- Đang online: 1
- Hôm qua: 471
- Tuần nay: 20032
- Tổng truy cập: 3,372,872
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI MẠC (Tiếp theo) 528
- 226 lượt xem
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI MẠC (Tiếp theo)
2.2 Chính sách ruộng đất, tiền tệ
Cũng như các triều đình phong kiến khác quan niệm “phi nông bất ổn”, nhà Mạc chỉ một năm sau khi thành lập, năm 1528, đã bàn định vể điền chế.
Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1583, trong đầu đề thi Đình năm Quý Mùi – 1583, Mạc Mậu Hợp vẫn đặt ra câu hỏi: “Dân du thử du thực có thể quay về nghề nông không? Đất đai trồng cấy lúa ngô có thể khai khẩn được hết không
Trong hoàn cảnh song song tồn tại ruộng công, ruộng tư, tình trạng “biến ruộng công thành ruộng tư” vốn đã tiềm tàng, thường trực càng có điều kiện bùng phát. Luật pháp thời Lê sơ không kìm được sự phát triển của quá trình tư hữu hoá ruộng đất ngày một lan mạnh cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI… Chế độ quân điền được ban bố từ đầu thế kỷ XV và đã từng là một giải pháp quan trọng để chính quyển Trung ương vươn tới làng xã, tiểu nông hoá nền nông nghiệp và góp phần quan trọng kéo nông dân về với ruộng đất, với làng xã, phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân sau chiến tranh, thì đã dần dần mất đi ý nghĩa tích cực. về cơ bản, hiệu quả chính sách quân điền của triều Lê sơ đã bị giảm sút trước sự phát triển mạnh mẽ của ruộng đất tư hữu.
Năm 1510, nhà Lê đã ra lệnh: truy tìm các hạng ruộng còn ẩn lậu trong dân chưa vào sổ quân để cấp cho các công, hầu, bá theo thứ bậc khác nhau.
Trong Trị bình bảo phạm, ban hành vào năm 1511, đã chỉ ra tình trạng: “ruộng đất chằm ao, bãi dâu, được ban cấp như đã định rõ, đợi khi khám xong ban cấp cho và dựng mốc ranh giới rồi mới được cày cấy. Nếu chưa qua khám thực, chưa dựng cột mốc, thì không được cướp đoạt mà thu thóc lúa… Không được dung nạp kẻ gian ra vào ức hiếp lấy lạm ruộng đất của dân”.
Thực trạng xã hội ấy khiến nhà Mạc ngay từ khi mới thành lập đã phải đối diện cùng một lúc với nhiều mâu thuẫn không dễ giải quyết. Một mặt, phải kéo được nông dân trở về với làng xã, với ruộng đất để ổn định nông nghiệp, nông thôn sau gần 20 năm liên miên nội chiến phe phái. Mặt khác, phải tăng cường xây dựng và củng cố chỗ dựa trực tiếp của chính quyền mới là đội ngũ tướng lĩnh, binh lính, vốn không ít và đã có công giúp dập họ Mạc đánh dẹp các thế lực, thâu tóm được chính quyền.
Biên niên sử thời Lê, Nguyễn không ghi chép các điền chế, lộc chế mà triều đình Mạc bàn định năm 1528 cụ thế ra sao để giải quyết mâu thuẫn này. Quyết định vào năm Quảng Hoà thứ 3 (1543) về việc cấp ruộng cho Trung hiệu, Trung sĩ chỉ phản ánh: “Xã nào ngoài ruộng đất tư mà có ruộng quan và ruộng chùa, thì tuỳ theo số ruộng đó, chiếu cấp. Hạng nhất Trung hiệu mỗi người 2,5 phần. Xã nào không có ruộng thì mỗi nsười 1 phần. Xã nào tuy ruộng nhiều đáng được 2 phần thì 2 phần ấy cũng không được 2 mẫu, rồi tuỳ theo cấp bậc giảm dần còn bao nhiêu ruộng sẽ theo nhân số trong xã mà chia đồng đều”.
Thiếu sư Mạc Ninh Bang bàn: “Như vậy đủ thấy triều đình ưu đãi Trung hiệu, Trung sĩ rất hậu”. Song theo Ninh Bang, việc cấp phát ruộng đất một cách đồng đều như vậy không khuyến khích được lòng người, nên đé xuất: “Các quan tướng bản doanh ra lệnh cho các quan bản huyện lấy công tâm lựa chọn bảo cử người nào tinh tráng khỏe mạnh, thiện chiến làm hạng nhất chia loại, lấy thực số làm thành sổ cấp điền. Đồng thời các quan phủ, huyện, xã trưởng chiếu theo sổ cấp đién nói trên làm quyển thứ hai, rồi đem ruộng nhất đẳng cấp cho hạng này trước đế khuyến khích chiến sĩ”. Mạc Phúc Hải đã nghe theo.
Như vậy, lộc điển của nhà Mạc năm 1543 cấp đến hạne nhất Trung hiệu, Trung sĩ. Nguồn để cấp lộc điển cho các hạng sĩ quan này lấy từ ruộng đất công làng xã, ruộng chùa. Trong hoàn cảnh mỗi ty, cả Trung hiệu lẫn Trung sĩ, có đến 1.110 viên, binh lính đến trên dưới chục vạn, nhà Mạc phải sử dụng cả ruộng chùa để chia cấp. Điều đó còn cho thấy ruộng đất công làng xã thời Mạc không còn bao nhiêu và cũng không còn quỹ ruộng công để thực hiện chính sách quân điền.
Đại Việt thông sử cho biết, nhà Mạc vẫn duy trì ruộng cấp “thế nghiệp” cho các công thần: năm 1554 cấp cho Thiếu sư trí sĩ Trần Phỉ 57 mẫu thế nghiệp1; nãm 1566, gia đình Thượng thư Lê Quang Bí được cấp 50 mẫu thế nghiệp2; nãm 1582 cấp cho Gia Quốc công Nguyễn Thám 50 mẫu ruộng thế nghiệp3.
Từ ruộng thế nghiệp, rồi phân điền theo các văn bia đương thời thì: Phúc Tuy Thái trưởng công chúa, các con là Bùi Thế Mỹ, Bùi Thế Trách, Bùi Triết đem bán đi 5 mẫu, Hoàng thái hậu họ Vũ đã mua số ruộng này và cúng vào chùa Minh Phúc (xã Cấm Khê, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) năm 15724.
Thái hoàng thái hậu cúng cả ruộng phân điền và ruộng mới mua hơn 23 mẫu vào chùa Thiên Phúc (xã Hoà Niễu, Kiến Thụy, Hải Phòng) năm 15 615.
Chinh Phi công chúa cúng 7 mẫu ruộng phân điền vào chùa Hồng Khánh (xã Đốc Hành, Tiên Lãng, Hải Phòng) năm 15896.
Mạc Ngọc Ý, con gái thứ hai của Thái úy Thượng trụ quốc trí sĩ Trung Thành vương cúng 3 mẫu phân điền (gồm 2 mẫu 9 sào ruộng và 1 sào đầm) đã cúng vào chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) năm 15927.
Như vậy các vương thần, tôn thất thân thích nhà Mạc được cấp ruộng thế nghiệp, ruộng plián điền. Loại ruộng được phân cấp này đã chuyển thành ruộng tư, đem cúng, tặng hoặc chuyển nhượng.
