- Đang online: 1
- Hôm qua: 918
- Tuần nay: 15954
- Tổng truy cập: 3,369,073
KINH TẾ ĐẠI VIỆT THỜI MẠC (1527 )
- 3922 lượt xem
KINH TẾ ĐẠI VIỆT THỜI MẠC (1527 – 1592)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – 2011
KẾT LUẬN
Giữa thế kỷ XV, nhà Lê sơ phát triển đến đỉnh cao dưới thời vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, bước vào đầu thế kỷ XVI, hào quang của một thời oanh liệt thịnh Lê dần bước đến lụi tàn, để lại hậu quả không nhỏ. Ruộng đất tập trung vào tay tầng lớp địa chủ lớn nhỏ, đặc biệt là quan lại đặc quyền đặc lợi được nhà nước ban cấp đã tạo điều kiện cho cát cứ phong kiến phát triển. Đội ngũ quan liêu ngày càng sa đoạ, vua kém đức kém tài, các phe phái tranh giành quyền lực liên tiếp diễn ra. Chính sử nhà Lê đã phải thừa nhận “giặc bên ngoài chưa yên, quyền thần đánh lẫn nhau, chém giết nhau dưới cửa khuyết, chốn Kinh sư đẫm máu” [18, 130]. Nhà Lê sơ suy yếu và lâm vào khủng hoảng triền miên, sự sụp đổ của nhà Lê là không thể tránh khỏi. Bởi vậy, sự thay thế bởi nhà Mạc là một tất yếu lịch sử.
Nhà Mạc sau khi lên ngôi đã có nhiều nỗ lực để duy trì một xã hội ổn định. Về mặt tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, nhà Mạc đã quản lý được xã hội Đại Việt và làm chủ trên một lãnh thổ rộng lớn từ vùng Tam Điệp trở ra Bắc, chính quyền trung ương chi phối đến tận cơ sở là làng xã và những vùng biên viễn. Đây cũng là triều đại không có chiến tranh xâm lược, “không có bóng dáng một tên xâm lược nào trên đất nước ta, quan bảo hộ dù hình thức như chức “Đạt lỗ hoa xích” ở Thăng Long triều Trần cũng không” [32, 37]. Nhà Mạc bằng sách lược ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo để tránh một cuộc chiến không cân sức để tập trung cho việc khôi phục, ổn định lại đất nước.
Các vua đầu triều Mạc đã có nhiều chính sách để khôi phục và phát triển nền kinh tế đất nước. Anh hùng sinh ra trong thời loạn, Mạc Đăng Dung – vị vua sáng lập triều Mạc thừa hiểu những giá trị của độc lập dân tộc và sự phát triển đất nước. Ông và con cháu luôn luôn nỗ lực xây dựng một quốc gia dân tộc vững mạnh, mang lại cho nhân dân cuộc sống ấm no hạnh phúc. Chính nhà Mạc đã làm được nhiều điều cho quốc gia dân tộc.
Chúng ta biết rằng nhà Mạc lên thay nhà Lê khi mà nền nông nghiệp của Đại Việt đang lâm vào khủng hoảng. Hạn hán mất mùa liên tiếp diễn ra. Nạn bao chiếm ruộng, tước đoạt ruộng đất của người nông dân diễn ra một cách công khai, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất phát triển. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ngày càng gay gắt, người nông dân ngày càng bị bần cùng hoá. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra… Trong bối cảnh đó, nhà Mạc đã có nhiều chính sách để khôi phục và phát triển kinh tế đất nước, ổn định đời sống của nhân dân.
