- Đang online: 2
- Hôm qua: 471
- Tuần nay: 20075
- Tổng truy cập: 3,372,897
2. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI VƯƠNG TRIỀU MẠC (tiếp theo) 529
- 191 lượt xem
2. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI VƯƠNG TRIỀU MẠC (tiếp theo)
2.1. Tổ chức triều chính
Mạc Đăng Dung lên ngôi từ tháng 6 năm Đinh Hợi (1527), hơn 2 năm sau, tháng chạp năm Kỷ Sửu (1529), ông quyết định truyền ngôi cho con trưởng là Mạc Đãng Doanh và lên làm Thái thượng hoàng. Chế độ Thái thượng hoàng – một mô hình đã từng xuất hiện và kiểm chứng có hiệu quá qua thực tiễn xã hội Đại Việt dưới triều Trần, nhất là khi đất nước phải đương đầu với hiếm hoạ ngoại xâm, lại một lần nữa được lặp lại, tuy nhiên chí được thực hiện trong thời Mạc Đăng Dung với các vua Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải. Từ sau khi Mạc Đăng Dung mất (1541), chế độ này không còn điều kiện thực tế đế áp dụng nữa.
Nhà Mạc tuân thủ chế độ truyền ngôi theo dòng đích. Năm Canh Tý (1540), Mạc Đăng Doanh mất, Thượng hoàng Đăng Dung chọn con trai trưởng của Doanh là Mạc Phúc Hải lên ngôi. Năm Bính Ngọ (1546), Mạc Phúc Hải mất. Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi mưu lập Mạc Chính Trung – con thứ của Đăng Dung, song các thân vương nhà Mạc vẫn lập con trướng cúa Hái là Mạc Phúc Nguyên lên ngôi. Năm Tân Dậu (1461), Mạc Phúc Nguyên mất, con trai trưởng của Nguyên là Mạc Mậu Hợp còn nhỏ lên ngôi, Nhập nội phụ chính Úng vương Mạc Đôn Nhượng ẵm ra coi chầu. Mạc Mậu Hợp ở ngôi 30 năm cho đến khi Trịnh Tùng bắt được đem về chém ớ Thăng Long năm 1592.
Việc truyền ngôi dòng đích của nhà Mạc tuy cũng có lúc gây mâu thuẫn và xung đột nhưng nói chung không làm vương triều mới bị lâm vào tình trạng tranh giành ngôi vua kéo dài triền miên.
Phổ hệ vương triều Mạc (kể cả thời gian cát cứ Cao Bằng)
TT |
Họ và tên |
Thời gian ở ngôi vua |
Niên hiệu |
Miếu hiệu |
1 |
Mạc Đăng Dung (1483-1541) |
1527-1529 |
Minh Đức |
Thái Tổ |
2 |
Mạc Đăng Doanh (?-1540) |
1530-1540 |
Đại Chính |
Thái Tông |
3 |
Mạc Phúc Hải (?-1546) |
1541-1546 |
Quảng Hòa |
Hiến Tông |
4 |
Mạc Phúc Nguyên (?- 1561) |
1547-1561 |
Vĩnh Định (1547) Cảnh Lịch (1548-1554) Quang Bảo (15551-1561) |
Tuyên Tông |
5 |
Mạc Mậu Hợp (?-1592) |
1561-1592 |
Quang Bảo (1561 – 15642) Thuần Phúc (1565-1567) Sùng Khang (1568-1578) Diên Thành (1578-1585) Đoan Thái (1585-1588) Hưng Trị (1588-1590) Hồng Ninh (1591-1592) |
|
6 |
Mạc Toàn (?-1592) |
1592 |
Vũ An |
|
7 |
Mạc Kính Chi (?-1593) |
1592 – 1593 |
Bảo Định (1592) Khang Hựu (1593) |
|
8 |
Mạc Kính Cung (?- 1623) |
1593-1623 |
Kiền Thống (1593-1623) |
|
9 |
Mạc Kính Khoan (?- 1638) |
1623 – 1638 |
Long Thái (1623-1625) |
|
10 |
Mạc Kính Vũ (? – ?) |
1638 – 1677 |
Thuận Đức (1638 – 1677) |
|
Sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung đã phong cho người thân tín để giúp rập bên cạnh mình là Vũ Hộ3 làm Tĩnh Quốc công, cho đổi sang họ Mạc, Trung quan Nguyễn Thế Ân làm Ly Quốc công. Triều Mạc “vẫn giữ pháp độ của triều Lê không thay đổi, phủ dụ thần dân, tìm con cháu các nhà thế gia công thần”. Các sử gia triều Lê cho đó là “Đăng Dung sợ lòng người còn nhớ vua cũ, có thể sinh biến”, “trấn áp lòng người, che bịt tai mắt họ”, còn Lê Quý Đôn phân tích: “giả danh là trưng dụng, nhưng kỳ thực cốt đế quản thúc họ”.
