- Đang online: 1
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 17709
- Tổng truy cập: 3,369,628
NGÀI MẠC MẬU GIANG LÀ THỦY TỔ HỌ HOÀNG GỐC MẠC CẨM XUYÊN, HÀ TĨNH? 528
- 617 lượt xem
NGÀI MẠC MẬU GIANG LÀ THỦY TỔ HỌ HOÀNG GỐC MẠC CẨM XUYÊN, HÀ TĨNH?
Trong gia phả họ Hoàng ở Cẩm Xuyên Hà Tĩnh có ghi câu đối:
“Cẩm địa lưu tryền Gia Mạc Thị
Khê Giang kim cải Tộc Hoàng Tôn”.
Vậy họ Hoàng gốc Mạc ở Cẩm Xuyên từ đâu tới. Qua tìm hiểu, tác giả xin gửi tới quý độc giả bài viết này.
Mạc Mậu Giang là Hoàng tử thứ 14 của Vua Mạc Phúc Nguyên là em của vua Mạc Mậu Hợp, tước Kim Tử Vĩnh Lộc Đại Phu Minh Quang Hầu,đậu hoàng giáp làm quan đến chức Thượng thư Bộ Lại, Bộ Binh dưới triều vua Mạc Mậu Hợp.
Vào cuối thế kỉ thứ 16 khi nhà Mạc thất thủ ở Hoàng Thành Thăng Long, để tránh sự truy nã gắt gao của tập đoàn Lê – Trịnh, Ông cải trang lánh vào ở ẩn tại xã Cổ Lũng, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa đổi tên thành Phúc Thanh.
Ông học rộng tài cao, am hiểu thiên văn, địa lí, không thich ở yên một chổ. Ông thường hòa nhập vào cuộc sống lam lũ của người dân bản địa, gắn bó với cuộc sống đời thường của dân làng. Lúc đầu Ông làm người thợ cày, thợ cấy. Khoảng trên 50 tuổi từ Thanh Hóa Ông rong ruổi xuống phía Nam. Ông đi khắp cả vùng Nghệ An lấy hiệu là Ngũ Phương Địa Sư vừa dạy học vừa xem địa lý và không để lộ tông tích về một ông quan to thời nhà Mạc của mình. Trên bước đường sinh cơ lập nghiệp, lúc đầu Ông ở xã Hưng Lập (nay là xã Quỳnh lập, Quỳnh Lưu, Nghệ An) nhưng vì ở đây đất đai cằn cỗi, dân làng không có điều kiện để phát triển lâu dài nên Ông lại dời về xã Tiên Nông, tổng Vân Tụ. Được một thời gian nữa Ông lại chuyển đến xã Quan Triều (nay là Xuân Nguyên, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An).
Theo tục truyền và gia phả còn ghi lại, Ông đến làm công cho một gia đình giàu có như một người nông dân bình dị. Một hôm trong làng có người đàn bà chết,người nhà đang lúc tang gia bối rối, lung túng không biết cậy nhờ ai viết văn tế, Ông vô tình lấy cây que vạch xuống đất một chữ ‘Nộn” (Nghĩa là non). Một người trông thấy liền hỏi “Ông cũng biết chữ à?” Ông trả lời “có biết chút ít” dân làng biết vậy và nhờ ông viết cho bài văn tế. Ông đồng ý. Ngẫm nghĩ một lúc rồi Ông cầm bút thảo ngay:
“Tích đòng nhậm tịch
Kim biệt càn khôn
Ai nhi trí tế
Tình lại bất ngôn “
Dịch nghĩa: Xưa chung chăn gối
Nay cách âm dương
Đau lòng vô hạn
Tình khó tỏ tường.
