- Đang online: 1
- Hôm qua: 471
- Tuần nay: 20025
- Tổng truy cập: 3,372,867
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI MẠC (Tiếp theo) 527
- 241 lượt xem
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI MẠC (Tiếp theo)
2.6. Văn hóa thời Mạc
Giáo dục và thi cử Nho học
Trong hơn 60 năm tồn tại, nhà Mạc đã tổ chức 22 kỳ thi Hội vào các năm sau:
TT |
Năm tổ chức thi |
Số tiến sĩ các hạng |
Ghi chú |
|||
Cập đệ |
Xuất thân |
Đồng xuất thân |
||||
1 |
1529 |
3 |
8 |
16 |
|
|
2 |
1532 |
3 |
6 |
18 |
|
|
3 |
1535 |
3 |
7 |
22 |
|
|
4 |
1538 |
3 |
8 |
25 |
|
|
5 |
1541 |
3 |
4 |
23 |
|
|
6 |
1544 |
3(?) |
3 |
14 |
|
|
7 |
1547 |
3 |
8 |
19 |
|
|
8 |
1550 |
3 |
4 |
18 |
|
|
9 |
1553 |
3 |
5 |
12 |
|
|
10 |
1556 |
3 |
4 |
7 |
|
|
11 |
1559 |
1 |
4 |
14 |
|
|
12 |
1562 |
3 |
5 |
10 |
|
|
13 |
1565 |
1 |
3 |
12 |
Nhà Lê Trung hưng đặt chế khoa |
|
14 |
1568 |
1 |
4 |
12 |
|
|
15 |
1571 |
2 |
2 |
12 |
|
|
16 |
1574 |
1 |
10 |
13 |
|
|
17 |
1577 |
3 |
5 |
10 |
|
|
18 |
1580 |
1 |
3 |
20 |
Nhà Lê Trung hưng lập khoa thi Hội |
|
19 |
1583 |
1 |
3 |
14 |
Nhà Lê thi Hội |
|
20 |
1586 |
1 |
3 |
17 |
|
|
21 |
|
|
|
17 |
Nhà Lê thi Hội |
|
22 |
|
|
4 |
13 |
Nhà Lê thi Hội |
|
|
Tổng cộng |
4851 |
|
|||
Điều chú ý là hai năm sau ngày thành lập, triều Mạc tổ chức kỳ thi đầu tiên. Từ đó, đều đặn 3 năm một lần, nhà Mạc tổ chức kỳ thi Hội. (Trong khi cùng thời, mãi đến năm 1565 chính quyền Lê – Trịnh mới đặt Chế khoa và năm 1580 mới tổ chức thi Hội).
Năm 1589, khi quân Lê – Trịnh áp sát Thăng Long, triều Mạc vẫn mở khoa thi; và năm 1592, trước ngày Thăng Long vào tay Lê – Trịnh, kỳ thi Hội vẫn được mở – đó là kỳ thi cuối cùng của triều đại này.
Trong thời gian tồn tại của mình, triều Mạc tổ chức tới 22 khoa thi, lấy đỗ 485 tiến sĩ các hạng, trong đó có 13 trạng nguyên (mặc dù chỉ chiếm 7% thời gian nhưng chiếm tới 16% số tiến sĩ trong toàn bộ lịch sử khoa cử Nho học ở Việt Nam từ năm 1076 đến năm 1918 và gần 28% số trạng nguyên). Sau triều Lê Thánh Tông (1460 – 1497) thì chỉ có triều Mạc tổ chức thi Nho học liên tục, đều đặn như vậy.
Mạc Đăng Dung theo lệ thời Lê Thánh Tông cho lập bia Tiến sĩ đề danh ở Quốc Tử Giám. Nhưng việc này chí làm được 2 lần cho khoa thi đầu tiên năm 1529 và khoa thi năm 1536.
Mùa xuân năm Bính Thân – 1536, Mạc Đãng Dung sai Đông quân tả đô đốc Khiêm Quận công Mạc Đình Khoa tu sửa lại trường Quốc Tử Giám. Mùa xuân năm sau (1537), chính Mạc Đăng Dung đích thân đến nhà Thái học để làm lễ điện tế Tiên thánh Khổng Tử.
Năm 1582, Để điệu Thiếu bảo Thảo Quận công Trần Thời Thầm dâng sớ xin thực hiện việc dựng bia đá và ghi sổ Quế Lục (sổ vàng) cho các tiến sĩ, nhưng công việc sau đó chưa thực hiện. Cũng năm đó, Mạc Mậu Hợp cho dựng điện Giảng Học, nhưng vừa hoàn thành thì bị hoãn.
Từ Mạc Đăng Dung đến các vua Mạc sau vẫn dựa vào chù yếu giáo lý đạo Khổng, vào kết quả thi cử Nho học để hoạch định chính sách và tuyển dụng quan lại các cấp.
Mặc dù giữa bối cảnh cạnh tranh gay gắt, triền miên giữa nhà Mạc và tập đoàn Lê – Trịnh thì việc tổ chức kỳ thi, đề cao Nho học như vậy còn là cuộc chạy đua của triều Mạc với triều Lê – Trịnh nhằm nhiều mục đích chứng tỏ sự “hưng thịnh” của triều đình, là động tác an dân, tranh thủ lôi kéo “sĩ tử” Nho học về phía mình… Nhưng, chính sách và các hoạt động trên của triều Mạc đã tiếp tục kích thích, lôi cuốn và định hướng lập thân cho đông đảo sĩ tử Đại Việt, đã góp phần tạo ra cho triều Mạc nói riêng, Đại Việt nói chung những trí thức Nho học, những nhà giáo dục xuất sắc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiến, Giáp Hải… Lần đầu tiên, duy nhất trong lịch sử thi cử Nho học cấp cao nhất ở Đại Việt xuất hiện nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ2.