Trong bối cảnh chính trị không thuận lợi của vương triều khi mới thành lập, nhà Mạc một mặt phải thiết lập, củng cố bộ máy chính quyền, kỷ cương xã hội đã bị rệu rã sau hàng chục năm, mặt khác phải tính đến những quán tính xã hội vốn được xây dựng hàng gần một thế kỷ trước đó của triều Lê. Những cách thức tổ chức như trên của Mạc Đăng Dung trong ngày đầu vương triều là những biện pháp cần thiết, thực tiễn và khôn ngoan.
Mùa xuân năm 1528, Mạc Đăng Dung phong trật, ban tước cho 56 người, trong đó có:
TT |
Chức, tước |
Họ Và tên |
Ghi chú |
1 |
Thái sư Lâm Quốc công |
Nguyễn Quốc Hiến |
Ban quốc tính, cho đổi sang họ Mạc |
2 |
Tả đô đốc Kiêm Quốc công |
Mạc Đình Khoa |
|
3 |
Thái Bảo Tĩnh Quốc công |
Vũ Hộ |
Ban quốc tính, đổi là Mạc Băng Hộ |
4 |
Thiếu bảo Thông Quốc công |
Nguyễn Thì Ung |
|
5 |
Thuần Khê hầu |
Khuất Quỳnh Cửu |
|
6 |
Khánh Khê hầu |
Nguyễn Bỉnh Đức |
|
7 |
Hoằng Lễ hầu |
Phạm Gia Mô |
|
8 |
Đạo Xuyên hầu |
Nguyễn Văn Thái |
|
9 |
Lộc Hiến hầu |
Nguyễn Địch |
|
10 |
Văn Đẩu hầu |
Nguyễn Chuyên Mỹ |
|
11 |
Tô Xuyên hầu |
Lê Quang Bí |
|
12 |
Văn Ninh hầu |
Nguyễn Điển Kính |
|
13 |
Lan Xuyên bá |
Phan Đình Tá |
|
14 |
Văn Đạt bá |
Nguyễn Mậu |
|
15 |
Hà Phần bá |
Nguyễn Độ |
|
16 |
Sùng Lễ bá |
Hà Cảnh Đạo |
|
17 |
Nghi Xuyên bá |
Mạc Ích Trung |
|
18 |
Hưng Giáo bá |
Nguyễn Tuệ |
|
19 |
Văn Trường bá |
Phạm Chính Nghị |
|
20 |
Trung quan chưởng giám |
Nguyễn Hậu Liêm |
|
Qua đợt thăng trật này, thấy quan chức của triều Mạc cũng gồm đú các ban vãn, võ như triều Lê sơ. Các chức quan và các ty hiệu vẫn dùng như cũ. Cơ cấu quan triều Mạc có Tam Thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo). Ở giai đoạn đầu tiên nhiều người ở chức quan này là triều thần cũ của triều Lê như Nguyễn Quốc Hiến làm Phò mã Thái bảo Lâm Quốc công, Mạc Quốc Trinh làm Thái sư Lân Quốc công, Nguyễn Thì Ung làm Thiếu bảo Thông Quốc công.
Quan hàng võ thì có Đô chỉ huy sứ, Đô chỉ huy đồng tri, Đô chỉ huy thiêm sự.
Cuối năm 1528, Mạc Đăng Dung sai Quốc Hiến họp bàn đổi định phép binh, phép điền, phép lộc với mục đích xây dựng một loạt chính sách lớn về chế độ binh bị, ruộng đất, quan chức, hành chính.
