- Đang online: 8
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 21432
- Tổng truy cập: 3,371,360
LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
- 582 lượt xem
LƯƠNGQUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI-ÔNG TỔ CỦA NGÀNH NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Hải Thanh
Tượng Mạc Đĩnh Chi ở Chùa Dâu, Bắc Ninh
Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi sinh năm Canh thìn (1280) quên quán làng Long Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Đông nay là làng Long Động xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Tổ tiên là cụ Trạng nguyên Mạc Hiển Tích, làm quan Thượng thư Lại bộ đời vua Trung Tôn triều nhà Lý. Thuở nhỏ Lưỡng quốc Trạng nguyên đã nổi tiếng thần đồng, thông minh, đặc biệt giỏi tài đối ứng. Năm Giáp Thìn (1304) đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu. Tuy nhiên vua Trần Anh Tông khi biết dáng người Mạc Đĩnh Chi nhỏ bé, tướng mạo xấu xí nên không muốn cho Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu. Mạc Đĩnh Chi đã làm bài phú “Ngọc Tỉnh Liên phú” (Sen trong giếng ngọc) dâng lên vua Trần Anh Tông, để nói lên cái phẩm giá thanh cao, tài năng thực thụ của mình. Trong bài phú có những câu như:
…Phi đào lý chi thô tục; phi mai trúc chi cô hàn
Phi tăng phòng chi cẩu kỷ; phi Lạc thổ chi mẫu đơn
Phi Đào lệnh đông chi cúc; phi Linh quân cửu uyển chi lan
Nãi thái hoa phong đầu ngọc tỉnh chi liên…
Nghĩa là:
…Chẳng phải như đào trần, lý tục; chẳng phải như trúc cỗi, mai gầy
Cấu kỷ phòng tăng khó tránh; mẫu đơn đất Lạc nào bì
Giậu Đào lệnh cúc sao ví được; vườn Linh quân lan sá kể gì
Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái Hoa vậy…
Vua Trần Anh Tông xem xong bài phú, thấy được tài năng, đạo đức, liền cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên.
Một vế đối hay mở cổng thành
Năm Mậu Thân (1308), Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi được vua cử ssi sứ nhà Nguyên, đến cửa khẩu sai hẹn, quân lĩnh canh gác bắt phải chờ đến sáng hôm sau. Thấy sứ bộ Đại Việt biện bạch, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thử thách sứ bộ Đại Việt nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối có nội dung như sau:
Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan
(nghĩa là: Tới cửa trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua)
Một vế đối hóc búa đến 4 chữ quan và 3 chữ quá, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã nhanh trí đối lại, vế đối như sau:
Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh đối
(nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đói khó, xin mời Tiên sinh đối trước)
Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, đúng với yêu cầu câu đối đề ra. Vị quan nhà Nguyên phục tài, liền mở cửa ải để đoàn sứ bộ của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi qua biên giới.
Không để chạnh lòng đến nước lớn- mà vẫn đề cao quốc thể mình.
Tới kinh đô, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi vào tiếp kiến Hoàng đế nhà Nguyên. Vua Nguyên ra câu đối:
Nhật: hoả; vân: vân; yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ
(nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng)
Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi hiểu rõ dụng ý kiêu ngạo của một nước lớn. Cụ đã ứng khẩu đọc ngay:
Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô
(nghĩa là: Trăng là cung, sao là tên; chiều tối bắn rơi mặt trời)
Tỏ rõ sự cứng rắn của nước Đại Việt, không run sợ, sẵn sàng giáng trả nếu kẻ thù xâm lược.
Có lần Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi sang sứ đúng vào dịp công chúa của vua Nguyên mất.tế lễ, người Nguyên đưa cho Chánh sứ Đại Việt bài điếu văn viết sẵn, bảo đọc. Khi Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi mở ra thì chỉ thấy giấy viết có 4 chữ “Nhất”. Cụ liền đọc ngay:
Thanh thiên nhất đoá vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, khuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
Nghĩa là:
Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa trong vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt hồ
Ôi! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!
