- Đang online: 1
- Hôm qua: 760
- Tuần nay: 17020
- Tổng truy cập: 3,369,359
Một tư liệu Hán Nôm của dòng họ Phạm, gốc Mạc ở xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
- 679 lượt xem
Một tư liệu Hán Nôm của dòng họ Phạm, gốc Mạc
ở xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
Trong quá trình nghiên cứu về chi họ Mạc ở Nghệ An, chúng tôi có đến nghiên cứu tìm hiểu chi họ Phạm ở xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu. Hiện nay, tại mộ tổ chi họ Phạm còn lưu giữ được một bài Văn bia mộ chí được dựng thời Bảo Đại. Đây là một tư liệu quý giúp chúng ta hiểu biết thêm về nguồn gốc của chi họ Phạm nói riêng và họ Mạc ở Nghệ An nói chung.
Nguyên văn chữ Hán:
保 大 三 年 冬 季 立 碑 誌
莫 為 之 前 雖 盛 弗 傳 (mất một số chữ) 范 水 貽 謀 明 德 達 遠 矣 溯. 自 鼻 祖 考 高 平 發 跡. 鼻 祖 妣 穎 川 兆 祥 似 (?)因 世 代 变 遷 星 霜 幾 歷 無 徵 焉. 仍 記 自 鼻 祖 第 一 支 移 居 于 孚 德 第 二 支 移 寓 于 清 山 第 三 支 于 青 潭 善 從 此 福 慶
長 流 子 孫 繁 衍 其 間 或 以 文 學 名 或 以 武 職 顯 寔 賴 不 盡 之 餘 波 也 耳 孫 青 山 第 二 支
之 第 三 孫 也 幸 蒙 遺 蔭 緬 想
前 休 木 本 水 源 念 肇 培 之 有 句 山 高 海 闊 恒 思 慕 而 不 忘 仍 壽 之 貞 砺 以 傳 之 奕 祀
月亭 侍 講 休 致 阮 晞 軒 驥 字 代 慶
耳 孫 青 山 社 舊 副 里 鄉 老 范 廷 誘 奉 進
孚 德 第 一 支 長 孫 范 世 榮
青 山 第 二 長 孫 范 玉 蓮
青 潭 第 三 支 長 孫 范 玉 接.
Phiêm âm:
Bảo Đại tam niên Đông quý lập bi chí
Mạc vi chi tiền tuy thịnh phất truyền (mất một số chữ)(1) Phạm(2) thủy di mưu Minh Đức đạt viễn hĩ. Tố tự Tỵ tổ khảo Cao Bình phát tích. Tỵ tổ tỷ dĩnh xuyên triệu tường tự nhân thế đại biến thiên. Tinh sương ki lịch vô trưng yên.
Nhưng ký từ Tỵ tổ đệ nhất chi di cư vu Phủ Đức(3); đệ nhị chi di ngụ vu Thanh Sơn(4), đệ tam chi di ngụ Thanh Đàm(5). Thiện Tòng thử phúc khánh trường lưu tử tôn phồn diễn kỳ gian, hoặc dĩ văn học danh hoặc dĩ vũ chức hiển, thực lại bất tận chi dư ba dã. Nhĩ tôn Thanh Sơn đệ nhị chi, chi đệ tam tôn dã tân mông di ấm diễn tưởng hưu mộc bản nguyên niệm triệu bồi chi hữu tự sơn cao hải khoát hằng tư mộ nhi bất vong nhưng thọ chi trinh mân dĩ truyền chi dịch tự.
Nguyệt Đình thị giảng tu trí Nguyễn Hy Hiên ký tự đại khánh.
Nhĩ tôn Thanh Sơn xã cựu phó lý hương lão Phạm Đình Dụ phụng tiến.
Phủ Đức đệ nhất chi trưởng tôn Phạm Thế Vinh.
Thanh Sơn đệ nhị trưởng tôn Phạm Ngọc Liên.
Thanh Đàm đệ tam chi trưởng tôn Phạm Ngọc Tiếp.
Dịch nghĩa: Triều Mạc trước tuy thịnh nhưng chẳng truyền (mất một số chữ) Tổ tiên ta đã làm sáng cái đức sáng – đức sáng lan tỏa mãi, lại lo sắp đặt kế lâu dài cho con cháu muôn đời sau kế thừa được đức nhân và cũng chính là niên hiệu Minh Đức của đức Thái tổ nhà ta. Ngược dòng thời gian nhớ về cội nguồn từ cụ tổ ông kế nghiệp xưa dấu tích ở Cao Bằng cùng cụ tổ bà, cụ thông tuệ, thường biết được điềm báo đã thay đổi chính cục mà lo việc chuyển cư cho con cháu nối dõi muôn đời sau.
Năm tháng trôi qua, nơi đây không còn sự truy bức nguy hại nữa.
Tính từ cụ tổ kế tiếp, chi thứ nhất di cư về Phủ Đức, chi thứ hai di về ngụ cư ở Thanh Sơn, chi thứ ba di về ngụ cư ở Thanh Đàm.
Từ khi ấy, ba chi này mừng được phúc ấm của tổ tiên con cháu ngày càng phát triển thêm đông đúc, cũng trong thời gian ấy, người thì nổi danh văn học, kẻ thì lừng lẫy võ công, thực là ân trạch, đức sáng của tổ tiên mà con cháu nối tiếp nhau gìn giữ noi theo được hưởng mãi.
Đội ơn công lao ân trạch đức độ của tổ tiên, con cháu đã được hưởng phúc âm.
Cháu đời sau chi thứ hai, chi thứ ba Thanh Sơn, hưởng phúc ấm như cây được nước từ nguồn bồi đắp dưỡng nuôi.
Như núi, ức thiên nhận thăm thẳm vút cao.
Như biển, bách vạn lý bao la lớn rộng.
Muôn đời con cháu tưởng nhớ mà chẳng thể nào quên. Khắc vào bia đá để truyền lại mãi cho con cháu kế tiếp muôn đời sau.
Nguyệt đình thị giảng – hưu trí – Nguyễn Hy Hiên tự Ký soạn thay.
Cựu phó lý xã Thanh Sơn hương lão Phạm Đình Dụ phụng khắc.
Phủ Đức trưởng chi thứ nhất Phạm Thế Vinh.
Thanh Sơn trưởng chi thứ hai Phạm Ngọc Liên.
Thanh Đàm trưởng chi thứ ba Phạm Ngọc Tiếp.
Qua nội dung văn bia, chúng ta thấy dòng họ Phạm nơi đây là hậu duệ của Mạc Thái tổ. Sau khi Cao Bằng thất thủ thì có một thân vương nhà Mạc đã chạy về Quỳnh Thuận và đổi từ họ Mạc sang họ Phạm. Hiện nay chi họ Phạm này đã chia thành 3 chi khác nhau.
PHAN ĐĂNG THUẬN
(Nguồn Hoạt động Khoa học Công nghệ – Nghệ An)
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.