Phan Huy Chú nhận xét: “Nhà Mạc dẫu bận chiến tranh vẫn không bỏ thi cử, vì thế được nhiều người tài giỏi giúp việc chống với nhà Lê, kéo dài đến hơn 60 năm. Ấy cũng là công hiệu của khoa cử đó”3
Bên cạnh trường Quốc Tử Giám, thế kỷ XVI còn có những lớp học tư do những trí thức, những viên quan xuất thân khoa bảng về hưu mở:
Lớp học của Tuyết Giang phu tử – Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) ở Trung Am – Vĩnh Lại (Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) từ sau nãm 1542;
Lóp học của Tiến sĩ Văn Phạm bá Trần Bảo (1512 – ?) quê ở Quang Sơn – Thanh Lâm (Hải Dương);
Lớp học của Trạng nguyên Dương Phúc Tự (1505 – ?) quê ở Lạc Đạo – Gia Lâm (Hung Yên);
Lớp học của Hoàng giáp Nguyễn Khắc Kinh (1542 – ?) quê ở Thanh Hoài – Siêu Loại (Bác Ninh).
Đời sống văn hoá
Nho giáo
Với quá trình tổ chức thi cử và các hoạt động thực tế trên chứng tỏ suốt triều Mạc Nho giáo luôn được đề cao, là tư tưởng chính thống, rường cột của hệ thống chính trị quân chủ. Nho giáo đến thế kỷ XVI vẫn tiếp tục đóng vai trò độc tôn trong giáo dục khoa cử của Đại Việt.
Tuy nhiên, nếu thế kỷ XV sự trùng hợp giữa vai trò của Nho giáo với sự thịnh trị của chế độ Lê Thánh Tông, thì sang thế kỷ XVI những yếu tố tạo thành sự song trùng nay hầu như không còn nữa.
Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội Đại Việt ngay từ đầu thế kỷ XVI đã trở thành trường thực tế kiểm định sâu sắc, toàn diện giáo lý đạo Nho.
Cuộc thử thách ấy không phải chỉ bắt đầu ở thế kỷ XVI. Cuối XIV, khi triều Trần suy vong và sau khởi nghĩa Lam Sơn – giai đoạn từ 1427 đến trước thời Lê Thánh Tông, cũng đã đặt ra bài toán giữa lý thuyết Nho và thực tế chính trị – xã hội ; tiếng thở than, bất lực của tầng lớp nho sĩ đã thể hiện qua tâm trạng của không ít nhà nho như Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi… Nhưng, chưa khi nào kể từ khi Nho giáo vào Việt Nam cho đến thế kỷ này giáo lý Nho giáo được kiểm định khắc nghiệt lại tỏ ra mâu thuẫn với thực tiễn chính trị, xã hội, và tầng lớp trí thức – sản phẩm của Nho học lại phải đứng trước sự nan giải về lẽ xuất sử, lòng trung thành, thân phận thần tử như vậy.
Trên danh nghĩa giáo lý đạo Nho luôn được coi và khẳng định là tư tưởng chính thống của hệ thống chính trị quân chủ. Nhưng ngay thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XVI, khi chính quyển Đông Kinh suy yếu, giữa các cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái nắm thực quyền, vua Lê đã chí là hư vị. Rồi sau đó là nội chiến Nam – Bắc triều… đã làm đảo lộn nhiều những chuẩn mực giá trị mà giáo lý đạo Khổng đã xác lập và luôn đề cao, tôn vinh trong thời quân chủ tập trung cao độ Lê Thánh Tông, đã làm cho ý thức hệ Nho giáo ngày càng suy giảm. Thực tế xã hội đã vượt qua nhiều giáo điều, nhất là ở những giáo lý cốt yếu của đạo Nho : cương thường, tu – tề, trị – bình, trung, nghĩa, lễ, trí, tín…
Trên con đường tiến tới ngai vàng, bản thân Mạc Đãng Dung không phải là môn đồ của đạo Khổng, không bị câu thúc, hành xử theo đạo lý đó là điều bình thường. Ngược lại, Mạc Đãng Dung đã sử dụng giáo lý đạo Nho như một chiêu bài, và hơn thế làm một vũ khí để tranh thủ lực lượng, lôi cuốn được không ít các môn đệ của đạo Khổng thành chiến hữu, góp phần có hiệu quả cô lập, tiêu diệt các phe phái khác.
Thế nhưng, oái oăm thay, đến lượt mình lên ngôi, Mạc Đăng Dung và các vua triều Mạc sau đó lại không thể có cách nào khác được, vẫn phải dùng thứ mà chính họ chí dùng làm chiêu bài ấy để đặt nền móng tư tưởng của chế độ, dùng làm cẩm nang xây dựng, tập hợp, rèn luyện đội ngũ quan lại trụ cột, trung thành của triều đình, xã hội.
Thực tế của đời sống chính trị – xã hội thế kỷ XVI tồn tại và tranh chấp không chỉ hai (Mạc, Lê – Trịnh) mà từ năm 1558 trở đi có thêm lực lượng Nguyễn Hoàng. Trước triều Mạc và các ngả đường khác nhau, đối ngược nhau đó, đông đảo các trí thức Nho học đương thời đều phải đụng chạm đến một vấn đề quan trọng nhất của nhà nho trong thời loạn đó là lẽ xuất xử4.
