- Đang online: 1
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 17381
- Tổng truy cập: 3,369,477
THÀNH CÔNG CỦA HỘI THẢO KHOA HỌC “NHÀ MẠC VÀ HẬU DUỆ TRÊN ĐẤT VĨNH PHÚC”
- 204 lượt xem
Quang cảnh trước hội trường hội thảo
THÀNH CÔNG CỦA HỘI THẢO KHOA HỌC
“NHÀ MẠC VÀ HẬU DUỆ TRÊN ĐẤT VĨNH PHÚC”
GS TSKH Phan Mạc Đăng Nhật
Chủ tịch Hội dồng Mạc tộc Việt Nam
MỞ ĐẦU
-Ngày 8-3-2012, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành công văn số 714-UBND-KT1 đồng ý chủ trương tổ chức hội thảo khoa học “nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc”. Từ bấy cho đến nay vừa đúng 5 tháng 27 ngày. Trong thời gian có hạn đó , 3 cơ quan : Sở Văn hóa thông tin, Phòng Văn hóa Vĩnh Tường, Trung tâm Bảo trợ văn hóa Truyền thống, cùng Ban tổ chức đã rất nỗ lực để có được quy mô tổ chức đàng hoàng tại hội trường huyện Vĩnh Tường.
-Về mặt nội dung, ban tổ chức nhận được 41 báo cáo, đã đóng thành tập 600 trang. Trong số này, đặc biệt có hai báo cáo của hai nhà khoa học Trung Quốc, GS Dương Liễm và PGS Ngưu Quân Khải. Chúng ta vinh dự được đón PGS Ngưu, rất tiếc GS Dương vì hoàn cảnh không sang dự được, có gửi bài . Riêng anh Chu Xuân Giao đã đóng góp 4 báo cáo viết, dịch 2 báo cáo, dày 300 trang, các báo cáo rất công phu và có nhiều phát hiện. Hội thảo nhiệt liệt hoan nghênh toàn thể các tác giả.
-Ngoài các báo cáo của các nhà chuyên môn, còn có báo cáo của các cụ, các bác là hậu duệ của nhà Mạc ở các chi họ. Nhờ đó những điều chúng ta được đọc và nghe sẽ sinh động đa dạng.
GS Phan Đăng NHật trên Chủ tịch đoàn
Trong hội trường
TRIỂN KHAI
I.Những đóng góp mới của hội thảo:
A.Nhà Mạc và họ Mạc
1.Các thời kỳ lịch sử và thời gian duy trì của nhà Mạc
Nhà Mạc trải qua hai thời kỳ lịch sử chính: Thăng Long, 65 năm và Cao Bằng 91 năm, tổng cộng 156 năm (1527-1683). Ngoài ra có nhà khoa học cho rằng nhà Mạc còn có thời kỳ “Hậu Cao Bằng”kết thúc với sự qua đời của thủ lĩnh Hoang Công Chất(1769).Tính tổng cộng là 242 năm, với 12 đời vua. Riêng ba đời vua sau ít được lịch sử Lê-Trịnh nhắc đến , tuy nhiên đó là ba đời vua được triều đình Trung Quốc công nhận là An Nam đô thống sứ và Quy hóa tướng quân.
Đến đây có vấn đề được đặt ra:
-Giữa các thời kỳ trên có mối quan hệ gì không?
