- Đang online: 4
- Hôm qua: 719
- Tuần nay: 13559
- Tổng truy cập: 3,368,400
MẠC THỊ GIAI VÀ ĐOÀN QUÝ PHI
- 2196 lượt xem
MẠC THỊ GIAI VÀ ĐOÀN QUÝ PHI
Mạc Thị Giai và Đoàn Quý Phi là hai người phụ nữ rất nổi tiếng từ xưa, nhưng có số người chưa biết mối quan hệ giữa hai bà, thậm chí có người nhầm lẫn giữa hai bà như một. Sự thật hai bà khác nhau hoàn toàn
I. Mạc Thị Giai
1. Năm sinh 1578
2. Năm Mất: 9/11/Mậu Ngọ (tức12-12-1630) Hưởng thọ 52 tuổi.
3. Quê quán: xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
4. Xuất thân: Bà là con nhà danh gia vọng tộc, con của Khiêm vương Mạc Kính Điển.
– Cháu ruột của Mạc Cảnh Huống (thủy tổ tộc Nguyễn Trường)
– Cháu bốn đời của Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung.
5. Nhân duyên: Năm 1592 nhà Mạc bị tiêu diệt. Năm 1593, quận chúa Mạc Thị Giai cùng em gái Mạc Thị Lâu phải rời bỏ quê cha đất tổ vào Nam tìm người chú ruột là Mạc Cảnh Huống đang theo phò tá Nguyễn Hoàng từ những năm 1558.
Khi vào Đàng Trong, mới 15 tuổi, Mạc Thị Giai đã được thím dâu vợ Mạc Cảnh Huống hết lòng thương yêu nuôi dưỡng. Thời gian này vợ chồng Mạc Cảnh Huống vẫn chưa có con nên đang nuôi cháu Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi sau này) là con của chúa tiên Nguyễn Hoàng. (Nguyễn Hoàng và Mạc Cảnh Huống là anh em bạn rể một nhà) Thế là duyên phận đã đưa hai người Mạc Thị Giai và Nguyễn Phúc Nguyên kẻ Bắc người Nam ở chung trong một nhà.
Bản thân bà vợ Mạc Cảnh Huống vừa là thím của Mạc Thị Giai vừa là dì ruột và mẹ nuôi của Nguyễn Phúc Nguyên, chính bà đã tiến cử quận chúa vào hầu Nguyễn Phúc Nguyên, dẫn tới hôn nhân giữa hai người cháu chồng và cháu vợ.
6. Địa vị: Bà là vợ của chúa Sải Nguyễn Phúc Nguyên, con dâu của chúa Tiên., hiệu của bà là “Huy cung Từ Thận Ôn Thục Thuận Trang hiếu Văn Hoàng Hậu” gọi tắt là Hiếu Văn Hoàng Hậu
7. Danh tiếng: Hoàng hậu nhỏ hơn chồng 15 tuổi, tính tình thông mẫn dịu dàng, lời nói cử chỉ đều có khuôn phép, chúa Sãi hết lòng yêu quý. Nhờ vậy mà về sau bà được phép mang họ của nhà chúa: Nguyễn Thị Giai. Nhân dân Quảng Nam thường gọi bà với cái tên tôn kính là Đức Bà Bá Giai.
Xuất thân từ chốn Vương cung triều Mạc, bà còn là người am hiểu về nghệ thuật ẩm thực cung đình, bà đem dạy lại cho người dân miền trung, trở thành bà tổ của nghề nấu ăn.
8. Quan hệ gia đình: Bà Mạc Thị Giai là bà gia của bà Đoàn quí phi
9. Sinh hạ: Sinh hạ được 5 hoàng tử và 3 công chúa.
1. Nguyễn Phúc Kỳ
2. Nguyễn Phúc Lan (chồng Đoàn Quý Phi)
3. Nguyễn Phúc Anh (Ánh)
4. Nguyễn Phúc Trung
5. Nguyễn Phúc An (Nghĩa)
6. Nguyễn Phúc Ngọc Liên: được gả cho trấn thủ Trấn Biên Mạc Cảnh Vinh (Nguyễn Phước Vinh).
7. Nguyễn Phúc Ngọc Vạn: được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II.3.
8. Nguyễn Phúc Ngọc Khoa: được gả cho vua Chăm Pa là Po Rome.
10, Quan hệ với tộc Nguyễn Trường: – Con gái tộc Mạc
– Cháu ruột Mạc Cảnh Huống
– Anh em chú bác ruột với Mạc Cảnh Vinh (con Mạc Cảnh Huống)
– Cũng chính là bà gia Mạc Cảnh Vinh (sui gia với Mạc Cảnh Huống)
11 , Lăng mộ: Mộ bà táng tại Gò Hàm Rồng làng Chiêm sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đến năm Gia long thứ 5, (1806) lăng của bà được đặt tên là lăng Vĩnh Diễn, còn gọi là Lăng Dưới.
