- Đang online: 2
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 19756
- Tổng truy cập: 3,370,251
THÀNH NHÀ MẠC Ở CAO THẮNG, LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH 693
- 206 lượt xem
THÀNH NHÀ MẠC Ở CAO THẮNG, LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH
-LỜI KIẾN NGHỊ CUNG CẤP THÊM TƯ LIỆU
GS.TSKH. Phan Mạc Đăng Nhật
Thành nhà Mạc, còn gọi là Đạo Thành, cách thủ đổ Hà Nội 43km về phía Tây Nam, cách trung tâm T/P Hòa Bình 69 km về hướng Đông. Từ thủ đô Hà Nội đi qua thị xã Hà Đông, đến ngã ba Ba La, rẽ trái theo quốc lộ 21B đi Thanh Oai, Ứng Hòa, qua Tế Tiêu (trung tâm huyện lỵ Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây), đến cây số 43/HN là bạn đến di tích.
Theo Lý lịch di tích thành nhà Mạc do Bảo tàng Hòa Bình biên soạn, ngày 20-9-2000 thì: “Thành nhà Mạc được khởi dựng từ thế kỷ XVI, năm Nhâm Tý (1552), triều đại nhà Mạc; còn có tên là Đạo Thành vì được tôn tạo lớn năm Tân Mão (1831) thời Nguyễn.”
1. Thực trạng
Thành nhà Mạc-Đạo Thành thuộc loại hình kiến trúc thành lũy cổ, diện tích 55.275m2.
Lũy thành đắp bằng đất sét đỏ hình tứ giác, có mặt cắt hình thang, đoạn còn lại ở phía Đông, phía Nam cao 2m, chân thành rộng 7m, mặt lũy 4m. Tiếp đến là tường thành xây bằng đá ong, còn lại ở giáp cổng phía Tây cao 2,90, dày 1m, xây thành theo kiểu gần vuông. Phía Bắc, phía nam dài 212,5 m. Phía Đông và phía Tây dài 187,5m. Trên mặt thành rộng 2m, có nhiều lỗ châu mai ở phía trên. Mỗi cạnh tường thành ở khoảng ở khoảng giữa được xây cổng kiểu vòm cuốn để ra vào thành.
Thành có bốn cổng chính . Cỏng phía Bắc là cổng Hậu. hiện nay đã bị phá hỏng hoàn toàn. Phía Đông , chính giữa thành có cổng ra vào xây kiểu vòm cuốn, nhưng nay chỉ còn dấu tích một đoạn trụ công và đoạn chân tường thành xây bằng đá ong. Phía ngoài thành có hào bao quanh và được án ngữ bởi cánh rừng già.
Cửa chính Nam là cửa Tiền cũng được xây dựng theo kiểu vòm cuốn kiên cố nhưng nay chỉ còn lại hai đoạn cột trụ cổng.
Cổng chính Tây hiện nay hiện nay vẫn còn nguyên cấu trúc theo kiểu dáng ban đầu, chiều cao phần còn lại của cổng. 5,50m, cổng được xây thành 3 vòm; vòm ngoài cao 4m, vòm 2: 4,4m. vòm 3: 4m. Cổng rộng 8,76m, lòng cổng 3,2m, trụ 1 cao 4,8m, trụ 2 cao 4,0m. Trong tường cổng có 3 lỗ tròn bằng đá (lập là cửa), để tạo thành con xoay cho cánh cổng.
Xung quanh thành đều có hào sâu 3m, rộng 20m.
(Phần miêu tả thành trên đây, dựa vào Lý lịch di tích thành nhà Mạc đã nêu trên)
2.Chủ nhân
2.1. Chủ nhân ban đầu
2.1.1.Di cảo họ Phạm Thế (mới được bổ sung năm 2014)[1]
Di cảo này được ông Phạm Thế Tiến,( cháu của Thượng tướng quân nhà Mạc-Phạm Thế Đồng) sao lại , tháng 12-1989.
Ông Tiến quê gốc ở thôn Ngọc Đoài, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An; vợ là bà Phạm Thị Đầm, cả hai ông bà đều đã mất, hiện chưa tìm được bản chữ Hán. Gia đình ông tiến hiện di dân lên xã Nghĩa Tiến, thị xã Thái Hòa, Nghệ An.
