- Đang online: 1
- Hôm qua: 451
- Tuần nay: 20130
- Tổng truy cập: 3,372,214
CHỮ SỬ VÀ NGƯỜI CẦM BÚT CHÉP SỬ – Phạm Ngọc Thìn
- 271 lượt xem
CHỮ SỬ VÀ NGƯỜI CẦM BÚT CHÉP SỬ
Phạm Ngọc Thìn
Xưa nay chữ sử nguồn gốc từ Hán văn gồm chữ “trung” và chữ “hữu” ghép lại mà thành. Chữ “trung” đứng trên chữ “hữu” thành chữ “sử”. Vậy, nghĩa của chữ sử là “trung” mà còn tái lại “hữu”. Trung trong sử là trung thành, trung thực, là bản thể của con người chân chính. Cái bản thể này lại gắn vào rất chặt chẽ, rồi phân hạng cao thấp như thước đo tri thức, nhân phẩm với con người, đặc biệt là người cầm bút, để nói nên tiếng nói lịch sử !
Lịch sử nhân loại, lịch sử quốc gia, dân tộc, lịch sử của một đế chế, của một dòng họ hay một Vương triều, đều nhờ ngòi bút của các sử gia chép mà lưu lại về sau.
Các sử gia trong quá khứ thường mắc lại sai lầm: Nếu họ chép cho đất nước họ, cho dòng họ hay một vương triều mà họ đứng về bên đó thì thường tâng bốc lên, tô son đánh phấn thêm cho hào hung, hoành tráng.
Nhưng nếu các sử gia chép sử cho bên phía mà họ đối địch thì họ bóp méo sự kiện lịch sử ! Nguy hại nhất những ngòi bút đối địch thiếu thông tin, sao chép thụ động những suy tư sai lệch của người đi trước, không độc lập trong suy tư để phat huy trách nhiệm của ngòi bút công, mà lịch sử trao cho bản thân mình.
Và nguy hại không kém là những con người có uy danh mà lại không tường tận nói và diễn đạt, đã làm sai lệch lịch sử.
Vì vậy, những trang sử đó để lại làm khó dễ cho đời sau về sự công minh lịch sử. Biết bao trang sử hậu thế phải thẩm định, phải bổ sung tư liệu, tài liệu để chứng minh lại sự khách quan do ngòi bút họ để lại.
Vậy, chữ sử luôn đặt lên vai, thậm chí trên đầu của người ghi lại lịch sử và tham gia phân giải ngành khoa học lịch sử bằng chữ trung (trung thành, trung thực)
Trong suốt chiều dài của nhân loại nói chung, đất nước Việt Nam nói riêng, người cầm bút ghi lại lịch sử rất nhiều. Nhưng hậu thế suy tôn những sử gia chân chính thi cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Cái đó tạo ra cho đời sau hai trường phái suy nghĩ: Trọng họ và coi thường họ.
– Nếu sử gia luôn đặt chữ trung lên trên vận mệnh của mình một cách khách quan, khoa học, không thụ động sao chép khi cầm bút thì hậu thế tôn vinh họ là những sử gia chân chính.
– Còn người cầm bút chép sử hoặc biện luận thiếu công bằng của sự kiện lịch sử mình chép, làm khó dễ cho sự hiểu biết của đời sau thì họ bị lịch sử lên án, không tôn trọng, coi thường ngòi bút của họ. Cha ông ta thường có câu ca dạy con: “Khôn ngoan chẳng bọ thật thà” Vậy, chữ thật thà là chữ trung trong chữ sử: trên cả khôn ngoan.
Sử gia Trần Trọng Kim cũng là Thủ tướng chính quyền Nam triều phong kiến, khi chép về sự kiện vua quan nhà Nguyễn lần lượt cắt đất ba tỉnh miền Đông, ba tỉnh miền Tây Nam bộ cho thực dân Pháp, rồi đầu hàng và dâng cả đất nước Đại Nam cho xâm lược Pháp thì vị sử gia, thủ Tướng Kim hèn hạ đó lại đổi giọng: Coi đó là không phải chuyện phản quốc và vô liêm sỉ mà là chuyện có thể thông cảm được và vua Tự Đức vẫn là một đấng anh quân đáng kính ! ?.
