- Đang online: 1
- Hôm qua: 471
- Tuần nay: 20038
- Tổng truy cập: 3,372,875
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI MẠC (Tiếp theo và hết) 526
- 243 lượt xem
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI MẠC (Tiếp theo và hết)
3. NỘI CHIẾN LÊ – MẠC (1533 – 1592) VÀ THẤT BẠI CỦA TRIỀU MẠC.
Năm 1527, triều Mạc thành lập nhưng một bộ phận quan lại tướng tá vì quyền lợi đẳng cấp gắn chặt với triều Lê hàng trăm năm, lại được choàng lên tư tưởng trung quân, chính thống vẫn không thần phục Mạc và có tư tưởng chống Mạc, khôi phục lại triều Lê. Hoạt động “phù Lê” diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt sôi động ở vùng Thanh Hoá, nơi quê hương “bản địa” của triều đình nhà Lê.
Chỉ ba năm sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, năm 1530 có cuộc nổi dậy của Lê Ý. Lê Ý vốn là con công chúa An Thái, cháu ngoại nhà Lê, đã khởi binh nổi dậy chống Mạc ở Da Châu (sau là châu Quan Hoá, Thanh Hoá), tự xưng làm vua, nhiều người theo về hưởng ứng, quân sĩ có đến vài vạn.
Mạc Đăng Dung và Đăng Doanh đã đích thân cầm quân đi đánh dẹp Lê Ý, nhưng không thành công, sau cử Mạc Quốc Trinh ở lại đối phó. Lê Ý trở nên tự kiêu, chủ quan khinh suất. Cuối năm đó, Mạc Quốc Trinh đem thuỷ binh tinh nhuệ đến đánh úp tại trại Da Châu, bắt sống được Lê Ý, giải về kinh sư xé xác.
Năm 15311, tiếp đến cuộc khởi binh của Lê Công Uyên, vốn là bề tôi của nhà Lê, người huyện Lôi Dương, Thanh Hoá. Công Uyên đã cùng Nguyễn Ngã, Nguyễn Thọ Trường, Nguyễn Nhân Liên nổi dậy chống Mạc. Tuy nhiên, quân sĩ của Uyên không có kỷ luật, tổ chức. Bấy giờ Thanh Hoá có nạn đói kém, quân nổi dậy thường đi cướp bóc của cải của dân. Cùng năm đó, Mạc Đăng Dung đem quân đi đánh dẹp. Lê Công Uyên bị ám hại, cuộc nổi dậy tan rã.
Công cuộc trung hưng của nhà Lê chính thức được khởi dựng với sự nghiệp của Nguyễn Kim.
Nguyễn Kim người huyện Tống Sơn (nay là Hà Trung) Thanh Hoá, là con2 Nguyễn Hoằng Dụ – một danh thần nhà Lê. Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi, Nguyễn Kim lánh sang vùng Sầm Châu (Sầm Nưa thuộc Lào) nương náu. Được vua Ai Lao lúc đó là Sạ Đẩu giúp đỡ, cấp cho đất và dân để nuôi dưỡng quân lính, chiêu nạp tướng sĩ, ngầm mưu khôi phục nhà Lê. Nguyễn Kim xây dựng căn cứ ở vùng núi Tây Nam Thanh Hoá thuộc biên giới Việt – Lào, thuận tiện cho việc qua lại, tiếp tế, ẩn náu. Năm 1531, Nguyễn Kim đã dẫn quân từ Ai Lao về Thanh Hoá. Mạc Đăng Dung sai quân đi đánh, bị thua.
Theo biên niên sử triều Lê, đầu năm 1533, Nguyễn Kim “tìm được” một người con của vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh3. Kim cho lập làm vua – tức vua Lê Trang Tông, niên hiệu Nguyên Hoà, là vua khởi đầu triều Lê Trung hung. Kim được phong là Thái sư Hưng Quốc công, coi mọi việc quân binh, triều chính.
Những năm sau đó, Nguyễn Kim đã đem quân về chiếm cứ một số địa phương vùng Thanh – Nghệ, đưa Lê Chiêu Tông vào Tây Đô (1543), xây dựng các hành điện, hành tại ở Vạn Lại, Yên Trường (đều thuộc Thọ Xuân, Thanh Hoá). Đông đảo hào kiệt và nhân dân các nơi kéo về hưởng ứng, thanh thế càng mạnh.
Trong đám tướng sĩ theo Nguyễn Kim từ hồi khởi binh nổi bật có Trịnh Kiểm, người huyện Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), xuất thân bình dân, võ nghệ tài giỏi. Nguyễn Kim yêu mến, gả con gái là Ngọc Bảo cho, cùng đốc xuất quân đội, xông pha trận mạc.