Trí thức Nho học thế kỷ XVI số “xuất thế” không nhiều, còn lại là nhập thế… Tuy nhiên, ngay từ khi Mạc tiến tới ngai vàng, rồi triều Lê Trung hưng thành lập “nhập thố” trong thời loạn này lại không đơn giản, ở đây đòi hỏi kiểm nghiệm nguyên tắc chính danh và lòng trung thành của kẻ thần tử…
– Chống lại Mạc
– Đi theo Mạc
Chọn cách đầu tiên không nhiều: gồm một số trí thức Nho học hàng đầu từ cuối thời Lê sơ như Trạng nguyên Lại bộ Thượng thư Trình Khê hầu Vũ Duệ, Báng nhãn Ngô Hoãn, Tiến sĩ Đàm Thân Huy…
Trong khi đó, hàng loạt trí thức trưởng thành cuối triều Lê sơ, sang thế kỷ XVI lại chọn cách thứ hai, vượt qua nguyên tắc tối thượng được tiếp nhận từ kinh điển Nho giáo “Trung thần bất sự nhị quân” đã đi theo nhà Mạc như: Hoàng giáp Vũ Hữu, Trạng nguyên Nguyễn Gián Thanh, Bảng nhãn Hứa Tam Tỉnh, Thám hoa Trần Phí, Tiến sĩ Nguyễn Mậu, Đào Nghiễm, Nguyễn Bạt Tụy, Nguyễn Trọng Hiền. Trong số 56 đại thần được phong đợt đầu tiên như là những công thần khai sáng triều đại không chỉ là quan lại cũ triều Lê mà tuyệt đại là người Nho học (văn quan). Biểu hiện khác của cách hành xử này là:
- 1. Không ít các tiến sĩ được cấp bằng, mũ áo triều Mạc vào Thanh Hoá theo Lê – Trịnh như Lê Bá Ly, Lê Khắc Thận, Nguyễn Khắc Thiến, Nguyễn Khái Khang.
- 2. Từ Nam triều chạy sang Bắc triều : Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn.
- 3. Hoặc lúc theo Mạc, lúc theo Lê – Trịnh và ngược lại: Nguyền Quyện, Nuuyễn Khải Khang, Đặng Huấn…
Với đông đảo xã hội, những tuyên truyền giáo lý về nhân, nghĩa, lễ, trí… cùa đạo Nho càng bị thói đời “thế tục” thực dụng vượt qua
Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi.
…Giàu người họp khó người tan
Hai ấy hằng lề sự thế gian
Có thân thì khắc chứa thiên vàn
…Nhà chăng có của thanh bằng nước
Có quyền thì có của người cho
…Ang thịt mỡ bùi ruồi đến dỗ
Bát bồ hóng đắnq, kiến dâu bò
…Người nhiều hầu hạ nên quân tử…
(Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Như vậy, trên thực tế hệ thống trụ cột, căn bán, thống nhất : Tam cương, Ngũ thường của giáo lý Nho giáo đã bị đổ vỡ, bị vượt qua ớ khâu quan trọng đầu tiên, đã bộc lộ sự bất lực trước việc giải quyết cuộc khùns khoáng chính trị – xã hội đương thời.
Phật giáo
Trong khi Nho giáo bị lâm vào tình cảnh như vậy thì Phật giáo lại có đà hưng khởi, lan toả trên hầu khắp các địa bàn, các tầng lớp.
Nhiều ngôi chùa lớn từ các thế kỷ trước như Phật Tích, Bút Tháp, Vĩnh Nghiêm, Luy Lâu ở Kinh Bắc, Quỳnh Lâm, Sùng Quang, Đông Sơn thuộc Hải Dương được trùng tu; nhiều chùa mới được xày dựng, trong đó khỏnc ít là những chùa do các hoàng thân hoàng tộc của họ Mạc, họ Lê – Trịnh, quan lại các cấp góp tiền của: bà Thái Chiêu nghi Nguyễn Ngọc Phương ở điện Quảng Đức cùng cha, anh và người thân sửa toà Thuỷ chùa Phật Tích năm 1538. Khang vương Mạc Nhân Phủ, hoàng tử Mạc Nhân Quảng, Đô chỉ huy Thiêm sự vệ Thanh Tây tu sứa chùa Thanh Quang (Cự Ninh, Trực Ninh, Nam Định) năm 1562.
Chùa Hương Nham (xã An Khang, huyện Yên Sơn, Tuyên Quans) được xây nãm Đinh Dậu niên hiệu Đại Chính 8 (1537) do Hiến sát sứ Ngô Nghiêm Khê, Phó hiến sát sứ Vũ Trạch Xuyên khai sáng cùng hàng trăm để lại, dân làng góp công của xây dựng.
– Chùa Thiên Phúc (xã Trà Phương, Kiến Thụy, Hải Phòng) do Vũ Hoàng thái hậu – Vũ Thị Ngọc Toán vợ của Mạc Phúc Hái, mẹ của Mạc Phúc Nguyên, bà nội của Mạc Hậu Hợp xây dựng vào năm Nhâm Thân, niên hiệu Sùng Khang 7 (1572), có 33 tên tuổi thành viên hoàne tộc đỏng góp, từ Thái hoàng thái hậu họ Phan, các bậc vươna, thái trưởng công chúa họ Mạc như Khiêm Thái vương, Vỵ vương, Thuận vương, Vinh Quốc Thái phu nhân… và hàng loạt các quốc công, quận công khác…
– Chùa Hà Lâu (Đông Minh, Tiên Lãng, Hải Phòng) có Thái hoàng thái hậu họ Vũ, Hoàng thái hậu họ Bùi, Phục Chính ứng vương họ Mạc và cung tần triều Mạc tiến cúng gia tài… Văn bia thời Mạc cho biết thông tin, ít nhất có trên dưới 100 thành viên hoàng tộc, đại thần nhà Mạc tham gia tu bổ, xây dựng chùa Phật5.
