- Đang online: 1
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 19697
- Tổng truy cập: 3,370,774
GIỚI THIỆU SÁCH “HOÀNG CÔNG CHẤT VÀ LỄ HỘI THÀNH BẢN PHỦ” 745
- 683 lượt xem
GIỚI THIỆU SÁCH
“HOÀNG CÔNG CHẤT VÀ LỄ HỘI THÀNH BẢN PHỦ”
Tháng 3-2014 vừa rồi, chào mừng 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 260 năm khởi nghĩa Hoàng Công Chất thắng lợi, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điện Biên đã kịp thời xuất bản sách Hoàng Công Chất và lễ hội thành Bản Phủ.
Nhóm tác giả có: Phan Đăng Nhật, Nguyễn Văn Chương, Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hồng Miên, Vũ Hữu Cương.
Sách gồm các phần chính:
1.Tổng quan các công trình nghiên cứu về Hoàng Công Chất và lễ hội thành Bản Phủ
2. Lễ hội thành Bản Phủ
.Vài nét về thành Bản Phủ
.Ý nghĩa của lễ hội thành Bản Phủ
.Lễ hội thành Bản Phủ xưa kia
.Lễ hội thành Bản Phủ hiện nay
Thủ lĩnh Hoàng Công Chất là hậu duệ của các hoàng đế nhà Mạc, là người anh hùng khởi nghĩa, đại diện xuất sắc cho thời kỳ thứ ba –thời kỳ Hậu Cao Bằng, trong ba thời kỳ lịch sử của nhà Mạc. Sách Lịch sử Việt Nam do Uỷ ban Khoa học xã hội, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội biên soạn, đã đánh giá cao sự nghiệp của Hoàng Công Chất:
“Hoàng Công Chất không những lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh chống chế độ phong kiến mà còn kiên quyết đánh lùi các cuộc xâm lấn, cướp bóc của nước ngoài, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên cương phía Tây của Tổ quốc. Phong trào
nông dân từ chỗ đánh đổ trật tự phong kiến đã vươn lên đảm đương lấy nhiệm vụ bảo vệ đất nước, xây dựng cuộc sống cho nhân dân.” (Lịch sử Việt Nam-Viện KHXH Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1971.)
Công trạng lỗi lạc của ông là đánh đuổi giặc , giải phóng Tây Bắc, quy phục các chúa mường, thống nhất giang sơn về một mối, rộng lớn, phía Tây đến Sầm Nưa (Lào), phía Đông Bắc đến Vân Nam (Trung Quốc), Phong Thổ ; phía nam đến Chợ Bờ (Hòa Bình).
Đặc biệt là do công lao và uy tín to lớn, ông được các dân tộc Tây Bắc tôn làm Chúa Lớn (Chẩu Luông), sách lịch sử Thái (Quam tô mương) tôn ông là vua- vua Hoàng; mặc dầu ông là người Kinh và bị phong kiến Trịnh-Lê rêu rao là giặc cỏ đồng thời bịa đặt tội cho ông là “phùng nhãn tặc” (giặc khâu mắt).
Trong lich sử Thái , qua ngót nghìn năm chỉ có 4 thời kỳ với 4 nhân vật được tôn là Chúa Lớn ở Tây Bắc .Thời Lò Lẹt-Ngu Hấu đã thiết lập được mường luông ở Mường Muổi, với chẩu luông là Chẩu Ngu Hấu. Khoảng thế kỷ 15, mường luông chuyển đến Mường Sang, gọi là Mường Sang luông với chẩu luông là Xa Khả Sam. Thế kỷ 17, mường luông chuyển đến Mường La với chẩu luông Bun Phanh. Và đến thế kỷ 18 mường luông là Mường Thanh với chẩu luông Hoàng Công Chất.
*
Việc thờ cúng Hoàng Công Chất đã được thực hành từ lâu đời. và với hai phương thức nghi lễ.
Phạm Thận Duật chỉ ra một đền thờ tại Điện Biên dành cho thủ lĩnh khởi nghĩa Hoàng Công Chất, trong Hưng Hóa ký lược , từ năm 1856. Sau đó , hẳn là đền thờ trước bị hư hỏng nhân dân xây dựng lại đền năm 1936.
Viêc thờ Ngài được thực hiện theo hai phong tục, phong tục Thái-lễ xên mường và phong tục miền xuôi, lễ thờ Thần Làng/thành hoàng.
Việc thờ phụng Hoàng Công Chất lâu đời và tổ chức lễ hội trọng thể bằng cả hai nghi thức, Kinh và dân tộc thiểu số, có nhiều ý nghĩa:
“Đến nay, nhiều thế kỷ đã trôi qua, nhưng âm vang của bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất vẫn in đậm trong tâm trí và là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Điện Biên. Hằng năm, đồng bào long trọng tổ chức lễ hội thành Bản Phủ để tưởng niệm thủ lĩnh Hoàng Công Chất và các tương slinhx của ông. Có thể nói, lễ hội như một minh chứng về lòng biết ơn, sự tôn vinh công lao to lớn của Hoàng Công Chất và các vị , hôm nay và mãi mãi mai sau.” (Sách Hoàng Công Chất và lễ hội…tr,4)
Phóng viên
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.