- Đang online: 1
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 18257
- Tổng truy cập: 3,369,789
ĐỀN QUAN QUẬN 649
- 2109 lượt xem
ĐỀN QUAN QUẬN – MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ
CỦA HÀ NỘI CẦN ĐƯỢC TRÙNG TU
GS. TSKH.Phan Đăng Nhật
Mở đầu
Đền Quan Quận với hàng đại tự ghi “Mạc Gia Từ” (Đền thờ họ Mạc) được nhân dân lập lên và hương khói phụng thờ từ nhiều thế kỷ nay, nhằm tôn vinh tấm gương trung liệt của 18 vị quận công nhà Mạc đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và đã tuẫn tiết nơi đây.
Vậy trước khi giới thiệu ngôi đền thờ 18 vị quận công nhà Mạc, chúng tôi xin phép nói sơ qua về vương triều này và sự hy sinh của 18 vị quận công.
Dưới ánh sáng của đổi mới, nhà Mạc được đánh giá một cách khách quan, cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã “tóm tắt” mấy điểm như sau:
-Nhà Mạc cũng sùng Nho, đều đặn mở các kỳ thi nho học va vẫn sản sinh được nhiều bậc đại Nho , không kém gì các triều đại trước và sau nó;
-nhưng nhà Mạc chủ trương phi độc tôn tư tưởng tôn giáo, có sự cởi mở tư tưởng và đường lối khoan nhượng tôn giáo, hỗn dung tôn giáo
–Cá tính sáng tạo được tôn trọng. nó phản ánh một thực tế chính trị-kinh tế-xã hội cởi mở-tôn trọng con người.
–Một nền mỹ thuật cương hoạch , công thức đời Lê sơ được thay thế bởi một nền mỹ thuật sống động thời Mạc. Nền nghệ thuật ấy thấm đậm chất dân gian.
-Về ngoại thương, đã xuất khẩu gốm sứ cao cấp ra toàn Đông Nam á (theo thống kê sơ bộ, 26 nơi thuộc các nước ASEAN đã tìm thấy gốm sứ Mạc).
-Nếu nhà Mạc tiếp tục tồn tại và phát triển, Việt Nam đã có một cuộc cải cách giống như thời Minh Trị của Nhật Bản, nhưng từ rất sớm. Dương Kinh chính là sự thể hiện tư tưởng hướng ngoại của nhà Mạc[1]
Tóm lại, nhà Mạc mở ra một xã hội lý tưởng trong khuôn khổ chế độ phong kiến đương thời. Chính vì ràng buộc trong khuôn khổ này mà nhà Mạc đã thất bại.
Như vậy sụ hy sinh của 18 vị quận công và quân đội của các Ngài là vì lý tưởng một xã hội như đã trình bày trên . Cụ thể hơn là vào các năm 1592-1593, nhà Mạc đã thất thủ Thăng Long, theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã di tản lên Cao Bằng theo con đường qua núi Hàm Lợn, đến Thái Nguyên. Đây là một tuyến chính. Ở đây diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt để bảo vệ đoàn quân do 18 vị quận công chỉ huy. Cuối cùng,do không cân sửc các vị phải quyên sinh để bảo toàn khí tiết.
LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG
I.Địa điểm, địa giới
Đền toạ lạc trên một gò cao, nhìn về hướng Đông. Dưới thấp, trước mặt là một cánh đồng rộng, phía xa là Đền Sóc Sơn mà từ đền Quan Quận, chúng ta trông thấy rõ tượng Gióng Một đôi câu đối ở đền Rõm đã xác định chính xác vị trí của đền Quan Quận :
Tây phương hữu lộ cao gia Mạc
Đông hướng mã hồi Đổng thăng thiên
(Phía Tây có đường nhà Mac, giòng họ cao quý.
