- Đang online: 2
- Hôm qua: 471
- Tuần nay: 20040
- Tổng truy cập: 3,372,876
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI MẠC (Tiếp theo) 530
- 281 lượt xem
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI MẠC (Tiếp theo)
1.2 Triều Mạc thành lập
Trong bối cảnh chính trị – xã hội như trên, từ chính trong cung đình triều Lê xuất hiện một thế lực mới, đứng đầu là Mạc Đãng Dung. Từ một người làm nghề đánh cá, khi lớn, có sức khoẻ, thi đỗ lực sĩ xuất thân, được dùng vào quân Túc vệ1, năm 1508 được phong Đô chi huy sứ vệ Thần vũ, trong vòng 20 năm sau đó, Mạc Đăng Dung đã vươn lên đến tước hiệu cao nhất, quyền lực nhất trong đám đình thần triều Lê:
Năm 1511, được phong Vũ Xuyên bá;
Năm 1516, được phong Phó tướng tả đô đốc, trấn thủ Sơn Nam – phên dậu đặc biệt quan trọng về phía nam của kinh thành Thăng Long;
Năm 1519, được phong Minh Quận công
Năm 1520, làm Tiết chế các xứ thủy bộ chư dinh;
Nãm 1521, đầu năm phong là Nhân Quốc công tiết chế các doanh quân thủy bộ 13 đạo, tháng 7 đã gia phong Thái phó;
Năm 1522, uy quyển ngày một lớn, lòng người đều hướng theo, con gái nuôi cho vào hầu vua, con trai cả Mạc Đãng Doanh đã có tước Dục Mỹ hầu, trông coi điện Kim Quang. Bản thân Đăng Dung “đi bộ thì lọng phượng dát vàng, đi thuỷ thì rồng giây kéo”. Cung cấm triều đình Lê như đã trong tay Mạc Đãng Dung;
Nãm 1524, được phong Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân Quốc công; đến tháng 4 nãm 1527 lại được phong An Hưng vương.
Trên thực tế, Mạc Đăng Dung đã nắm được thực quyền, mạnh nhất trong các phe phái đương thời.
Về nguồn gốc Mạc Đăng Dung, Đại Việt sử kỷ toàn thư chỉ cho biết: Mạc Đăng Dung người làng cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng). Hồi nhỏ Mạc Đăng Dung làm nghề đánh cá, khi lớn có sức khỏe, thi đỗ lực sĩ xuất thân, đến đời Hồng Thuận được thăng làm Đô chỉ huy sứ, tước hiệu Vũ Xuyên bá. Làm quan trải hai triều. Đời Thống Nguyên làm đến Thái sư Nhân Quốc công, sau được phong là An Hưng vương2.
Đến thế kỷ XVIII, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn (1726 – 1784) cho biết thêm: “…Tổ bảy đời là Đĩnh Chi ở làng Đông Cao, huyện Bình Đà, tức Lũng Động, huyện Chí Linh bây giờ. Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) thời Anh Tông nhà Trần”. Đến tổ năm đời là Thuý thì di cư đến Lan Khê, huyện Thanh Hà. Tổ đời thứ tư là Bình thì di cư đến Cổ Trai.3
Mạc Đăng Dung không phải là tướng có tài thao lược quân sự. Những lần trực tiếp cầm quân đi đánh, không phải lần nào Mạc Đăng Dung cũng thắng đối phương. Nhưng Mạc Đăng Dung đã được cất nhắc rất nhanh. Một mặt, chính sự yếu ớt của vua Lê lúc đó cần đến sự che chở, bảo vệ của những người như Mạc Đăng Dung. Mặt khác, Mạc Đăng Dung là người hoạt động chính trị thực tế, mun lược, biết tận dụng thời cơ, quyền biến, quyết đoán. Nếu trong các biện pháp để củng cố quyển lực triều Lê ở đầu thế kỷ XVI đã triển khai như trên, lại tạo thành cơ hội và chiêu bài để các phe nhóm giương lên, lợi đụng, thì trong các phe nhóm lợi dụng đó, Mạc Đãng Dung là người giương cao và tận dụng có hiệu quả nhất. Là người mưu trí, biết lợi dụng danh nghĩa bảo vệ ngai vàng vua Lê, Mạc Đăng Dung không những che giấu được lực lượng của mình mà còn tổ chức phát huy được lực lượng, lần lượt loại trừ được hầu hết những thế lực cản trở, không ăn cánh với mình.