Về nông nghiệp: Nền nông nghiệp thời Mạc khá ổn định và phát triển. Nhiều năm được mùa liên tục. Với chính sách binh điền, nhà Mạc đã tạo cho binh lính ổn định cuộc sống, yên tâm phục vụ triều đình. Với một lực lượng binh lính khá đông đảo, chính sách binh điền đã phần nào đáp ứng được nhu cầu ruộng đất của nông dân làng xã. Chính sách binh điền cũng là chính sách chia sẻ quyền lợi của các thành viên trong hoàng tộc nhà Mạc với binh lính. Thời Mạc một số thành viên trong hoàng tộc, quan lại cao cấp bỏ tiền mua ruộng cúng vào chùa. Số ruộng này trở thành ruộng công của làng xã, không phải nộp thuế cho nhà nước, được chia cho các thành viên trong làng xã cày cấy. Như vậy, với việc bỏ tiền ra mua ruộng tư cúng vào chùa là một cách để giải quyết vấn đề “ruộng đất cho dân cày” một cách hoà bình. Ngoài số ruộng chia cho các thành viên trong cộng đồng làng xã, ruộng chùa còn để dành một số diện tích cho mọi người cày cấy để thu hoa lợi làm quỹ nghĩa thương giúp đỡ những người tàn tật, người già không nơi nương tựa, cứu đói… Hơn nữa, chúng ta thấy nông nghiệp thời Mạc là một nền nông nghiệp phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi.
Về thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp thời Mạc rất phát triển. Nhiều làng nghề thủ công đã ra đời và phát triển. Thủ công nghiệp ngày càng tách dần ra khỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp. Người thợ thủ công được tự do đi lại để hành nghề. Họ rất được nhà nước tôn trọng. Những người thợ thủ công trong các Bách công cục cũng được nhà nước phong chức tước như những quan chức khác. Người thợ thủ công thời Mạc được tự do bán những sản phẩm do mình tạo ra. Hơn nữa họ còn được ghi tên tuổi vào sản phẩm của mình. Có thể nói thợ thủ công thời Mạc bắt đầu ý thức được quyền tự do cá nhân, “quyền tác giả”. Điều này thể hiện tư tưởng tự do tiến bộ thời Mạc.
Về thương nghiệp: Hoạt động trao đổi buôn bán thời Mạc diễn ra tấp nập trên bến dưới thuyền. Nhà Mạc cho mở nhiều chợ, sửa chữa cầu, đường để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá. Nhà Mạc còn mở cửa buôn bán với nước ngoài. Nhiều thuyền buôn ngoại quốc đã đến làm ăn buôn bán với Đại Việt. Đặc biệt thời Mạc đã hình thành một số hệ thống cảng sông nằm sâu trong nội địa thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán. Đây là một điều mới mẻ mà trước đó chưa có. Gốm Mạc theo thuyền buôn đi ra nhiều nước trên thế giới.
Mặc dù kinh tế phát triển khá toàn diện cả về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thì nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo có tác động thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Bởi vì nông nghiệp là nơi cung cấp nguồn nhân lực cũng như hậu phương cho nhà Mạc trong cuộc chiến tranh với Nam triều. Chính sách binh điền thời Mạc đã nói lên điều đó. Mặt khác, chúng ta thấy rằng các nhà sản xuất đương thời sau một thời gian làm ăn, khi có một ít vốn nhất định không đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh mà lại đầu tư số tiền đó vào mua ruộng hoặc cúng vào chùa. Đây chính là một hạn chế lớn khiến cho nền kinh tế hàng hoá kém phát triển.
Với sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp, kết cấu kinh tế làng xã thời Mạc có sự thay đổi. Làng Việt không còn đơn thuần là làng nông nghiệp nữa mà là làng nông – công – thương nghiệp, trong đó nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo; công – thương là nguồn lực bổ sung quan trọng.
Có thể nói, để phát triển kinh tế, nhà Mạc đã có nhiều chính sách tiến bộ khuyến khích sản xuất. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Kim thì: “Nhà Mạc đã khơi dậy những tiềm năng, nhân tố phát triển mới mà mục tiêu cuối cùng và cao nhất không chỉ nhằm hướng tới việc xây dựng tiềm lực kinh tế mạnh có thể đương đầu với thế lực Nam triều, ngăn chặn những hiểm họa từ phương Bắc mà còn muốn cho muôn dân được no đủ ngõ hầu thực hiện trách nhiệm lớn nhất của đạo trị quốc là an dân” [53]. Như vậy, với tư tưởng đổi mới nhà Mạc đã xây dựng và phát triển một nền kinh tế khá toàn diện.