Năm 1545, Nguyễn Kim đem đại binh đi đánh Mạc ở Sơn Nam. Đến Yên Mô, bị hàng tướng Mạc là Trung Hậu hầu Dương Chấp Nhất đầu độc sát hại. Mọi quyền hành về tay Trịnh Kiểm, lúc này được vua phong làm Đô tướng tiết chế, Bình chương quân quốc trọng sự, Thái sư Lạng Quốc công, thống lĩnh quan quân, quyết đoán mọi việc. Chính quyền vua Lê – chúa Trịnh (sử gọi là Nam triều) đã kiểm soát được nhiều vùng đất rộng lớn từ Thanh Hoá đến Quảng Bình.
Ngoài việc chủ yếu là tập trung binh lực tấn công quàn Mạc (Bắc triều), chính quyền Nam triều đã không quên xây dựng một triều chính quy củ và một hậu phương vững chắc. Triều đình Lê – Trịnh thu phục nhiều hàng tướng Mạc và những nho sĩ bỏ Mạc theo Lê (trong đó có Lương Hữu Khánh và Phùng Khắc Khoan), kết giao với Ai Lao4, cắt cử các tướng trấn giữ địa phương (như cho Nguyễn Hoàng, em vợ Trịnh Kiểm vào cai quản vùng Thuận Quảng). Một số biện pháp kinh tế, văn hoá cũng được bước đầu tiến hành: chiêu dụ dân lưu tán, đo đạc ruộng đất, chính đốn thuế má, tổ chức thi Hương (1562) và Chế khoa (1565) tuy chưa đều kỳ, nhằm huy động sức người, sức của trong dân vào cuộc chiến.
Cuộc nội chiến Lê – Mạc kéo dài trong vòng 60 năm (1533 – 1592), kể từ khi Nguyễn Kim phù lập Lê Duy Ninh (Lê Trang Tông) lên ngôi đến khi Trịnh Tùng tổng tấn công ra Bắc diệt Mạc, chiếm lại kinh đô Thăng Long, ở Nam triều, thời gian này có các đời vua: Lê Duy Ninh (Lê Trang Tông, 1533 – 1548), Lê Huyên (Lê Trung Tông, 1549 – 1556), Lê Duy Bang (Lê Anh Tông, 1557 – 1573), Lê Duy Đàm (Lê Thế Tông, 1573 – 1600). Sau Nguyễn Kim, có hai chúa Trịnh nắm giữ binh quyền là Thái vương Trịnh Kiểm (1545 – 1569) và Bình An vương Trịnh Tùng (1570 – 1623).
Về phía Bấc triều, sau Mạc Đăng Dung (1527 – 1529) có các triều vua Mạc Đăng Doanh (1530 – 1540), Mạc Phúc Hải (1541 – 1546), Mạc Phúc Nguyên (1547 – 1564) và Mạc Mậu Hợp (1564 – 1592).
Trong 60 năm nội chiến, hai bên đã tiến hành tất cả 38 trận đánh lớn nhỏ, hầu như xảy ra hằng năm. Vùng kiểm soát của hai bên không có ranh giới cố định, nhiều lúc thay đổi, không rõ ràng. Vùng Thuận Quảng lúc đầu trên danh nghĩa là của nhà Mạc, nhưng từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ (1558) thực sự đã thuộc quyền Nam triều. Cũng vậy, nhà Mạc đã không kiểm soát được những vùng đất phía tây Bắc Bộ, trong đó có những nơi như Đại Đồng (Tuyên Quang) trên thực tế đã do tù trưởng thần phục nhà Lê là Vũ Văn Mật chiếm giữ5. Nhìn chung, căn cứ của nhà Mạc là kinh đô Thãng Long và vùng đồng bằng Bắc Bộ, đương thời thường gọi là Đông Việt hay Giang Đông. Trong khi đó, căn cứ của Lê – Trịnh là vùng đất Thanh – Nghệ và các dải đất rừng núi phía tây, thường gọi là Tây Việt6. Chiến trường chủ yếu và giằng co lâu dài nhất là Bắc Thanh Hoá và Nam Sơn Nam (Ninh Bình, Nam Định).
Chiều hướng diễn biến của nội chiến khá quanh co phức tạp, có thể tạm chia thành những giai đoạn chính:
– Từ năm 1533 đến năm 1570: từ khi Nam triều Lê Trung hưng chính thức thành lập đến khi Trịnh Kiểm mất, Trịnh Tùng lên thay.
