- Đang online: 4
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 21215
- Tổng truy cập: 3,371,318
Họ Mạc, cứ bảy đời một kỳ tài
- 406 lượt xem
Họ Mạc, cứ bảy đời một kỳ tài
(DVT.vn) – Trong cuộc sống, có nhiều chuyện kỳ lạ, dù không giải thích được nhưng thực tế đã xảy ra.
Trong cuộc sống, có nhiều chuyện kỳ lạ, dù không giải thích được nhưng thực tế đã xảy ra. Ví dụ, họ Mạc vào năm Bính Dần 1086 dưới triều vua Lý Nhân Tông có người đậu Trạng nguyên là Mạc Hiển Tích. Hiển Tích có nghĩa là làm rạng rỡ công tích. Đây là ông Trạng nguyên thứ hai của nước ta sau Lê Văn Thịnh (1075). Hàn lâm học sĩ Mạc Hiển Tích làm đến Thượng thư (tương đương bộ trưởng ngày nay ). Bảy đời sau, họ Mạc lại có một kỳ tài, một Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Cháu bảy đời của Mạc Đĩnh Chi là người văn võ song toàn, tức Mạc Đăng Dung, vị vua Thái Tổ nhà Mạc.
Thượng thư thì có quyền lực, nhưng Hàn lâm học sĩ thì vẻ vang. Ngày xưa, người ta viết bằng bút lông, lông cánh của loài chim khỏe gọi là hàn. Hàn lâm là “rừng bút”; cơ quan nghiên cứu tập hợp các trí thức lớn nhất ngày xưa cũng như ngày nay đều gọi là viện hàn lâm.
Mạc Đĩnh Chi (1272-1346), Trạng nguyên năm 1304 đời vua Trần Anh Tông, tên chữ là Tiết Phu, có tài nhưng người lùn và xấu giống con khỉ. Vì thế mà có hoang thuyết đời sau cho rằng mẹ Mạc Đĩnh Chi mang thai với khỉ trong lòi rậm Lũng Động. Không biết hình thức Mạc Đĩnh Chi thế nào nhưng thoạt đầu, nhà vua không muốn lấy ông đỗ Trạng. Lập tức ông dâng bài phú Hoa sen giếng ngọc (Ngọc tỉnh liên phú), ví mình như bông sen quý, như người quân tử , vượt xa muôn loài. Nếu vua biết dùng, thì tỏa hương ngát cho đời, nếu không thì về quê ẩn tích. Phú có đoạn:
Há rằng trống rỗng bất tài
Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay.
Nếu ta giữ mực thẳng ngay
Mưa sa gió táp xem nay cũng thường
Sợ khi lạt thắm phai hương
Mỹ nhân đến lúc muộn màng hết xuân…
Vua không dám bỏ hiền tài, lúc đó mới lấy đỗ Trạng.
Từ điển văn học (Nhà xuất bản Thế giới, năm 2004) viết về Mạc Đĩnh Chi như sau: “Trạng nguyên khoa Giáp thìn, dưới thời Trần Anh Tông, được bổ chức Nội thư gia.1308,đi sứ nhà Nguyên. Dưới thời Trần Hiến Tông (1329-41), được thăng chức Nhập nội hành khiển, Tả thị lang trung, rồi lại thăng Thượng thư Tả bộc xạ kiêm Trung thư (Tể tướng) coi việc quân dân.Sau khi về trí sĩ, ông mở trường dạy học, nhân dân thời sau vẫn quen gọi là Trạng nguyên cổ đường. Mạc Đĩnh Chi là người thanh liêm và ngay thẳng…Khí tiết cứng cỏi của Mạc Đĩnh Chi còn được truyền lại trong nhiều giai thoại về chuyến đi sứ phương bắc của ông, về tài ứng đối và biện luận làm tăng thêm quốc thể và làm cho quan lại Trung Quốc nể sợ”.
Thứ nhất là về sự thanh liêm. Vua nghe đồn ông thanh liêm, có lần bỏ vào nhà ông mười quan tiền. Mười quan tiền là rất nhỏ. Thế nhưng buổi chầu hôm sau, ông đã tâu sự việc trên và trả lại tiền để vua hành xử. Vua nói, ngươi bảo là không biết tiền của ai và không ai nhận thì cho ngươi.
Thứ hai là về tài ứng đối. Trong một lần đi sứ, qua ải Phong Lũy, vì trễ giờ hẹn nên quan coi ải nhà Nguyên đóng cửa. Trình bày lý do kiểu gì cũng không xong. Cuối cùng,viên quan coi ải có phần nể , có phần muốn thử tài bèn sai người dòng dây thả một vế đối xuống với lời chú rằng, nếu đối được thì mới cho qua. Vế đối đó là :
Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.
(Đến cửa ải muộn, cửa ải đóng, mời khách quay lại).
Mạc Đĩnh Chi trả lời:
Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối!
(Ra câu đối dễ, đối lại khó, mời tiên sinh đối trước).
Cái khó và hay của vế ra là vừa tả đúng cảnh thực, vừa lặp lại các chữ “quá” và “quan”; sự tài tình của Mạc Đĩnh Chi là nói vế ra hay quá, khó quá, tôi không đối được, mời tiên sinh đối trước cho. Nhưng thật ra, câu trả lời này đã đối rất chỉnh về ý, về chữ, lặp lại chữ “tiên”, chữ “đối”. Đó còn là cách nói vừa khiêm nhường, vừa thách lại, nên quan coi ải không những mở cửa, mà còn thết đãi sứ bộ Việt Nam một trận túy lúy.