Tiếc rằng sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của nhà Mạc đã không thành khi nhà Mạc thất bại trong cuộc chiến tranh Nam Bắc triều. Vậy một vấn đề đặt ra là: Tại sao nhà Mạc lại thất bại trong cuộc chiến tranh Nam Bắc triều? Về vấn đề này đã có nhiều nhà nghiên cứu lý giải, nhưng theo chúng tôi nhà Mạc thất bại bở các nguyên nhân sau: Trước hết có hiện tượng mất đoàn kết trong triều đình nhà Mạc như vụ Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi, vụ Lê Bá Ly… Tiếp đến, chúng ta phải kể đến các vị vua nối nghiệp về sau không giữ được những phẩm chất tốt đẹp của các bậc tiên đế cũng như các vị vua về sau Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp khi nối ngôi còn rất nhỏ. Đặc biệt năm 1580, Khiêm Vương Mạc Kính Điển một trụ cột của nhà Mạc qua đời khiến cho “lòng người trong cõi dao động”[23, 327]. Đó là chưa kể những sai lầm về mặt quân sự. Bởi theo những tư liệu bia ký còn lại thì cuối năm 1592 giữa nhà Mạc với nhà Lê-Trịnh đang diễn ra những trận giao tranh quyết liệt chưa phân thắng bại… Nhưng nếu xét dưới góc độ kinh tế thì sự thất bại của nhà Mạc chính là sự thất bại của các tầng lớp quý tộc công thương đang lên trước tầng lớp địa chủ quan liêu thủ cựu. Cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã khẳng định “Nếu Dương Kinh của nhà Mạc được xây dựng thành công, nếu nhà Mạc tồn tại lâu hơn nữa thì Đại Việt lần đầu tiên có kinh đô-cảng thị (port-capital) công thương nghiệp miền Hải Dương và cả nước phát triển mạnh mẽ hơn và chắc trong lòng xã hội quân chủ quan liêu đã nảy sinh được những nhân tố mới của một phương thức sản xuất mới, kinh doanh mới, quản lý mới… Tiếc thay nhà Mạc đã thổi “tiếng kèn ngập ngừng” trong hành động hướng biển và hướng ngoại và các phần tử thủ cựu nhất của hàng ngũ quan liêu-địa chủ-sĩ phu Nho giáo đã tập hợp nhau ở xứ Thanh-nơi dân sinh dân trí còn kém phát triển hơn cư dân châu thổ Bắc Bộ-để quay ngược bánh xe lịch sử, dưới hình thức “trung hưng nhà Lê” cùng cái nhìn hướng nội và trọng nông trọng sĩ, tôn sùng Nho giáo” [103, 212].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Dương Văn An (2009), Ô Châu cận lục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Đào Duy Anh (1996), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hoá, Huế.
- Phạm Thị Phương Anh (2008), Khảo sát truyền thuyết về Mạc Đăng Dung ở vùng Kiến Thụy – Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Trần Thị Kim Anh (2001), “Bia chợ xã Đông Ngạc” – thêm một bài văn bia thời Mạc, Tạp chí Hán Nôm số 2(47).
- Ban Liên lạc họ Mạc (2007), Hợp biên thế phả họ Mạc, Nxb Dân tộc, Hà Nội.
- Tống Thanh Bình (2009), Nhà Mạc với công cuộc ổn định xã hội Đại Việt từ 1527 đến 1546, Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Vinh.
- Nguyễn Đình Chiến (1999), Cẩm nang đồ gốm Việt Nam có minh văn ở thế kỷ XV-XIX, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
- Đào Công Chính (1676), Đại Việt Lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục, Dịch và chú giải Hoàng Văn Lâu.
- Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí – Tập I, Nxb Sử học, Hà Nội.
- Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí – Tập II, Nxb Sử học, Hà Nội.
- Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí – Tập III, Nxb Sử học, Hà Nội.
- Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí – Tập IV, Nxb Sử học, Hà Nội.
- Ngô Kim Chung (1975), Ruộng đất tư hữu và những hình thức khai thác ruộng đất tư hữu ở Việt Nam thời phong kiến, Tạp chí Kinh tế, số 85.
- Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2007), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
- Nguyễn Trí Dĩnh (chủ biên, 2010), Kinh tế hàng hoá Thăng Long-Hà Nội đặc trưng và kinh nghiệm, Chương trìn khoa học cấp nhà nước KX.09, Nxb Hà Nội.
- Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH KHXHNV, Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI – XVII, Nxb Thế giới.