-Tại sao nhà Mạc, kể cả thời kỳ có tính chất khởi nghĩa, duy trì được lâu dài thế, hai thế kỷ rưỡi
Chính những mục tiếp theo sẽ góp phần trả lời các vấn dề trên
2.Đặc điểm xuyên suốt của nhà Mạc
Kể từ Thải tổ Mạc Đăng Dung cho đến thủ lĩnh Hoàng Công Chất , suốt thời gian cầm quyền 156 năm và kể cả sau khi mất ngai vàng,( thời kỳ hậu Cao Bằng ), trong 242 năm, nhà Mạc và hậu duệ luôn giữ vững một ý chí sắt đá nhằm thực hiện một mục tiêu chiến lược gồm 5 điểm:
-quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, “không để cho người Minh đặt chân lên đất nước ta” (Mạc Ngọc Liễn);
-đánh đổ phong kiến Lê-Trịnh là tập đoàn bảo thủ lạc hậu cố “kéo lùi bánh xe lịch sử” (Trần Quốc Vượng);
-xây dựng một nền kinh tế đa diện, đem lại đời sống no đủ, an bình cho
nhân dân, “cổng ngoài không phải đóng, của rơi ngoài đường không ai nhặt” ( Đại Việt sử ký toàn thư );
-thiết lập một nền văn hóa tư tưởng phóng khoáng cởi mở, tính nhân văn cao
, tôn trọng con người , tôn trọng sáng tạo nghệ thuật, xây dựng “một nền nghệ thuật phong phú, đa dạng, đặc sắc của văn hóa dân tộc” (Trần Lâm Biền) , tôn sùng đa tôn giáo -tín ngưỡng : Nho , Phật, Lão, Mẫu, Thần làng,…và coi trọng văn hóa dân gian.
-trọng dụng nhân tài và quyết tâm đào tạo trí thức.
-Do nhiệm vụ chiến lược tiến bộ trên mà được nhân dân khâm phục quý mến, đoàn kết và huy động được các dân tộc thiểu số và duy trì khá dài sự nghiệp của mình.
3.Thời kỳ Cao Bằng
Thời kỳ này dài 91 năm (1592-1693) là sự kéo dài của nhà Mạc Thăng Long –Đông Đô trong hoàn cảnh mới, vị thế mới.
-Ở đây có kinh đô Nà Lử và Vương phủ Cao Bình; có vườn Thượng Uyển, đền Nam giao , Đào Viên, trường thi và đền thờ đức thánh Khổng Tử,…
-Vua Mạc Kính Cung (1638-…) đã cho đúc 4 loại tiền: Càn Thống nguyên bảo, Thái Bình thánh bảo, Thái Bình thông bảo, An Pháp nguyên bảo. Hiện ở bảo tàng Vĩnh Phúc có lưu tiền An Pháp thông bảo.
-Suốt 91 năm vô cùng gian lao, nhà Mạc luôn giữ được “không mời người Minh vào trong nước ta”
-Tiếp tục tổ chức các kỳ thi, chú ý đào tạo tri thức dân tộc thiểu số như Bế Văn Phụng, Nông Quỳnh Văn. Đặc biệt lấy đỗ một nữ tiến sỹ duy nhất trong mấy trăm năm thi cử phong kiến là bà Nguyễn Thị Duệ.
Nhà Mạc chủ trương xây dựng một nền kinh tế đa diện, theo nguyên tắc “trọng nông, trọng công, trọng nội ngoại thương” như chính sách của mình khi ở Thăng Long.
Cây lương thực không những phát triển ở vùng đồng bằng mà còn phát triển hầu hết ở vùng sâu xa, vùng cao, núi đá, vùng sình lầy ven sông, mở mang thuỷ lợi, làm mương máng và guồng nước, đắp nhiều phai lấy nước, nhân dân gọi là “phai vua”. Nhà Mạc đã cùng dân khai phá những cánh đồng lúa nước ở Hoà An, Trùng Khánh, Nguyên Bình , Quảng Hoà, Thạch An, Tràng Định, Văn Lãng. Sau khi thất bại, nhà Mạc còn để lại một diện tích đáng kể ở Cao Bằng là 1330 mẫu 14 thước
Ơ Cao Bằng nhà Mạc vẫn tiếp tục khuyến khích sự phát triển sở hữu tư nhân về ruộng đất như khi ở Thăng Long .
Nghề gạch, ngói, gốm sứ, đất nung được phát triển,… Gạch vồ nhà Mạc được dân gọi là “gạch vua”. Nghề đúc đồng, đúc gang phát triển, lò rèn thủ công được mở ra khắp nơi.
Có những phát minh đối với thời bấy giờ là “kỹ thuật hiện đại”. như máy ép mía bằng sưc nước, máy nghiền gạo cũng bằng sức nước.