Bên cạnh ruộng đất có tên gọi trên, còn loại ruộng ban cấp cho các quan lại có huân công. Lê Quang Bí đi sứ nhà Minh, bị giữ lại 18 nãm, khi về nước, ngoài 20 lạng bạc và 200 quan tiền tặng cho cá nhân, nhà Mạc còn ban 50 mẫu ruộng cho gia đình Lê Quang Bí (đã nhắc ở trên), khi ông mất được cấp 80 mẫu ruộng tế, 11 mẫu ruộng miễn hoàn8.
Trong suốt thời Mạc, không thấy có chính sách động chạm đến chế độ tư hữu ruộng đất. Quá trình thực hiện chế độ lộc điền, ruộng thế nghiệp, phân điền như trên được tự do mua bán chuyển nhượng, cúng tặng chứng tỏ sự phát triển của chế độ ruộng tư hữu khá tự do.
Bên cạnh chính sách với nông nghiệp, mùa xuân nãm 1528, Mạc Đăng Dung cho đúc tiền Thông bảo theo kiểu cách đồng tiền cũ, rồi lại cho đúc các loại tiền gián pha kẽm và sất ban hành các xứ trong nước để thông dụng. Theo các tài liệu khảo cổ và Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, một số vua Mạc sau đó có đúc tiền: Minh Đức thông bảo có 3 loại bằng đồng, kẽm, sắt: Đại Chính thông bảo bằng đồng, Quảng Hoà thông bảo, Vĩnh Định thông bảo, Vĩnh Định chí bảo, Thái Bình thánh bảo, Thái Bình thông bảo, An Tháp nguyên bảo…
Chú thích
1 Theo Nguyễn Tuấn Thịnh: Bài văn sách đình đối khoa thi Tiến sĩ năm Quý Mùi – 1583, trong Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Sđđ, tr.246
2 Lê Quý Đôn : Đại Việt thông sử, Sđd, tr.310.
3 Đinh Khắc Thuân: Văn bia thời Mạc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1996, tr. 192.
4 Lê Quý Đôn : Đại Việt thông sử, Sđd, tr 301-326
5 Văn bia chùa Minh Phúc, Tư liệu Viện Sử học, Hà Nội, Ký hiệu N.6869.
6 Văn bia chùa Thiên Phúc, Tư liệu Viện Sử học, Hà Nội, Ký hiệu N.10067-8.
7 Văn bia chùa Hồng Khánh, Tư liệu Viện Sử học, Hà Nội, Ký hiệu N.9910.
8 Văn bia động Bối Am, Tư liệu Viện Sử học, Hà Nội, Ký hiệu N. 1222.
2.3 Quan hệ với nhà Minh
Quan hệ giữa nhà Mạc với nhà Minh có thể chia làm hai giai đoạn:
– Từ khi mới dựng vương triều Mạc đến năm 1541
– Từ sau năm 1541.
Theo biên niên sử triều Lê, đầu nãm Mậu Tý (1528), Mạc Đăng Dung đã phái đoàn sứ thần sang Yên Kinh báo biểu: “Con cháu họ Lê không còn ai thừa tự, di chúc cho đại thần họ Mạc tạm quản việc nước”. Vua Minh không tin, mật sai người sang Đại Việt “thăm dò tin tức, gặn hỏi căn do”. Họ Mạc thường đặt lời lẽ văn hoa để đối đáp, lại đem nhiều vàng bạc để đút lót cả những viên tướng nhà Minh giữ biên thuỳ. Hẳn vì có những hoạt động này mà sứ giả nhà Minh tâu về “con cháu họ Lê đã hết, không có ai nối ngôi được, đã uỷ thác cho họ Mạc. Người trong nước đều tôn phục theo về”1; anh em Trịnh Ngung, Trịnh Ngang, cựu thần nhà Lê, chạy sang triều đình nhà Minh “tố cáo Đăng Dung cướp nước và xin viện binh để đánh dẹp” đã bị chính các quan nhà Minh ở biên giới giữ lại, phong toả tin tức không cho lọt vào sâu trong nội địa. Cũng vì biên giói ở nội địa bị giám sát như vậy khiến Trịnh Duy Liêu, sứ giả của tập đoàn Lê – Nguyễn Kim phái sang triều đình Minh năm 1536 để tố cáo “tội trạng” của Đăng Dung và xin nhà Minh cất quân đánh Mạc, phải tìm đi đường biển2. Không ngẫu nhiên mà một số quan lại phụ trách vùng Lưỡng Quảng đứng vế phía tán thành chủ trương không phát binh lực sang Đại Việt trong cuộc bàn luận ở triều đình nhà Minh.
Cũng năm 1536, nhân dịp sinh hoàng tử, vua Minh sai sứ mang chiếu thư đi các nước tuỳ thuộc để báo cho các nước biết đến mừng. Bộ Lễ tâu: “An Nam không làm tròn chức cống đã 20 năm nay”. Mạc Đăng Dung, Trần Cảo đều là lũ giặc soán nghịch, nay đúng lúc phải sai sứ đi hỏi tội, lấy danh nghĩa Thiên tử để thay trời thảo phạt”…
Vua Minh phán “An Nam chiếu sứ bất thông, lại từ lâu không đến cống, phản nghịch đã rõ ràng, hãy sai sứ sang hỏi tội. Việc chinh thảo sai Bộ Binh bàn định gấp”.
Sau lời tâu của Bộ Lễ và Bộ Binh cuối tháng 11 năm ấy “Nên hưng binh hỏi tội, để thay trời thảo phạt, xin lệnh quan Trấn thủ Quảng Tây tuyển quan sở tại hiểu sâu tình hình nước Di, biết rõ đường sá cùng đến nước này khám hỏi lý do phản bội. Dự tuyển tướng chinh binh, đợi báo xuất phát, sắc cho Trấn thủ Lưỡng Quảng, Trấn thủ Vân Nam hội đồng với các phủ, án chuẩn bị quan quân, lo tính tiền lương, chuẩn bị chinh thảo”, vua Thế Tông nhà Minh lẫn nữa phán: “An Nam bội phản, không chịu đến triều cống, đáng thảo phạt, chấp nhận lời bàn, sau quan khám hỏi, Bộ Binh họp bàn về vấn để chinh phạt tâu lên”.
Cũng khoảng thời gian này thì nhóm Trịnh Duy Liêu gồm 10 người “từ Thanh Hoá “nhân nhờ thuyền buôn Quảng Đông, ngầm theo đến kinh đô” nhà Minh mang lời khẩn cầu của tập đoàn Lê – Trịnh đến Bắc Kinh: “xin hưng binh hỏi tội để cứu nạn nước”.
Tuy nhiên, theo Minh thực lục trong khi vua Minh đã cho Hữu đô ngự sử Mao Bá Ồn đến đợi mệnh chinh thảo An Nam, bọn Thị lang Bộ Hộ như Hồ Liễn, Cao Công Thiều “đến trước vùng Vân Quý, Lưỡng Quảng để điều động quân lương, Đô đốc Thiêm sự Giang Hoàn và Ngưu Hoàn làm Tả Hữu phó tổng binh đốc quân đi trước”,… thì cả năm 1537, rồi kéo qua năm 1538, 1539 không ít quan triều vẫn dâng sớ can ngăn, bày tỏ lợi hại về cuộc xuất chinh với vua Minh.
Tháng 1-1537, viên Thị lang Bộ Hộ là Đường Trụ dâng sớ bày tỏ 7 điều tác hại của cuộc chinh phạt, coi “mối lo không tại Tư Di mà tại trong nội bộ”, rằng “bãi bỏ việc Nam chinh là điều may mắn lớn cho thiên hạ”.