- Đại Việt sử ký toàn thư – tập II, (2003), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
- Đại Việt sử ký toàn thư – tập III, (2003), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
- Nguyễn Đình Đầu (1990), Việt Nam Quốc hiệu và cương vực qua các thời đại, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hải Đoan (2004), Sơ lược về văn học đời Mạc, Tạp chí Cửa biển, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng, số 75.
- Nguyễn Tiến Đoàn (2001), Tập khoán ước làng xã thời Mạc qua một cuốn sách truyền gia, in trong Thông báo Hán Nôm năm 2001, tr 139-155.
- Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Lê Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sử – tập III, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Mạc Đường (2005), Góp phần đổi mới quan điểm đánh giá vương triều Mạc, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.
- Thu Hiền (2004), Một số nhận định về Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc, Tạp chí Cửa biển, Hải Phòng.
- Ngọc Hoa (2004), Nguyễn Bỉnh Khiêm với vương triều Mạc, Tạp chí Cửa biển, Hội Liên hiệp văn học Nghệ thuật Hải Phòng, số 75.
- Mạc Hữu Hoa – Mạc Văn Viên (1996), Chính sách kinh tế của nhà Mạc qua tư liệu điền dã, trong sách Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Kỷ yếu hội thảo năm 1994.
- Lê Văn Hòe (1959), Hồ Quý Ly Mạc Dăng Dung, Quốc học thư xã, Hà Nội.
- Phạm Đình Hổ (1972), Vũ trung tùy bút, Nxb Văn học, Hà Nội.
- Hội đồng Lịch sử Thành phố Hải Phòng (1990), Địa chí Hải Phòng, Hải Phòng.
- Hội đồng Lịch sử Thành phố Hải Phòng (1995), Lịch sử Đảng bộ xã Ngũ Đoan, Nxb Hải Phòng.
- Hội đồng lịch sử Hải Phòng, Viện Văn học (2005), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng.
- Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (1998), Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc, Hội Sử học Hải Phòng.
- Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng (2004), Tạp chí Cửa biển, số 75/2004
- Mai Hồng (2002), Cụm văn bia chùa Đại Bi (Đông Hưng – Thái Bình), Tạp chí Hán Nôm số 06(55).
- Hồng Đức thiện chính thư (1959), Hà Nam ấn quán, Sài Gòn.
- Phạm Xuân Huyên (1995), Sự nghiệp các chúa Trịnh trong lịch sử, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
- Huyện Ủy – UBND huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) (2009), Kiến Thụy xưa và nay, Nxb Lao động.
- Đỗ Đức Hùng (1996), Một vài nét về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Mạc thế kỷ XVI, trong sách Vương triều Mạc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
- Jean-Baptiste Tavernier (2005), Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài, Nxb Thế giới, Hà Nội.
- Nguyễn Hải Kế (2005) “Hải Phòng vùng đất bị lãng quên thời Lê Sơ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1.
- Phạm Khang (2008) Chúa Trịnh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
- Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (2006), Văn học Việt Nam, Thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Vũ Ngọc Khánh (2008), Người có vấn đề trong lịch sử nước ta, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm (2003), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb Văn học, Hồ Chí Minh.
- Lưu Văn Khuê, Ngô Đăng Lợi (2007), Mạc Đăng Dung – tiểu thuyết Lịch sử, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
- Kikuchi Seiichi (2010), Nghiên cứu đô thị cổ Hội An từ quan điểm Khảo cổ học lịch sử, Nxb Thế giới, Hà Nội.
- Trần Trọng Kim (1999), Việt Nam sử lược, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Kim (2003), Nhật Bản với châu Á những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế – xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Văn Kim (2007), Vị trí của Phố Hiến và Đomea trong hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVI-XVII (Tư liệu lịch sử, điều tra điền dã và khảo cổ học), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4(372).
- Nguyễn Văn Kim – Nguyễn Mạnh Dũng (2007), Truyền thống và hoạt động thương mại của người Việt – Thực tế lịch sử và nhận thức, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 8(376).
- Nguyễn Văn Kim (2010), Kinh tế công thương thời Mạc, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 12(416).
- Đỗ Thị Thuỳ Lan (2006), Vùng cửa sông Đàng Ngoài thế kỷ XVI – XVIII – Vị trí cửa sông và cảng Domea, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 11.