Bài văn khiến người Nguyên rất khâm phục.
Một lần Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đến thăm phủ Thừa tướng. Trong phủ trang hoàng cực kỳ lộng lẫy, giữa phòng treo một bức tranh to hình con chim sẻ đậu trên cành trúc trông như thật. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ngỡ là chim sẻ thật đậu trên cành trúc nên chạy tới chụp bắt. Khi chạm tay mới biết đó chỉ là bức hoạ. Thừa tướng và quan khách cười to có ý châm chọc. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi liền xé tan bức tranh. Mọi người đều kinh ngạc. Bấy giờ cụ mới nghiêm mặt giải thích:
Trúc là bậc quân tử, chim sẻ là kẻ tiểu nhân. Tiểu nhân sao có thể đứng trên quân tử. Tôi vì thánh triều mà thượng tôn quân tử loại trừ tiểu nhân.
Một hôm Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cùng phái bộ triều Nguyên đi chơi. Tới gần một cái cầu chẳng may cụ bị sa hố, phái bộ đều chạy lại để đỡ ông dậy. Để đùa vui họ ra cho cụ một vế đối:
Cam mộc, hoành cừ, lục giả tương như tự đạo
(nghĩa là: Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng).
Cái khó là toàn tên người ghép lại. Cụ liền chỉ sang cái đình ở bên kia sông đối lại:
Đại đình, an thạch, vọng chi nghiễm nhược, Thai sơn
(nghĩa là: Đình to, đá vững, nhác nom như thế Thiên thai)
Cũng là dùng toàn tên người ghép lại nhưng có ý khoáng đạt hơn.
Nhà Nguyên phục tài ban mũ áo
Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cùng với sứ thần một số nước ra mắt vua Nguyên. Nhân một nước dâng vua chiếc quạt, vua Nguyên bắt sứ thần Đại Việt và sứ thần Triều Tiên đề thơ.Giữa lúc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi còn tìm tứ thơ, thì sứ thần Triều Tiên đã viết liến thoắng. Cụ nhìn theo quản bút đọc được hai câu, dịch nghĩa:
“Nóng nực oi ả, thì như Y Doãn, Chu Công”
(là những người được vua trọng dụng)
“Rét buốt lạnh lùng, thì như Bá Di, Thúc Tề”
(là những người bị vua ruồng bỏ)
Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi liền phát triển thành một bài xuất sắc:
Chảy vàng, tan đá trời đất như lò, người bấy giờ Y Chu đại nho
Gió bấc căm căm, mưa tuyết mịt mù, người bấy giờ là Di Tề đói xo
Ôi, được dùng thì làm, bỏ thì nằm co, chỉ ta cùng ngươi là thế ru
Bài của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm xong trước, ý sắc sảo, văn lại hay, nên vua Nguyên xem xong cảm phục tài đức liền truyền ban: mũ áo và phong “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trạng nguyên hai nước)
Cả đời Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi sóng rất thanh bạch, liêm khiết.
Đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã được xây dựng tại làng Long Động xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tình Hải Dương quê hương Lưỡng quốc Trạng nguyên. Đến nay đã khánh thành giai đoạn một. Bộ Ngoại giao đã tôn Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là ông tổ của ngành Ngoại giao Việt Nam. Dự kiến mai đây các Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài khi đi sứ sẽ về thắp hương bái tổ, kết thúc nhiệm kỳ sẽ về báo công trước Lưỡng quốc Trạng nguyên về thành tích đã làm được cho ngành Ngoại giao nước nhà.
Hàng năm vào ngày mồng chín tháng hai âm lịch, chính quyền địa phương, ban quản lý đền lại tổ chức Lễ hội và du khách thập phương lại trở về dâng hương tưởng nhớ một nhà chính trị kiệt xuất, nhà Ngoại giao thiên tài, một vị quan thanh liêm, Sen trong giếng ngọc, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
(Doanh nghiệp doanh nhân Việt Nam-01/2012, trang 18-19)
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.