Năm Giáp Tuất (1514), Trần Công Vụ – người xã Phạm Tùng, huyện Gia Phúc (Thanh Miện, Hải Dươnu) và Cồ Khác Xương – người hương Nhân Vũ, huyện Thiên Thi (Ân Thi, Hưng Yên) là lính Hiệu lực tiền vệ, tự xưng là Phò mã giáng thân, ít lâu sau lại xưng là Thicn Vũ, ra ở chùa làng, đặt hiệu là Phù Kinh, lấy lá gói cơm đốt thành than làm thuốc chữa cho người không có con cái, phao tin chữa cho ai là hiệu nghiệm ngay… Nhân sự kiện đó, Mạc Đăng Dung dâng sớ cho rằng Công Vụ, Khắc Xương “Đáng lẽ phải theo đạo vua, kính tuân lời dạy, lại giả xung Thiên Bồng, Thiên Vũ, lừa dối dân, biến chùa Phạt thành trường bán gian, mượn miếu thần làm trò trá ngụy”. Đế xảy ra tình trạng đó, theo Dung thì bọn quan Thừa hiến là Lê Toán, Đỗ Thao cũng liên quan trách nhiệm, vì “kẻ đã từng đọc sách thánh hiền, đéu giữ trọng trách gương mẫu, lại ngu tối chẳng biết gì mê tín xằng bậy”. Kết quả là Trần Công Vụ, Cồ Khắc Xương bị đánh chết.
Năm 1516, khi Lê Quang Độ – viên Thái sư Thiệu Quốc công dưới triều Lê Tương Dực đầu hàng quân Trần Cảo, bị bắt đưa về Thăng Long, Đăng Dung lại dâng sớ: “Tam cươnc Ngũ thường là rường cột chống đỡ trời đất, là trụ đá giữ yên sinh dân. Từ xưa đến nay, chưa có ai bỏ cương thường mà có thể đứng trong khoáng trời đất được”. Dung kết tội Độ là kẻ “nhờ ấm phong của ông cha, đội ơn hậu của triều đình, làm quan trải 4 triều, ngôi vị đốn chức tả phụ”, mà “hạnh kiểm như chó lợn, mang tội với đất trời, lố tông, thiên hạ không thể tha thứ được”. Sau vụ này “Vua tin Đăng Dung là trung thực, càng thêm ân sủng”4
Khi biết lực lượng của mình còn chưa đủ mạnh, Dung biết né tránh những cuộc đụng đầu không cần thiết đê dung hoà, chờ thời. Năm 1517, khi các tướng đều tự xưng hùng xưng bá gây ra hiềm khích với nhau… Thiết Son bá Trần Chân đã đuổi Nguyễn Hoằng Dụ. Dung nhận lệnh dẫn quân thuỷ, còn Nguyễn Công Độ theo đường bộ để truy đuổi Hoằng Dụ. Nhưng khi nhận được thư và bài thơ cúa Hoàng Dụ gửi tới, Mạc Đăng Dung đã không theo lệnh “triều đình” mà án binh bất động. Vì thế mà quân Hoàng Dụ an toàn rút về Thanh Hoá.
Mặt khác, đứng trước thế lực của Trần Chân, kẻ đang thâu tóm quyền hành của triều đình thì Mạc Đăng Dung lại hỏi con gái của Trần Chân cho con trai mình là Mạc Đăng Doanh. Trải qua các vụ tiếp theo: đánh phá bắt được quàn Lê Do ở Từ Liêm, chiêu dụ được Nguyễn Kính, Hoàng Duy Nhạc. “Quân lực của Đăng Dung ngày càng nhiều, công danh ngày càng thịnh, triều đình ai cũng phục”5.
Đám triều thần đều biết và bản thân vua Lê cũng không phải không biết đến thế lực của Mạc Đăng Dung. Sau khi đám tàn quân của Trần Cảo bị dẹp hoàn toàn, tình hình tạm yên, tháng 7 năm Nhâm Ngọ (1522), chính vua Lê đã ngầm mưu với Phạm Hiến, Phạm Thứ sai người đem mật chiếu vào Thanh Hoá gọi Trịnh Tuy ra nghênh viện, đón vua ra ngoài cung, chạy đến huyện Minh Nghĩa, Sơn Tây. Lúc đó, Mạc Đăng Dung với cương vị Thái phó kiêm Tiết chế các doanh quân thuỷ bộ, thế lực đã lớn đến mức độ mọi âm mưu toan tính, cố gáng của đám vua quan triều Lê đều vô vọng.