Đây là thời kỳ Lê – Mạc cầm cự giằng co, chưa bên nào thắng bên nào. Nam triều đánh chiếm, xây dựng căn cứ ở vùng Thanh – Nghệ, tấn công vùng Sơn Nam và ra cả những vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, nhưng không có thắng lợi quyết định. Bắc triều tổ chức phản công, tấn công cãn cứ địa của Nam triều ở Thanh – Nghệ, nhưng cũng không thành công. Số lần tấn công của Nam triều nhiều hơn của Bắc triều.
Sau khi từ Lào về xây dựng lực lượng ở Thanh Hoá thì Nguyễn Kim, sau là Trịnh Kiểm đã nhiều lần đem quân toả ra chiếm cứ các địa phương vùng Thanh – Nghệ (những năm 1539, 1540, 1542, 1543) trong đó có huyện Lôi Dương và thành Tây Đô.
Vào những năm 1545, 1557, 1558, 1563, quân Trịnh nhiều lần tiến đánh vùng Yên Mô, Sơn Nam, nhưng không giành được thắng lợi quyết định. Mặt khác, ngay từ năm 1551, Trịnh Kiểm đã sai hàng tướng Lê Bá Ly và tù trưởng Vũ Văn Mật (ở Tuyên Quang) đem quân tiến sát đến kinh đô Thăng Long, buộc vua Mạc phải chạy về vùng Hải Dương. Từ năm 1559, tiếp theo là những năm 1561, 1562, 1564, 1565, Trịnh Kiểm đã đem quân tiến sâu vào đất Bắc, theo đường thượng đạo từ Thanh Hoá qua Yên Mô, Thiên Quan (Ninh Bình, Hoà Bình) ra Sơn Nam, Sơn Tây (phía tây nam Hà Nội), Hưng Hoá, Tuyên Quang vòng qua tấn công các vùng thuộc Kinh Bắc, Hải Dương, uy hiếp kinh thành Thăng Long. Nhà Mạc phải lập phòng tuyến sông Hồng, án giữ từ Bạch Hạc (Phú Thọ) đến Nam Xang (Lý Nhân, Hà Nam) để bảo vệ kinh thành, đồng thời rời Hoàng thành ra lập hành cung tại huyện Thanh Trì. Tuy nhiên quân Trịnh không ở lại lâu dài, mà sau đó đã rút quân về Thanh Hoá.
Cũng trong thời gian này, hào kiệt các nơi và nhiều tướng lĩnh Mạc đã về Thanh Hoá theo Nam triều. Lê Quý Đôn hạ bút ” làm cho thanh thế nhà vua rất là lẫy lừng”7.
Trong giai đoạn này, quân Mạc cũng đã mở nhiều đợt tấn công lớn (tuy số lượng không nhiều bằng Nam triều) vào vùng căn cứ Thanh – Nghệ của Lê – Trịnh. Người chỉ huy là danh tướng Mạc Kính Điển, con trai Đăng Doanh, em Phúc Hải, theo Lê Quý Đôn đánh giá là “tính nhân hậu, linh mẫn, dũng cảm có thừa”8. Mạc Kính Điển đã một lòng trung thành, chèo lái chống đỡ cơ đồ nhà Mạc.
Năm 1555, diễn ra trận Kim Sơn – Đại Lại – Quân Yên. Mạc Kính Điển đem đại quân thuỷ bộ tiến đánh Thanh Hoá, cử 100 chiến thuyền làm quân tiên phong chiếm giữ cửa biển Thần Phù, hội quân ở sông Đại Lại (sông Lèn, một nhánh sông Mã), đóng ém quân bản bộ ở núi Kim Sơn (Biện Sơn).
Trịnh Kiểm dùng kế phục binh, sai các hàng tướng Lê Bá Ly, Nguyễn Khải Khang, Nguyễn Thiến mai phục ở phía nam sông Đại Lại, từ núi Yên Định đến núi Quân Yên. Trịnh Kiểm tự đem phục binh ở phía bắc sông, từ núi Bạch Thạch (thuộc huyện Đông Sơn) đến núi Kim Sơn. Hàng tướng Nguyễn Quyện được giao đem thuyền án ngữ mạn thượng lưu, tạo thế ỷ giốc và nhử quân Mạc. Khi quân Mạc lọt vào trận địa mai phục, các cánh quân Trịnh nhất tể xông ra đánh. Mạc thua, nhiều tuỳ tướng bị bắt sống, quân chết vài vạn. Mạc Kính Điển thu tàn quân tháo chạy về Thăng Long.
Năm 1557, Mạc Kính Điển lại đem quân thuỷ, bộ tấn công vào vùng bờ biển Tống Sơn, Nga Sơn thuộc Thanh Hoá, nhưng bị Trịnh Kiểm bố trí quân thuỷ bộ đánh bại.
