- Đang online: 3
- Hôm qua: 1041
- Tuần nay: 18662
- Tổng truy cập: 3,370,455
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI, GÓP PHẦN CHIÊU TUYẾT CHO VƯƠNG TRIỀU MẠC VÀ DÒNG HỌ MẠC
- 2961 lượt xem
LỊCH SỬ VIỆT NAM – VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
Nhìn vào lịch sử Việt Nam, có bề dầy 4000 năm dựng nước và giữ nước; lịch sử Việt Nam bao gồm nhiều thời đại và triều đại; lịch sử Việt Nam được chia thành nhiều thời kỳ : từ năm 257 trước công nguyên đến năm 968 sau công nguyên; lịch sử Việt Nam gồm các triều đại phong kiến từ thế kỷ X đến thế kỷ XX : Nhà Đinh 11 năm(968-979), nhà Tiền Lê 29 năm(980-1009), nhà Lý 215 năm(1010-1225), nhà Trần 1 75 năm(1225-1400), nhà Hồ 7 năm(1400-1407), nhà hậu Trần 6 năm(1407-1413), nhà Lê sơ 99 năm(1428-1527), nhà Mạc trên 150 năm(1527-1592 và 1593-1683), nhà Lê Trung Hưng 255 năm(1533-1789), nhà Tây Sơn 24 năm(1778-1802), nhà Nguyễn 143 năm(1802-1883 và sau đó là thuộc địa của thực dân Pháp đến 1945).
Trong lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú có nhận xét : “Lê triều thông sử gồm ba mươi quyển, do Bản Nhãn Lê Quý Đôn soạn. Bộ sách này của ông rất đầy đủ và rõ ràng, có thể coi là bộ sử hoàn hảo của triều đại vậy”. Rất tiếc là sách Đại Việt thông sử này không còn nguyên vẹn như Phan Huy Chú đã mô tả nữa.
Không còn nguyên vẹn Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn cho nên các bộ sử thời phong kiến của nước ta như Đại Việt sử ký toàn thư thời Lê Trịnh và Việt sử thông giám cương mục thời Nguyễn đã bị lợi dụng bôi nhọ, xuyên tạc lịch sử thời nhà Mạc. Một số không nhỏ các sử gia đương thời trước thập kỷ 70 của thế kỷ XX không nhận ra sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn không còn nguyên vẹn nên vẫn quan niệm triều Mạc là ngụy triều, là nghịch thần. Nhưng từ năm 1980 trở đi giới sử học nước nhà đã có những cái nhìn cởi mở hơn, đánh giá đúng hơn về triều Mạc. ….Đọc thư ngỏ ngày 04/08/2018 của Giáo sư Mạc Đường gửi bộ GD-ĐT, các cơ quan sử học, MTTQ VN…bày tỏ “…việc bộ sách tranh của NXB Giáo dục về vương triều Mạc được xuất bản có dấu hiệu phạm tội vu khống và bôi nhọ danh dự người khác …” Trong thư ngỏ nhấn mạnh “nhân danh Nhà xuất bản giáo dục-đào tạo, cơ quan có trách nhiệm cao nhất trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh lại phủ nhận các công trình nghiên cứu của các cơ quan, các nhà nghiên cứu, các đại diện dòng họ Mạc, các Nghị quyết của HĐND và UBND các tỉnh, thành phố đã công bố trong 20 năm qua của sử học Việt Nam đổi mới. NXB Giáo dục và Đào tạo của Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ phải chịu trách nhiệm trước điều 22 của Bộ luật Hình sự về việc bôi nhọ danh dự cộng đồng dòng họ Mạc Việt Nam”.