– Năm 1591, Cai huyện Duy Tiên cùng với dân các giáp góp công sức tu sửa lại ngôi chùa Đọi (Hà Nam) do thiền sư Thích Hải Triều chủ trì…
Thiền sư Chân Nghiêm trụ trì chùa Sùng Quang (Cẩm Giàng, Hải Dương) cho in Thánh Đăng Ngữ lục chép tiểu sử, hành trạng của 5 đại thiền sư là Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, Trần Minh Tông.
Đạo giáo
Thế ký XVI cũng là thời kỳ thể hiện rõ rệt của Đạo giáo ở Đại Việt. Qua những tài liệu còn lại cho thấy một số quán đạo Giáo được xây dựng hoặc trùng tu: quán Thụy úng (Hải Dương) được tu sửa nãm 1565.
Quán Tiên Phúc (Hải Dương) được xây dựng vào năm 1584.
Quán Linh Tiên (Cao Xá, Hà Nội) được tu sửa năm 1584.
Quán Viên Phương (Hà Nội) sửa năm 1589.
Quán Chân Thánh (Hải Dương) sửa năm 1591…
Cũng như việc xây dựng, trùng tu chùa, nhiều đạo quán cũng do các hoàng thân, tướng lĩnh nhà Mạc góp tài sản: quán Linh Tiên (Hà Nội) có 8 tôn thất họ Mạc công đức, đứng đầu là Phò mã Đô úy, Thái bảo Đà Quốc công, Thượng trụ quốc, Pháp hiệu Đức Quảng Mạc Ngọc Liễn.
Bên cạnh những tôn giáo quen thuộc nhiều thế kỷ với xã hội Đại Việt, một tôn giáo hoàn toàn mới mẻ đối với phương Đông cũng du nhập vào Đại Việt thời Mạc là đạo Thiên Chúa. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, ngay từ nãm 1533, một giáo sĩ Bồ Đào Nha tên là Y Nê Khu đã “lén đến gidng đạo ở Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ (Nam Đinh)”. Tuy nhiên do không biết tiếng Việt, lại chưa có kinh nghiệm nên hoạt động truyền giáo ở thế kỷ này chưa đạt kết quả.
Tất cả những thể hiện của đời sống xã hội, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng (Nho, Phật, Đạo), của văn học nghệ thuật… đã chứng tỏ xã hội Đại Việt đến thế kỷ XVI đã có sự chuyển biến căn bản, rõ nét trước hết vể tư tưởng.
Trước hết, sự chuyển đó không phải là sự đoạn tuyệt với các tư tưởng đã có trong xã hội Đại Việt. Phật, Đạo, Nho đều đã có mặt trong xã hội Đại Việt từ lâu. Hơn 300 – 400 năm trước, thời Lý, Trần, trong khi khẳng định chính thức vị thế của Nho học, thì từ triều đình đến dân gian vẫn theo cả Phật, cả Đạo. Không ít vua Lý, Trần vừa “nhất Phật, nhất Thần tiên”, hoặc như Trần Nhân Tông sáng lập hẳn dòng phái Phật giáo Đại Việt. Thời Lê Thánh Tông dẫu xác lập trên thực tế sự thắng thế, bọc trùm lên triều đình là hệ tư tưởng Nho giáo, nhưng bản thân Lê thánh Tông vẫn “Vọng Tiên”… Bấy giờ, các hoàng thân, quốc thích, các gia đình có thế lực của vương triều Mạc lại bỏ tiền của ra xây dựng hoặc trùng tu chùa chiền, đạo quán. Tinh trạng như và phổ biến hơn thời Lý, Trần trước đó vừa chứng tỏ sự trở lại, tìm về cội nguồn an ủi vừa thể hiện sự phong phú đa dạng, cởi mở của tư tưởng, tín ngưỡng thời Mạc.
Xu hướng tam giáo đồng tôn vốn đã có từ những thế kỷ trước ngày một tăng cường với những nét khác biệt so với các thời kỳ trước.
Xã hội thời Mạc, khi đã trải nghiệm thậm chí bằng máu lửa giáo lý mấu chốt trong hệ tư tưởng đạo Nho, đã thức tỉnh một tư tưởng thực tiễn sâu sắc mà đại diện tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Sau thời gian chiêm ngẫm ở thời sự phức tạp, nan giải đầu thế kỷ, năm 1535, khi đến 44 tuổi “Mừng thấy trời vàn đời mở trị, Thái bình Thiên tử, thái bình dân” của triều Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi, đỗ Trạng nguyên – rồi làm quan 7 năm với triều Mạc. Hết làm quan, xin về trí sĩ khi mới 53 tuổi, rồi lại đi theo quân ngũ nhà Mạc lên Tây Bắc đánh thế lực họ Vũ… Tâm sự và hành xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn giằng co giữa một bên là môn đệ của cửa Khổng, sân Trình, một bên là thực tiễn xã hội. Khi nhận rõ tình cảnh “Loạn thế”, “Nguy thời” (chữ của Nguyễn Bỉnh Khiêm), ông kết luận: “Thế tình bàn bạc khôn cùng dại, khôn dại hai đường trái cả hai”. Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa nghiền ngẫm Tống học, Trình Chu, vừa bổ túc Thiền tông… Năm 1578, khi chùa làng Cao Dương (Thái Thuỵ, Thái Bình) dựng tượng Tam giáo, Nguyễn Bỉnh Khiêm được mời viết văn bia “Văn bia tượng Tam giáo, chùa cổ Cao Dương linh ứng từ lâu… Nay các sãi, vãi cùng nhau quyên góp tài sản thuê thợ tạc tượng Tam giáo về Diệu Thiện… Công việc hoàn hảo, xin tôi bài minh để ghi lại việc có thật này. Tôi là nhà nho tuy chua được nghe thấu đáo về đạo Phật, đạo Lão, song nhờ đọc rộng, suy ngẫm những điều nghi hoặc, cũng nắm bắt được chút ít về các đạo này. Đại loại, đạo Phật gốc ở chỗ làm sáng sắc và tâm, phân, phân biệt rõ nhân và quả. Đạo Lão chú trọng vào Khí để tới chỗ mềm dẻo, nắm cái lý duy nhất, giữ bản chất chân thực của mình. Đạo lý đức Thánh Khổng gốc ở đức, nhân nghĩa, vãn hạnh, trung tín. Tất cả đểu là giáo lý tuân theo tín tự nhiên con người mà tu dưỡng đạo đức cùng với Diệu Thiện do lòng Thiện mà nổi tiếng. Chẳng phải là không xuất phát từ tâm tính con người…”6.