Từ năm 1565, Mạc Kính Điển lại mở đợt tấn công mới nhằm vào Thanh Hoá. Nhân lúc Trịnh Kiểm đem theo hai con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng tiến sâu vào vùng Sơn Nam, để Vũ Sư Thước và Lại Thế Khanh ở lại giữ hậu cứ, Mạc Kính Điển đem binh vượt biển vào cửa Lạch Trường, tiến đánh vùng Hậu Lộc, Thanh Hoá. Quân Mạc phục binh, lừa quân Trịnh vào chỗ hiểm, tấn công. Quân Trịnh thua to, tướng chết trận, quân chết hàng nghìn. Trịnh Kiểm ở Sơn Nam phải đem binh vể ứng cứu, Mạc Kính Điển cũng rút quân.
Từ năm 1570 đến năm 1580: từ khi Trịnh Tùng nắm binh quyền đến khi tướng Mạc Kính Điển chết.
Năm 1750, Trịnh Kiểm ốm chết, gây nên cuộc tranh chấp quyền lực, làm suy yếu nội bộ Nam triều. Con trưởng Trịnh Kiểm là Trịnh Cối (mẹ là Lại Thị Ngọc Trấn, quê Hà Tĩnh, vợ chính Trịnh Kiểm) được thay lĩnh binh quyền, nhưng kiêu ngạo, phóng túng, mất lòng quân sĩ. Con thứ Trịnh Tùng (mẹ là Nguyễn Thị Ngọc Bảo, con tướng Nguyễn Kim) là tướng giỏi, quyết đoán, được nhiều người ủng hộ, bèn điều quân làm binh biến. Hai bên dàn trận chống cự, công kích nhau.
Thừa cơ, Mạc Kính Điển cùng Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn đã đem hơn 10 vạn lính, 700 chiến thuyền qua cửa Thần Phù tiến vào Thanh Hoá, đánh phá nhiều nơi. Trịnh Cối tự liệu không chống nổi, đã đem tướng sĩ và vợ con sang hàng Mạc9. Trịnh Tùng được cử lên chính thức nắm giữ binh quyền chống Mạc. Thế yếu hơn, quân Trịnh đã tập trung vào phòng ngự, dùng kỳ binh, ban ngày cố thủ, ban đêm dẫn quân cướp trại, quấy rối quân Mạc. Sau 9 tháng tấn công triệt phá nhưng không đem lại thắng lợi quyết định, sợ quân ở lại lâu bất lợi, Mạc Kính Điển buộc rút quân về Bắc.
Từ đó, liên tiếp hằng năm (1571, 1572, 1573, 1574, 1575, 1576, 1577, 1578, 1579, 1580), các tướng Mạc đểu đem quân vào tấn công vùng Thanh – Nghệ của Nam triều, tuy rằng sau đó đều đã rút quân về Bắc mà không ở lại chiếm giữ đất. Đổi lại, quân Lê – Trịnh đã tổ chức phòng ngự chặn quân Mạc, phản công tại chỗ mà không chủ động kéo quân ra Bắc tiến đánh Mạc lần nào.
Như vậy là trong khoảng 10 năm, lợi dụng những khó khăn nội bộ của Nam triều, vua Mạc đã cử Mạc Kính Điển và Nguyễn Quyện mở nhiều đợt tấn công thuỷ bộ đánh vào vùng đất Thanh – Nghệ của Lê – Trịnh. Tuy nhiên Nam triều đã huy động quân, dân chúng tổ chức hệ thống phòng ngự hữu hiệu, bảo vệ được căn cứ và lực lượng.
Từ năm 1580 đến năm 1592: Từ khi danh tướng Mạc Kính Điển chết đến khi Trịnh Tùng tổng tấn công ra bắc diệt Mạc, thu phục thành Thãng Long. Thế lực Mạc suy yếu, lui về xây đắp thành luỹ phòng ngự. Quân Lê – Trịnh lớn mạnh, chuyển sang phản công thắng lợi.