Với thời gian, không gian của lịch sử Việt Nam, chép sử Việt Nam không chỉ bằng một quan điểm, một phương pháp mà nhiều quan điểm, nhiều phương pháp của Khổng tử, Mạnh tử, Nho giáo, Phật giáo và theo phép vua phong kiến vv…cộng với việc không còn nguyên vẹn Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn và sự “quá lạc hậu” với kiến thức sử học thực tế của nhóm biên tập sử học NXB Giáo dục của Bộ Giáo dục đào tạo… đặt ra nhiều vấn đề nhà nước phải quan tâm; các cơ quan sử học, các nhà nghiên cứu và sử gia tham mưu cho Đảng, nhà Nước tạo nhận thức chung của xã hội về định giá lại nhà Hồ, nhà Tây Sơn, nhà Mạc, ủng hộ bộ sách giáo khoa về lịch sử Việt Nam thống nhất, giải quyết tồn tại lâu nay là làm thế nào để người Việt Nam yêu sử Việt Nam. Trước mắt cơ quan tham mưu cho Đảng Nhà nước về lịch sử Việt Nam thiết lập nguyên tăc xem xét, phương pháp đánh giá khách quan công minh lịch sử, lập Hội đồng đổi mới sách giáo khoa, có cơ quan thẩm định, bỏ đi những bút tích đánh giá thành kiến, định kiến với nhà Hồ, nhà Tây Sơn, nhất là với nhà Mạc, tránh buông lỏng quản lý để xẩy ra vi phạm pháp luật như việc xuất bản tranh về vương triều Mạc của NXB Giáo dục.
- GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA TỔNG KẾT HỘI THẢO VỀ VƯƠNG TRIỀU MẠC (18/07/1994)
(Bài của cố GSSH, NGND, Chủ tịch Hội KHLS Việt Nm-Phan Huy Lê).
- NỘI DUNG TỔNG KẾT:
- Hội thảo hoàn toàn nhất trí cần phải nghiên cứu đánh giá lại nhà Mạc. Bởi lẽ trước đây một số nhà nghiên cứu của giới sử học đánh giá nhà Mạc chưa công bằng so với một số vương triều khác. Họ có quan niệm ảnh hưởng Nho giáo ngày xưa cho nhà Mạc là ngụy triều. Các tác giả trong một số sách sử chính thống trước đây thường ghi chép lệch lạc về nhà Mạc. Họ quan niệm máy móc cho xã hội Việt Nam từ thế kỷ 16 trở đi là xã hội phong kiến suy đồi. Họ cho rằng từ cuối nhà Lê(nhất là sau đời vua Lê Hiến Tông) nếu không suy đồi thì cũng tiêu cực.
Nhưng dưới quan điểm Mác xít của chúng ta không cho phép nhìn vấn đề như vậy. Không phải mãi tới hôm nay mà từ những năm 80 của thế kỷ này đã xuất hiện một số bài báo và nhất là cuối tháng 12/1985 thành phố Hải Phòng đã có hội nghị khoa học về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông; một số trung tâm nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có những hội thảo về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tất cả những hoạt động đó đã bước đầu ghi nhận những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho thời đại đương thời. Từ đó cũng ghi nhận những đóng góp tích cực của vương triều Mạc trong giai đoạn thế kỷ 16 lúc ấy.
- Hội thảo chúng ta hôm nay đã đi sâu vào 3 vấn đề chính:
- Thứ nhất là dòng họ: Đa số tác giả đã có thái độ thống nhất : Mạc Đăng Dung là dòng dõi Mạc Đĩnh Chi. Bởi vì, dòng họ Mạc bây giờ rất đông đảo và còn nhiều gia phả đáng tin cậy; đặc biệt là còn giữ và lưu truyền về nhà Mạc khá đầy đủ. Quả vậy, qua các tham luận về nhà Mạc ta thấy nhà Mạc có lý lịch rất rõ ràng. Ta không nên định kiến cho rằng là Mạc Đăng Dung thay đổi lý lịch “Thấy người sang bắt quàng làm họ”. Điều đó không phù hợp truyền thống với các dòng họ Việt Nam. Trong thực tế không có một tư liệu nào nói về điều đó, trừ một vài nghiên cứu gần đây đề cập.
