- Đang online: 2
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 21149
- Tổng truy cập: 3,371,300
Tổng kết hội thảo khoa học về vương triều Mạc
- 365 lượt xem
Tổng kết hội thảo khoa học về vương triều Mạc
(DVT.vn) – Đã đến lúc phải thay đổi, không nên đánh giá nặng nề về nhà Mạc như trước đây do nhận thức của một số người nghiên cứu còn hạn chế.
GS Phan Huy Lê
Đa số tác giả đã có thái độ tương đối thống nhất: Mạc Đăng Dung là dòng dõi Mạc Đĩnh Chi. Bời vì, dòng họ Mạc bây giờ rất đông đảo và còn nhiều gia phả đáng tin cậy; đặc biệt còn giữ và lưu truyền về nhà Mạc khá đầy đủ. Quả vậy, qua các tham luận ta thấy nhà Mạc có lý lịch rất rõ ràng. Ta không nên định kiến cho rằng Mạc Đăng Dung thay đổi lý lịch, “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Điều đó không phù hợp với truyền thống các dòng họ Việt Nam. Trong thực tế, không có một tư liệu nào nói về điều đó, trừ một vài nghiên cứu gần đây có đề cập.
Chính sách đối ngoại
Đánh giá xung quanh vấn đề này có những ý kiến khác nhau, nhất là chính sách đối ngoại của nhà Mạc đối với nhà Minh. Nhưng, cuối cùng đã đi đến thống nhất: phải đặt nhà Mạc trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Nhà Mạc đã phải đối phó với nhiều thế lực phong kiến. Đòi hỏi phải có nhiều sách lược mềm mỏng. Sách lược đó là tránh chiến tranh, bảo vệ chủ quyền của mình. Việc dâng đất nhà Minh (1528): Nhà Mạc cắt bốn động thuộc hai châu cho nhà Minh. Về phương diện nào đó nhà Minh đòi hỏi nhà Mạc phải trả lại. Và cũng về mặt nào đó, Nhà Mạc phải trả lại cho nhà Minh. Tuy nhiên, việc làm này không thể chấp nhận được. Vì đó là nguyên tắc trong mối quan hệ bang giao. Nên dù sao trong chính sách đối với nhà Minh, nhà Mạc còn một số hạn chế.
Nhiều báo cáo khoa học trong hội thảo này đã khẳng định những đóng góp tích cực của nhà Mạc nhất là về lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và kinh tế…
Về văn hóa: nhà Mạc chú trọng chính sách thi cử: 3 năm mở một kỳ thi hội (có 22 khoa thi hội). Nhà Mạc chỉ đứng thứ hai sau nhà Lê (triều Lê Thánh Tông) trong lịch sử thi cử Việt Nam. Nhà Mạc đã đào tạo nhiều trí thức cho đất nước, như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Thiến… Cũng trong chính sách thi cử, nhà Mạc có thái độ rất cởi mở, lần đầu tiên quan tâm đến phụ nữ. Điều đó chứng tỏ nhà Mạc đã có sự nhìn nhận xã hội rất khác so với các triều đại trước đây, chỉ tính về bia nhà Mạc đã có 145 văn bia (riêng Hải Phòng có 22 bia). Việc xuất hiện ngôi đình Tây Đằng – ngôi đình đầu tiên trong lịch sử văn hóa Việt Nam, đã mở đầu ngành kiến trúc của nước ta. Và, khẳng định nhà Mạc đã tạo được nền văn hóa dân tộc, nhất là mĩ thuật và văn hóa dân gian.
Về mặt kinh tế: tư liệu trong hội thảo này còn ít ỏi. Nhưng đã có một số báo cáo về lĩnh vực nông nghiệp. Về công nghiệp: Nhà Mạc cơ bản vẫn áp dụng những chính sách của nhà Lê. Nhà Mạc đã ưu tiên cấp ruộng đất cho binh lính, chú trọng khẩn hoang, lập làng, đắp đê (nhất là vùng đông bắc). Hiện nay còn khá nhiều thành lũy, đê, đường nhà Mạc…chứng tỏ nhà Mạc chú ý công việc khẩn hoang quy mô nhỏ, mở rộng nông nghiệp.