Năm 1580, cái chết của Mạc Kính Điển, người em của ông nội Mạc Mậu Hợp, một danh tướng tài giỏi, đức độ, uy tín cao, đã làm cho “lòng người trong cõi đều dao động”10. Em Kính Điển là Mạc Đôn Nhượng thay giữ thống lĩnh binh quyền, nhưng ít người phục, bị người đương thời đánh giá là “ngạo nghễ yên vui, nhu nhược trễ nải”. Vua Mạc thì yến tiệc chơi bời, do dự thiếu quyết đoán trong chính sự, dẫn đến “thời kỳ cực bĩ, thế nước lung lay” (lời Thiêm đô ngự sử Lại Mẫn). Chỉ trong vòng hai tháng năm 1581, có đến 6 bản tấu sớ của các đại thần như nhóm Nguyễn Phong, Lại Mẫn, Giáp Trừng (Giáp Hải), Đặng Vô Canh, Trần Văn Nghi, Nguyễn Năng Nhuận liên tiếp gửi lên vua Mạc, nói rõ tình hình “thời sự gian nguy”, nêu lên nguy cơ bị Nam triều đánh đổ, cùng đề nghị triều đình chỉnh đốn, cải cách chính trị. Mạc Mậu Hợp khen ngợi những tấu sớ đó là hay, thích đáng, nhung rút cuộc không thi hành, làm cho các quan văn, võ nhiều người chán nản. “Giáp Trừng luôn luôn xin được nghỉ việc. Các tướng Mạc Đôn Nhượng, Nguyễn Quyện thoái thác, tránh né, không chịu bàn việc”11.
Năm 1581, Mạc Đôn Nhượng cùng Nguyễn Quyện đem quân vượt biển vào tấn công huyện Quảng Xương, Thanh Hoá, bị đại bại. “Từ đấy binh uy [quân Trịnh] lừng lẫy, quân Mạc không dám lại dòm ngó nữa, dân Thanh Hoa, Nghệ An mới được yên nghiệp”12. Sau đó, quân Mạc gắng đem quân tiến đánh, cướp phá các huyện ven sông xứ Thanh Hoá nhưng đều bị thua to, phải từ bỏ hẳn ý định tấn công vùng Thanh – Nghệ, lui về phòng ngự.
Sau khi chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, từ năm 1585, Trịnh Tùng mở nhiều cuộc tiến quân ra vùng Sơn Nam, tập kích các huyện Yên Mổ, Yên Khang, hoặc theo đường Thiên Quan tiến đánh các vùng miền Tây Bắc Bộ, tới tận Sài Sơn (chùa Thầy, Hà Nội), sau đó lui quân.
Năm 1587, Trịnh Tùng lại đem quân đánh ra phủ Trường Yên (Ninh Bình), tấn công ra đất Giang Tây (phía tây nam sông Nhị, nay thuộc Hoà Bình và Hà Nội), đánh thắng quân Mạc nhiều trận. Quân Trịnh thu được nhiều chiến lợi phẩm, của cải, trâu bò trước khi rút lui.
Bấy giờ, thế lực Mạc đã suy yếu nhiều, quay về chiến lược củng cố hệ thống phòng ngự, lập phòng tuyến, đắp luỹ xây thành. Năm 1586, ba tháng trước khi mất, Thái bảo Trạng nguyên Giáp Trừng (Giáp Hải) đã dâng lên vua Mạc một kế sách phòng thủ: “về phía tây nam (sông Nhị) những chỗ xung yếu giáp giới bên địch thì nên đắp luỹ cao, đào hào sâu, đặt bẫy nỏ, nghiêm phòng bị và đặt thêm đồn trại, chia quân giữ nơi hiểm yếu. Thành Đại La, từ Cửa Nam, Ông Mạc đến Nhật Chiêu những luỹ đất nên đắp cao thêm và khai thêm những con hào ở đấy. Trên mặt Hoàng thành, từ cửa Nam đến cửa Bắc, nên tu sửa những bức tường thấp ở trên mặt thành cho thật cao, để bảo hiểm trong thành”13.
Theo kế đó, một mặt, vua Mạc đã hạ lệnh cho quân, dân các xứ đắp hệ thống luỹ đất, trên trồng tre gai, dài vài trăm dặm từ sông Hát đến huyện Sơn Minh (Phú Xuyên, Hà Nội) để bảo vệ sườn phía tây của kinh thành, chống lại sự uy hiếp của quân Lê – Trịnh; mặt khác, đốc thúc quân lính sửa sang đường sá, chuẩn bị gạch ngói, gia cố đắp lại nhiều chỗ của Hoàng thành, rồi đưa xa giá từ các hành cung ở ngoại thành vào đóng hẳn trong chính điện.
Năm 1588, triều đình Mạc “hạ lệnh cho binh dân các huyện trong bốn trấn, đắp thêm ba lần luỹ ngoài thành Đại La ở Thăng Long, bắt đầu từ phường Nhật Chiêu (Nhật Tân ngày nay) vượt qua Tây Hồ, Cầu Dừa (ô Chợ Dừa) đến Cầu Dền, suốt đến Thanh Trì, giáp phía tây bắc sông Nhị, cao hơn thành Thăng Long vài trượng, rộng 25 trượng, đào ba lần hào, đều trồng tre gai, dài mấy mươi dặm để bao bọc lấy kinh thành”14. Đây là bức luỹ đất Đại La bảo vệ rộng dài nhất trong lịch sử thành Thăng Long.