- Đỗ Thị Thùy Lan (2008), Vùng cửa sông Đàng Ngoài thế kỷ XVI – XVIII Batsha và mối liên hệ với quê hương nhà Mạc, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1.
- Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2000), Từ điển nhân vật Lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Phan Huy Lê (1959), Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ (thế kỷ XV), Nxb Văn Sử Địa.
- Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Phan Huy Lê (1962), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập II, Nxb Sử học, Hà Nội.
- Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quang Ngọc (1995), Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV-XIX, Nxb Thế giới, Hà Nội.
- Tạ Ngọc Liễn (chủ biên), Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Đức Nhuệ, Nguyễn Minh Tường, Vũ Duy Mền (2007), Lịch sử Việt Nam thế kỷ XV – XVI, Tập 3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Đình Long (2007), Chuyện lịch sử Việt Nam từ năm 1533 – 1793; Cuộc trung hưng gian khó, Nxb Thế giới, Hà Nội.
- Ngô Đăng Lợi, Trần Thị Vinh, Nguyễn Quang Ân (1996), Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Hà Nội.
- Ngô Đăng Lợi (2004), Sách lược ngoại giao của vương triều Mạc, Tạp chí Cửa biển, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng, số 75.
- Hoàng Lưu (2004), Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc, Tạp chí Cửa biển, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng, số 75.
- Vũ Duy Mền (1996), Một số vấn đề về làng xã thời Mạc, trong sách Vương triều Mạc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Mĩ thuật thời Mạc (1993), Viện Mỹ thuật, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Nghinh (1979), Chợ Chùa ở thế kỷ XVII, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4(187).
- Hữu Ngọc, Nguyễn Đức Hiền (sưu tập và biên soạn) (1998), La Sơn Yên Hồ – Hoàng Xuân Hãn – Tập II, trước tác, phần II – Lịch sử, Nxb Giáo dục.
- Quang Ngọc (2004), Gốm sứ thời Mạc, Tạp chí Cửa biển, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng, số 75.
- Nguyễn Quang Ngọc (2007), Domea (Đô-mê-a) trong hệ thống thương mại Đàng thế kỷ XVII-XVIII, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 10(378.
- Lại Cao Nguyên (2004), Vụ tranh chấp giữa Trịnh Tùng và Trịnh Cối, Tạp chí Xưa và nay, số 217.
- Nguyễn Tá Nhí (1997), Việt sử diễn âm, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Nhuệ (1996), Vài nét về công thương nghiệp thời Mạc, trong sách Vương triều Mạc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Đỗ Văn Ninh (1983), Thành cổ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Đỗ Văn Ninh (1996), Tiền tệ thời Mạc, trong sách Vương triều Mạc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Đỗ Văn Ninh (2004), Thương cảng Vân Đồn, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
- Nguyễn Danh Phiệt (2004), Việt Nam thời Mạc – cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh và Mạc, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9.
- Nguyễn Huy Phúc, Lê Văn Bảy (2006), Lê triều dã sử, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
- Phạm Quốc Quân, Trần Phương (1993), Dấu tích vật chất khu: Chợ Minh Thị, xã Toàn Thăng huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), trong sách Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1992, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Phạm Quốc Quân, Nguyễn Văn Sai (1993), Đào thám sát ở An Quý -Cộng Hiền (Vĩnh Bảo – Hải Phòng), trong sách Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1992, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Trương Hữu Quýnh (1983), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI -XVII, tập II, thế kỷ XVI – XVIII, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Trương Hữu Quýnh (2009), Chế độ ruộng đất và một số vấn đề lịch sử Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Sơn (1997), Di tích thời Mạc vùng Dương Linh, Hải Phòng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 06/1991.
- Đinh Khắc Thuân (1996), Văn bia thời Mạc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Đinh Khắc Thuân (1997), Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI, Luận án Phó Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Hán Nôm, Hà Nội.
- Đinh Khắc Thuân (2001), Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Đinh Khắc Thuân (2010), Văn bia thời Mạc, Nxb Hải Phòng.
- Đinh Khắc Thuân, Phan Đăng Thuận (2011), Một địa bạ thời Mạc, Tạp chí Hán Nôm số 2(105).
- Thi Nham Đinh Gia Thuyết (1925), Thuyết Mạc, Nhà in Mạc Đình Tứ.
- Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Sử học (1996), Vương triều Mạc 1527 – 1592, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội – Văn phòng BCĐ Quốc gia 1000 năm Thăng Long – Hội Sử học Hà Nội (2010), Kỷ yếu hội thảo khoa học Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam, Tài liệu lưu hành tại hội thảo.
- Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Hải Phòng (2002), Một số di sản văn hoá tiêu biểu của Hải Phòng, tập II, Nxb Hải Phòng.
- Hoàng Anh Tuấn (2007), Hải cảng miền Đông Bắc và hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII (qua các nguồn tư liệu phương Tây), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1(369) và số 2(370).
- Nguyễn Hữu Tưởng (2002), Hai tấm bia Trạng Trình soạn mới phát hiện ở Thái Bình, Tạp chí Hán Nôm số 06(55).
- Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Viện Khoa học xã hội – Trung tâm Nghiên cứu Hán Nôm (2000), Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hoá dân tộc, Nxb Đà Nẵng.
- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2006), Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- Trần Thị Vinh (1996), Nhà Mạc đối với nền kinh tế công thương nghiệp (Thế kỷ XVI – XVII), trong sách Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Kỷ yếu hội thảo về nhà Mạc năm 1994.
- Phạm Thị Thuỳ Vinh (2011), Xác lập tên 36 phường của kinh thành Thăng Long từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Tạp chí Hán Nôm số 2(105).
- Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
- Trần Quốc Vượng (1998), Hải Phòng nhìn từ thủ đô Hà Nội, trong sách Việt Nam cái nhìn địa – văn hoá, Nxb Văn hoá dân tộc – Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội.
- Trần Quốc Vượng (2003), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bối cảnh văn hoá Việt Nam thế kỷ XVI, trong sách Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học.
- Thành Thế Vỹ (1961), Ngoại thương Việt Nam hồi đầu thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX, Nxb Sử học.
- Keith Weller Taylor, John K. Whitmore (1995), Essay into Vietnamese pasts, SEAP, Publication.
- Website: www.mactoc.com; www.mactrieu.vn.com; www.hoaphuongdo.vn
- Hội đồng Mạc tộc Việt Nam (2009), Nhà Mạc theo dòng sử Việt, tập 1, 2, 3, 4, 5.
- Xưởng phim truyền hình – Đài phát thanh truyền hình Hải Phòng (2004), Dương Kinh một thửa, tập 1, 2.
PHỤ LỤC
V¬ng triÒu m¹c sù kiÖn vµ thêi gian
1483: Giờ ngọ, ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão, niên hiệu Hồng Đức thứ 14, Mạc Đăng Dung ra đời.
– 20 tuổi từ đô lực sĩ túc vệ thăng chức đô chỉ huy sứ.
– 37 tuổi thống lĩnh binh lực nước Đại Việt.
– 42 tuổi đại thắng quân Trịnh ở Tây Đô (Thanh Hóa, 10/1525).
– 44 tuổi lập ra vương triều Mạc.
1527: Vua Lê Cung Hoàng ra tuyên chiếu nhường ngôi vua cho Mạc Đăng Dung.
1528: Mạc Đăng Dung cho đúc tiên thông bảo bằng đồng và kẽm để tiêu dùng trong cả nước.
1529: Mở khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 27 người. Tháng 12, nhường ngôi cho con trai là Mạc Đăng Doanh, tự xưng Thái Thượng hoàng.
1530: Mạc Đăng Dung về quê ở làng Cổ Trai để xây dựng Dương Lăng
1540: Mạc Đăng Doanh băng hà. Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai trở lại Đông Đô để lập cháu nội Mạc Phúc Hải lên ngôi vua.
1541: Ngày 22 tháng 8 năm Nhâm Tuất, Mạc Đăng Dung băng hà và di chúc “không được làm đàn chay”.
1546: Mạc Phúc Hải băng hà, ở ngôi vua 6 năm. Mạc Phúc Nguyên lên ngôi vua lúc 6 tuổi. Hoàng thân nhà Mạc chia làm hai phái: phái ủng hộ vua trẻ (Mạc Kính Điển và Nguyễn Kính), phái chống lại vua trẻ lập triều đình riêng ở huyện Ngự Thiện (nay thuộc tỉnh Thái Bình) (Mạc Văn Minh và Phạm Tử Nghĩa). Nguyễn Kim phò vua Lê đánh nhà Mạc trên đất Thanh Hóa thắng lợi. Trịnh Kiểm đầu độc giết chết Nguyễn Kim, hãm hại Nguyễn Uông, Nguyễn Ủ Dĩ, con Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng hoảng sợ giả câm điếc để khỏi bị Trịnh Kiểm giết hại. Sau đó Trịnh Kiểm xây dựng cung điện, thành lũy ở Thọ Xuân (Thanh Hóa) và lập ra Nam triều.
1555: Quân Trịnh đánh thắng quân nhà Mạc tại Thanh Hóa
1557: Quân Trịnh lại đánh bại quân nhà Mạc trên đất Thanh Hóa
1559: Quân Trịnh kéo đại quân ra đất Kinh Bắc, Hưng Hóa, Hải Dương đánh nhà Mạc. Nguyễn Hoàng nhờ chị ruột là bà Bảo Ngọc (vợ Trịnh Kiểm) xin Trịnh Kiểm vào khai hoang lập ấp ở làng Ai Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Trị)
1564: Mạc Phúc Nguyên bị bệnh đậu mùa và băng hà lúc 24 tuổi. Mạc Mậu Hợp lên ngôi vua lúc 2 tuổi. Việc triều chính do hai ông chú lo liệu (Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng).
1565: Mạc Kính Điển lại mang đại quân đi diệt họ Trịnh bằng đường bộ không kết quả phải rút lui về Đông Đô.
1578: Vua Mạc Mậu Hợp bị sét đánh ngay trong cung mang tật “bán thân bất toại”. Theo sử nhà Lê, Mạc Mậu Hợp ăn chơi, sa đọa, nhiều người tài xin thôi chức đi ở ẩn (Giáp Trưng, Vũ Đảng, Trần Văn Nghi, Mạc Đôn Nhượng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thượng thư bộ Lễ Đạm Xuyên…).
1580: Mạc Kính Điển, một cột trụ chính của vương triều Mạc qua đời. Quân Trịnh Tùng thừa cơ đánh mạnh ra phía Bắc. Nhiều tướng nhà Mạc bị thua (Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn, Mạch Kính Chi). Mạc Đôn Nhượng củng cố binh lực, đem đại quân vào Tây Đô diệt Trịnh, nhưng thất bại phải rút quân.
1592: Ngày 22 tháng 11, Mạc Mậu Hợp đưa con trai là Mạc Toàn lên ngôi vua và tự mình ra cầm quân đánh quân Trịnh bị thất bại nặng nề. Quân Trịnh chiếm được Đông Đô (tức Thăng Long), Mạc Mậu Hợp bị quân Trịnh giết ở Gia Lâm. Vương triều Mạc kết thúc giai đoạn 65 năm đóng đô ở Đông Đô.
1593: Năm vạn quân Trịnh Tùng tiến lên Lạng Sơn tiêu diệt quân của Mạc Toàn vừa mới xây dựng lại chưa bao lâu. Quân nhà Mạc đại bại và tan rã. Mạc Toàn bị quân Trịnh bắt và đem về chém đầu ở bến đò Thảo Tân thuộc Kinh Môn – Hải Dương. Mạc Kính Chỉ cát cứ ở vùng Chí Linh, Đông Triều để chống quân Trịnh. Nhưng, cũng bị quân Trịnh tiêu diệt và Mạc Kính Chỉ cũng bị chém đầu ở bến đò Thảo Tân ngay từ ngày 17 tháng giêng.
1594: Mạc Kính Cung xây dựng căn cứ ở vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng tự xưng là Càn Thống hoàng đế, đóng đô ở đất Cao Bình (nay thuộc huyện Hòa An, thị xã Cao Bằng). Mạc Kính Cung cho mở chợ lớn để buôn bán gọi là Chợ Thành (Háng Sánh), mở trường học, khoa thi, khuyến khích nông trang, các nghề thủ công, làm cầu đường đi lại giữa các vùng, lập ra nhiều chợ để nhân dân buôn bán, chiêu mộ binh mã, luyện tập quân sự, thiết lập bộ máy hành chính, tu chỉnh, xây lắp thành lũy, giảm nhẹ sưu thuế, tổ chức hội lễ, xử phạt nặng quan chức nhũng nhiễu dân. Mạc Kính cung trong 29 năm (1594 – 1623) làm vua đã quy tụ được nhiều người, hai lần kéo quân về cố chiếm lại Đông Đô, nhưng đều thất bại.