Biên niên sử cũ không bình luận gì về các sự kiện trên nhưng đều phải hạ bút viết “Đăng Dung uy quyền ngày một lớn, lòng người đều hướng theo”6. Từ tháng 7 năm Nhàm Ngọ (1522) đến tháng tháng 7 năm Quý Mùi (1523), trong cung đinh nhà Lê cơ bán chia làm hai phái. Phái theo Mạc Đăng Dung dựng Cung Hoàng và nhóm Trịnh Tuy miễn cưỡng phải phò Lê Quang Thiệu.
Tình thế đó chỉ được giải quyết vào tháng 8 năm Quý Mùi (1523).
Năm 1527, khi trên thực tế mọi quyền lực đã nằm trong tay, Đăng Dung chi còn làm động tác cuối cùng, bắt ép Cung Hoàng nhường ngôi, giành lấy ngôi vua về tay mình, lập ra triều Mạc.
Như vậy, hơn 20 năm suy yếu, suy sụp của triều đình Lê sơ, trong tình trạng phân liệt không tránh khỏi của thể chế chính trị và những biến động xã hội đã làm nảy sinh, nuôi dưỡng và dọn đường, chuẩn bị trực tiếp cho Mạc Đăng Dung vươn lên thâu tóm quyền hành, từng bước tiến tới ngai vàng.
Khi triều đình Lê đã không làm nổi nhiệm vụ quản lý đất nước, duy trì trật tự an ninh xã hội, thậm chí làm kiệt quệ và đặt đất nước bên bờ vực thảm hoạ, không ít thế lực, phe phái trong triều đình đã đả kích, tấn công tiêu diệt lẫn nhau, thậm chí giết cả vua, nhưng vẫn tiếp tục đặt lên ngai vàng một vua Lê khác, tức là tiếp tục ủng hộ, duy trì vương triều đó, để mưu cầu lợi ích của bản thân, phe phái mình.
Khác với các phe phái ấy, Mạc Đăng Dung phế truất Cung Hoàng, không lập lại vương triều Lê suy tàn mà lập một vương triều mới. Đó là một thái độ quyết đoán, đáp ứng yêu cầu thay đổi vương triều – điểu đã từng diễn ra không ít lần trong lịch sử chế độ quân chủ đến thế kỷ XVI.
Đương nhiên không phải chỉ đến Mạc Đăng Dung mới có hành động tấn công trực diện và phủ định vương triều Lê. Cuộc nổi dậy của Trần cảo đã từng thực hiện ý tưởng đó từ năm 1516, nhưng thất bại. Hơn 10 nãm sau, thành công của Mạc Đăng Dung phản ánh kết quả tổng hợp của những điều kiện khách quan thuận lợi hơn và chứng tỏ tính thực tế, khôn khéo, mưu lược của vị vua mở đầu vương triều mới.
Đương nhiên, có một bộ phận quan lại, quý tộc cao cấp trong triều đình nhà Lê lúc đó hoặc vì “trung quân” hoặc chú yếu vì địa vị, quyển lợi vốn gắn chặt với nhà Lê, đâu dễ dàng chấp nhận vương triều mới do Mạc Đăng Dung thành lập.
Thượng thư Bộ Lại Trương Phu Duyệt, ngay giữa ban chầu, khi các quan bảo khởi thảo chiếu của vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung đã dám trừng mắt quát: “Thế nghĩa là gì ?”. Một bộ phận con cháu, bể tôi cũ của nhà Lê như các cựu thần Trịnh Ngung, Trịnh Ngang, Thanh Hoa hữu vệ Điện tiền tướng quân An Thanh hầu Nguyễn Kim, Lê Ý – cháu ngoại họ Lê,… đều tổ chức lực lượng chống lại nhà Mạc ngay từ đầu. Nhà Mạc thành lập và tồn tại trong cuộc đấu tranh quyết liệt với các thế lực “phù Lê” này.
Nhà Mạc thành lập không phải là sự phản kháng của một lực lượng mới, đang mâu thuẫn, hay phủ định một mô hình kinh tế – xã hội, một thiết chế tổ chức và quản lý cũ. Trong bối cảnh cuối những nãm 20 của thế kỷ XVI hành động của Mạc Đăng Dung phù hợp với nhu cầu bức xúc về mặt xã hội – tâm lý của nhiều tầng lớp xã hội, kể cả bộ phận quý tộc phong kiến lúc đó.