Cuối năm 1588, Trịnh Tùng lại đem đại binh ra đánh các vùng Trường Yên, Thiên Quan. Năm 1589, Mạc Đôn Nhượng cử đại binh dốc toàn lực tấn công Yên Mô, gắng đánh một trận sống mái, quyết định với Lê – Trịnh. Trịnh Tùng dùng kế giả cách lui quân, dẫn quân Mạc vào chỗ hiểm ở núi Tam Điệp, đánh tiêu diệt. Trận Tam Điệp đã làm sụp đổ hy vọng cuối cùng của quân Mạc, dọn đường cho quân Lê – Trịnh tổng tấn công ra Bắc.
– Cuộc tổng phản công ra Bắc của Lê – Trịnh năm Nhâm Thìn (1592) Cuối năm Tân Mão, giáp Tết Nhâm Thìn – 1592, thấy thời cơ đã chín muồi, Trịnh Tùng quyết định mở cuộc tổng tấn công ra Bắc. Trịnh Tùng huy động 6 vạn quân, chia thành 5 đạo, từ Tây Đô theo đường thượng đạo qua Ninh Bình, Hoà Bình đến vùng ven sông Hát (Hà Nội), 10 ngày sau hội quân tại Tốt Lâm.
Mạc Mậu Hợp cũng đích thân chỉ huy, cùng với các tướng Mạc Ngọc Liễn, Nguyễn Quyện, đem 10 vạn binh hội quân dàn trận. Ngày 27 Tết, hai bên kịch chiến tại Phấn Thượng (Phúc Thọ, Hà Nội). Quân Mạc thua to, chết hàng vạn. Mạc Mậu Hợp cùng tàn quân xuống thuyền qua sông tháo chạy. Ngày 30 Tết, Trịnh Tùng cho quân vượt sông Cù (sông Hát) đem quân tiến đánh áp sát phía tây kinh thành.
Ngày mồng 5, Trịnh Tùng chỉ huy đại quân vượt sông tổng công kích Thăng Long. Mạc Mậu Hợp bỏ thành, vượt sông Nhị đến bến Bồ Đề, giao thành lại cho các tướng Mạc Ngọc Liễn, Bùi Văn Khuê… cố thủ ở cửa thành. Ngày mồng 6, Trịnh Tùng cử các tướng đánh vào thành theo 3 cửa ô: Cầu Dừa (ô Chợ Dừa), Cầu Muống (Kim Liên) và Cầu Dền. Trận kịch chiến có tính quyết định diễn ra ở luỹ Cầu Dền. Tướng Mạc là Nguyễn Quyện đem đại binh và súng lớn (bách tử) trấn giữ, chống trả quân Trịnh do Hoàng Đình Ái chỉ huy. Trịnh Tùng từ Hồng Mai (Bạch Mai ngày nay) đem đại quân tiếp ứng, giao chiến phá tan cửa luỹ. Quân Mạc chết hàng nghìn, “xác chết gối lên nhau”, Nguyễn Quyện bị bắt sống, hai con Quyện tử trận. “Cung điện, nhà cửa ở kinh thành tiêu điều sạch không”15.
Chiếm được kinh thành, Trịnh Tùng cho quân san bằng luỹ đất Đại La. Sau hai tháng tiến hành bình định, dẹp yên những vùng xung quanh kinh thành, Trịnh Tùng rút quân về Thanh Hoá.
Vua Mạc trở lại Thăng Long, nhưng chính sự ngày càng đổ nát, quân sĩ và lòng dân ly tán, một số trốn sang hàng Lê – Trịnh. Thừa cơ, cuối năm, Trịnh Tùng lại đem đại quân đánh ra Bắc, tiến vào thành Thăng Long. Mạc Mậu Hợp trốn chạy về vùng Kim Thành (Hải Dương). Quân Trịnh truy kích, bắt được Mạc Mậu Hợp đang ẩn trốn tại một ngôi chùa ở huyện Phượng Nhãn (Bắc Giang), đem về kinh thành hành hình. Đến đây, nội chiến Nam – Bắc triều kết thúc. Triều Mạc về cơ bản bị sụp đổ.
Sau khi bị đánh bật khỏi Thăng Long, thế lực Mạc chiếm cứ các vùng Hải Dương, An Quảng (Quảng Yên) là nơi gần quê hương bản bộ của Mạc, sau đó rút lên cố thủ ở vùng rừng núi Cao Bằng, gần biên giới Việt – Trung.