- Thứ hai là chính sách đối ngoại: Đánh giá xung quanh vấn đề này có những ý kiến khác nhau, nhất là chính sách đối ngoại của nhà Mạc đối với nhà Minh. Nhưng cuối cùng đã đi đến thống nhất. Phải đặt nhà Mạc trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Nhà Mạc đã phải đối phó với nhiều thế lực phong kiến. Đòi hỏi phải có nhiều sách lược mêm mỏng. Sách lược đó là tránh chiến tranh, bảo vệ chủ quyền của mình. Việc dâng đất cho nhà Minh (1538) : Nhà Mạc cắt bốn động thuộc Hai Châu cho nhà Minh, điều đó là có thật. Vì đất đó thực chất là của nhà Minh. Về phương diện nào đó, nhà Minh đòi hỏi nhà Mạc trả lại. Và cũng về mặt nào đó, nhà Mạc phải trả lại cho nhà Minh. Tuy nhiên, việc này không thể chấp nhận được. Vì đó là nguyên tắc trong mối quan hệ bang giao. Nên dù sao trong chính sách đối với nhà Minh, nhà Mạc còn một số hạn chế.
- Ba là về mặt đối nội: Nhiều báo cáo khoa học trong hội thảo này đã khẳng định những đóng góp tích cực của nhà Mạc, nhất là những lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và kinh tế….
- Về văn hóa: Nhà Mạc chú trọng chính sách thi cử 3 năm mở một kỳ thi hội( có 22 khoa thi hội). Nhà Mạc chỉ đứng thứ hai sau nhà Lê (triều Lê Thánh Tông). Trong lịch sử thi cử Việt Nam nhà Mạc đã đào tạo nhiều trí thức cho đất nước như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Thiến… cũng trong chính sách thi cử, nhà Mạc cũng có thái độ rất cởi mở, lần đầu tiên quan tâm đến phụ nữ. Điều đó chứng tỏ nhà Mạc đã có sự nhìn nhận xã hội rất khác so với triều đại trước đây, chỉ tính về bia nhà Mạc có 145 văn bia (riêng Hải Phòng có 22 bia). Việc xuất hiện ngôi đình Tây Đằng-ngôi đình đầu tiên trong lịch sử văn hóa Việt Nam, đã mở đầu ngành kiến trúc của nước ta và khẳng định nhà Mạc đã tạo được nền văn hóa dân tộc nhất là mỹ thuât và văn hóa dân gian.
- Về kinh tế: tư liệu trong hội thảo này còn ít ỏi, nhưng đã có một số báo cáo về lĩnh vực nông nghiệp, nhà Mạc vẫn cơ bản áp dụng chính sách của nhà Lê. Nhà Mạc đã ưu tiên cấp ruộng đất cho binh lính, chú trọng khai hoang lập làng, đắp đê(nhất là vùng Đông Bắc). Hiên nay còn khá nhiều thành lũy, đê, đường nhà Mạc…Chứng tỏ nhà Mạc chú ý công việc khẩn hoang quy mô nhỏ, mở rộng nông nghiệp.
- Về công thương nghiệp: nhà Mạc không theo đuổi chính sách ức thương nặng nề như nhà Lê trước đây. Nhưng đã đề cập đến nghề Gốm(Gốm Bát Tràng, Chu Đậu), việc khắc tên người sản xuất và người đặt hàng lên mặt Gốm điều đó chứng tỏ nhà Mạc có một phong cách rất cởi mở.
- Về tư tưởng: nhà Mạc vẫn tôn trọng những tư tưởng Nho giáo, nhưng không hề độc tôn như thời Lê Thánh Tông trước đây. Mạc Đăng Dung và nhiều người họ Mạc đều xuất thân từ bình dân làm nghề chài lưới ven biển, không bị ràng buộc bởi kinh tế tiểu nông và không bị ràng buộc bởi Nho giáo. Đó là một chính sách rất tiến bộ của nhà Mạc trong lĩnh vực tư tưởng.
- Qua những đánh giá, nhận xét trên tôi xin rút ra một số kết luận và những kiến nghị sau:
- Nên xóa bỏ thành kiến và định kiến về nhà Mạc.
- Nên đối xử với nhà Mạc một cách công bằng như các triều đại khác. Hãy trả lại cho nhà Mạc những đóng góp khách quan (như đã nêu ở trên).
Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi về cách đánh giá các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Mạc. Không nên đánh giá nặng nề về nhà Mạc như trước đây do nhận thức của một số người nghiên cứu còn hạn chế.
Nhà Mạc là Vương triều ra đời và tồn tại sau nhà Lê. Việc nhà Lê sụp đổ, thay nhà Mạc là một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ, được nhiều người ủng hộ. Không nên coi sự việc này là sự cướp ngôi. Sau khi ra đời và tồn tại nhà Mạc đã có đóng góp nhất định về mặt văn hóa, về mặt tư tưởng và một phần nào đó về mặt kinh tế.
