là bản Huyền Du.
Hiện nay còn lưu trữ được sắc phong bà Nguyễn Thị Duệ là thiên thần ở chùa Sùng Phúc với cái tên Vi Đồ:
Sắc Chỉ
“Cao Bằng tỉnh, Hạ Lang châu, Vĩnh Thọ, Lệnh Cấm, Phong Đằng ba xã nối gót đời xưa cùng phụng sự thiên thần Huyền Du, đã tôn làm thần trong sáng, chính đại. Diệu Huyền là trung đẳng thần bảo vệ tổ quốc nhân dân bình yên, cho nên đã tạo cho nhân dân tham vọng, thờ cúng qua 4 lần mở hội đèn rồng. Hội thảo công ơn lại phong tặng thượng đặng thần vì đã có công phù quốc, nay phong sắc này ghi tạc”.
Năm Tân Mùi bà Nguyễn Thị Duệ về Thăng Long lúc đó ở Cao Bằng Mạc Kính Khoan vẫn làm vua đến năm 1638 Mạc Kính Khoan mất. Tiếp tục ngôi vua là Thuận Đức Hoàng đế Mạc Kính Vũ ( 1638 – 1677).
Ở kinh thành Thăng Long bà Nguyễn Thị Duệ được mời vào cung vua, phủ chúa để dạy học cho vương phi, hoàng tử, công chúa. Bà được phong chức “Lễ thi” bà quan tâm dạy về giáo lý nhà phật, cùng với bà Trịnh Thị Ngọc Trúc là hoàng hậu vua Lê Thần Tông đồng tác giả pho từ điển chữ nôm nổi tiếng “Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa” bà được mời xem lại văn bài của các thí sinh đã đỗ đạt trong các kỳ thi hội, để chọn những danh sỹ có đức độ tài năng lỗi lạc ra làm quan giúp nước. Khoa thi năm Tân Mùi niên hiệu Long Đức thứ 3 có ông Nguyễn Minh Triết người xã Lạc Sơn, huyện Chí Linh đỗ đầu bảng đã nói “văn của tôi cả triều không ai hiểu nổi hết đâu, hoạ chăng chỉ có chị ta là Lễ thi thôi”.
Chúa Trịnh ban lệnh chỉ: các thứ thuế ở quê bà đều để làm lộc bổng cho bà (được ghi trong bia: “lập cử tụ bi”) tại chùa Phổ Chiếu, xã Kiệt Đặc khắc năm Thịnh Đức nguyên niên (1653) bà có sáng kiến dạy học từ xa để khuyến khích các sỹ tử ở huyện làm bài, đề bài do bà soạn rồi gửi lên kinh thành để bà chấm, cho nên trong xã Kiệt Đặc có 3 người đỗ tiến sỹ ở thế kỷ thứ XVII. Bà còn trích 10 mẫu ruộng để thưởng cho các tân tiến sĩ, gia ký có hai câu thơ ghi lại:
Tháp hoa đầu núi mây tinh sương, người xưa ca ngợi bà như Nghiêu Thuấn trong giới nữ là thần tiên trong cõi đời, bà còn để lại nhiều bài thơ hán nôm trong đó có câu “nữ nhi dù đặng như lề, ắt là tay thiếp kém gì trạng nguyên”.
Tại đình thờ, xã Kiệt Đặc có pho tượng vua bà Nguyễn thị Duệ và một sắc phong thời Nguyễn:
Sắc Chỉ
“Xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương thờ phụng chánh vương phi, thị nội cung tần lễ sư Nguyễn Thị Ngọc tôn thần, người có công giúp nước , che chở cho dân rất linh ứng từ xưa, nay chính vị, Trẫm mừng 40 tuổi liền ra bảo chiếu, kịp ban ân nhân lễ trọng thăng trật phong làm Tế Linh dư bảo trung hưng, trung đẳng thần chuẩn theo mà thờ cúng Thần sẽ bảo trợ cho lê dân”.
Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) đến thờ bà ở xã Kiệt Đặc có đôi câu đối:
Lễ sư sinh thông tuế
Nhất kính chiếu tam vương
Là một tấm gương chiếu sáng ba đời vua là vua Lê Thần Tông (1619- 1643), Lê Chân Tông ( 1643 – 1649), Lê Thần Tông (tái nhiệm làm vua 1ần thứ hai 1649- 1662).
Ông Nguyễn Huy Đạt và Trần Thanh Giản đã dịch thơ ca ngợi sự tích bà Nguyễn Thị Duệ:
Lạ thay một kính chiếu tam vương
Kiệt Đặc, Tinh Phi vốn cố hương
Đẹp tuyệt trần gian thêm sắc sảo
Mất còn truyện ấy, thây dâu bể
Mến trọng ơn này tự phấn hương
Gia ký hại câu còn để lại
Tháp hoa đầu nói mây tinh sương.
Bài thơ chữ hán “tinh phi tháp cổ” dựng tại văn chỉ phủ Nam Sách khắc năm Gia Long nguyên niên (l802)
Tay ngọc bẻ cành cao
Từ xưa núi sông này
Hoa cỏ tự nở, tàn
Sắc núi vẫn trong xanh
Mặt gương in tháp cổ
Đến nay còn âm u
Ngư tiều cùng vấn đáp
Tiếng thu sao xào xạc
Khi bà Nguyễn Thị Duệ tuổi đã cao bà lập ra qui ước: Những ngày giỗ, ngày sinh của bà khi năm tuổi, lấy ngày 14 tháng 3 là ngày sinh của bà, cúng chạy hương hoa oản chuối ngày qua đời là ngày 08 tháng 11 khi bà đã ngoài 80 tuổi không ghi rõ năm bà mất, bà được mai táng cạnh mộ tổ tiên và xây tháp bằng đất nung xã Kiệt Đặc.
Trong lịch sử dân tộc Nguyễn Thị Duệ là ngôi sao sáng trên bầu trời Đại Việt, về tài sắc và đức độ người tiến sĩ đầu tiên của nước ta làm rạng danh giới nữ lưu Đất Việt, bà là người đầu tiên dạy học từ xa. Bà được tôn vinh là danh nhân văn hoá thế kỷ XVII. Vinh dự cho tỉnh Cao Bằng nơi bà học và đỗ tiên sĩ, có tiếng vang trong lịch sử ván hoá, giáo dục Việt Nam.
GS Phan Đăng Nhật, Chủ tịch HĐMTVN thăm nhà riêng cụ Nguyễn Xuân Toàn và đàm đạo, nhân dịp Hội thảo “nhà Mạc thời kỳ Cao Bằng, 2011. Cụ Toàn tay cầm tài liệu, ngồi bên trái)
NGUYỄN XUÂN TOÀN
http://mactoc.com
© Tác giả giữ bản quyền .
. Cập nhật trên Newvietart.com ngày 14.06.2013 theo nguyên bản của tác giả .
Viết bình luận
Tin liên quan
-
83 năm Nhà Mạc ở Cao Bằng của Tác giả: Phạm Huy Thực (Trang Mạc Tộc Nghệ An)
-
GỌI THẾ NÀO CHO ĐÚNG. Tác giả : Hoàng Cương.
-
HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
-
VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
-
THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
-
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
-
VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
-
ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
-
VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
-
MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC