- Đang online: 4
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 17476
- Tổng truy cập: 3,369,521
Thêm một tư liệu về: “THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG LÀ HẬU DUỆ CỦA TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI”
- 230 lượt xem
Thêm một tư liệu về:
“THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG LÀ HẬU DUỆ
CỦA TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI”
GS.TSKH. Phan Đăng Nhật
Cố GS Trần Quốc vượng mà tôi rất kính trọng và yêu mến, có luận thuyết nói là vua Mạc Đăng Dung không phải hậu duệ của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, chẳng qua “Thấy người sang, bắt quàng làm họ”:
“Tôi hoàn toàn phủ nhận việc sử cũ ghi và các nhà viết sử hôm nay chép lại và tin theo rằng: Tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung là trạng nguyên (hay lưỡng quốc trạng nguyên!), Mạc Đĩnh Chi đời Trần, thậm chí có gia phả (Mạc) còn chép viễn tổ của Mạc Đăng Dung là Mạc Hiển Tích, đại thần triều Lý. Đó là tâm thức “Thấy người sang bắt quàng làm họ”; khi một dòng họ lên ngôi, do xuất thân nghèo hèn, thì tự tôn vinh mình bằng cách sai sử thần viết lại thế phả nhà mình, truy tìm về cội nguồn những người có danh vọng ở thời trước mà có ký hiệu tên họ trùng với mình và triều đại mình”[1]
Tiếc thay, GS không còn nữa để tôi có dịp trao đổi cho thật tường tận, cặn kẽ về luận thuyết trên, ngõ hầu được học hỏi thêm. Nay nhân đọc được một tài liệu về bản thế phổ của họ Phan Mạc, ở Yên thành, Nghệ An do Ths Phan Đăng Thuận sưu tầm và công bố, tôi xin ghi lại để rộng đường bàn luận.
Đây là “Biển ghi thế phổ nhà tưởng niệm họ Phan Mạc” [2], bằng chữ Hán , khắc trên gỗ, có nội dung như sau:
“Phiên âm:
Mạc Phan kỷ niệm đường thế phổ chí biển
Long Phi Quý Mùi nguyệt tại Mạnh xuân, thân kỳ thượng hạ tất tập từ đường hoặc vị ngô tộc ngưỡng phùng ngũ phương thủ bút, tố kỳ bản tắc Mạc sơn phát tích, tuấn kỳ nguyên tắc Lũng Động khai cơ, Hải Dương Chí Linh thế truyền khoa giáp công hầu, Quế Ố cổ Trai nghiệp diễn, Hoàng vương đế bá minh đức dã. Viễn hệ xuất thần minh lược thuật di biển minh trần vu biển, tí hiếu tử từ tôn vạn đại như kiến.
Kính duy! Ngã gia thế Lý triều Tể tướng, Trạng nguyên Mạc Hiển Tích, Trần triều Tể tướng lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi hậu duệ. Công sinh hạ ngũ nam. Nhị tại Triều Tiên quốc liên đăng khoa giáp, cố dĩ đăng vi thị, thứ tử Vinh Quận công Đăng Vĩ sinh Trạng nguyên Thượng thư Đăng Thành. Thành sinh Đăng uẩn, uẩn sinh Đăng Xương, Xương sinh Giải nguyên Đăng Phú, Phú sinh Tán lý khanh Đăng Nghị, Nghị sinh Tĩnh Quận công Đăng Đạt. Đạt sinh bát tử. Nhị nhân tòng huynh Bắc sứ cư, Trung Hoa. Tứ tử Tiến sĩ Hộ bộ Thượng thư Tích Đức hầu Đăng Hoành, Hoành sinh trưởng Đăng Thiệu, Thiệu sinh trưởng tử Tiến sĩ Hàn lâm Hiệu lý Đăng Thuật, Thuật sinh Minh Đức, Minh Đức sinh Chính Đại, Chính Đại sinh Quảng Hòa, Quảng Hòa xưng vu Vĩnh Định, Vĩnh Định sinh thập lục nam. Trưởng Hồng Ninh nhân biến Bắc bôn hổ, thị Cao Bằng quý tử Đăng Bình dữ Hồng Ninh Thái tử Phúc Thanh ẩn vu Nghệ An. Bình cải tính Thái Doãn, lịch cư trung phường trung hậu, điệt Phúc Thanh hiệu ngũ phương sinh trưởng tại Đại Đồng, thứ tại Cái ôc tam tử Phong Quang bá Huyền Nhai cải tòng mẫu tính Phan, cư Trưởng Thành vi ngã chi thủy tổ.”
Đồng tộc cẩn chí.
Hậu duệ quan viên phụ Đăng Dư Nam Phong Đăng Diệu phụng soạn.