Về mặt chính sách đối ngoại, ở góc độ nào đó có hạn chế. Nhưng không đánh giá nhà Mạc phản quốc. Dù sao đó cũng là sự tính toán trong sách lược ứng phó mà thôi.
Qua những kết luận trên tôi xin có một số kiến nghị với thành phố và địa phương:
- Qua hội thảo này cần có nhận thức mới về nhà Mạc, nhất là thế hệ trẻ. Chúng ta nên giải tỏa cho nhà Mạc.
- Địa phương cần có kế hoạch kịp thời tôn tạo, bảo vệ di sản của nhà Mạc, nhất là địa bàn Cổ Trai-Dương Kinh nhà Mạc. Những di tích đền chùa nhà Mạc cũng như tượng bia…nên được tu bổ. Bởi vì đây là một Vương triều đã tùng tồn tại trong lịch sử Việt Nam, nhà Mạc phải được đối xử công bằng như các Vương triều khác. Ngành bảo tồn bảo tàng Hải Phòng nên có kế hoạch làm hồ sơ lưu giữ các di tích nhà Mạc để bảo tồn cho thế hệ mai sau.
Hiên tại nên có kế hoạch tu bổ nhà thờ từ đường quê hương nhà Mạc(Cổ Trai-Kiến Thụy). Điều này phải có sự quan tâm rất lớn của thành phố.
- Qua hội thảo Vương triều Mạc, mỗi chúng ta đều có nhận thức mới về nhà Mạc. Nhưng chúng ta không đóng cửa nghiên cứu vả lại còn tiếp tục tìm hiểu để đánh giá nhà Mạc ngày càng công minh hơn, càng sự thật hơn.
- GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC của nội dung tổng kết Hội thảo về Vương triều Mạc ngày 18/07/1994 tại Hải Phòng:
- Cho chúng ta những quan điểm mới, nhận thức mới và phương pháp xem xét lịch sử Việt Nam nghiêm túc, khách quan, thiết thực, công minh, công bằng lịch sử…Chiêu tuyết, phục danh cho tiên đế, tiên liệt nhà Mạc từ kinh thiên Hoàng thành Thăng Long, Hà Nôi, khu tưởng niệm các vua Mạc Dương Kinh Hải Phòng đến các chi họ Mạc, gốc Mạc các tỉnh, thành phố…
- Thông điệp với thế giới, trong nước biết – Vương triều Mạc tồn tại trên 150 năm trong lịch sử Việt Nam, có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước Đại Việt.
- Là nội dung cơ bản, các cuộc hội thảo về vương triều Mạc tiếp theo phong phú, sâu sắc có sức thuyết phục và lan tỏa mạnh mẽ. Đã tập hợp xuất bản 2 lần HBTP họ Mạc, 3 tập gương sáng dòng họ, kỷ yếu hội thảo khoa học vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam, vương triều Mạc với sự nghiệp canh tân đất nước, vương triều Mạc ba thời kỳ…
- Từ Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội-nơi kết nối với BLL họ Mạc, gốc Mạc các tỉnh, thành-chuyển tiếp HĐMT Việt Nam đến MT cơ sở quan tâm phục thủy trên 500 chi họ Mạc, gốc Mạc trong nước và ở nước ngoài và phục dựng nơi thờ tiên tổ (Hải Phòng, Hà Nội …dẫn đầu vấn đề này).
Mạc Xuân Kỷ (12/9/2018)
Nguyên HT Trường ĐHCNTP TP. HCM – Nguyên PCT MTTPHCM – Chủ biên “Sưu biên giới thiệu về họ Mạc, 12 đời vua nhà Mạc trong LSVN”- NXB Lao động.
Một số hình ảnh:
Tượng Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi
Cố TBT Lê Duẩn thăm trường PTTH Mạc Đĩnh Chi tại quận 6, TP. Hồ Chí Minh – 1980
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, BT Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương, thăm đền thờ cụ Mạc Đĩnh Chi tại Long Động, Hải Dương – 6/2004
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.