1623: Mạc Kính Khoan đóng ở Thái Nguyên, nay lại chuyển về Cao Bằng tự xưng vua lấy hiệu là Long Thái, lập cung điện bằng tranh ở làng Vũ Toàn và biệt lập với Mạc Kính Cung. Nhân lúc Trịnh Tráng nối nghiệp Trịnh Tùng, Trịnh Xuân nổi loạn, Mạc Kính Khoan từ Cao Bằng đem quân về cướp lại kinh thành bị thất bại.
1624: Quân Trịnh tiến công Cao Bằng, quân nhà Mạc thất bại, Mạc Kính Cung bị bắt đưa về Đông Đô xử tội, giữa đường Kính Cung tự vẫn. Kính Khoan dâng biểu xin hàng quân Trịnh Tráng, được nhà Lê phong tước Thái úy Thông quốc Công.
1638: Mạc Kính Khoan bị bệnh chết ở Cao Bằng. Con trai là Mạc Kính Vũ lên thay, tự xưng vương hiệu là Thuận Đức, không báo tin cha mất cho nhà Lê, không chịu nộp cống cho quân Trịnh và mưu đồ chống lại quân Lê – Trịnh.
1639: Quân Trịnh lại khởi binh đánh Mạc Kính Vũ ở Lạng Sơn, Cao Bằng bị thất bại phải rút quân về xuôi.
1644: Quân Trịnh Tráng lại đánh Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng bị thất bại phải rút quân về xuôi một lần nữa.
1677: Trịnh Tạc mang đại binh cùng các tướng tài như Đinh Văn Tả, Lê Châu, Lê Hiếu, Nguyễn Hữu Đang đánh bại được Mạc Kính Vũ trên đất Cao Bằng. Quân đội nhà Mạc tan vỡ. Theo tư liệu mới công bố, một bộ phận nhà Mạc còn tiếp tục chiến đấu ở thành Phục Hoà cho đến năm 1685.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
- Quan hệ của nhà Mạc với nhà Minh thế kỷ XVI được giảng dạy ở các trường đại học như thế nào?, Tạp chí Xưa-Nay số 257, tháng 6-2006
- Vương triều Mạc trong chương trình sách giáo khoa mới như thế nào?, Tạp chí Thông tin khoa học-công nghệ Nghệ An số 3/2007
- Họ Mạc ở Nghệ An, Tạp chí Thông tin khoa học-công nghệ Nghệ An số 5/2007
- Mấy ý kiến về Vương triều Mạc trong sách giáo khoa, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 59 tháng 08/2010.
- Bác Hồ với họ Mạc ở xã Minh Tâm (Cao Bằng), Tạp chí Thông tin khoa học-công nghệ Nghệ An số 4/2010
- Những điểm tương đồng hội ngộ giữa Lý Thái Tổ và Mạc Thái Tổ, viết cùng TS Trần Thị Thanh Vân, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam, tháng 9/2010
- Hậu duệ họ Mạc ở Nghệ An, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam, tháng 9/2010
- Pho tượng chùa Hưng Khánh và dòng họ Khoa ở Đằng Lâm, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam, tháng 9/2010.
- Tình hình giảng dạy về Vương triều Mạc ở bậc trung học phổ thông hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam, tháng 9/2010.
10. Một địa bạ thời Mạc, viết cùng PGS.TS Đinh Khắc Thuân, Tạp chí Hán Nôm số 2 (105)/2011.
11. Nghiên cứu về Vương triều Mạc thời đổi mới, viết cùng TS Trần Thị Thanh Vân, Tạp chí Xưa-Nay số385 tháng 8 năm 2011.
Bức đại tự nói về nguồn gốc của một dòng họ, Tham luận tại Hội nghị Thông báo Hán Nôm năm 2011.bán hàng hoá giữa các vùng miền
Viết bình luận
Tin liên quan
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.