Các đơn vị hành chính cơ bản như các đạo vẫn giữ như thời Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, do tình hình chính trị, quân sự và kinh tế mà có những thay đổi ở một số khu vực:
Vùng quê hương cổ Trai được nâng cấp lên thành Dương Kinh. Nhà Mạc đã tăng cường kiểm soát vùng này chặt chẽ hơn so với các vùng khác.
Cuối năm 1532, Mạc Đăng Dung ra sắc lệnh gộp các phủ Thanh Hoá cùng các quan 3 ty tổng trấn quân dân thành một. Tây An bá Lê Phi Thừa tâu rằng “lỡ xảy ra biến cố gì thì sợ rằng sau khó chế ngự, và đất ấy sẽ không phải của triều đình nữa”, Mạc Đăng Dung bèn chia Thanh Hoá ra làm đôi thành thế khống chế lẫn nhau và giao cho Phi Thừa quản lĩnh 7 huyện Thuỵ Nguyên, Yên Đinh, Vĩnh Phúc, Đông Sơn, cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Quảng Bình4.
Cấp đạo có Giám sát ngự sử, Tham chính; cấp phủ có Phủ sĩ; huyện có Huyện thừa, Tri huyện; cấp tổng có Tổng chính, Trùm tổng; cấp xã có Xã sử, Xã chính, Xã quan, Câu đương…
Về quân đội, nhà Mạc đặt 4 vệ thống lĩnh toàn bộ quân đội thường trực ở kinh thành và 4 trấn quan trọng:
Hưng quốc: gồm binh lính xứ Hải Dương.
Cẩm y: gồm binh lính thuộc xứ Sơn Tây.
Kim ngô: gồm binh lính xứ Kinh Bắc.
Chiêu vũ: gồm binh lính xứ Sơn Nam.
Mỗi ty đật một viên Chỉ huy thiêm sự, 10 viên Trung hiệu, 1.100 viên Trung sĩ, chia làm 22 viên túc trực. Lực lượng quân đội của nhà Mạc khá đông. Ngay vào giai đoạn cuối khi phải đối phó với cuộc tổng tấn công của họ Trịnh vào nãm 1591, nhà Mạc huy động binh mã cả 4 trấn, 4 vệ, 5 phủ có đến khoảng hơn 10 vạn quân.
Chú thích
1Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn và Đại Việt sử ký toàn thư chép vào năm Giáp Dần (1554). Xem Lê Thành Lân: Năm trăn năm lịch Việt Nam 1554-2043, NXB Hà Nội, 2010, tr 146.
2 Lê Thành Lân: Năm trăn năm lịch Việt Nam 1554-2043, NXB Hà Nội, 2010, tr 146.
3Vũ Hộ, theo Đại Việt thông sử được coi là “việc giặc Mạc cướp ngôi thực là do Vũ Hộ gây ra”. Vũ Hộ người xã Cung Hiệp, huyện Nghi Dương – cùng huyện với Mạc Đăng Dung, cũng từ chân túc vệ. Theo Mạc Đăng Dung từ khi Dung về trấn thủ Sơn Nam, “tập hợp tay chân, thu thập hương binh làm bè đảng để viện trợ cho Dung. Trong những thập ký đầu thế ký XVI trấn giữ một trọng trấn Sơn Tây, đem quân bán bộ theo Dung trấn áp các phe nhóm khác thành công” chống lại mệnh của vua Lê. Đến năm 1525, Vũ Hộ làm Thượng thư Bộ Binh Chưởng bộ sự, Đồng đức tán trị công thần Thiếu bảo Tử Quận công. Vũ Hộ có con trai lấy em gái của Đăng Dung.
4 Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Phi Thừa người Hương Thị, Thanh Hoá. Năm 1537, Thừa khởi quân cướp lấy cùa cải ba ty về theo Nguyễn Kim, được cho giữ chức cũ. Năm 1541, Thừa “có ý bất bình, thường nói những lời phẫn uất, ngày càng kiêu căng”, bị Nguyễn Kim sai người bóp cổ chết. Q.XVI, Sđd, T.I1I, tr.122.
(Còn nữa)
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.