Về văn hoá, các vua Mạc, một mặt chuyển giao tinh hoa văn hoá miền xuôi bao gồm cả Nho giáo, Phật giáo cho nhân dân, mặt khác phát huy văn hoá các dân tộc ở điạ phương.
4.Thời kỳ hậu Cao Bằng :vẫn tiếp tục chiến đấu cho mục tiêu chiến lược
Thời kỳ này có ít nhất 6 thủ lĩnh:
– 1692. Hán Đường công- Mạc Kính Trữ
– 1715. Mạc Yên Hợp
– 1740. Mạc Tam
– 1741. Mạc Khang Vũ
– 1744. Mạc Chính Bảo
– 1739-1769. Hoàng Công Chất
Trong số trên đây tiêu biểu nhất là Hoàng Công Chất. Về Hoàng Công Chất. sách Lịch sử Việt Nam của Ủy ban khoa học xã hội đánh giá rất cao: “Hoàng Công Chất không những lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh chống chế độ phong kiến mà còn kiên quyết đánh lùi các cuộc xâm lấn, cướp bóc của nước ngoài, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên cương phía Tây của Tổ quốc (in nghiêng trong nguyên bản). Phong trào nông dân từ chỗ đánh đổ trật tự phong kiến đã vươn lên đảm đương lấy nhiệm vụ bảo vệ đất nước, xây dựng cuộc sống cho nhân dân. Do những thành tích xuất sắc đó. Do những thành tích xuất sắc đó, Hoàng Công Chất được các dân tộc Tây Bắc khâm phục và quý mến. Cuộc khởi nghĩa nhờ vậy kéo dài đến năm 1769.”
Đoạn văn ngắn trên đây đã giải đáp được mấy vấn đề:
-Hoàng Công Chất đã kế tục các hoàng đế tiên liệt chiến đấu thực hiện các mục tiêu chiến lược như: đánh đổ phong kiến suy đồi, bảo vệ đất nước, xây dựng đời sống kinh tế và tinh thần của nhân dân “Người Thái với người Lào, người Xá/ Vui vẻ cùng nhau tay làm miệng hát/… Chúa cho ta nước uống, ta được uống/ Chúa cho ta cơm ăn, ta được ăn”
Tóm lại, tuy hoàn cảnh và vị thế rất khác nhau, nhưng “đặc điểm xuyên suốt” vẫn tồn tại trong ba thời kỳ lịch sử với mức mạnh yếu, đâm nhạt không đồng nhất.
4.Nguyên nhân thất bại của nhà Mạc
Nhưng thực tế cuối cùng nhà Mạc đã thất bại nặng nề . Tại sao như vậy? Có 4 nguyên nhân chính:
1. Trước hết là có những hiện tượng mất đoàn kết trong triều đình nhà Mạc, tiêu biểu là vụ Tứ dương hầu Phạm Tử Nghi và Khiêm vương Mạc Kính Điển.
2.Cũng giống như bao triều đại phong kiến khác trong lịch sử, các vị vua nối ngôi về sau không giữ được những phẩm chất tốt đẹp của các bậc tiên đế , cũng góp phần khiến cho cơ nghiệp tổ tông không giữ được.Tuy nhiên trong việc này cần thận trọng để khỏi cùng với kẻ xấu đổ tội oan cho tiền nhân.
3.Có thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng về thủ lĩnh:
.1540, vua Mạc Đăng Doanh mất
.1541, vua Mạc Đăng Dung mất
.1546, vua Mạc Phúc Hải mất
4.Điều quan trọng nhất là trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI có 2 xu hướng:
. Xu hướng tư hữu hoá ruộng đất, hình thành tầng lớp hữu sản , tư tưởng cởi mở , phóng khoáng tôn trọng cả Nho , Phật ,Lão và văn hoa dân gian, tôn trọng cá nhân: phát triển kinh tế nhiều mặt , nông công thương, nội ngoại thương.
. Xu hướng quan liêu bảo thủ Tống nho, trọng nông ức thương, bế quan toả cảng, độc quyền Nho giáo.