Từ tháng 7-1594, Thái phó Mạc Ngọc Liễn, người đã hết sức phò tá cơ đồ nhà Mạc trong cuộc tấn công tiêu diệt của tập đoàn họ Trịnh16, trước lúc qua đời đã trăng trối với Mạc Kính Cung “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng… Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thòi, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được chứ không thể lấy lực chọi lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây, thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính. Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó là tội lớn không gì bằng”17
Trong thời gian này, nhà Mạc đã tiến hành xây nhiều thành quách ở một số địa phương (như Hải Dương, Quảng Yên, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng). Khi Trịnh – Nguyễn phân tranh, chia thành xứ Đàng Ngoài và xứ Đàng Trong, người trong nước đương thời đã gọi vùng kiểm soát của họ Mạc ở miền thượng du là “xứ Đàng Trên của chúa Canh”18.
Thực hiện chủ yếu chiến lược phòng ngự, nhưng hai lần (1600, 1623), nhân khi nội bộ Lê – Trịnh gặp khó khăn, nhà Mạc đã đưa quân về chiếm kinh thành Thăng Long, buộc vua Lê phải lánh vào Tây Đô (Thanh Hoá). Ngược lại, khi thế yếu, họ Mạc đã dùng kế tạm về quy thuận nhà Lê để bảo toàn cứ địa.
Và tuy có quan hệ “thân thiện” với nhà Minh, vua Mạc ở Cao Bằng thường tìm cách dựa vào thế các chính quyền nhà Minh ở địa phương biên giới để mong giúp đỡ, gây sức ép với Lê – Trịnh, nhưng vẫn tuân thủ theo di chúc của cố Thái phó Mạc Ngọc Liễn từ năm 1594.
Khi Minh đổ, Thanh lập, Mạc mất chỗ nương tựa. Trịnh cử đại binh tiến đánh Cao Bằng (1677). Kính Vũ trốn sang Trung Quốc, sau bị nhà Thanh bất giữ, đem trả về cho Lê – Trịnh.
Như vậy, từ sau khi mất kinh thành, họ Mạc vẫn tồn tại thêm 85 nãm (1592 – 1677) tại một số nơi và chủ yếu ở Cao Bằng với các vua Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ.
Chiến tranh Lê – Mạc kéo dài sáu thập kỷ đã để lại nhiều hậu quả trầm trọng cho đất nước và đời sống nhân dân Đại Việt lúc bấy giờ. Hàng vạn quân dân chết chóc, mùa màng bị tàn phá, dịch bệnh, đói kém lan tràn. Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm tố cáo:
Cả một vùng từ đông sang tây
Đồng ruộng chẳng cày cấy gì
Chiến tranh cứ nối tiếp nối nhau
Tai hoạ thật là cùng cực.
(‘Thương loạn)19
Như vậy, gần như trong suốt thời gian tồn tại, nhà Mạc phải liên tục đương đầu với các thế lực chống đối từ nhiều phía. Nhà Mạc đã phải huy động đến cùng cực nhân tài vật lực vào cuộc chiến. Những yêu cầu và thực tiễn hoạt động quân sự, chính trị đó một mặt là hạn chế quan trọng, khiến chính quyến Mạc không còn đủ thời gian, trí lực, tiềm lực dành cho các hoạt động kinh tế, xã hội, mặt khác trở thành tác động chính, thường xuyên, nổi bật nhất đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, tư tưởng, vãn hoá xã hội đương thời. Sau khi khôi phục Thăng Long nãm 1592, triều Lê đã trung hưng nhưng quyền hành thuộc về các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Chú thích:
1 Trong Đại Việt thông sử, Lê Quý Đôn chép là năm Mậu Tý (1528), Lê Công Uyên là cháu của công thần Lê Vãn Linh khởi binh.
2 Lê Quý Đôn chép là “em” (Đại Việt thông sử, Sđd, tr.269).
3 Như trẽn đã chi ra, triều đình nhà Mạc coi là con của Nguyễn Kim chứ không phải là dòng dõi họ Lê. Trong các thư từ giao thiệp với nhà Minh, nhà Mạc luôn nhấn đến: Lê Ninh – tức Lê Trang Tông là con cháu dòng họ Nguyễn mang ấn giả.
4 Trịnh Kiểm đã gả con gái nuôi cho vua Ai Lao Sạ Đẩu.
5 Con cháu Vũ Văn Mật, về sau, trong thời Lê Trung hưng, lại vẫn cát cứ, chiếm giữ vùng Đại Đồng (Tuyên Quang), xây thành Việt Tĩnh, cho đến năm 1699. Dân chúng thường gọi là “chúa Bầu” và “thành Bầu”.