II/ Đoàn Quý Phi
1, Năm sinh: 1600
2, Năm mất: 15/5/Tân Sửu, (tức 12/7/1661) hưởng thọ 61 tuổi.
3, Quê quán: Thôn Đông Yên, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng nam.
4, Xuất thân: Bà là con gái thứ ba của ông Đoàn Công Nhạn, một hào trưởng ở làng Đông Yên và bà thứ thất Võ Thị Thành, là em gái của Quốc Cựu Sầm Oai Hầu Đoàn Công Quảng, trưởng phái nhất, chi phái nhất của tộc Đoàn ở Duy Trinh, Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
5, Nhân duyên: Năm 1615, có lần vào một đêm trăng đẹp, hoàng tử Nguyễn Phúc Lan, lúc đó mới 15 tuổi, cùng cha là chúa sãi dạo thuyền trên sông Thu Bồn. khi thuyền ngược dòng đến làng Đông Yên, Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, thì nghe một giọng hát trong ngần của một thôn nữ từ một nương dâu bên bờ sông vọng tới.
Tai nghe Chúa Ngự thuyền rồng,
Thiếp thương phận thiếp má hồng nắng mưa…
Một lúc sau, cô gái lại hát tiếp:
Thuyền rồng Chúa ngự nơi đâu,
Thiếp thương phận thiếp hái dâu một mình…!
Giọng hát của cô thôn nữ trong đêm trăng thanh, vắng vẻ đã làm rung động tâm hồn hoàng tử , ngài cho thuyền rồng men theo triền sông đi tìm người đang hát, thì thấy dưới ánh trăng vàng có một thục nữ kiều diễm, vừa độ trăng tròn, rất mực đôn hậu đang hái dâu, tên là Đoàn Thị Ngọc. Hình như cuộc kỳ ngộ này đã được trời định, chàng hoàng tử đem lòng say đắm người thôn nữ này liền.
Hai người gặp nhau ở tuổi mười lăm và kết duyên trăm năm vào tuổi mười bảy.
6, Địa Vị: Bà là vợ của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, con dâu của chủa Sải, hiệu của bà là “Trinh Thục Từ Tĩnh Mẫn Duệ Hiếu Chiêu Hoàng Hậu” gọi tắt là Hiếu Chiêu Hoàng Hậu
7, Danh tiếng: Bà Đoàn Thị Ngọc được chồng là chúa Thượng phong tước là Đoàn Quý Phi và thân phụ Đoàn Công Nhạn của bà cũng được phong tước là Thạch Quận Công.
Cuộc đời của cô gái trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa ở làng Đông Yên, bên bờ sông Thu Bồn, đã trở thành quý phi, ở cương vị mới bà đã hết lòng ủng hộ, khuyến khích nhân dân phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa và bà được mệnh danh là “Bà Chúa Tàm Tang, tức bà chúa dâu tằm”
8, Quan hệ gia đình: Bà Đoàn Quí phi là con dâu của bà Mạc Thị Giai
9, Quan hệ với tộc Nguyễn Trường:
– Bà Đoàn Quý Phi là cháu ngoại dâu Tộc Mạc (tức tộc Mạc là họ ngoại của chồng bà)
– Chị dâu của vợ Mạc Cảnh Vinh (tức công chúa Ngọc Liên vợ của Mạc Cảnh Vinh gọi Đoàn Quý phi là chị dâu)
10, Sinh hạ: Sinh hạ được 3 hoàng tử và 1 công chúa.
1, Nguyễn Phúc Võ (mất sớm)
2, Nguyễn Phúc Quỳnh (mất sớm)
3, Nguyễn Phúc Tần trở thành thế tử. 4, Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Dung.
11, Lăng mộ: Mộ bà táng tại Gò Cốc Hùng, thuộc làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. “Năm Gia Long thứ 5 (1806) đặt tên là lăng Vĩnh Diên” còn gọi là Lăng Trên.
(Lăng Trên và Lăng Dưới cùng một chỗ thuộc làng Chiêm Sơn, xã Duy Tring, cách nhau khoảng 1500m)
III/ Phần chung:
Lăng Vĩnh Diễn (Lăng dưới) và Lăng Vĩnh Diên (Lăng trên) là một di tích cổ xưa nhất của thời Nguyễn còn lại trên đất Duy Trinh, đến nay gần 400 năm đã được Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Nam ra Quyết định số 436-QĐ-UB ngày 15 tháng 2 năm 2005 xếp hạng là Di tích lịch sử VH cấp tỉnh.
Duy Trinh, ngày 26/11/2016
Nguyễn Trường Ngợi.
ST: Hoàng Mạc Trần Hòa
Nguồn: Mạc Nguyễn Trường tộc – Mạc Tộc Và Gốc Mạc Quảng Nam- Đà Nẵng
Viết bình luận
Tin liên quan
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.