Về công thương nghiệp: Nhà Mạc không theo đuổi chính sách ức thương nặng nề như nhà Lê trước đây. Nhưng đã đề cập đến nghề gốm (gốm Bát Tràng, gốm Nam Sách); việc khắc tên người sản xuất và cả người đặt hàng lên mặt gốm điều đó chứng tỏ nhà Mạc có một phong cách rất cởi mở.
Về mặt tư tưởng: Nhà Mạc vẫn tôn trọng những tư tưởng Nho giáo nhưng không hề độc tôn như thời Lê Thánh Tông. Mạc Đăng Dung và nhiều người họ Mạc đều xuất thân từ bình dân, làm nghề chài lưới ven biển, không bị ràng buộc bởi kinh tế tiểu nông và không bị ràng buộc bởi Nho giáo. Đó là một chính sách rất tiến bộ của nhà Mạc trong lĩnh vực tư tưởng.
Qua những đánh giá và nhận xét trên, tôi xin rút ra một số kết luận và những kiến nghị sau:
Nên xóa bỏ thành kiến và định kiến về nhà Mạc. Nên đối xử với nhà Mạc một cách công bằng như những triều đại khác. Hãy trả lại cho nhà Mạc những đóng góp khách quan (như đã nêu trên).
Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi về cách đánh giá các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Mạc. Không nên đánh giá nặng nề về nhà Mạc như trước đây do nhận thức của một số người nghiên cứu còn hạn chế.
Nhà Mạc là vương triều ra đời và tồn tại sau nhà Lê. Việc nhà Lê sụp đổ, thay nhà Mạc là một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ, được nhiều người ủng hộ. Không nên coi sự việc này là sự cướp ngôi. Sau khi ra đời và tồn tại, nhà Mạc đã có những đóng góp nhất định về mặt văn hóa, về mặt tư tưởng và một phần nào đó về mặt kinh tế.
Về mặt chính sách đối ngoại, ở góc độ nào đó có hạn chế, nhưng không nên đánh giá nhà Mạc phản quốc. Dù sao cũng là sự tính toán trong sách lược ứng phó mà thôi.
Qua những kết luận trên, tôi xin có một số kiến nghị với thành phố và địa phương:
– Qua hội thảo này cần có nhận thức mới về nhà Mạc, nhất là thế hệ trẻ. Chúng ta nên giải tỏa cho nhà Mạc.
– Địa phương cần có kế hoạch kịp thời tôn tạo bảo vệ di tích nhà Mạc, nhất là địa bàn Cổ Trai – Dương Kinh nhà Mạc. Những di tích đền, chùa nhà Mạc, tượng bia… nên được tu bổ. Bởi vì, đây là một vương triều đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam. Nhà Mạc phải được đối xử công bằng như các vương triều khác. Ngành Bảo tồn bảo tàng Hải Phòng nên có kế hoạch làm hồ sơ lưu giữ những di tích nhà Mạc để bảo tồn cho thế hệ mai sau.
Hiện tại, nên có kế hoạch tu bổ nhà thờ từ đường quê hương nhà Mạc (Cổ Trai – Kiến Thụy). Điều này phải có sự quan tâm rất lớn của thành phố.
– Qua hội thảo vương triều Mạc, mỗi chúng ta đều có nhận thức mới về nhà Mạc. Nhưng chúng ta không đóng cửa nghiên cứu. Vả lại, còn tiếp tục tìm hiểu để đánh giá nhà Mạc ngày càng thông minh hơn, ngày càng sự thật hơn.
————————
Nhiều kiến nghị trong hội thảo này đã được thực hiện
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.