6 Phạm Xuân Huyên: Sự nghiệp các chúa Trịnh trong lịch sử Đại Việt, Thanh Hoá 1996, tr.23.
7 Lê Quý Đôn : Đại Việt thông sử, Sđd, tr.293. Vụ các tướng Mạc về hàng phục Nam triều năm 1551 là một sự kiện có ảnh hưởng chính trị lớn, làm tăng thêm uy tín của chính quyền Lê – Trịnh. Lê Bá Ly là lão tướng, đại thần triều Mạc, thông gia với vua Mạc và Nguyễn Thiến (một trong ba trạng nguyên nổi tiếng thời Mạc, cùng với Nguyễn Bỉnh Khiêm và Giáp Trừng (Giáp Hải)). Vì bị gian thần Phạm Quỳnh dèm pha triều đình, mưu toan hãm hại, Bá Ly đã nổi lên chống Mạc, đem quân sĩ về quy thuận Nam triều. Cùng đi theo với Bá Ly đợt này có Lé Khắc Thận (con trai Ly), Nguyễn Thiến cùng Nguyễn Quyện, Nguyền Miễn (hai con trai Thiến) và nhiều họ hàng tuỳ tướng (Nguyễn Khải Khang, Nguyễn Hữu Liêu, Đặng Huấn…).
Năm 1557, Lê Bá Ly và Nguyễn Thiến đều mất. Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn lại về hàng ngũ Mạc. Sau đó Quyện trớ thành danh tướng Mạc, chống cự với quán Trịnh Tùng ở trận Cầu Dền (kinh thành Thăng Long) năm 1592, bị bắt sống.
Năm 1558, Nguyễn Khải Khang bị Mạc lừa dụ hàng, bắt đem về Thăng Long xử cực hình, xé xác. Năm 1572, Lê Khắc Thận mưu trốn về hàng Mạc, bị Trịnh Tùng bắt được, đem giết.
8 Mạc Kính Điển (? – 1580): Năm 1546 khi Mạc Phúc Hải mất, con là Mạc Phúc Nguyên còn nhỏ, Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi muốn lập con thứ hai của Mạc Đăng Doanh là Hoằng vương Mạc Chính Trung lên ngôi, Mạc Kính Điển không chịu quyết phù Phúc Nguyên – dòng đích lên ngôi. Tử Nghi và Chính Trung khởi loạn, chiếm ưu thế ban đầu, nhiều lần tiến đánh Thăng Long.
9 Theo gia phả họ Lại (họ mẹ Trịnh Cối), Trịnh Cối đã cầu cứu Trịnh Tùng nhưng không được. Lui quân về Yên Trường thì bị Trịnh Tùng đóng chặt cửa thành, không cho vào. Cùng đường, Trịnh Cối buộc phải đem quân sang hàng Mạc (xem Lại Cao Nguyên: Vụ tranh chấp giữa Trịnh Tùng và Trịnh Cối, Tạp chí Xưa & Nay, số 217, tháng 8-2004).
10 Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Sđd, tr.327.
11 Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Sđd, tr.328.
12 Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XVII-11a, Sđd, TIII, tr 157.
13 Lê Quý Đôn : Đại Việt thông sử, Sđd, tr.346-347.
14 Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XVII-18b, Sđd, TIII, tr 146.
15 Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XVII-18b, Sđd, TIII, tr 173
16 Mạc Ngọc Liễn ( ? – 1594) gốc họ Nguyễn, là con Thái sư Tây Quốc công Nguyễn Kính, công thần khai quốc của nhà Mạc. Cả cha con Nguyễn Kính đều được ban họ Mạc. Bản thân Ngọc Liễn đã tham gia phò tá, theo Mạc Kính Điển bảo vệ Mạc Hậu Hợp, từng trải qua các cuộc chinh chiến suốt triều Mạc. Sau khi quân Mạc chạy khỏi Thăng Long, năm 1593 Ngọc Liễn lập Mạc Kính Cung, con Mạc Kính Điển làm vua. Trịnh Tùng tiếp tục điều quân truy kích. Đầu năm 1594, Mạc Ngọc Liễn mang Mạc Kính Cung hết lên An Bắc, chạy sang Tư Minh (Trung Quốc), rồi trở về tấn công Yên Tử (Quảng Ninh), Vĩnh Lại (Hải Phòng, Hải Dương)…
17 Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XVII-18b, Sđđ, T.III, tr. 173.
18 A.de Rhodes : Histoire du Royaume du Tunquin, Lyon, 1651, tr.210.
19 Thơ văn chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm, NXB Văn học, Hà Nội 1983,
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.