Tháng 5-1537, Tả thị lang Bộ Binh Phan Tràn dâng sớ phân tích “Đất An Nam… nhiều đời không chịu xưng thần,… lúc thuận lúc theo không giống như Trung Quốc… nay bỏ mối lo trước mắt để gánh sự tổn hại làm kiệt sinh lực ở nơi xa xăm… không phải là kế sách đúng”.
Cha con Đề đốc Lưỡng Quảng, Tả thị lang quân vụ Bộ Binh Phan Đán trình quan niệm “Mạc Đăng Dung cướp ngôi họ Lê cũng như họ Trần cướp ngôi, nếu Đăng Dung chịu dâng biểu, nạp cống thì đối với quốc thể cũng là đủ”, xin “bọn thẩn giói nghiêm quân sĩ xem sự biến, để đợi nước đó tự ổn định”.
Tháng 7-1537, Giám sát ngự sử đạo Hồ Quảng là Từ Cửu Cao cũng trình bày ba việc, xin “tạm hoãn việc sai quân đi trước”.
Tháng 11-1537, Dư Quang – Tuần án ngự sử Quảng Đông cũng dâng sớ không tán thành phát binh.
Hậu quả của những người tâu sớ đó thì Phan Trân bị vua Minh quở mắng, lột chức, thôi việc, Dư Quang bị đoạt lương 1 năm…
Nhưng khi Minh Thế Tông mệnh cho Cừu Loan lĩnh ấn Chinh Di Phó tướng quân, Mao Bá Ôn ấn Quan phong Tham tán quân vụ, phụng sắc Nam chinh (9-1539) vẫn còn có ý kiến, khiến vua Minh phải lệnh “Việc An Nam đã sai trọng thần bàn định, các quan khác không được nói hàm hồ thêm nữa” (5-1540).
Mùa thu năm Canh Dần (10-1540), quân nhà Minh do Hàm Ninh hầu Cừu Loan làm Tổng đốc quân vụ, Thượng thư Bộ Binh Mao Bá Ôn làm Tham tán quân vụ đến Quảng Tây. Bá Ôn truyền hịch phô trương thanh thế, lên giọng ma mị “Hưng diệt kế tuyệt” – phục hưng nước bị diệt, nối dòng bị đứt (chỉ triều Lê). Quân Minh vừa ra giá “nếu ai mang quận huyện đến hàng sẽ được giao cho cai quản chính quận huyện đó, giết hoặc bắt cha con Mạc Đăng Doanh được thưởng 2 vạn lạng vàng, quan cao, tên tuổi được ghi công 2, 3 lần”, vừa dụ dỗ “Cha con Đăng Dung muốn trói tay chịu tội, nạp đủ số hộ tịch, nạp cống, tuân theo mệnh sẽ được tha chết” với hạn định “là ngày 3 tháng mười một năm Gia Tĩnh thứ 19 đến hàng”3.
Theo dõi sát tình hình, từ đầu năm 1538 nhà Mạc sai Văn Trường bá Phạm Chánh Nghị mang thư cáo cấp đến Vân Nam, giải thích việc chấp chính của mình và phủ nhận gốc tích không rõ ràng của Lê Ninh: “Họ Lê không có con nối, khi Khoáng sắp mất có bàn với quân thần, cha con Đăng Dung đều có công với nước, vậy giao ấn tín cho y để giữ nước. Bởi thế cả nước suy tôn Dung lên ngôi. Sở dĩ không dâng biểu xưng thần và nộp cống là vì năm trước Trần Thăng (tức Trần Cung) chiếm cứ Lạng Sơn, nghẽn đường không qua được, về sau lại bị các quan giữ cửa ải của Thượng quốc đóng cửa không cho qua. Còn như Lê Ninh là con của tên loạn thần Nguyễn Kim, mạo xưng họ Lê chứ không phải là con trai của Huệ”4.
Tháng 3-1539, Mạc Đăng Dung sai Nguyễn Văn Thái lên Mục Nam quan dâng biểu, kể “Cha con thần cam chịu tội chuyên quyền, nên mấy lần sai đầu mục Phạm Chính Nghị, Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Đô tâu bày, trấn tình tội lớn, nhưng quan ải Thiên triều thâm nghiêm, nhiều năm không có một sứ nào đến được. Cha con thần ngày đêm lo lắng… đành cam nhận tội chậm trễ…”5.
Đến năm 1540, trước động thái của Mao Bá Ôn, triều đình nhà Mạc, một mặt như Lê Quý Đôn cho biết “Đăng Doanh rất lo, liền cho tu sửa trại sách, luyện tập thuỷ quân, trưng cầu hết thảy các cựu thần lão tướng để cùng bàn việc nước, phục chức cho Thái bảo Vũ Hộ làm Tây quân Tả đô đốc chưởng phủ sự, mời tới triều bàn chính sự”6, mặt khác Mạc Đăng Dung cùng cháu là Văn Minh và 40 bề tôi như Nguyễn Như Quế, Đỗ Thế Khanh, Đặng Văn Trị, Lê Thuyên, Nguyễn Tổng, Tô Văn Tốc, Nguyễn Kinh Tế, Dương Duy Nhất, Bùi Trí Vinh… qua trấn Nam Quan dâng biểu xin hàng7.
Mạc Đăng Dung, như nêu trong bài biểu của mình “Thần may mắn được vì dân chúng nên không tiếc chút hơi tàn… vào ngày mồng 3 tháng một năm Gia Tĩnh 19 đeo dây vấn cổ, ra khỏi biên giới, rập đầu xin hàng” đã trần tình những nội dung cơ bản sau:
“Thần muốn được đến kinh đô để chiêm bái và xin chịu tội chết, song vì già yếu, chẳng thể lom khom đến nơi, cháu trưởng là Phúc Hải đang phải chịu tang không thể đi xa”8.
“Vào năm Gia Tĩnh thứ 16 (1537) cha con thần cẩn thận sai bọn Nguyễn Văn Thái dâng biểu xin hàng… nhưng lòng thành không đạt đến nơi”.
“Thẩn nghe viên Tri châu ở Khâm Châu, Quảng Đông là Lâm Hy Nguyên xưng rằng 2 đô Như Tích, Chiêm Lãng và 4 động Tự Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát là đất cũ Khâm Châu. Nếu đúng như vậy, thần xin vâng lời”.
“Còn ấn của Thiên triều ban cho quốc vương trước kia, thần chỉ dám cẩn thận giữ, không dám tự tiện dùng”9.
Tiếp sau đó, nhà Mạc sai Nguyễn Văn Thái sang Yên Kinh dâng biểu xin hàng.
Mao Bá Ôn tâu về Yên Kinh. “Đăng Dung phần sợ uy trên, phần mến đức độ, đã tự trói mình đợi tội, dâng đất đai theo chính sóc” và “biện hộ” cho nhà Mạc: “Nếu như xem Mạc Đăng Dung là kẻ có tội đầu hàng mà chưa có thể khinh xuất cho tước và đất thì cháu hấn là Mạc Phúc Hải hiện nay còn đợi lệnh. Nếu mông ơn cho tội thì hoặc có thể cho làm các chức đô hộ Tổng quản theo như việc của nhà Hán, nhà Đường… Còn như Lê Ninh tự xưng là con cháu họ Lê nhưng cứ theo các ty tra xét thì tung tích khó biết rõ ràng. Trịnh Duy Liêu thì có ngầm đến động trại Thạch Lâm nước ấy, gắn liền với thổ quan Quảng Tây, diện mạo của Lê Ninh thế nào không từng biết, cho nên hoặc gọi là Lê Ninh, hoặc gọi là Lê Hiến, hoặc gọi là Quang Chiếu, Quang Hoà hoặc lại bảo là họ Trịnh trá xưng, mà Trịnh Viên thì nói rằng ở động Tất Mã tuy có Lê Ninh nhưng lai lịch tông phái không biết rõ, bày tỏ sự tình, tuổi tác, nét mặt lại khác với lời báo trước đây của Trịnh Duy Liêu đều khó lấy làm bằng cứ. Hãy cho ở Tất Mã mà chờ lệnh. Nếu không phải là con cháu họ Lê thì bỏ đấy. Còn Trịnh Duy Liêu thì cho sở thuộc Quảng Đông tuỳ nghi cấp lương, cho ruộng và nhà đừng để phải bơ vơ. Xử nhân như thế ngõ hầu mới chu tất”10.
Triều đình nhà Minh bàn bạc, vua Thế Tông quyết định theo lời tâu của Mao Bá Ôn.
“Giáng nước An Nam làm ty Đô thống sứ An Nam, cho Mạc Đăng Dung làm quan Đô thống sứ; ty phiên Quảng Tây mỗi năm cấp lịch Đại Thống để phụng theo chính sóc; ba năm cống một lần, hoàn lại bốn động cho châu Khâm; khám hỏi về việc Lê Ninh nếu là con cháu họ Lê thì cấp cho bốn quận đang chiếm để nối dõi…”.
Triều đình nhà Minh coi sự kiện này là một thành công lớn, ban thưởng cho đám triều thần đến gần 100 viên kẻ được thăng chức, thưởng tiền lụa khác như Hạ Ngôn “lậprcông lớn trù hoạch sách lược, không một ai vượt được”, Quách Huân, Thượng thư Nghiêm Tung “thường dâng kiến nghị”, Mao Bá Ôn “truyền hịch phát binh dấy binh uy để khuất phục Nam man cuối cùng đi đến thành công”…11
Từ tháng 10-1541 trở đi, trên thực tế quan hệ bang giao bắt đầu giai đoạn bình thường hoá theo thông lệ trong quan hệ giữa nhà Mạc, nhà Minh.
Trước truyển thống hàng trăm năm của quốc gia từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê trước các đế chế Trung Hoa, bây giờ vua Mạc chỉ là Đô thống sứ – ngang hàng một viên quan hàm Nhị phẩm, cai quản một phiên ty của nhà Minh…, thì đó là một danh phận thấp kém ! Không phải ngẫu nhiên mà hơn 40 nãm sau, giữa khi cuộc chiến Nam – Bắc triều dai dẳng, chính Giáp Hải (Giáp Trừng) – vị lão thần của triều Mạc Hậu Hợp, người từng trực tiếp với quan, quân nhà Minh trên biên giới phía Bắc, từng soạn thảo vãn thư bang giao của triều đình Mạc, vẫn canh cánh dâng sớ lên Mạc Hậu Hợp: “Đến bản triều ta, cách mệnh thành công, thì nước Minh lại đặt nước ta là Đô thống sứ ty, phong cho vua ta chức Chưởng ty với quan hàm Nhị phẩm. Từ đấy đến nay đã qua 44 năm, vẫn giữ hiệu ấy, xưng hô quá hèn mà vẫn chưa xin phong phục quốc hiệu. Mỗi khi đến dưới cửa quân nước Minh, hoặc nha môn ty Bố chánh, Án sát và Tuần phủ nước Minh có văn thư tới nước ta đều phê chữ “chuẩn thử”. Như vậy là quốc thể không gì bằng. Kính mong bệ hạ ra lệnh cho triều thần họp bàn, quan Đông Các thì soạn quốc thư xin phong,… rồi chuyển lên vua Minh… Quốc thể sẽ long trọng, nhân dân và nhà nước sẽ vinh quang”.
Đấy là tình trạng “thế chẳng đặng đừng”. Nhưng trên thực tế, nhà Mạc có quyền tự cai trị toàn bộ lãnh thổ, chỉ có nghĩa vụ triều cống và thờ phụng trên danh nghĩa theo “chính sóc” của nhà Minh, nhưng nhà Minh cũng đã phải thừa nhận sự tồn tại của chính quyển họ Mạc
Việc cắt 4 động thuộc 2 châu vể nhà Minh (năm 1540) là có thật. Nhưng đất đó vốn là của nhà Minh mà một thế kỷ trước thổ tù vùng này đã quy phụ và nộp cho nhà Lê. Tất nhiên, trong một thế kỷ đã sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, vùng đất đó có thể coi thuộc đất Đại Việt, nhưng việc bảo vệ còn tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng và tình huống cụ thể của hai bên. Trong tình hình đối nội, đối ngoại phức tạp lúc đó, triều đình Mạc dựa trên tính toán lấy đại cục và lợi ích cơ bản làm mục tiêu cao nhất nhằm lấy lại vị thế của mình trong quan hệ bang giao theo thông lệ với nhà Minh, gạt được sang một bên sự tiếp tay của nhà Minh với thế lực Lê – Trịnh không chỉ trong lúc này mà cả thời kỳ tồn tại của nhà Mạc.
Đương nhiên, cách thức đối xử như vậy lại bị chính các thế lực đối địch, nhất là tập đoàn Lê – Trịnh, kẻ đã hơn một lần sang cầu cứu nhà Minh phát quân sang can thiệp xâm lược, lợi dụng và khai thác để kích động dư luận, cô lập và lên án triều Mạc12.
Năm 1542, tháng 3, Mạc Phúc Hải đến trấn Nam Quan đế xét nghiệm và “hội khám” cùng nhận 1.000 bản lịch Đại thốne của nhà Minh. Tháng 8, nhà Mạc sai Mạc Kính Điển, Nguyễn Công Nghi sang nhà Minh tạ ơn. Tháng 12, nhà Minh phong Mạc Phúc Hải nối chức An Nam Đô thống sứ ty.
Năm 1543, nhà Mạc sai sứ sang nhà Minh. Vua Minh ra lệnh ban cấp cho sứ giả như cũ, nhưng bãi việc ban yến, giảm bớt cỗ bàn để tỏ ra không phải là lễ tiếp bồi thần.
Năm 1548, Lê Tiến Quý sang nhà Minh.
Trong khoảng thời gian từ đó vé sau của thế kỷ XVI, biên niên sử cũ ghi rất ít về các lần đi sứ. Năm 1564, Mạc Mậu Hợp sai Nguyễn Doãn Khâm, Nguyễn Năng Thuân sang cống nhà Minh, từ đó đổi lệ định cứ 6 năm một lần.
Trong hoạt động bang giao với nhà Minh thời Mạc xuất hiện những sứ thần kiên cường, bản lĩnh, trí tuệ như Giáp Hải, Lê Quang Bí.
Giáp Hải (1515 ? – 1586 ?) sau đổi tên là Giáp Trừng, người làng Dĩnh Kê huyện Phượng Nhãn (Lạng Giang, Bắc Giang), đỗ Trạng nguyên nãm Mậu Tuất (1538). Gần như từ năm 1540 đến trước khi mất, mỗi khi triều Mạc có việc bang giao với nhà Minh ông thường đảm nhiệm việc đối đáp và thảo văn thư. Năm 1566, chính ông lên Lạng Sơn đón Lê Quang Bí đi sứ nhà Minh trở vế. Năm 1573, ông đến Nam Quan (Lạng Sơn) cùng quan nhà Minh thương nghị giám sát biên giới. Bang giao bị lãm là một trong những di sản của ông để lại, trong đó có bài hoạ của ông về Bèo với Mao Bá Ôn đã khắc hoạ sinh động, sâu sắc vể tâm thức, đầy khí phách, nhún nhường mà không hề từ hạ của Đại Việt trước quân Minh:
Mau ken vẩy gấm khó luồn châm
Cành rễ liền nhau mọc rất hâm
Tranh với bốn ạ mây trên thuỷ điện
Há dung vâng nhật lọt ba tâm
Nghìn trùng sóng đánh thường không vỡ
Một trấn phong xung cũng chẳng chìm…
Lê Quang Bí (1506 – ?) quê ở Mộ Trạch (Bình Giang, Hải Dương), con của Trạng nguyên Lê Nại. Quang Bí đỗ Hoàng giáp năm 1526. Nãm 1548, Lê Quang Bí được cử đi sứ. Đến Nam Ninh, nhà Minh nghi là quan sứ giả mạo, đã giữ lại ở sứ quán để chờ tra xét. Khi đó ở Đại Việt chiến tranh liên miên, Mạc Phúc Nguyên bỏ cống sứ nhiều năm nên không hồi âm. Đến nãm 1563, Lê Quang Bí được đưa lên Bắc Kinh, lại tiếp tục bị lưu lại ở đó, đến năm 1566 mới được về nước.
Từ ngày thành lập và gần như suốt cả thời gian tồn tại, nhà Mạc phải đối phó cùng một lúc với nhiều thế lực đối lập, đã bị cuốn liên miên vào cuộc nội chiến khốc liệt ở trong nước. Không chỉ tiềm lực quốc gia bị ném vào cuộc chiến mà tâm lý cần bình yên, chán ghét chiến tranh là thực tế ngày càng phổ biến trong nhân dân. Ở trong nước, việc để các thế lực đối đầu ra xa nhau, để đẩy lùi một cuộc chiến ít nhất một thế kỷ như Nguyễn Hoàng tìm cách vào trấn trị Thuận Hoá năm 1558, hậu duệ nhà Mạc tìm đường lên Cao Bằng, được dân gian coi như “cao kiến” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Với nhà Minh thì bôn cạnh việc tăng cường phòng bị, bằng hàng loạt các biện pháp chính trị – ngoại giao mà triều đình nhà Mạc đã triển khai để tránh được một cuộc chiến tranh mà trên thực tế vẫn bảo vệ được chủ quyển quốc gia.
Đặt trong bối cảnh thế kỷ XVI, những khu xử mà nhà Mạc đã đạt được là kết quả thực tiễn của tình cảm và trí tuệ đương thời.
Chú thích:
1 Đại Việt sử kỷ toàn thư, Q.XV-72a,b, Sđd, T.III, tr.l 11,112 chép nhầm thêm sự kiện năm 1528 như sau “Đăng Dung sợ nhà Minh hòi tội, bèn lập mưu cất đất hai châu Quy, Thuận… Vua Minh thu nhận. Từ đấy Nam Bắc thông sứ đi lại”. Các tài liệu đương thời như Minh sử hoàn toàn không ghi. Thực tế, hai châu này quân Tống đã chiếm của Đại Việt từ thời Lý. Hà Phúc Tường – nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng thừa nhận khi viết địa chí phủ Quy Thuận năm 1848 là “Quy Thuận vốn thuộc An Nam”, tr.35.
2 Sự kiện này Đại Việt sử ký toàn thư chép vào năm Nguyên Hòa thứ nhất, năm 1533
3 Minh thực lục, Q.80, tr.4070-4280 ; Thế Tông, Q.193, 205, 241…
4 Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Nghịch thần truyện, Mạc Đăng Doanh, Sđd, tr 271, 277
5 Minh thực lục, Q.81, tr.4594, 4595; Thế Tông, Q.221 -16a, 16b.
6 Nghiêm Tòng Giản : Thù vực chu tư lục, Q.6.
7 Đại Việt sử kỷ toàn thư, Q.XVI-3a-3b, Sđd, T.III, tr. 121 còn tả đoàn nhà Mạc “mỗi người đều cầm thước, buộc dây ở cổ, đi chân không đến trước mạc phủ của quân Minh quỳ gối, cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng, nạp hết sổ sách về đất đai, quân dân và quan chức”. Minh thực lục, Q.82, tr.4966; ThếTông, Q.248-lb cũng viết tương tự.
8 Vua Mạc Đăng Doanh con trưởng của Mạc Đăng Dung, cha của Mạc Phúc Hái mất ngày rằm tháng giêng năm Canh Tý (1540).
9 Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XVI-3a, 3b, Sđd, T.III, tr. 121.
10 Đại Việt sử ký toàn thư, Q.XVI-5a,5b, Sđd, T.III, tr. 122-123 ; Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, T.II, tr. 112 chép tương tự.
11 Minh thực lục, Q.82, tr.4972, 4595; Thế Tông, Q.248 -4b, 5a
12 Tham kháo : Mấy vấn dề về nhà Mạc, ký yếu hội thảo Vê nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử do Viện Sử học, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội đồng Lịch sử thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức năm 1996, Sđd.
2.4 Kinh tế nông nghiệp
Buổi đầu mới thành lập, khi chưa bị cuốn vào cuộc nội chiến triền miên với Nam triều, nhất là từ nửa cuối thế kỷ XVI, nhà Mạc đã có một số chính sách tích cực nhằm ổn định nền kinh tế đất nước, phục hồi sản xuất và ổn định trật tự an ninh xã hội.
Trong khoảng vài năm, trên địa bàn chủ yếu ở vùng châu thổ Bắc Bộ, kinh tế nông nghiệp được phục hồi, nông thôn yên ổn. Các sử thần triều Lê dù không thiện cảm với nhà Mạc cũng phải ghi nhận “thường được mùa to, trong cõi tạm yên” với cảnh tượng, nhịp sống, sản xuất an bình: “người buôn bán và người đi đường đều tay không. Ban đêm ngủ không có trộm cướp, trâu bò thả không phải đem về, chỉ mỗi tháng điểm soát một lần, hoặc có sinh đẻ cũng không biết là vật của nhà mình, đường sá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng…”.
Vùng Đông Bắc Bắc Bộ – địa bàn căn bản của nhà Mạc được chú trọng đặc biệt. Đối với các triều đại Lý, Trần, Lê, vùng quê hương của vua cũng được quan tâm chú ý như vậy, từ xây dựng và tu bổ lãng tẩm tổ tiên, đến nâng cấp thành đơn vị đặc biệt, như phủ Thiên Trường thời Trần là nơi các thượng hoàng lui về… Đến thời Mạc, quê hương cổ Trai – Nghi Dương được nâng lên cấp độ cao hơn, thành Dương Kinh. Vùng đất bản bộ này, trong những năm còn làm quan triều Lê, Mạc Đăng Dung đã lo xây dựng củng cố, thường xuyên về đây để trù tính việc lớn. Khi Đăng Dung lên ngôi, cùng lợi thế tự nhiên cửa sông, ven biển thông thoáng giao thương, vùng Nghi Dương càng có thêm điều kiện chính trị, kinh tế đổ triều đình Mạc đầu tư thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn ở ven biển. Một số huyện của vùng xung quanh (như An Lão, Tiên Lãng,Vĩnh Bảo thuộc Hải Phòng; Quỳnh Côi, Phụ Dực thuộc Thái Bình ngày nay) được cắt về làm huyện phụ quách.