Phía Đông hướng về nơi ngựa quay lại để Dóng lên trời)
Đền ở cách trung tâm Hà nội khoảng 35km có thể đi xe bus Hà Nội , từ bến Long Biên đến Phố Nỉ, tiếp tục xe gắn máy một đoạn ngắn là đến Đền.
Vốn vị trí của đền là trên đập nước hiện nay. Cách đây 10 năm khi làm đập nước người ta định chuyển đền đi xa, các cụ không đồng ý và xin chuyển sang địa điểm hiện nay, cách vị trí cũ khoảng 50m.
II. Di tích vật thể
1.Kiến trúc và quá trình xây dựng
Từ thời xa xưa đền vốn là bằng gỗ lợp tranh, do người Sán Dìu dựng lên. Sau đó cụ Vũ Bá Kỷ, tam đại của cụ Vũ Bá Quỹ , cũng là tam đại của cụ Vũ Bá Cần xây lên bằng gạch ngói
2.Đại tự và câu đối
|
|
|
|
||||
|
Khi chuyển đền, các đại tự câu đối được viết lại như trước kia, không thay đổi.
Tên đền Quan Quận có từ thời Cụ Vũ Bá Kỷ . Trong kháng chiến có gọi là miếu Cụ. Chữ Mạc Gia Từ các ngài đã để từ lâu, đền cũ có rồi . Câu đối trước đền đã có từ xưa. Câu đối phía trong cũng có từ xưa .
Phiên âm: Mạc gia từ
Tạm dịch: Đền nhà Mạc (có cả 2 nghĩa sau: Đền thờ nhà Mạc, Đền của nhà Mạc)
Hai bên đại tự là đôi câu đối:
Phiên âm: Vị liệt cao sơn đồng nhật nguyệt
Tứ thời lai vãng hữu phong vân
Tạm dịch: Tọa lạc ở trên núi cao, ngang với mặt trăng mặt trời
Bốn mùa lần đổi đến rồi đi, luôn có gió có mây
Phía trong hậu cung có hoành phi ghi ba chữ Tối linh thần
Phiên âm: Tối linh thần
Tạm dịch: Thần tối linh (vị thần linh thiêng nhất, vị thần cực kì linh thiêng)
Hai bên có câu đối:
Phiên âm: Thập bát quận công thủ tiết trung
Thiên thu lưu để chí anh hùng
Tạm dịch: Mười tám vị quận công giữ lòng trung
Ngàn thu ngầm chảy ghi tạc chí anh hùng
3.Bia
Tên bia: Linh từ bi ký
Nơi đặt bia: Hiện nay không rõ. Chúng tôi thấy bia ở gốc đa trong đền Rõm, xin phép mượn cụ Chiêm để đọc. Sau tìm hiểu được biết, cách đây 20 năm cụ Cần nhặt từ cái ao cá, trước đền Quan Quận , cách đền khoảng 200m, thấy người ta kê để tát cá, cụ nhặt đưa về đền Rõm để ở gốc đa .
Có thể giả thiết rằng bia vốn ở trong đền Quan Quận, vì một lý do gì đó bị bỏ ra ao cá/vũng cá.
Năm dựng bia: Duy Tân thứ 7 tức năm 1913.
Tác giả soạn bia: Không ghi tên
Người viết chữ: Trần Gia Mai
Kích thước bia: Cao 0,63; rộng 0,38; dày 0,08.
Miêu tả chung: Trang trí hoa văn ở trán bia không rõ. Lòng bia có 11 dòng, bia bị vỡ chéo mất một số chữ và nhiều chữ bị mờ.
Nội dung bia: Linh từ bi ký
1.Phiên âm:
Nguyễn thuận Duy Tân thất niên, thứ Quý Sửu chính nguyệt cát nhật. Thanh ấp, chủ ấp, đội uý bá kiệt …thuyết thành……..Kim ấp thượng hạ đẳng.