Chính thực tế xã hội kết hợp với trí thức bác học đã tạo nên mẫn tiệp khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm gạt bỏ giáo điều, độc tôn nhất nguyên mà nghiệm sinh lẽ hành xử Trung dung, cởi mở… thành tiêu biểu cho tư tưởng thực tiễn của thế kỷ XVI.
Văn học
Thế kỷ XVI được coi là thế kỷ mở đầu cho khuynh hướng phi quan phương. Trên thi đàn vắng dần những tác phẩm văn học đẻ cao công đức vua, ca tụng triều đình. Mạch văn học thế sự, phản ánh hiện thực cuộc sống, những trăn trở suy tư của trí thức về thời đại, gần gũi với tiếng nói của nhân dân, phản ánh những bất công xã hội vốn khơi nguồn, dắt dẫn bền bỉ từ cuối thế kỷ XIV với Chu Vãn An, Trần Nguyên Đán, qua Nguyễn Trãi thế kỷ XV và như bùng mạnh mẽ với Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hãng, Đào Duy Từ.
Cùng đối diện với tính quan phương, thể hiện bước tiến triển trong thể loại và phương thức thể hiện, trên cơ sở tiếp nhận, sáng tạo ảnh hưởng của văn học Trung Hoa, tạo nên một thành tựu mới của truyện ký viết bằng chữ Hán là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Bên cạnh dòng thơ thế sự, còn có những tập thơ đi sứ, bang giao. Những bài thơ vịnh sử bày tỏ niềm thương nhớ quê hương đất nước trong Tư hương vận lục của Lê Quang Bí viết trong những năm dằng dặc (1548 – 1566) bị giam giữ khi đi sứ ở Trung Hoa. Hàng chục bài thơ thể hiện niềm tin về sức mạnh tiềm tàng của dân tộc trong ứng đáp bang giao của Trạng nguyên Giáp Hải; tinh thần hoà hiếu, hoà nghị đồng cảm của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan trong Mai Lĩnh sứ hoa thi tập… là những tiếng nói yêu nước, thương nhà, tự hào dân tộc sâu sắc.
Văn thơ Nôm trở nên phổ biến hơn từ thể loại phú Phụng Thành xuân sắc phú của Nguyễn Giản Thanh, thơ Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đến cả Thư chiêu dụ các tướng sĩ Mạc của Lê Bá Ly.
Khác với văn học thế kỷ trước, trong văn học thời Mạc đã hiện lên rất rõ hình ảnh con người với nhiều chiều kích, đa dạng. Thế giới sống động của con người trong đời sống xã hội qua những tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hãng… đã hiện ra với bao phức tạp, thánh thiện, tầm thường, thấp hèn và cao cả, những tình cảm riêng tư, không bị ước lệ, công thức hoá hay mỹ hoá thành một xã hội vàng son trừu tượng. Những kẻ tưởng chừng danh giá như Trọng Quỳ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, hay “Gã láng giềng ở phía đông” gặp may được tặng lộc, thăng trật “Tiền hô hàng ngàn người, hậu ủng vài trãm ngựa trong thơ “Cảm thời cổ ý” của Nguyễn Bỉnh Khiêm… thành kẻ ném tiền bạc vào cuộc đỏ đen, kẻ phá gia chi tử, thành kẻ “phải tìm đến kẻ khác mà ăn xin, quần áo rách rưới khó che thân thể”…
Một cung nữ nhan sắc, thông tuệ từng trải trường đời, mỗi lần lập kế trả thù là lại càng bị dập vùi (Nổi oan Đào Thị);
Hay người chồng đi lính, vợ ở nhà nuôi con, chờ đợi. Nhưng, ngày về đoàn tụ lại trở thành nỗi oan khiên, vợ phải trẫm mình vì gã chồng ghen, nghi lòng chung thuỷ của vợ (Người con gái đất Nam Xương)…
Và bức tranh muôn mặt đời thường qua thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Ở thế làm chi cười lẩn nhau
Giàu chê khó, khó chê giàu
Người hàng thịt nguýt người hàng cá
Đứa bán bò dèm đứa bán trâu
Bé vú thở than người cả vú
Ít râu ánh ỏi kẻ nhiều râu”.
Cũng do có cái nhìn thế sự, văn học thời Mạc có những khám phá tâm lý sâu sắc về thân phận con người, về đời sống xã hội đương thời, thấy, nghe rõ hơn thế lực “thinh thỉnh lại đồng tiền” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) trong những ngóc ngách cuộc đời.