Tại vùng Dương Kinh, nhà Mạc đã cho khai đào, nắn uốn một loạt các dòng kênh để thuận tiện đi lại, dẫn nước vào đồng, khai hoang, đắp đê Chân Kim, đê Kinh Điền, kênh triều Mạc (vùng Kiến Thụy, An Lão thuộc Hải Phòng). Tại Cổ Trai, nhà Mạc cho xây các cung điện Phúc Huy, Hưng Quốc.
Theo phong thái các vua nhà Trần, sau khi nhường ngôi cho con, Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung – ngoài 50 tuổi, lui về Dương Kinh, vừa “coi nghề đánh cá là thú ngao du tự lạc” vừa “để trấn vững nơi căn bản, làm ngoại viện cho Đãng Doanh, định đoạt các việc quốc gia trọng đại”. Năm 1530, Đăng Dung đích thân đốc mấy vạn quân đánh dẹp Lê Ý ở sông Mã, năm 1540 trở lại Đông Kinh dựng cháu nội là Phúc Hải lên ngôi…
Nghi Dương – Dương Kinh có Long Sơn với An lãng của Mạc Đăng Dung, văn bia do Ngô Miễn Thiệu, Giáp Hải soạn. Hàng loạt các ngôi chùa mọc lên hoặc được trùng tu mở rộng: Thiên Phúc – Bà Đanh (xã Trà Phương), Thiên Phúc (xã Hoa Niểu), Phổ Chiếu (xã Văn Hoà), Trúc Am (xã Du Lễ)…
Sự phát triển của vùng trung tâm Dương Kinh kéo theo sự khởi sắc của các huyện xung quanh như Tân Minh, Vĩnh Lại, Thuỷ Đường (vùng Tiên Lãng, An Lão, Vĩnh Bảo, Thuỷ Nguyên thuộc Hải Phòng), Thanh Lâm (Thanh Hà thuộc Hái Dương) với nhiều công trình xây dựng, mở mang (ngày nay còn lại một loạt dấu tích như thành luỹ, kênh, triều, bãi, đê, đường mang tên nhà Mạc ở vùng An Lão, Thuỷ Nguyên). Công trình lấn biên khai hoang, lập làng thời Lê Thánh Tông ở đáo Hà Nam (Yên Hưng, Quảng Ninh) được tiếp tục… Một số chùa được xây dựng: Hoa Tân (huyện An Lão), Minh Phúc, Hà Lâu (huyện Tiên Lãng)… Tại Trung Am, quê của Trạng Trình Nguyễn Bính Khiêm có Trung Tân quán với sông Tuyết, chợ Hàn, đò Nhật bao bọc, có “một con đường lớn chạy ngang ớ giữa, dấu vết ngựa xe không biết là mấy ngàn dặm”1.
Tuy nhiên, thời gian yên bình đó không kéo dài. Ngay từ khi ra đời, nhà Mạc đã phải lo đối phó với thế lực Lê – Nguyễn Kim ở phía nam và từ những nãm 40 bùng lên thành cuộc nội chiến triền miên, đã tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, đời sống của nông dân làng xã, đã tàn phá, kìm hãm sức sản xuất của nône nghiệp.
Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhân chứng đương thời, phác bức tranh khái quát về tình cảnh xóm làng, cư dân thời buổi nội chiến:
” …Một vùng từ đông đến nam,
Chiến tranh liên tiếp liền nhau.
Hoạ hoạn đến như thế này là cùng cực,
Không có mối lòng nhân biết xót thương.
Có sẵn loài quỷ thích tàn sát,
Nhà ở đem bẻ làm củi.
Trâu cày đem mổ làm thịt ăn,
Cướp đoạt tài sản không phải của mình.
Hiếp dỗ người không phải là vợ mình,
Mắt thấy nơi nơi đều lẩm than.
Đi qua khắp chốn đều là sinh gơi góc…” ;
(Thương loạn)
“…Phải dắt vợ bế con đi,
Lưu ly vứt bò trẻ nít.
Già ốm lăn xuống ngòi rãnh,
Chết đói nằm đầy cổng làng.
Chẳng khác chim bị cháy mất tổ,
Giống hệt cá bị máu dồn xuống đuôi.
…Sinh dân quá ư tiều tụy
Dàn khốn quẫn, trộm cướp nhiều khắp…
…Đồng ruộng biến thành chiến trường
Lànq xóm khắp là luỹ giặc…”.
(Cám hứng tam bách cú)2
Các biên niên sử thời Lê chỉ ra cụ thể hơn một số vùng bị chiến tranh chà xát triền miên. Ở giai đoạn đầu là vùng Thanh Hoá, Nghệ An, rồi sau đó là vùng Sơn Nam, rồi vùng Hải Dương, đểu là những vùng trọng điểm nông nghiệp, đông dân, nhiều thóc lúa của Đại Việt từ nhiều thế kỷ trước.
Sử gia triều Lê dẫu hơn một lần “khen ngợi” kỷ luật của quân Lê – Trịnh “Quân đi đến đâu, không mảy may xâm phạm của dân, dân chúng đều thuận lòng hàng phục, yên ổn như xưa, mọi người tranh nhau đem thịt lúa gạo cấp cho quân”3, hoặc nhiều lần dẫn lệnh của Trịnh Tùng “Không được vào nhà dân lấy củi, hái rau; Không được cướp bóc của cải, chặt phá hoa màu; Không được hiếp dâm đàn bà con gái và giết người vì thù riêng”4 Trên thực tế, bán thân lệnh chi phải nhắc đi nhắc lại đó lại bộc lộ một thực trạng, một “căn bệnh khó chữa” khiến chúa Trịnh phải lệnh cấm. Chẳng cứ là cuộc chiến Nam – Bắc triều, hay cuộc đối đầu giữa nhóm Phạm Tử Nghi với triều đình Mạc, thì vẫn có cảnh như chính Phạm Tử Nghi tố cáo: “Hành quân vô kỷ luật, chỉ tàn bạo ra oai, coi người như cỏ rác, quân kéo qua dân chết đầy đường, bạo ngược hơn nước lửa, quân đến đâu nhà đốt hết sạch”5.
Với Đại Việt nói chung, vùng chiến tranh đi qua nói riêng, sinh mệnh, của cải của nhân dân bị huy động tối đa vào cuộc chiến, nhà cửa, cùa cải, làng xóm bị cướp bóc, sản xuất bị tàn phá, ngưng trệ.
Năm 1545 – 1547, khi phe nhóm Phạm Tử Nghi hỗn chiến với triều đình Mạc Phúc Nguyên “Dàn hạt Hải Dương bị nạn binh lửa luôn luôn, nhiều người phải lưu vong”6.
Năm 1560, vùng Kinh Bắc được mùa cũng là lúc đại quân Trịnh tấn công đến, chúa Trịnh “sai thổ dân đã quy thuận ở các huyện cung cấp lúa mùa để thêm quân nhu”7.
Năm 1561, khi quân Mạc tấn công vào Thanh “dân chúng phải phần nhiều lưu tán”8.
Năm 1564, khi đánh ra vùng Hoài An, Sơn Minh, chúa Trịnh sai Đặng Huấn “đốc thúc dân trong hạt Trường Yên, Thiên Quan…, tu sửa đường từ Phố Cát về Bình Lương để vận tải binh lương”9.
