- Đang online: 1
- Hôm qua: 942
- Tuần nay: 38280
- Tổng truy cập: 3,471,524
Khoa cử triều Mạc ở Cao Bằng 513
- 270 lượt xem
Khoa cử triều Mạc ở Cao Bằng
Năm 1592, nhà Lê giành lại ngôi vua ở kinh thành Thăng Long. Nhà Mạc thất thế phải bỏ thành Thăng Long chạy lên Cao Bằng. Mạc Kính Cung tự xưng là Càn Thống hoàng đế, chọn đất Cao Bình (xã Hưng Đạo, Hòa An) làm kinh đô. Vua Mạc Kính Cung cùng các quần thần chấn chỉnh lại triều đình như khi còn ở Thăng Long để lo sự nghiệp lâu dài vững chắc, khi có thời cơ chiếm lại Thăng Long.

Sơ đồ khu trung tâm của nhà Mạc ở Cao Bằng vùng Cao Bình – Nà Lữ – Minh Tâm
Nhà Mạc coi trọng đào tạo nhân tài, mở trường quốc học Bản Thảnh ở Cao Bình, lập miếu thờ đức thánh Khổng Tử (ngày nay gọi là Bản Thảnh). Trường mở năm 1595, sau một năm Mạc Kính Cung xưng vương (1594). Đến năm 1677, nhà Lê – Trịnh đánh chiếm được Cao Bình, trường mới giải tán. Trường tồn tại 82 năm. Nhà Mạc quy định cứ 3 năm tổ chức thi một lần vào những năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Khoa thi đầu khi mở trường (1595) tổ chức thi ngay vì “bộ khung” có giáo sư, giám khảo và các thí sinh từ Quốc Tử Giám Thăng Long lên Cao Bằng còn nguyên vẹn kỳ thi Hội khóa II, năm Mậu Tuất (1598) có ông Bế Văn Phùng, quê ở làng Bản Vạn, xã Bế Triều (Hòa An đỗ Tiến sỹ, ra làm quan Tư thiên quản nhạc. Khóa VIII năm Bính Thìn (1616), bà Nguyễn Thị Duệ đỗ tiến sỹ đầu bảng.
Trường đào tạo được nhiều nhân tài, các môn sinh đỗ đạt được trọng dụng, bổ sung vào dạy chữ Hán Nôm, nhờ đó nhân dân được học chữ, mở mang trí thức, lại hoàn chỉnh chữ Nôm Tày được dùng rộng rãi trong số sách và sáng tác thơ ca. Đặc biệt có ông Bế Văn Phùng giỏi khoa chiêm tinh, trông coi nhạc trong cung đình, thạo về lý thuyết âm dương, sáng tác nhiều thơ, như sách “Tam nguyên luận”. “Tam nguyên luận” nói về xã hội suy thoái, nhân dân ly tán, đạo đức suy đồi người có tài đức bị dập vùi. Khi vua Mạc Kính Cung đem quân về đánh thành Thăng Long bị bại trận, vua mắc bệnh trầm cảm. Ông và Nông Quỳnh Văn (ở xã Nga Ổ, châu Thượng Lang nay là xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh) tổ chức đội hát then nữ vào múa hát trong cung vua, tổ chức Lễ kỳ yên giới hạn, diễn xướng múa hát các làn điệu nhịp nhàng với cây đàn tính êm dịu. Nhà vua khỏi bệnh trầm uất. Ông Bế Văn Noọng tức Nông Quỳnh Văn là bạn tâm giao với Bế Văn Phùng. Ông sáng tác thơ ca, nổi tiếng là tổ sư của giàng (bụt) với cây đàn tính tẩu hai dây sáng tác nhiều thơ ca, trong đó có bài “Tứ quý hồng nhan” nói về tâm tư kẻ sỹ có tài trong cảnh loạn ly không tìm được minh quân cứu đời.
Chùa Sùng Phúc ở Thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng – Nơi thờ bà Nguyễn Thị Duệ (Vi Đồ) được sắc phong thiên thần, thượng đẳng thần của vua Khải Định ngày 25 tháng 12 năm Khải Định thứ 9 (1924). Ảnh: CaoBangPro Online
Khóa thi thứ VIII năm Bính Thìn (1616) tại Trường quốc học Bản Thảnh có bà Nguyễn Thị Duệ đỗ thủ khoa Tiến sỹ. Bà là nữ tiến sỹ đầu tiên của nước ta. Bà quê làng Kiệt Đào, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; tên hiệu là Diệu Huyền, tên húy là Du, còn có tên là Ngọc Toàn. Năm bà lên 10 tuổi (1606) theo cha lên Cao Bằng. Bà giả dạng là nam để được đi học, đi thi. Bà sinh ngày14/3/1596; năm 20 tuổi (1616) đỗ tiến sỹ. Vua thấy bà yểu điệu lại đỗ tiến sỹ đầu bảng nên miễn cho tội khi quân (giả trai) và mời về ly cung Đống Lân để dạy học cho hoàng tử, cung phi với danh là Tinh Phi (sao sa). Năm 1625, triều đình cử tướng Trịnh Kiều lên đánh nhà Mạc, năm ấy bà Duệ 29 tuổi, vi sợ nhà Lê đuổi bắt phải chạy trốn vào nơi biên ải xa xôi và đi tu ở chùa Sùng Phúc, châu Hạ Lang. Bà trông nom, tu sủa chùa, mở lớp dạy học giảng về kinh Phật, giáo lý đạo Phật nên quan Đỗ Đình Bá truyền cho nhân dân ngoài vùng “lệnh cấm” không cho ai ngoài vùng lai vãng đến chùa để che giấu tung tích cho bà đang bị nhà Lê truy tìm. Tên xã Lệnh Cấm có từ đó. Để tưởng nhớ công đức bà mở mang tri thức cho dân, người dân địa phương đặt tên bà cho một bản ngay gần châu lỵ Hạ Lang là bản Huyền Du (bí danh của bà là Diệu Huyền, tên hay là Du). Khi nhà Lê biết tin bà ở Hạ Lang, đến mời bà về kinh đô Thăng Long để dạy học cho các hoàng tử, công chúa tại cung vua, phủ chúa. Năm bà về kinh đô là năm Tân Mùi (1631). Về kinh đô, bà được phong chức “Lễ thi”. Bà còn để lại pho từ điển “Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa” đồng tác giả với bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thần Tông). Bà được tôn vinh danh nhân thế kỷ XVII, vinh dự cho Cao Bằng là nơi bà học và thi đỗ Tiến sỹ, là nữ Tiến sỹ đầu tiên của nước ta.
Viết bình luận
Tin liên quan
-
83 năm Nhà Mạc ở Cao Bằng của Tác giả: Phạm Huy Thực (Trang Mạc Tộc Nghệ An)
-
GỌI THẾ NÀO CHO ĐÚNG. Tác giả : Hoàng Cương.
-
HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
-
VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
-
THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
-
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
-
VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
-
ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
-
VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
-
MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC