- Đang online: 3
- Hôm qua: 1110
- Tuần nay: 19014
- Tổng truy cập: 3,370,524
BAN NGHIÊN CỨU THUỘC HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM DÂNG HƯƠNG VÀ TÌM HIỂU MIẾU BÀ QUẾ HOA CÔNG CHÚA VÀ CHÙA ĐÍNH LONG TỰ 731
- 236 lượt xem
BAN NGHIÊN CỨU THUỘC HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM DÂNG HƯƠNG VÀ TÌM HIỂU MIẾU BÀ QUẾ HOA CÔNG CHÚA VÀ CHÙA ĐÍNH LONG TỰ
Phan Đăng Nhật
Một trong những nhiệm vụ quan trọng Đại hội MTVN lần thứ nhất đề ra là biên soạn và xuất bản một cuốn sách quan phương về lịch sử nhà Mạc, một cuốn sách chân thực, khách quan, đem lại sự công bằng, minh bạch, để tổ tiên khỏi ngậm oan nơi chín suối; để đem lại “công minh lịch sử, công bằng xã hội”
Tất cả con cháu và bà con trăm họ đều hoan hỉ đón nhận chủ trương trên.
Để đi đến một “cuốn sách quan phương về nhà Mạc” cần phải trải qua một số bước và mất một thời gian nhất định:
*Bước thứ nhất
Biên soạn một bộ sách/ nhiều sách tham khảo, nhiều tài liệu tham khảo mà nguồn sử liệu của chúng không chỉ quanh quẩn dựa vào lịch sử phong kiến Lê-Trịnh; cần phải bổ sung nguồn tư liệu mới lấy từ các chi họ Mạc trong cả nước và ở nước ngoài, (Trung Quốc, Pháp, Mỹ,…). Theo hướng đó, mấy năm qua chúng ta đã có:
-“Nhà Mạc ở Cao Bằng”,
-“Nhà Mạc và hậu duệ ở Vĩnh Phúc”
-“Hoàng đế Mac Toàn, ở Hải Dương”
-“Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản/Toàn, ở Hải Phòng”
-Đang sưu tầm và biên soạn nhà Mạc và hậu duệ ở Nghệ An
-Chuẩn bị hội thảo nhà Mạc và hậu duệ ở Thái Bình
-Hội thảo cuộc đời và sự nghiệp của thủ lĩnh Hoàng Mạc Công Chất, ở Thái Bình và Điện Biên (hai hội thảo sau sẽ tổ chức kết hợp ở Thái Bình)
-….
*Bước thứ hai
Dựa trên bộ sách tham khảo và bộ tài liệu đã biên soạn nói trên, tiến tới, trong nhiệm kỳ II của HĐMT VN (2014-2017), sẽ tổ chức hội thảo khoa học về Nhà Mạc và hậu duệ trong lịch sử dân tộc. Dự kiến mời hai cơ quan Hội Khoa học lịch sử và Viện Sử học chủ trì về khoa học, và không thể thiếu những nhà sử học như: Văn Tạo, Phan Huy Lê,. Dương Trung Quốc, Nguyễn Văn Nhật, Đinh Khắc Thuân, Trần Thị Vinh, Ngưu Quân Khải, Trần Lâm Biền…. Chúng ta chỉ đứng sau , tạo điều kiện cho hội thảo thành công, và để cho những kết luận của nó có sức thuyết phục cao.
Sách Kỷ yếu của hội thảo này sẽ là một ngọn cờ hoặc là tấm bia lớn về tư tưởng chính thống về nhà Mạc. Từ đó, nó chi phối tư tưởng các công trình sử học như sách giáo khoa, sách chuyên đề, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ; tên đường phố và các công trình văn hóa;… các sản phẩm văn nghệ như tiểu thuyết, kịch, phim ảnh,v.v…
Tóm lại, để cò một bộ lịch sử chính thống về nhà Mạc, chúng ta phải chuẩn bị tư liệu tham khảo. Một trong những nguồn quan trọng là di tích các di tích lịch sử về nhà Mạc. Trong thời gian trước mắt, Ban nghiên cứu có kế hoạch tìm hiểu: thành nhà Mạc ở Hòa Bình và miếu vua Bà ở Lục Nam.Bắc giang.
Sau đây là đợt tìm hiểu miếu vua Bà:
Ngày 13 tháng Năm năm 2014 tức ngày Rằm tháng Tư năm Giáp Ngọ , Ban nghiên cứu thuộc HĐMT Việt Nam đi dâng hương và tìm hiểu ở miếu Vua Bà Quế Hoa công chúa và chùa Đính Long Tự tại thôn Mẫu Sơn, xã Chu Điện, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Đoàn gồm: các ông Phạm Huy Khang, Phạm Quốc Toàn, Phạm Hải, Phan Đăng Thuận, Nguyễn Duy Hùng, Phạm Văn Tuấn. Phan Đăng Nhật; do ông Phạm Huy Khang làm trưởng đoàn.
Nhiệm vụ của đoàn là thu thập tư liệu xác nhận nguồn gốc và tiểu sử của di tích miếu vua Bà và nhân thân vua Bà. Đoàn đã làm việc rất khẩn trương: phỏng vấn thu thập tư liệu truyền miệng, chụp ảnh hoành phi câu đối, chụp ảnh hệ thống tượng, quay phim, đặc biệt là giập khá nhiều bia.
Đoàn được các cụ, các ông bà ở Mẫu Sơn tận tình giúp đỡ, xin chân thành cám ơn.
Tổng hợp các tư liệu có thể giả thiết sơ bộ:
-Miếu Vua Bà Quế Hoa công chúa thờ Tây cung thứ phi họ Mạc
– Chùa Đính Long phải chăng là nơi vua Mạc Mậu Hợp ẩn náu, là ngôi chùa mà trong Đại Việt sử ký toàn thư ghi là “một ngôi chùa ở huyện Phượng Nhỡn”
Trên đây mới là “giả thiết sơ bộ”, Ban nghiên cứu đang hoàn thiện hồ sơ và tiếp tục nghiên cứu .
Sau đây là một số hình ảnh về hoạt động của đoàn:
Nội thất miếu thờ Quế Hoa Công Chúa thứ phi nhà Mạc
Cụ Nguyễn Văn Phú hậu duệ của Thứ Phi nhà Mạc và bác Nhật
Chuông chùa Đính Long
Phỏng vấn cụ Nguyễn Văn Phú về miếu thờ Quế Hoa Công Chúa thứ phi nhà Mạc
Rồng ở quai chuông chùa Đính Long
Đoàn nghiên cứu trước miếu thờ Quế Hoa Công Chúa thứ phi nhà Mạc
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.