Năm 1570, quân Mạc tiến đánh Thanh Hoá: “dọc sông Mã, từ ủng Quan (Mường Ông – Thiết Ông, cẩm Thuỷ), dọc sông Lam (sông Chu) từ Bổng Luật (Bến Bổng – trên Bái Thượng) trở xuống khói lửa mù trời, cờ xí rợp đất, dân dắt già, cõng trẻ chạy nhớn nhác ngoài đường, không biết nương tựa vào đâu, tiếng kêu khóc vang trời, bao nhiêu tiền của, đàn bà con gái đểu bị quân Mạc lấy cả”. “Bấy giờ nhân dân các huyện ở Thanh Hoa tan tác tháo chạy, ruộng đồng bó không cày cấy, nhiều người bị chết đói”10.
Năm 1572, Mạc Kính Điển đánh vào Thanh Hoá – Nghệ An thì năm ấy “các huyện ò Nghệ An, đồng ruộng bỏ hoang, không thu được hạt thóc nào, dân đói to, lại bị bệnh dịch, chết đến quá nửa, nhiều người xiêu dạt, kẻ lần vào Nam, người dạt ra Bác, trong hạt rất tiêu điều”11.
Chuẩn bị cuộc tiến công vào Thanh Hoá năm 1577, nhà Mạc “sai thu binh các huyện, tất cả hạng nhất, nhì, ba, người nào cũng phái dự trữ đủ lương ăn 3 tháng”. Còn phía quân Trịnh thì “di tản trước dân các vùng ven sông, bắt đem hết của cải, gia súc vào rừng núi”12.
Năm 1580, Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn “dẫn quân xâm lấn Thanh Hoa…, cướp bóc tài sản của nhân dân các miền ven sông”13.
Năm 1583, quân Trịnh Tùng đánh ra Sơn Nam Hạ “thu lấy thóc lúa rồi về”14 .
Năm 1587, quân Trịnh đánh vùng Yên Sơn, Thạch Thất “lấy được của cải, trâu bò gia súc nhiều không kế xiết”15.
Liên tiếp hai năm 1587, 1588, Trịnh Tùne đánh vùng Trường Yên, Thiên Quan, Yên Mô, Yên Khang, lần nào cũng “thu rất nhiều trâu bò, gia súc, của cải của giặc”16.
Năm 1592, khi quân Trịnh tấn công ra Hái Dương, “Quan quân thu được vàng bạc của cải, đàn bà con gái nhiều không kế xiết. Dân Hải Dương chạy trốn tán loạn”, “nhà cửa, cung thất tại các phủ Hạ Hồng, Nam Sách và Kinh Môn đều bị đốt cháy gần hết”17…
Bên cạnh sự tàn phá của nội chiến kéo dài gần suốt nửa cuối thế kỷ XVI, thì thiên tai – hạn hán, lũ lụt… cũng không kém phần ác liệt.
Đại Việt sử ký toàn thư rồi Đại Việt thônq sử của Lê Quý Đôn cũng cho thấy phần nào tình hình thiên tai trong thế kỷ XVI:
Năm 1530: tháng 3 đại hạn, sâu cắn lúa, lúa má chết khô, đến hạ tuần tháng 6 mới mưa.
Năm 1537: mùa hạ, gió to, gãy cây, tốc nhà, nước biển dâng tràn, làm nhiều người và súc vật chết.
Năm 1539: mùa hạ đại hạn, mùa đông động đất.
Năm 1557: mưa to kéo dài hàng tháng không tạnh, ở Thanh Hoa, Nghệ An lúa đồng phần lớn bị ngập nước, mùa màng bị mất.
Năm 1549: mùa hạ, các phủ Nam Sách, Thượng, Hạ Hồng, Lý Nhân, Khoái Châu và Trường Yên mưa đã đổ xuống sầm sập, làm hư hại lúa má ngoài đồng, phá hoại nhà ở, chết chim ngoài đồng, người và súc vật bị thương rất nhiều…
Năm 1559: tháng 8, Thanh Hoa, Nghệ An nước lũ tràn ngập, đê điều đường sá bị vỡ lở, trôi mất vài trăm nhà.
Năm 1569: mùa đông, động đất núi lở, cây cỏ chết khô.
Năm 1571: Thanh Hoa mất mùa, dân đói to, nhiều người xiêu dạt.
Năm 1572: các huyện Nghệ An đồng ruộng bỏ hoang, không thu được hạt thóc nào, lại bị bệnh dịch, chết đến quá nửa, nhiều người xiêu dạt, kẻ thì lần vào Nam, người dạt ra Bắc, trong hạt rất tiêu điều.
Năm 1577: Thanh Hoa mưa dầm nhiều, nước lụt đến 7 lần, lúa má bị hạn nhiều, dân đói to.
Năm 1582: mùa hạ, mưa đá lớn ở Vạn Lại, lúa má đều bị gẫy nát.
Năm 1585: vùng Thụy Nguyên, Yên Định ở Thanh Hoa động đất hơn 50 dặm.
Năm 1586: mùa hạ lụt lớn, vùng Thanh Hoa nước sông Mã bỗng dâng cao. Thành Tây Đô bị ngập nước sông xoáy chảy xiết như bắn, cây cối đổ lấp cả sông, các nhà ven sông phần nhiều bị trôi ra biển. Mùa thu: lụt lớn, trong một năm lụt đến 7 lần. Tháng 8 đại hạn. Tháng 9 mưa dầm hàng tuần, vùng Thanh Hoa mất mùa.
Năm 1589: đại hạn, gạo kém, dân nhiều người xiêu tán.
Năm 1592: tháng 7 lụt thình lình, nước sông chảy tràn, gò đống bị ngập, Thanh Hoa lúa má mất mùa, dân miền Tây Nam cũng bị đói kém.
Như vậy, cùng với cuộc nội chiến kéo dài hơn nửa thế kỷ đã huy động tối đa nhân tài vật lực của đất nước nói chung, của vùng do nhà Mạc quản lý nói riêng vào lò lửa chiến tranh thì thiên tai (hạn hán, bão lũ…) đã trực tiếp tàn phá, kìm hãm mạnh mẽ và thường xuyên đến kinh tế nông nghiệp, đến làng xóm và đời sống của nông dân.
Chú thích
1 Bài ký quán Trung Tân trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đinh Gia Khánh chủ biên), NXB Văn học, Hà Nội 1983, tr.333.
2 Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sđd, tr.519.
3 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVI-17b, Sđd, T.III, tr 133.
4 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVII-27a, Sđd, T.III, tr 171.
5 Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Sđ d-216b
6 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVI-8b, Sđd, T.III, tr 125.
7 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVI-18a, Sđd, T.III, tr 133.
8 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVI-19a, Sđd, T.III, tr 134.
9 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVI-21b, Sđd, T.III, tr 136.
10 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVI-30a-31a, Sđd, T.III, tr 142-143.
11 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVI-36b, Sđd, T.III, tr 147.
12 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVII-6a-6b, Sđd, T.III, tr 154.
13 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVII-9a, Sđd, T.III, tr 156.
14 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVII-13a, Sđd, T.III, tr 159.
15 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVII-17a, Sđd, T.III, tr 163.
16 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVII-19a, Sđd, T.III, tr 164-165.
17 Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XVII-34b, Sđd, T.III, tr 177-178.