Sau khi nghe thơ, mọi người kinh ngạc tôn Ông lên bậc thầy và ngồi vào chiếu trên. Từ đó anh trai làng thợ cày đi ở trở thành người dạy học. Tiếng lành đồn xa, học trò ngày càng đông, nhiều người quan lại triều đình đỗ đạt tiếng tăm đều qua Ông học chữ. Như Thượng thư họ Lê ở Tràng Sơn, Thương thư họ Hồ ở Quỳnh Lưu…
Tộc phả cũng còn ghi: Môt hôm, trước sân Rồng nổi lên hai gò đất, nhà vua hỏi quan thượng thư họ Lê đó là điềm gì? Thượng thư họ Lê trả lời “đó là điềm hạn hán, bởi trong đất có đá trắng tựa như ngà voi”. Khi đào lên thì đúng như vậy. Sau đó đại hạn xảy ra hàng tháng trời, nhà vua hỏi cớ sao nhà ngươi lại biết như vậy? Muôn tâu, đó là nhờ việc chỉ dạy của thầy Ngũ Phương truyền lại. Tiếng tăm lừng lẫy, nhà vua bèn mời Ông vào triều đình và giao chức tước. Sợ bại lộ, Ông lấy cớ đã già yếu rồi nên không nhận lời. Nhà vua biết công trạng của Ông bèn ban thưởng cho Ông 100 quan và bức kim bài thêu tám chữ: “Vị Quốc truyền đạo, sư biểu tư văn. (Nghĩa là: vì quốc dân truyền đạo học, xứng đáng là bậc thầy trong làng văn)
Dân làng còn truyền lại rằng: Ông thường giúp dân làng mở chợ Gám, giúp nhiều người mở hướng làm nhà, đào giếng khơi, những việc làm tình nghĩa đó càng làm cho ông được dân kính trọng và yêu quý. Sau khi ông mất được dân làng lập đền thờ cúng kiếng trọng thể cho đến ngày nay
Trong cuộc đời bôn ba trên đất Thanh Hóa đến Nghệ An, đến đâu Ông cũng được lòng quần chúng chào đón và Ông đã có 5 người vợ, mỗi người vợ mang một dòng họ khác nhau như sau:
1/ Dòng họ Nguyễn Phương đa số hiện nay sống ở huyện Thanh Chương, Nghệ An là hậu duệ của bà mang danh họ Ngô, có con là Phúc Tửu.
2/ Dòng họ Phạm ở Quỳnh Hưng, Diễn Hoàng hiện nay là hậu duệ của ông Mậu Linh; Họ Nguyễn Trọng hiện ở Yên Bang làng Diệu Ốc, xã Giai Lạc nay là xã Phúc Thành là hậu duệ của ông Bạt Cử. Hai dòng họ này đều do một bà mang họ Phạm sinh ra.
3/ Ở làng Tiên Nông, Tổng Vân Tụ, nay là làng Trung Phu xã Công Thành, huyện Yên Thành là hậu duệ của ông Bích Sỹ (đến nay chưa rõ tên tuổi bà vợ này)
4/ Họ Phan ở Hoa Thành là hậu duệ của ông Huyền Nhai là con của bà mang dòng họ Phan sinh ra.
5/ Bà Võ Thị Kiêm ở thôn Đông Hải, xã Diễn Kim sinh ra ông Phúc Hải (tức là Hoàng Phúc Hải) Ông Phúc Hải có 6 người con trai gồm: Ông Hoàng Phúc Thọ lập chi nhánh ở Quỳnh Tụ, Quỳnh Lưu, Nghệ An; Ông Hoàng Phúc Đính cập bà Nguyễn Thị Phương lập thành chi họ Hoàng ở Đông Lũy (nay là xã Hồng Sơn, Đô Lương, Nghệ An); Ông Hoàng Phúc Đặc là con thứ tư của cụ Phúc Hải (Cụ Phúc Hải là con thứ tư của Ông Ngũ Phương Mạc Mậu Giang) do bà Vũ Thị Liêm sinh ra ở làng Đông Hải, huyện Diễn châu, Nghệ An. Ông lập nghiệp ở làng Đông Trung (nay là xã Đông Sơn, Đô Lương). Chi họ Đông Sơn qua đời thứ tư phát triển thành 4 chi nhánh và nay đã truyền đến đời thứ 16; Ông Phúc Duệ lập chi phái Đông Câu ở Diên Hải, Diễn Châu, Nghệ An; Còn Hai ông nữa là ông Hoàng Phúc Tâm và Hoàng Phúc Trường chưa rõ tung tích. Họ Hoàng quyết định lấy ngày 11 và 12 tháng Giêng hàng năm là ngày giổ Tổ ở Vệ Giếng, Đô Lương, Nghệ An.
Hai ngôi mộ cổ của họ Hoàng ở Cẩm Nam, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh có tên là “mộ Cố Mày Rèn” hay còn gọi là mộ ông bà Quan Cụ còn nhiều điều bí ẩn, lần sau tác giả trình bày tiếp.
Dựa theo tài liệu “Hành trình dòng họ Mạc Nghệ Tĩnh”
Hoàng Minh Duyệt, PCT Hội đồng Mạc Tộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.