Cả hai xu hướng này đấu tranh loại trừ lẫn nhau. Sự thất bại của nhà Mạc là sự thất bại của xu hướng thứ nhất. Trong hoàn cảnh lịch sử đương thời, nhà Mạc chưa đủ điều kiện để chiến thắng xu hướng thứ hai. Xu hướng này còn tồn tại dai dẳng qua nhà Nguyễn và đến Cách mạng tháng Tám 1945 mới được giải quyết về cơ bản.
B.Nhà Mạc và họ Mạc ở Vĩnh Phúc- câu hỏi về cuối đời của vua Mạc Kính Vũ
I.Sự kiện đột ngột không xuất hiện của hoàng đế Mạc Kính Vũ-một câu hỏi lớn.
Lần theo lịch sử của của vua Mạc Kính Vũ, nhiều người tìm thấy thời gian Ngài bỗng đột nhiên không xuất hiện : năm 1661 và 1677. Năm 1661, sau cuộc gặp gỡ Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ, Ngài đột ngột không xuất hiện. Năm 1677, Cao Bình thất thủ, 5 cuốn sử nói ngài sang Trung Quốc, Long châu. Nghĩa là thời điểm đó Ngài còn sống, về sau không thấy xuất hiện nữa.
Một câu hỏi lớn, vậy Ngài đi đâu?
Chúng ta hướng về Vĩnh Phúc để tìm lời giải của câu hỏi trên:
-. Vĩnh Phúc là vùng trung chuyển từ miền núi Lạng Sơn, Cao Bằng về đồng bằng, và ngược lại; mà phương tiện giao thông thuận lợi là các con sông lớn, sông Lô. Sông Hồng,…hội tụ về Ngã ba Bạch Hạc. Trong tỉnh cũng đan cài một màng lưới các sông , hồ, đầm. Cách đây năm thế kỷ đây là vùng rừng rậm nhiều thú dữ.
Đặc điểm địa lý trên đây giúp cho Vĩnh Phúc trở thành căn cứ lâu dài của nhà Mạc thời kỳ Thăng Long và thời kỳ Cao Bằng.
-Cụ thể là ngày nay chúng ta còn dược quan sát nhiều chứng tích:
1.Lăng mộ tổ: (thứ hậu, công chúa, vương thân,…)
2.Đền chùa, 6 ngôi, với lời truyền “Không làm vua thì làm chùa, khỏi đóng góp”,trong đó có hai ngôi chùa lớn và cổ: chùa Tiên Lữ và chùa Diệm Xuân, chùa Tiên Lữ do cụ tổ Nguyễn Hữu Pháp, tương truyền là hoàng tử họ Mạc hưng công.
3.Các chi họ gốc Mạc: con số chưa đầy đủ, hiện nay là 30 chi họ và phân chi
4.Niềm tin của con cháu họ Mạc: Qua gia phả và lời truyền con cháu trong vùng có niềm tin phổ biến là :“Cụ tổ chúng tôi là Mạc Kính Vũ”
5.Các di sản quý còn được ghi lại trong trí nhớ nhiều người((vàng bạc châu báu, ấn tín) dấu hiệu của một vương tộc (kể cả ngôi mộ trong quan ngoài quách)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Dương Thị Tuyến
chúc mừng thành công của hội thảo với Mạc tộc Việt Nam
II.Lời giải đáp ban đầu
Qua các tư liệu và ý kiến trên đây ,chúng ta nhận thấy:
-Vĩnh Phúc là căn cứ lâu dài của nhà Mạc, kể từ thời kỳ Thăng Long, Cao Bằng và hậu Cao Bằng. Ở đây có nhiều di tích quan trọng, 4 khu lăng mộ, ít nhất 6 chùa do họ Mạc quản lý, với câu tục ngữ truyền lại của họ Nguyễn –Mạc “không làm vua thì làm chùa, khỏi đóng góp”; nhiều khu cư trú của hậu duệ họ Mac,…Vua Mạc Kính Vũ, tất nhiên biết rõ những điều đó và có thể là một trong những người xây dựng căn cứ này.
-Theo lời truyền, ở đây có nhiều di sản có tính vương tộc.