2.5 Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp
Thời Mạc, trong điều kiện chủ quan, khách quan của thế kỷ XVI, thủ công nghiệp, thương nghiệp có những cơ hội mới để chấn hưng. Hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp vốn là lợi thế của môi trường vùng châu thổ sông Hồng, là ngành nghề truyền thống quen thuộc của cư dàn châu thổ này. Đây cũng là địa bàn căn bản của họ Mạc.
Mạc Đăng Dung “còn trẻ đã có sức khỏe, nhà nghèo làm nghề đánh cá”, gắn liền với môi trường sông nước, ven biển vùng Đông Bắc Bắc Bộ – vốn là vùng kinh tế khá thông thoáng ngay từ thuở “trọng nông ức thương” của triều đại Lê sơ. Đến khi ngoài 50 tuổi, lui về quê hương cổ Trai, Đãng Dung vẫn “coi nghề đánh cá làm thú ngao du tự lạc”. Nguồn gốc, môi trường rèn luyện tuổi thơ và tâm thức của vị vua sáng nghiệp triều Mạc đã tạo ra những yếu tố cởi mở nhất định của nhà Mạc với thủ công nghiệp, thương nghiệp.
So với khu vực khác thuộc vùng quản lý của Nam triều, chủ yếu ở phía bắc miền Trung, rồi từ năm 1558 vùng đất Thuận Hoá trở vào được Nguyễn Hoàng bắt đầu trấn trị và mở rộng kinh dinh, thì cho đến thế kỷ XVI, khu vực Đông Bắc Bắc Bộ vẫn là khu vực thuận lợi về điều kiện tự nhiên, lịch sử cho việc thông thương đi lại bằng đường biển.
Bên cạnh yếu tố địa lý, lịch sử, thế kỷ XVI các hoạt động của các thương thuyền ở khu vực Biển Đông đã bắt đầu có những chuyển biến khác với các thế kỷ trước:
Những phát kiến địa lý bằng đường biển đã mở ra những con đường mới dài rộng hơn đưa các nước phương Tây đến phương Đông : năm 1498, người Bồ Đào Nha đến An Độ rồi tiếp tục nối con đường buôn bán từ Lisbon sang Goa (1510), Malacca (1511), Macao (1557),… Tiếp theo Bồ Đào Nha là Tây Ban Nha, rồi Hà Lan, Anh.
Chính sách “cấm biển” (haichin) của nhà Minh – nghiêm cấm những hoạt động buôn bán nằm ngoài phạm vi triều cống, hạn chế việc nhập khẩu hàng hoá từ Trung Hoa vãn tiếp tục thực hiện đến năm 1571, đã thúc đẩy thương nhân khu vực tìm kiếm và thay thế bằng hàng hoá của Đại Việt (hay trung gian qua Đại Việt).
Trong bối cảnh như vậy, với vị trí nằm trên con đường buôn bán Đông – Tây, Đại Việt nói chung, vùng đất căn bản của triều Mạc nói riêng cũng đón nhận những cơ hội để có thể chấn hưng kinh tế thương mại.
Hình ảnh thương nhân, công nghệ, mại thương… không lạ lẫm trong tư liệu đương thời “từ đấy người đi buôn bán và người đi đường đều đi tay không”, “các nghề công nghệ, buôn bán đều phát triển”1.
Những sản phẩm của nghề thủ công như mộc, gạch ngói, mài đá, khắc bia, chạm khắc trên đá, gỗ gắn liền với các công trình xây dựng đền đài, cung điện của nhà Mạc ở Dương Kinh (bị quân Trịnh triệt phá từ năm 1592), thành Thăng Long, các đình, chùa, đền, miếu,… của các làng xã, qua các tấm bia (với hàng trăm tấm bia còn sót lại)2… với những phường thợ khắc bia quen thuộc như phường thợ Kính Chủ, Hồng Lục, Liễu Tràng (Hải Dươne), Thuỷ Đường (Hải Phòng)…
Thành tựu nổi bật, dễ nhận thấy nhất của nghé thủ công thế kỷ XVI là sản xuất gốm, sứ và tơ lụa.
Các làng sản xuất gốm sứ từ các thế kỷ trước ở vùng châu thổ sông Hồng như có sức bật mới, vươn lên với hai trung tâm nổi tiếng là Bát Tràng, Chu Đậu.
Trung tâm gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) với nhiều loại sản phấm đa dạng phong phú. Sưu tập gốm của Bát Tràng thế kỷ XVI có nhiều loại hình, từ đồ gốm gia dụng như đĩa, bát, chén, nậm rượu, bình vôi, chậu, âu, ang, choé, lọ,… đến các loại đồ thờ cúng như: chân đèn, lư hương. Bắt đầu từ thế kỷ XV, nhưng phổ biến dưới thời Mạc, gốm Bát Tràng khắc vẽ rõ tên người đật hàng và tên người sản xuất, một biểu hiện thái độ trân trọng đối với người thợ gốm lành nghề.
Trung tâm gốm Chu Đậu (Thái Tân, Nam Sách, Hải Dương) với các sản phẩm đa dạng từ đồ gia dụng: bát dĩa, chén, hộp sứ, bình, lọ, tước đến đồ thờ cúng. Nhưng từ thế kỷ XVI lò gốm Chu Đậu sa sút dần rồi biến mất, không còn để lại dấu tích trên mặt đất. Gần đây khảo cổ học bằng các công trình khai quật khảo cổ học mới tìm thấy các di tích lò gốm và nhiều di vật bị chôn vùi trong lòng đất.
Sang thế kỷ XVI, dẫu tình hình chính trị của Đại Việt hết sức phức tạp, không thuận lợi cho việc duy trì, mở rộng quan hộ bang giao, trao đổi mậu dịch chính thức giữa nhà Mạc với các nước trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, bản thân đời sống kinh tế, nhất là ở bộ phân năng động nhất của nó là thương mại, ngoại thương bằng con đường dân gian đã thế vào chỗ trống này. Điều đó lý giải vì sao tuy trên các biên niên sử của nhà Lê – Trịnh không có tư liệu, nhưng thực tế từ các tàu đắm ở vùng biển Pandanam (Philipinnes), Cù Lao Chàm (Quảng Nam,Việt Nam) vẫn lại tìm thấy hàng vạn đồ gốm Chu Đậu, Bát Tràng thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI3.
Cùng với gốm, sứ ở thế kỷ XVI, cũng bằng con đường này “Cochinchina đã xuất khẩu đủ các loại taíetas (hàng lụa láng bóng) chất lượng cao và tơ lụa thô loại tốt”… “một lượng lớn tơ lụa được đưa tới Malacca bởi người Cochinchinese”4.
Chú thích
1 Bia Câu Tử – năm Quảng Hoà thứ 4-1543.
2 Theo số liệu của Đinh Khắc Thuân, tống số sưu tập bia đời Mạc biết đến năm 1995 là 155 bia. Xem bài: Đặc điếm giá trị văn bia thời Mạc trong cuốn Vương triều Mạc, Sđd, tr.244.
3 Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quang Ngọc: Gốm Bát Tràng thê kỷ XIV -XIX, Sđd, tr.15-16.
Tăng Bá Hoành (Chủ biên): Gốm Chu Đậu, Bảo tàng Hải Hưng, 1993.
4 Momoki Shiro: Đại Việt và thương mại ở Biển Đông từ thế kỷ X đến XV, Kỷ yếu hội nghị khoa học Đông Á, Đỏng Nam Á – những vấn để lịch sử và hiện tại, NXB Thế giới Hà Nội 2004, tr.324.
(Còn nữa)
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.