Người cung cấp cho chúng tôi bản photo Di cảo là ông Phạm Hữu Cậy, Thị xã Thái Hòa, Nghệ An.
Di cảo , chữ Quốc ngữ viết tay, gồm 20 trang, đánh số liên tục từ 1 đến 20, được chia làm hai phần:
- Nguồn gốc họ Phạm Thế (từ trang 1 đến trang 6)
- Hệ thống của họ Phạm Thế (từ trang 7 đến trang 20)
Trong hai phần này chỉ có phần I liên quan đến vấn đề chúng ta đang bàn, còn phần II ghi lại các thế hệ, nơi chôn cất, …của họ Phạm Thế. Vì vậy chúng tôi xin phép chỉ giới thiệu phần I. (lược bỏ những đoạn ít liên quan)
“Họ Phạm Thế đầu tiên là họ Vương, ông tổ họ Phạm Thế là Phạm Thế Đồng làm quan thời kỳ hậu Lê, từ năm 1508, thi đậu cử nhân võ, giữ chức vụ Cẩm y quân vệ, Thượng tướng quân, vợ là bà Nguyễn Thị Hàng (có nơi ghi là Nguyễn thị Ràng), sinh được ba con trai:
1.Con cả : vương trưởng công chức vụ phó tướng trấn thủ ở thành Bá Lam (cách Thành thăng Long khoảng 60 cây số, đường Hà Nội đi Tế Tiêu-Chợ Bến)
2.Vương nhị công, chức vụ phó tướng, trấn thủ trấn Tân Bình (Quảng Tri, Quảng Bình)
3.Vương tam công, phó tướng trấn thủ Thuận An (Huế)” (tr.1, tài liệu Di cảo)
Tiếp theo là tóm tắt tiểu sử cụ Phạm Thế Đồng, và hệ thống tổ chức quân đội nhà Lê- không trích dẫn
“Năm 1530, sau khi chấp chính 3 năm, Mạc Đăng Dung, bắt chước nhà Trần, truyền ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, giữ quyền nhiếp chính, tự phong là Thái Thượng Hoàng, quân đội trong nước đặt dưới quyền trực tiếp, đồng thời tiến hành xây thành lũy, phòng khi bất trắc xẩy ra; xây thành nhà Mạc ở làng Bá Lam, huyện Lương Sơn, tỉnh Hà Sơn Bình. Thành xây bằng đá ong, cửa thành cuốn như thành nhà Hồ ở Phủ Quảng (thành Tây Giai, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Thành Bá Lam chiếm một vị trí hết sức quan trọng, hỗ trợ cho thành Thăng Long về phía Tây Bắc và phía Đông Nam; giao cho ông tổ (Thượng tướng quân Phạm Thế Đồng) và con cả là Vương trưởng công đảm nhiệm trọng trách giữ thành này” (tr.2, tài liệu Di cảo)
Đoạn tiếp theo kể về việc Nguyễn Kim kéo quân ra đánh thành Bá Lam, Vương Cao cao tổ và con phải đầu hàng, tiếp đến Nguyễn Kim bị Trịnh Cối bỏ thuốc độc theo lệnh của Trịnh Kiểm. Nhà Trịnh phao tin hàng binh nhà Mạc (tức Vương cao cao tổ-Phạm Thế Đồng) là thủ phạm. Cụ tổ bỏ trốn vào Ngọc Đoài , Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An ngày nay. Từ đó sinh ra chi nhánh họ Phạm Thế phát triển cho đến bây giờ -không trích dẫn.
Ghi chú: Theo Đại Việt sử ký tòan thư thì: người đầu độc Nguyễn Kim là “hàng tướng nhà Mạc Trung hậu hầu” (Đại Việt sử ký tòan thư, NXB KHXH, 1998, tr.124.)
Nhận xét về Di cảo:
Di cảo do ông Phạm Thế Tiến,( hậu duệ của cụ Thượng tướng quân Phạm Thế Đồng,) “sao lại và chỉnh lý tháng 6 năm 1989”. Đây là một tài liệu rất quý, nhưng phân tích văn bản học thì còn có một số nhược điểm.