Văn học thời Mạc đa thanh, có âm sắc đối thoại, ý thức công bình hơn. Trong Truyền kỳ mạn lục hình ảnh cuộc đối thoại giữa Hạng Vũ – người được thờ ở hồ Động Đình (Trung Quốc) và Hồ Tông Thốc – sứ giả của Đại Việt thời Trần7 về “nhân” giữa Hạng Vũ và Lưu Bang. Người đọc tự mình nhận ra chân lý qua cuộc đối thoại này.
Cách tiếp cận sâu sắc, đa dạng về đời sống thực tiễn được coi là “phát hiện lớn của văn học thời Mạc”, là “mở đẩu cho một dòng văn học chạm chân vào hiện thực, đã mô tả xã hội dưới góc nhìn đời tư và đời thường”, “là một cống hiến đáng kể của văn học thời Mạc”8.
Văn học thế kỷ XIV kết tinh rực rỡ ở đại biểu Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bên cạnh những nội dung trên, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là tiếng nói phản kháng chán ghét nội chiến, tương tàn, là khát vọng về một đất nước, xã hội thái bình yên ổn, về một cuộc sống thanh bình, no đủ cho dân chúng.
Tiếu tha thù tặc hố tương tranh Thiên hạ phân phân hận vị bình (Cười bọn giặc thù cứ tranh giành lẫn nhau Thiên hạ rối bời, giận chưa dẹp yên);
Mân mục can qua khổ vị him (Binh đao đầy mất khổ chưa thôi)
Hà thời tẩy giáp binh ?
(Thời nào được rửa giáp binh?)
Ngoài chưng phận ấy cầu chi nữa
Còn một cầu xem thuở thái bình…
Thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm kết luyện nhuần nhuyễn các tri thức, triết học bác học với minh triết dân gian Việt Nam.
Kiến trúc, điêu khác
Các tư liệu còn lại cho thấy, các loại kiến trúc vốn có từ các thế kỷ trước như cung điện, thành quách, chùa, đền, miếu, lăng, cầu đá, cầu ngói… tiếp tục phát triển.
Biên niên sử cho biết, bên cạnh việc tiếp tục xây dựng ở Thãng Long, nhà Mạc đã tập trung xây dựng cung điện, thành trì, lăng ở vùng cổ Trai. Tiếc thay qua binh lửa, nhất là ngay giai đoạn cuối Mạc, với hành động triệt hạ trả thù của tập đoàn Lê – Trịnh, các kiến trúc này không còn dấu tích rõ rệt.
Theo Đinh Khắc Thuân, trong vùng Mạc kiểm soát, hiện còn lại 168 chùa, 8 đạo quán, 14 ngôi đình, 15 cầu được xây dựng, tu sửa vào thời Mạc9.
Cẩu: Văn bia hiện còn cho biết từng có nhiều cây cầu ngói, đá được khởi công, tu sửa: cầu Đôn Thư (ở Hải Dương) có tới 94 gian, cầu Bộc Động ở chợ La Phù (Hà Nội) do Tân Quận công, Công chúa góp tiền của tu sửa.
Chùa: Nhiều ngôi chùa được xây dựng mới hay tu sửa vào thời Mạc. Điểm nhấn của kiến trúc ngôi chùa ở Việt Nam từ thế kỷ trước, không phải chỉ là quy mô xây dựng mà chính là sự đan quyện hài hoà với vị thế, cảnh sắc, môi trường thiên nhiên xung quanh.
Qua miêu tả – có phần kiêu hãnh và thể văn của người viết bia đương thòi, thì: chùa Trúc Am ở giữa vùng đất Dương Kinh trùng tu năm 1589: “Phía tây có chùa cổ, Đầm Trà làm vạt, sông Mai làm dải, Đồ Sơn chấn trước, An Ấp bao sau”10.
Chùa Thiên Hưu (Nam Sách, Hải Dương) tu tạo năm 1571, toạ lạc trên mảnh đất hơn 3 mẫu, phía trước có nhà thiêu hương, bên cạnh có nhà làm chay oản, toà cửu phẩm, gác điện. Các cột đều sơn son, xà đều chạm trổ,… được dựng lên giữa cảnh quan “Sông êm ả ôm vòng phía tây, gò nhấp nhô chầu phía đông, núi thiêng sừng sững trấn sau, nước biếc quanh co lượn trước… ở giữa chùa có đường vào tùng xanh biếc, cửa kề trăng sáng… với hướng dương, hoa cỏ bách tùng…”11.
Chùa Kiến Linh (Phục Lễ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) tu tạo năm 1563 : “Phía đông có chùa Lôi Âm, phía tây liền vói tháp Kim Sơn của xã Nguyệt Áng, phía nam thẳng đến cảnh đẹp Hoa Yên”12.
Đến ngôi chùa sửa năm 1537 ở động đá Hương Nham (Yên Sơn, Tuyên Quang) với “dòng Vị Giang uốn quanh như rồng trước động. Sau động là đường cái quan, xe ngựa tấp nập. Phía tây là nha môn Đô đường, nhà xây lớp lớp, phía bấc là trụ sở Hiến ty, trùng điệp tường vây”…13
Đạo quán: được kết cấu khá giống nhau với 3 nếp nhà: tiền đường, thiêu hương và thượng điện, bố cục theo hình chữ “công”. Kết cấu thượng điện tương tự ngôi chùa (dân gian thường không quen gọi là quán mà gọi là chùa: chùa Linh Tiên = quán Linh Tiên, chùa Mai = quán Hương Thánh, chùa Sở = quán Hội Linh…)
Đình làng: Qua di tích kiến trúc và văn bia được biết đến vào cuối thế kỷ XX, có ít nhất vài ba ngôi ngôi đình lần đầu tiên được dựng lên từ thời Mạc như đình Lộ Hạnh (Bắc Giang) dựng năm 1576, đình Đại Đoan dựng năm 1583, đình Trùng Hoài (Bắc Ninh) dựng năm 1585, đình Tây Đằng, Thụy Phiêu (Hà Nội) – cuối thế kỷ XVI.