Cái văn……dương dương , giang sơn cẩm tú, thần công tấn hoá, nhân vật khang ninh…………………..niệm linh ứng, tam toà củ chi, Bắc…Vi hoàn mỹ………..
Tiền môn …..Kim nhi hậu dân ấp hạ…viết minh vu tả thị ký.
…….Thất tình cúng dưỡng tam hoàn.
Cúc thứ đình Trần gia Mai tả
4.Về cụ Vũ Bá Kỷ
Cụ Vũ Bá Kỷ còn có tên là Vũ Bá Tôn, thường gọi ông Cai Tôn), là người xây lại đền từ tre gỗ sang đá ong và gạch. Cụ Vũ Bá Quỹ có ba bà, cụ Quỹ là con bà hai, cụ Cần (sinh năm 1926) con bà ba.
Cụ Cần được giao rừng ở đấy, cụ làm nhà nhỏ thường xuyên ở đấy, để trông trâu bò và trông xe nên biết rất rõ đền Quan Quận
4.Đường nhà Mạc
“Tây phương hữu lộ cao gia Mạc”
5.Trận đồ nhà Mạc
6.Đầm Quạt
6.Bãi quần ngựa
. Phía Đông có núi quần ngựa
7. Bàn cờ
Hủm cờ là nơi đánh cờ
Một khu ruộng cắm cờ để đánh cờ người
8. Đá mài gươm
Đá mài gươm của quân lính dài khoảng 25m, chiều ngang 0,90cm, võng xuồng hình vòng cung , nhẵn thín, ở trên đường nhà Mạc
9. Cột cờ nhà Mạc
10. Lời truyền
“Thập bát quận công tử tiết trung”
Nhân dân kể rằng: đoàn quân nhà Mạc vượt núi đi lên Thái Nguyên dài đến nỗi : “Đầu đoàn trồng chuối, cuối đoàn hái quả”, nghĩa là suốt mấy tháng trời. Mười tám vị quận công có nhiệm vụ bảo vệ cho đoàn quân và chiến đấu quyết liệt với lực lượng Lê-Trịnh đánh phá ,ngăn cản cuộc chuyển quân. Cuối cùng , lực lượng không cân xứng, hoàn thành nhiệm vụ , các vị hy sinh. nhân dân cảm phục và biết ơn, làm đền thờ , hương khói hàng mấy trăm năm nay.
V.Kết luận và kiến nghị
Từ toàn bộ tư liệu thành văn và chưa thành văn, di tích vật thể và phi vật thể trên, chúng ta có thể rút ra nhận xét:
1.Đền Quan Quận là một di tích lịch sử phụng thờ, tôn vinh tấm gương chiến đấu, hy sinh dũng cảm của 18 vị quận công và quân lính của các Ngài, chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng vì một một xã hội lý tưởng của đương thời.
2. Đền còn lưu lại những di tích vật thể khá lâu đời:
-Các di tích từ thế kỷ XVI như đường nhà Mạc, đá mài gươm, cột cờ nhà Mạc, bàn cờ, bãi quần ngựa, v v…
-Các di tích vật thể muộn hơn như : đền thờ cùng với bia đá năm Duy Tân thứ 7 (1913).
3.Cùng với các di tích vật thể nói trên là các truyền thuyết, giai thoại, thành ngữ minh chứng thêm cho các di tích vật thể.
4. Các di tích trên đều rất có ý nghĩa lịch sử, giá trị giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhưng bị bỏ quên, không chăm sóc, đang bị huỷ hoại; đền thờ thì nghèo nàn ,…
Kiến nghị
1. Cấp bằng di tích lịch sử cho Đền
2. Tiến hành trùng tu tôn tạo các di tích vật thể và biên soạn lại các truyền thuyết giai thoại
[1] Lược trích bài của GS Trần Quốc Vượng: Mấy vấn đề về nhà Mạc(tóm tắt), trong sách Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Hà nội , 1996, tr. 22.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.