-Di duệ họ Mạc truyền lại: “cụ tổ là Mạc Kính Vũ”
Tóm lại, tập hợp nhiều ý kiến thuộc nhiều góc độ, với phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành, chúng tôi có thể đề xuất giải đáp ban đầu rằng: sau khi đột ngột không xuất hiện, hoàng đế Mạc Kính Vũ đã bí mật về Vĩnh Phúc để mưu tiếp tục sự nghiệp nhưng không thành Ngài viên tịch tại đây.
Trong tình hình tư liệu hiện nay, nhận định trên là gần với chân lý nhất. Mong được nghiên cứu tiếp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Hội thảo củng cố thêm một số nhận thức mới về nhà Mạc:
-Nhà Mạc là một vương triều chính thống duy trì trong ba thời kỳ lịch sử: thời kỳ Thăng Long-Đông Đô, thời kỳ Cao Bằng và Hậu Cao Bằng. Tất cả gồm 12 đời vua và 242 năm.
-Nhà Mạc có công đối với lịch sử dân tộc, đã kiên trì một đường lối chính sách tiến bộ so với đương thời gồm năm điểm:
a. đẩy lùi cuộc xâm lăng của 22 vạn quân Minh mà không tốn xương máu, và suốt hai thế kỷ rưỡi “không cho người Minh vào đất nước ta” ;
b.chống phong kiến suy đồi đến cùng;
c.phát triển kinh tế nhiều mặt, gắng xây dựng cho nhân dân một đời sống ấm no;
d.xây dựng đời sống văn hóa tư tưởng thông thoáng, cởi mở;
e. trọng dụng nhân tài và coi trọng đào tạo trí thức.
-Nhưng cuối cùng nhà Mạc thất bại nặng nề vì bốn nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó quan trọng nhất là chính sách đường lối của nhà Mạc chưa thích ứng được với trình độ lịch sử Việt Nam phong kiến đương thời
2.Những ngày cuối cùng vua Mạc Kính Vũ, đột nhiên không xuất hiện trong sử sách, trong lúc đó có nhiều chứng tích (mộ tổ, chùa, lời truyền dặn với con cháu,…). Ý kiến Ngài bí mật về Bạch Hạc mưu sự nghiệp, nhưng không thành rồi viên tịch tại đây là ý kiến có thể chấp nhận.
3.Một đóng góp cho kết quả hội thảo là chúng ta đã áp dụng môt phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành : tư liệu văn bản, tư liệu hiên vật, tư liệu di tích và tư liệu truyền ngôn (kể cả gia phả truyền ngôn được văn bản hóa).
Chủ trương viết lịch sử dòng họ từ các địa phương tổng hợp lại toàn quốc cũng là một biện pháp hữu hiệu mà Hội đồng Mạc tộc Việt Nam đang thực hiện từng bước.
Kiến nghị
1.Về nhà Mạc và họ Mạc ở Vĩnh Phúc , các nhà nghiên cứu , các cơ quan chính quyền , chuyên môn và dòng họ đã rất cố gắng để có kết quả ngày hôm nay. Tuy nhiên nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu ở phía trước ,còn rất nhiều, cần được tiếp tục.
2.Một việc làm cấp thiết là, tiếp tục xúc tiến việc trùng tu xây dựng “Khu di tích , lịch sử, văn hóa Xuân Sơn Tự” ở Diệm Xuân, trong đó , địa phương đã có quy hoạch xây dựng đền thờ các vua Mạc vơi diện tích hơn 2000m2. Đây là một công trình có giá trị và ý nghĩa nhiều mặt đối với địa phương và toàn quốc: văn hóa , kinh tế, chính trị, du lịch,…và chắc chắn cán bộ, nhân dân, tín đồ, dòng họ, hết sức mong đợi, ủng hộ và tích cực đóng góp công của./.
Trao đổi ngoài Hội trường
Mạc tộc Diệm Xuân, Việt Xuân đón mừng các đại biểu về thăm
Bà con Việt Xuân họp mặt cùng các đại biểu
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.