Tại sao lại như vậy ? Câu hỏi thật dễ trả lời: Chính quyền Nam triều do sử gia Kim làm Thủ Tướng nên biện luận cho sự phản quốc đó là “Có thể thông cảm được” mà thôi.
Còn những nhà sử học chân chính thì khi cầm bút khen chê đều trung thực, khách quan:
Ngô Sĩ Liên chép về Lê Thái Tổ: “Thái Tổ từ khi lên ngôi đến nay thi thổ chính sự có vẻ khả quan như định luật lệnh, chế lẽ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, đặt quan chức, lập phủ huyện, thu sách vở, dựng trường học, cũng có thể gọi là quy mô sáng nghiệp rộng rãi”
“Phương bắc tuy lớn mạnh mà không thể đè nén được phương Nam, xem ngay như thời Lê, Trần thì biết. Thánh chúa (chỉ Lê Thái Tổ) lấy nghĩa mà đánh, lấy nhân mà dẹp, non sông mới được đổi mới, nhật nguyệt mới tươi lại, nhân dân được yên, nước nhà được trị. Đó là bởi vua tôi cùng dạ, trên dưới một lòng vậy”.
Bên cạnh những giá trị trên, Ngô Sĩ Liên còn tỏ ra thật sự chính trực và dũng cảm như khi bàn về Lê Lợi, ông không quên phê phán vị Hoàng đế khai sáng này: “Song phải cái đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ sở đoản”. Ngòi bút trung thực một cách dũng cảm. Hay khi viết về cái chết của Lê Thái Tông ở vườn Lệ Chi thì Ngô Sĩ Liên còn nghi thành sự kiện: “Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy thích lắm, rồi cùng Thị Lộ cợt nhả, đến đây….rồi bị bệnh ác mà chết”.
Mấy chữ thích lắm, cợt nhả đã là ghê ghớm, táo bạo. Nhưng đến lời bàn mới khiếp “Nữ sắc làm hại người quả lắm thay! Thị Lộ là đàn bà thôi, Thái Tông yêu mà thân phải chết…chẳng nên răn lắm ư ?”.
Ngô Sĩ Liên dám phê cả Thái Tổ lẫn Thái Tông, nên Thái Tông không vừa lòng. Vị Vua này vào năm 1461, nhân Ngô Sĩ Liên lúc đó là Đô ngự sử, cố can Vua chưa nên tổ chức tế Nam giao thì Vua mắng rất nặng lời, rồi vin cớ là ngày Nghi Dân giết Nhân Tông để giành ngôi vua năm 1459.
Ngô Sĩ Liên đang là Đô ngự sử, lại tiếp tục phục vụ Nghi Dân, Lê Thánh Tông đã gọi Ngô Sĩ Liên là gian thần. Vì trung thực mà Ngô Sĩ Liên ghi nguyên văn lời của Vua vào chính sử, bộ sử mà mình là tác giả.
Ngô Sĩ Liên: Ông đúng là một nhà sử học chân chính !
Đất nước ta đang thời kỳ đổi mới. Ngành khoa học lịch sử cũng đổi mới theo hướng tiến của đất nước. Nhìn thẳng vào sự thật, nói lên sự thật. Mỗi một người dân nhất là thế hệ trẻ, thế hệ làm chủ vận mệnh non sông và bảo vệ non sông gấm vóc Việt Nam, rất cần các nhà làm khoa học lịch sử: Hãy nói lên sự thật lịch sử, dù đó là trong quá khứ xa xôi bằng những lời nói trung thành, khoa học, có căn cứ, logic, để giúp họ thêm sức mạnh, nâng cao tinh thần đoàn kết, nắm chặt tay nhau cùng bảo vệ và dựng xây đất nước Việt Nam tươi đẹp này. Đó thật sự là những sử gia chân chính, tiến bộ mà lịch sử dân tộc và nhân loại cần và trân trọng họ ./.
Ảnh tượng: Sử gia Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872)
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.