Mới diện kiến Chánh sứ Việt Nam, để phủ đầu, vua Nguyên đã tự ví mình là mặt trời thiêu đốt mọi thứ: Nhật: hỏa, vân: yên – bạch đán (trú) thiêu tàn ngọc thỏ. Không hề sợ hãi, Mạc Đĩnh Chi đối ngay: Nguyệt: cung, tinh: đạn – hoàng hôn xạ lạc kim ô. Có nghĩa là : Mặt trời làm lửa, mây làm khói, ban ngày đốt cháy mặt trăng; Trăng làm cung, sao làm đạn, hoàng hôn bắn rụng mặt trời. Thật là đối nhau chan chát!
Nhưng không phải đi sứ lúc nào cũng đối nhau chan chát như thế, dù thực tế có người vì câu đối đã phải bị chặt đầu. Cũng có lúc thù tạc vui vẻ. Nhân một nước phương bắc đến cống vua Nguyên cái quạt, nhân có sứ thần Triều Tiên và Việt Nam ở đấy, vua mời hai Trạng đề tặng thơ lên quạt làm kỷ niệm. Sứ Triều Tiên múa bút:
Uẩn long trùng trùng, Y Doãn , Chu Công;
Vũ tuyết thê thê, Bá Di, Thúc Tề.
Nghĩa là : Lửa nóng trùng trùng, ngươi là Y Doãn, Chu Công,
Mưa tuyết dầm dề, ngươi là Bá Di, Thúc Tề.
Y Doãn là một tướng tài, giúp Thành Thang lên làm vua lập nên nhà Thương bên Trung Quốc; Chu Công tức Cơ Đán, công thần khai quốc lập nên nhà Chu, thay thế nhà Thương khi đã thối nát. Bá Di, Thúc Tề là anh em con vua nước Cô Trúc đời nhà Thương. Khi nhà Chu thay nhà Thương, hai ông ôm mối cô trung lên núi Thú Dương hái rau vi ăn, không thèm ăn thóc nhà Chu; biểu tượng cho mẫu người ở ẩn, không gặp thời.
Triển khai ý đó để tạo sự thống nhất, sứ Việt Nam Mạc Đĩnh Chi cũng để lại cho lịch sử văn học một kiệt tác:
Lưu kim thước thạch, thiên địa vi lô
Nhĩ ư tư thời hề;Y, Chu cự nho
Bắc phong kỳ lương, vũ tuyết tái đồ
Nhĩ ư tư thời hề; Di, Tề ngã phu
Y! Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng
Duy ngã dữ nhĩ hữu thị phù?
(Chảy vàng tan đá, trời đất lò nung
Ngươi giống Y, Chu cự phách anh hùng
Gió bấc thê lương, mưa tuyết lạnh lùng
Ngươi giống Di, Tề lấp trong núi biếc
Ôi! Dùng thì làm, bỏ thì ẩn khuất
Chỉ ta với ngươi là như vậy thôi, phải không hỡi quạt?)
Với hai bài thơ vịnh quạt này, sứ Triều Tiên và sứ Việt Nam được phong là Lưỡng quốc Trạng nguyên. Đáng kể hơn, do liên tài, do mối thâm giao, sứ Triều Tiên còn gả cháu gái của mình cho Mạc Đĩnh Chi. Người vợ lẽ này có hai con trai, sau về sống ở Triều Tiên, sinh ra dòng họ Mạc ở đó. Mạc Đĩnh Chi cũng có lần sang Triều Tiên và được thờ sống.
Lần khác, có một bà phi xinh đẹp của vua nhà Nguyên mất. Vì Mạc Đĩnh Chi từng nổi tiếng thông thái, làm bẽ mặt triều Nguyên mấy bận; vua quan nhà Nguyên định làm bẽ mặt ông trước sứ thần các nước, bèn giao cho việc đọc điếu văn đã được soạn sẵn. Nhưng mở ra, ông chỉ thấy bốn chữ “nhất”, tức là “một”. Với bốn chữ “nhất’ đánh đố ấy, ông có bài văn tế súc tích và hay nhất trong lịch sử văn tế :
Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Ngọc uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt…
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
(Trời xanh một đóa mây
Lò hồng một bông tuyết
Vườn ngọc một cành hoa
Ao trong một ánh nguyệt
An- nữ khứ, thỉ nhập, vi gia.
(Chữ An 安 bỏ chữ Nữ 女, cho chữ Thỉ 豕 vào thì thành chữ Gia 家).Đối :
Tù- nhân xuất, vương lai thành quốc. (Chữ Tù 囚, bỏ chữ Nhân 人, cho chữ Vương 王 vào, thành chữ Quốc 国).
Trong bọn, có người biết tiên tri , thuật số, đoán rằng họ này sau có người làm vua, chỉ tiếc triều đại sẽ ngắn vì chữ Quốc 国 này là chữ giản, không là chữ Quốc phồn 國. Người sau này làm vua chính là cháu bảy đời của Mạc Đĩnh Chi, vua Mạc Đăng Dung!
(Còn nữa)
Nguyễn Sĩ Đại
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.