Mặt bằng và quy mô kiến trúc của đình thế kỷ XVI chỉ với một nền hình chữ nhật, với 3 hay 5 gian hai chái, đơn giản hơn kiến trúc chùa cùng thời và đình các thế kỷ sau. Mái đình bốn mái các góc đao uốn cong. Mặc dù chỉ mới khiêm nhường như vậy, song sự xuất hiện của đình làng thế kỷ XVI – ngôi đình đầu tiên trong lịch sử văn hoá Việt Nam, được coi như mở đầu ngành kiến trúc Việt Nam, khẳng định nhà Mạc đã tạo dựng được nền vãn hoá dân tộc, nhất là mỹ thuật và vãn hoá dân gian…
Điêu khắc
Điêu khắc dưới triều Mạc phát triển mạnh với tượng tròn, điêu khắc trên gỗ, trên đá.
Tượng tròn có tượng Phật, tượng nhân vật.
Qua các văn bia, có hàng vài chục ngôi chùa trùng tu thời này có làm các loại tượng: Quan Âm, Tam thế, Nọc hoàng, Kim đồng, Ngọc nữ, Nam tào, Bắc đẩu. Các tượng thời Mạc còn lại đến ngày nay cho thấy:
Các pho tượng Tam thế (chùa Nành, Ninh Hiệp, Bắc Ninh), chùa Lệ Mật (Gia Lâm, Hà Nội), chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) đều cùng tư thế ngồi “kiết già”, thể hiện đầy đủ các “quý tướng” nhà Phật.
Các tượng Quan Âm ở những chùa Đông Ngọ (Hải Dương), Thượng Chủng, Hội Hạ (Phú Thọ), Đa Tốn, Bối Khê (Hà Nội) với đặc trưng nổi bật là tạo hình ngàn mắt ngàn tay. Tượng loại này được coi là ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Tượng Quan Âm chùa Đa Tốn có 694 tay lớn nhỏ, 42 tay lớn chìa ra phía trước và xung quanh với nhiều tư thế khác nhau: cầm báu vật, bắt quyết… 652 tay nhỏ xếp nhiều lớp hai bên sườn phía sau tượng như nan quạt, tạo cảm giác như vòng hào quang. Dung nhan tượng đôn hậu, bình dị.
Ngoài tượng Phật còn có tượng Apsara – Tiên nữ múa, Gandhava – nhạc công, Kinnari – nữ thần đầu người, mình chim, những nhân vật thần thoại Nam Á…
Tượng chân dung nhân vật còn lại đều được tạc bằng đá như tượng Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản được làm vào năm 1551, tượng “Đức Vua” ở các chùa như Đại Linh (Đại Trà, Hải Phòng) làm năm 1578, chùa Bạch Đa (Hải Phòng) làm năm 1580, chùa Hưng Khánh làm năm 1583, tượng công chúa Mạc Ngọc lâm ở chùa Phổ Minh (Nam Định)….
Các tượng “Đức Vua” gần như nhau, đều ngồi ngai, đội mũ bình thiên, mặc hoàng bào, cầm hốt.
Tượng phụ nữ như các tượng Thái hoàng thái hậu đều được gắn vào tấm bia tạo hình vòm động với chữ: “Động Phủ” (chùa Thiên Phúc, Hòa Liễu), “Vân Thủy am” (chùa Minh Phúc, Minh Thị).
Một biểu hiện rực rỡ của điêu khắc thế kỷ XVI là các bức chạm khắc nổi hoặc chìm trong các công trình kiến trúc đình, chùa, đạo quán.
Biểu tượng vũ trụ thường gặp là Mặt Trời (hoặc cách điệu thành hoa đào, hoa cúc), sấm chớp, các cặp sừng, các khối tròn.
Các để tài về con người, cuộc sống trần thế sinh động, phổ biến trong các bức chạm ở chùa, đình: cảnh mẹ gánh con, cảnh đẽo cày, cày voi, làm xiếc, đánh nhau với hổ, cảnh uống rượu, hóng mát trên thuyền, cảnh nam nữ tình tự (đình Tây Đằng), cảnh sắn bắn (đình Tây Đằng, chùa Cói)…
Nghệ thuật gốm sứ
Bên cạnh các dòng men truyền thống từ trước như men lam, nâu, xanh rêu tiếp tục phát triển, từ thế kỷ XVI, tại trung tâm gốm Bát Tràng xuất hiện một loại men mới – được coi là của riêng “đặc sản” Bát Tràng: men rạn, trang trí nổi – tiếp tục rực rỡ ở các thế kỷ sau. Gốm Chu Đậu, được phủ bằng nhiều loại: lam, xanh ngọc, xanh rêu, vàng, nâu. Trên nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng của gốm sứ thế kỷ XVI được trang trí rồng, phượng, hổ phù, hoạt cảnh người, cánh sen, mây, hoa cúc dây, sơn thuỷ, chim muông, ngựa, gia súc và những chữ “vạn”, “phúc”, “chính”, “hoa”, “trung”, “ngọc”, “tâm”…
Minh văn được khắc hay viết trên gốm xuất hiện từ sớm ở các trung tâm Bát Tràng, Chu Đậu. Đến thế kỷ XVI, hiện tượng này trở thành phổ biến hơn với những thông tin về niên đại tuyệt đối của sản phẩm, họ tên, quê quán của nghệ nhân, có khi cả chức tước của người đặt hàng. Tiêu biểu là những minh văn ở chân đèn gốm, lư hương của nghệ nhân Bát Tràng thường làm theo đặt hàng của các gia đình thế gia cúng tiến vào chùa quán14.
