Thống kê truy cập
- Đang online: 2
- Hôm qua: 649
- Tuần nay: 15974
- Tổng truy cập: 3,369,248
Phim video họ Mạc
NGĂN CHẶN NGAY VIỆC PHÁ “DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA”
22/04/2012
- 299 lượt xem
NGĂN CHẶN NGAY VIỆC PHÁ “DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA”
Một số ảnh về lễ động thổ phá hoại phong cảnh, chuẩn bị phá chùa Trà Phương. Một số người muốn phá chùa cổ để xây mới về phía Đông, hướng Nam và Tây đã xây tường đá cao.
Một số người nói trông như trại gi… vì họ cho rằng chùa phong cảnh phải hài hòa với thiên nhiên chứ không “đá hoá”, liệu bờ rào phía Bắc họ có định “đá hoá” không? Thật sợ nếu họ dám làm?
Thật đáng sợ họ đang dùng tiền và sức của thập phương thay đổi kiến trúc, cảnh quan của chùa Trà. Theo ni sư không rõ pháp danh chiều ngày 25 Â.Lịch (16/04/2012) phán : phá chùa chính khung gỗ làm nhà thờ Tổ, chùa chính sẽ làm mới xây lui về phía Đông…Không nên cãi có Phật chứng.
Họ huy động tiền, sức lực từ đâu, liệu có nội thất bằng gỗ hay bê tông, thực bờ bao quanh chùa đá hóa lạnh lùng như nhà giam…?
Ai đã đề xuất, phê duyệt việc làm trên? Các cơ quan nhà nước phải làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.
Liệu họ có hiểu về thuyết phong thủy?
Chùa Trà là “Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia” việc xây sửa chùa này cần những thủ tục pháp lý gì?
Có thể một số cá nhân đã vi phạm một số điều của Luật di sản văn hóa
Điều 10: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Điều 34: Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành quy chế về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
Điều 35: Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được thực hiện theo Luật này và các quy định của pháp luật về xây dựng. Khi phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin.
1. Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường – sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin.
2. Trong trường hợp chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều này có đề nghị thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan và những yêu cầu cụ thể về bảo vệ di tích để chủ đầu tư lựa chọn các giải pháp thích hợp bảo đảm cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
1. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ở nơi có ảnh hưởng tới di tích có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó.
2. Trong quá trình cải tạo, xây dựng công trình mà thấy có khả năng có di tích hoặc di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin.
Khi nhận được thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin phải có biện pháp xử lý kịp thời để bảo đảm tiến độ xây dựng. Trường hợp xét thấy cần đình chỉ xây dựng công trình tại địa điểm đó để bảo vệ nguyên trạng di tích thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin phải báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định.
3. Trong trường hợp cần tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ thì kinh phí thăm dò, khai quật do Chính phủ quy định.
Chùa Trà Phương (Thiên Phúc Tự) là “Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia”
Nhà thờ Tổ
Kiến trúc Pháp – Cửa bể nước mưa vài chục m3 có thể là kiến trúc do ông giám đốc Đài thiên văn Phù Liễn, người Pháp chồng bà Ngô Thị Dĩnh cùng hưng công sửa lại chùa 1936 đến 1938, trên nền chùa cổ do Thái Hoàng Thái Hậu cùng các thân vương nhà Mạc hưng công xây năm 1565.
Cửa võng, câu đối nhà thờ Tổ
Bức đai tự
Bia ghi tạo chùa thời nhà Mạc & thời nhà Nguyễn
Chân tảng chùa thời Nhà Mạc đường 56 cm
Chân tảng chùa thời Nhà Mạc đường 46 cm, vợ chồng bà Ngô Thị Dĩnh chỉ đủ tiền xây cột gỗ như chùa hiện nay?
Chùa Trà Phương xây thời nhà Mạc năm 1565, sửa thời Nguyễn 1936 – 1938, sửa đầu thế kỷ XXI, họ định phá, theo ni sư phán, liệu họ có quyền?
Họ động thổ vào ngày 26/ Giáp Thìn/ Nhâm Thìn (16/04/2012)
để xây cùa mới vào đây theo ni sư phán chiều ngày 25 Â.Lịch (16/04/2012) Nhà hướng đông xây đầu thế kỷ XXI, chưa khánh thành họ định phá để xây chùa mới vào.
Bờ chùa phía Đông & Đông Bắc có cây xanh họ có đá hóa không?
Phía sau nhà Tổ họ đã phá tường bao và đào móng
Cổng tường bao phía Tây
Chùa Trà xung quanh xưa là tre, duối, ràng ràng, vối … bao quanh như bảo tàng thực vật cổ. nay tường đá xây cao gần 3m dân nói như tường nhà gi…lạnh ….ai dám đưa ra kiến trúc này? Họ không sợ ai cả…
tường đá lối vào công phía Tây & một tín đồ đến chùa góp công xây tường đá, liệu họ có biết luật di sản không?
Tường đá xây cao gần 3m dân nói như tường nhà gi…có chùa nào như thế này, kiến trúc này ý tưởng là gì, hay “dấu ấn thời đại”?
Thống đá thời nhà Mạc đường kính hơn 1m nên phục chế
Hãy chung sức chung lòng mọi người cứu lấy chùa Trà Phương
Chùa Trà Phương có những lời nguyền trên bia mà ni sư có biết không?
Ni sư này xuất thân như thế nào xin gặp Hội Phật giáo Hải Phòng & Cảnh sát khu vực phường Quán Trữ quận Kiến An, Hải Phòng. Các phật tử chùa Trà nên biết ni sư trụ trì chùa Trà để cùng tu hành cho đúng Đạo.
Ni sư này xuất thân như thế nào xin gặp Hội Phật giáo Hải Phòng & Cảnh sát khu vực phường Quán Trữ quận Kiến An, Hải Phòng. Các phật tử chùa Trà nên biết ni sư trụ trì chùa Trà để cùng tu hành cho đúng Đạo.
Viết bình luận
Tin liên quan
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
Mạc kỳ - Mạc ca
Fanpage Facebook
Bài viết xem nhiều nhất
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.