Dẫu đứng trên lập trường của nhà Lê – chúa Trịnh, các sử gia biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư dẫu viết “Mạc Đăng Dung từ cổ Trai vào Kinh, bắt vua phải nhường ngôi” nhưng ngay dòng sau đó cũng phải thừa nhận “Bấy giờ thần dân trong Kinh đểu theo Mạc Đăng Dung và đều đón Đăng Dung vào Kinh”7. Trong 56 người được thăng trật, ban tước trong đợt đầu năm 1528, một bộ phận không nhỏ là triều thần nhà Lê đã tham gia ngay từ đầu chính quyền nhà Mạc. Không phải ngẫu nhiên mà kỳ thi đầu tiên của nhà Mạc tổ chức vào nãm 1529, có đến hơn 4.000 thí sinh, trong đó có nhiểu con cháu các quan lại nhà Lê tham dự. Đặc biệt, trong thời kỳ đầu tiên khi nhà Mạc thành lập, với những biện pháp cụ thể của mình, đã tạo ra một không khí mới, ổn định trong đời sống xã hội đương thời, đã hấp dẫn, lôi cuốn được ngay cả những bộ phận “kỹ tính” nhất:
Nguyễn Bính Khiêm (1491 – 1585) quê tại Trung Am, Vĩnh Lại (Vĩnh Bào, Hải Phòng) được gia đình cho vào tận xứ Thanh theo học Bảng nhãn Lương Đác Bằng. Dẫu trở thành học trò xuất sắc của vị Báng nhãn, Thượng thư về hưu này, nhưng suốt tuổi thanh niên, Nguyễn Bính Khiêm đã bỏ qua đến 6 kỳ thi của triều đình Lê từ đời Đoan Khánh đốn Thống Nguyên (1508 – 1526), rồi cũng bỏ qua 2 kỳ thi Hội đầu triều Mạc (1529, 1532). Nhưng đến kỳ thi năm Ât Mùi (1535) khi nhà Mạc đã qua gần thập niên đầu cầm quyền và bản thân cũng gần 40 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm lại dự thi với triều Mạc và đỗ Trạng nguyên.
Hoặc như Nguyễn Thanh (1506 – ?) quê ở Bột Thái (Hoàng Hoá, Thanh Hoá), sinh ra trong gia đình Vũ Huân tướng quân Hoằng Nhâm, chú là Tiến sĩ khoa Tàn Sửu thời Hồng Đức (1481). Nguyễn Thanh đã nhập ngũ dưới thời Lê Cung Hoàng. Khi triều Mạc thành lập, Nguyễn Thanh bỏ quân ngũ về quê đi học. Hơn 10 năm sau, Nguyễn Thanh ra thi, đỗ Tiến sĩ kỳ thi năm 15418.
Chú thích:
1Đại từ đường họ Phạm Đình Kỷ (gốc Mạc Đăng Dung) ở Xuân Kiên, Xuân Trường, Nam Định còn lưu giữ được thanh đại đao mà dòng họ truyền là của Mạc Đăng Dung, nặng 36,9kg, dài 2,5m
2Đại Việt Sử ký toàn thư, Q.XV-69a,Sđd, T.III, tr 109-110
3Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Bản dịch của NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1979, tr 253.
Về gốc tích của họ Mạc Đăng Dung, cho đến nay có 2 loại ý kiến: loại thứ nhất về cơ bản dẫn theo giới thiệu của Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử, bổ sung ghi chép của Vũ Phương Đề cuối thế kỷ XVIII trong Công dư tiệp ký, các sử thần triều Nguyễn trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục – thế kỷ XIX; loại ý kiến thứ hai cho rằng họ Mạc là dòng dõi tộc Đãn sống ở ven biển Mã Lai đã Việt hóa. Trần Quốc Vượng, từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX khi tập hợp tư liệu từ điền dã đến sách vở đã dẫn Lý Văn Phượng trong Việt kiệu thư (tựa viết năm 1540) viết “Mạc Đăng Dung, tổ tiên ông ta không biết người ở đâu. Hoặc có người nói vốn là Đản dân ở huyện Đông Hoãn, Quảng Châu…”.Xem: Trần Quốc Vượng trong bài Về gốc tích Mạc Đăng Dung trong Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn học, Hà Nội 2003, tr 777-805; Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Hà Nội 1996; Vương triều Mạc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1993.
4Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Sđd, tr 256-257.
5Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Sđd, tr 260.
6Đại Việt Sử ký toàn thư, Q.XV-54b, Sđd, T.III, tr 96.
7Đại Việt Sử ký toàn thư, Q.XV-67b, Sđd, T.III, tr 108.
8Đăng khoa lục, 92-32a.
(Còn nữa)
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.