Từ sự quan liêu, tha hoá của bộ máy chính quyến trung ương cuối thời Lê sơ, cuộc đấu tranh phe phái trong nội bộ cung đình, triển miên, lan rộng đã cuốn cả triều đình đến xã hội bước vào thời kỳ loạn lạc, không quản lý được trật tự an ninh, chính trị, xã hội, triều đình Lê ngày càng phải dựa vào các thế lực quân sự. Quá trình ấy đã tạo môi trường hình thành và phát triển thế lực Mạc Đăng Dung, tiến tới lật đổ triều Lê, dựng nên nhà Mạc.
Thoát thai từ trong cuộc khủng hoảng chính trị – kinh tế – xã hội đó, nhà Mạc đã có được một số chính sách cởi mở về vãn hoá, xã hội. Thế nhưng nhà Mạc đã không hoặc không có đủ những điều kiện để xây dựng và thực hiện một chính sách giải quyết triệt để những mâu thuẫn đã đặt ra cho xã hội đương thời. Phế bỏ triều Lê nhưng triều Mạc lại mở đầu cục diện phân tranh Nam – Bắc triều, rồi tiếp sau đó là Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài hơn hai thế kỷ, tình hình chính trị xã hội của đất nước càng phức tạp hơn.
Chú thích
1 Số liệu khoa thi, Tiến sĩ, Trạng nguyên triều Mạc trong một số công trình của nhà nghiên cứu được dẫn ra không giống nhau: Trần Ngọc Vương: 460 tiến sĩ với 9 trạng nguyên (xem Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, Sđd. tr.43); Ngô Đăng Lợi: 21 kỳ thi, 460 tiến sĩ với 10 trạng nguyên; Nguyễn Đức Nhuệ: 22 kỳ thi, 485 tiến sĩ với 12 trạng nguyên; Đỗ Văn Ninh: 22 kỳ thi, 477 tiến sĩ trong đó có 11 trạng nguyên, 18 bảng nhãn, 19 thám hoa (xem Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Sđd, tr.143, 162, 303) Nguyễn Hữu Tâm: 485 tiến sĩ với 13 trạng nguyên (xem Vương triều Mạc, Sđd, tr. 192). Ở đây thống kê theo Đại Việt sử kỷ toàn thư.
2 Về tên gọi của nữ Tiến sĩ này, các nguồn tài liệu ghi khác nhau: Hải Dương phong vật chí, ký hiệu A.882, ghi bà còn có các tên là Duệ, Du, Toàn; Chí Linh phong vật chí ghi tên là Nguyễn Thị Duệ; Chí Linh phong cảnh – VHv.167, bia Lập cử tự bi năm 1653, ký hiệu N. 19543-19544 ghi tên là Nguyễn Thị Ngọc Toán.
3 Lịch triều hiển chương loại chí, Khoa mục chí, T.III, NXB Sử học, Hà Nội 1961, tr.16.
4 Xem Trần Ngọc Vương: Nho giáo thế kỷ XVI – thời nhà Mạc, in trong Phan Đại Doãn (Chủ biên): Một sô vấn đề Nho giáo Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, tr 38- 44.
5 Đinh Khắc Thuân: Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia, NXB Hà Nội, 2001, tr.267.
6 Văn bia chùa Cao Dương (Thái Thuỵ, Thái Bình).
7 Theo Truyền kỳ mạn lục: Trong khi Hạng Vũ khẳng định mình lập công nghiệp lớn
không kém gì Lưu Bang, Hồ Tông Thốc cho rằng Hạng Vũ thiếu chữ Nhân – thiếu
cái lớn nhất, làm cho Vũ sụp đổ. Bộ hạ của Hạng Vũ ở bên bàn góp cho rằng nói như
Hồ Tông Thốc cũng chưa thoả đáng. Hán Cao Tổ cũng dâu có nhân, thậm chí giết
nhiều người, tàn bạo bằng mấy. Hạng Vũ vẫn còn được nàng Ngu Cơ yêu mến đến
cùng, tuẫn tiết theo. Hồ Tông Thốc thừa nhận điểm này.
8 Nguyễn Huệ Chi: Bước đầu suy nghĩ vê văn học thời Mạc, Tạp chí Văn hoá Nghệ An.
9 Đinh Khắc Thuân: Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia, Sđd.
10 Trúc Am tự bi, Bản dập lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, ký hiệu N.10139.
11 Thiên Hựu tự bi ký, Bản dập lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, ký hiệu N.12556.
12 Trùng tu Kiến Linh tự, tái tạo Phật tượng bi, ký hiệu N.8018-9.
13 Hương Nham tự bi, tài liệu của Đinh Khắc Thuân, trong Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Sđd, tr.225.
14 Nguyễn Đình Chiến thống kê 30 trường hợp minh văn trên gốm Bát Tràng cho biết niên đại tuyệt đối, trong đó có đến 19 trường hợp là gốm thế kỷ XVI, xem Gốm Bát Tràng – thế kỷ XIV – XIX, Sđd, tr 41-43.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.