Dịch nghĩa:
Biển ghi thế phổ nhà tưởng niệm họ Mạc Phan
Tháng Mạnh xuân năm Quý Mùi Long Phi (?), thân kỳ trên dưới tụ tập ở từ đường mà bàn rằng tộc ta may gặp Ngũ phương thủ bút, mà theo gốc thì phát tích từ Mạc Son, theo nguồn thì từ Long Động mở nghiệp. Hải Dương Chí Linh các đời lưu truyền khoa giáp công hầu, Quế Ổ Cổ Trai nối nghiệp Hoàng vương đế bá đức sáng vậy. Các đời xa xưa đều xuất lộ thần minh, nên lược thuật di biển mà kê hết ra biển này, để con hiếu, cháu hiền muôn đời như tại.
Kính thay!
Gia thế tổ ta là Lý triều Tể tướng, Trạng nguyên Mạc Hiển Tích. Hậu duệ là Trần triều Tể tướng Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Ông sinh hạ 5 con trai. Người con thứ hai tại nước Triều Tiên các đời đều đỗ đạt. Do đó lấy tên đệm là Đăng làm họ. con trai thứ là Vinh Quận công Đăng Vĩ sinh Trạng nguyên Thượng thư Đăng Thành. Thành sinh Đăng Uẩn, Uẩn sinh Đăng Xương, Xương sinh Giải nguyên Đăng Phú, Phú sinh Tán lý khanh Đăng Nghị, Nghị sinh Tĩnh Quận công Đăng Đạt. Đạt sinh tám con trai. Con trai thứ hai theo người anh định cư ở Bắc quốc. Con trai thứ tư là Tiến sĩ Hộ bộ Thượng thư Tích Đức hầu Đăng Hoành, Hoành sinh con trưởng là Đăng Thiệu, Thiệu sinh con trưởng là Tiến sĩ Hàn lâm Hiệu lý Đăng Thuật, Thuật sinh Minh Đức, Minh Đức sinh Chính Đại, Chính Đại sinh Quảng Hòa, Quảng Hòả xưng là Vĩnh Đinh, Vĩnh Định sinh 16 con trai. Con trưởng lả Hồng Ninh phải chạy trốn lên Cao Bằng. Con út của Đăng Bình và Thái tử của Hồng Ninh là Phúc Thanh lánh nạn vào Nghệ An. Bình đối họ sang Thái Doãn mấy đời sống trung hậu nơi phường ấp. Đến người chắt là Phúc Thanh hiệu Ngũ Phương, sinh con trưởng ở Đại Đồng, con thứ ở Cái Ốc, con trai thứ ba là Phong Quang bá Huyền Nhai đổi theo họ mẹ là Phan, sống ở Trường Thành làm Thủy tổ chi họ ta.”
(Đoạn tiếp theo ghi về họ Phan Mạc kể từ thời cụ Huyền Nhai, chúng tôi xin phép không chép lại vì xa nội dung đang bàn luận)
Toàn tộc kính cẩn ghi lại.
Hậu duệ quan viên phụ Đăng Dư, Nam Phong Đăng Diệu phụng soạn.
Trình bày lại cho rõ về thế thứ từ cụ trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đến Thái tổ Mạc Đăng Dung:
1.Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (5 con trai),
2.Quan trạng sinh Vinh quận công Mạc Đăng Vĩ
3.Mạc Đăng vĩ sinh trạng nguyên thượng thư Mạc Đăng Thành,
4.Mạc Đăng Thành sinh Mạc Đăng Uẩn,
5.Mạc Đăng Uẩn sinh Mạc Đăng Xương,
6.Mạc Đăng Xương sinh giải nguyên Mạc Đăng Phú,
7.Mạc Đăng Phú sinh Tán lý khanh Mạc Đăng Nghị,
8.Mạc Đăng Nghị sinh Tĩnh Quận công Mạc Đăng Đạt (8 con trai),
9. Mạc Đăng Đạt sinh tiến sỹ hộ bộ thượng thư Tích Đức hầu Mạc Đăng Hoành,
10.Mạc Đăng Hoành sinh Mạc Đăng Thiệu,
11. Mạc Đăng Thiệu sinh tiến sỹ hàn lâm hiệu lý Mạc Đăng Thuật
12.Mạc Đăng Thuật sinh Minh Đức (Thái tổ Mạc Đăng Dung)
Như vậy là từ trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đến Thái tổ Mạc Đăng Dung là 12 đời./.
P.Đ.N.
[1] Trần Quốc Vượng: Mấy vấn đề nhà Mạc (tóm tắt), trong sách ”Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử”, H, 1996, tr.22-23.
[2] Phan Đăng Thuận: Di sản Hán nôm của dòng họ Phan Mạc, Tạp chí Hán nôm, số 4-2014, tr. 73.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.