Nhược điểm của tài liệu là không ghi rõ xuất xứ bản gốc, và hiện nay chưa tìm thấy bản gốc, không ghi rõ phần nào được chỉnh lý. Hơn nữa, khi “chỉnh lý”, soạn giả thêm vào nhiều từ hiện đại như: “sỹ quan chiêu hồi”, “Hà Sơn Bình,.”..
Tuy nhiên toàn bộ văn bản là một tư liệu quý, kể cả những đọan không liên quan mấy đến thành Bá Lam, chứng tỏ người viết bản gốc là trong cuộc, đã được giao trấn thủ ở Bá Lam . Đây là điều chúng ta cần biết, [2]nghĩa là thành Bá Lam do nhà Mạc xây và quản lý (ban đầu) .
Cụ tổ Mạc Đăng Chiểu
Cụ được nhà Mạc giao trách nhiệm trưởng một đồn binh ở thành Bá Lam, vợ là Vũ Thị Tỏ, có 5 con trai. Sau khi Bá Lam thất thủ cụ về quê và tạ thế ở đây, nay là thôn Dũng Cảm, xã Trung Tú, huyện Ừng Hòa, Hà Nội. Cụ được thờ là thủy tổ của chi họ Lê gốc Mạc ở Dũng Cảm. Hiện còn mộ của Ngài và các con ở khu Văn chỉ của làng [3]
2.2.Chủ nhân lớp sau
Vào đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đã cho trùng tu tôn tạo lớn.
3.Kết luận và đề nghị
3.1. Cám ơn Bảo tàng Hòa Bình và hoàn toàn nhất trí ý kiến của Bải tàng là:
-“Thành nhà Mạc-Đạo Thành thuộc loại hình kiến trúc thành lũy cổ”
-“Thành nhà Mạc được khởi dựng từ thế kỷ XVI, triều nhà Mạc và được tôn tạo lớn vào triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX”.
– Trân trọng đề nghị Cục Di sản-Bộ văn hóa xem xét ra quyết định công nhận và xếp hạng di tích Thành nhà Mạc là di tích kiến trúc thành lũy cổ cấp quốc gia.
3.2.Chân thành cám ơn ông Phạm Mạc Hữu Cậy và ông Lê Mạc Thanh Hải đã cung cấp tư liệu quý.
3.3. Tha thiết kiến nghị bà con cô bác các địa phương tiếp tục cung cấp tư liệu về thành Bá Lam-Hòa Bình.
P.Đ.N
ĐOÀN HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VN KHẢO SÁT THÀNH BÁ LAM VÀ LÀM VIỆC VỚI GIÁM ĐỐC BẢO TÀNG HÒA BÌNH
1.Ngày 26-1-12014, đoàn Hội đồng Mạc tộc VN gồm ông Thái Khắc Việt- chủ tịch, ông Phạm Huy Khang-ban nghiên cứu lịch sử, ông Thái Mạc Hưng-Văn phòng và ông Phan Mạc Đăng Nhật; đã đi khảo sát thành Bá Lam. Đi khảo sát cùng đoàn còn có ông Vũ Mạc Hơng và ông Lê Mạc Thanh Hải.
2.Sau đó, ngày 27-11, Đoàn làm việc với giám đốc Bảo tàng Hòa Bình về thành Bá Lam.
Sau đây là một số hình ảnh:
Cổng thành phía Tây.
Cáo yết chư vị thần linh và tử sĩ.
Mộng đá ở cổng thành.
Đá tảng kê cột.
GS Phan Mạc Đăng Nhật tặng Giám đốc Bảo tàng sách về nhà Mạc.
Sau khi làm việc với Giám đốc Bảo tàng.
Mừng thành công dưới bàn thờ tổ.
[1] Người cung cấp cho chúng tôi bản Di cảo là ông Phạm Hữu Cậy, CT Hội đồng họ Mạc Phủ Quỳ, Nghệ An. Ông cho biết còn có bản chữ Hán, hiện chưa tìm được. Nhân đây xin cám ơn ông.
[2] Tư liệu do ông Lê Mạc Thanh Hải, giám đốc công ty cổ phần thương binh tình nghĩa Phương Nam, T/P Hà Nội, cung cấp. Nhân đây xin cám ơn ông.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.