- Đang online: 1
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 17797
- Tổng truy cập: 3,369,667
Họ Mạc trên đất Vĩnh Phúc “Bàn về những vấn đề còn cần phải nghiên cứu” 592
- 195 lượt xem
Họ Mạc trên đất Vĩnh Phúc
“Bàn về những vấn đề còn cần phải nghiên cứu”
GS Văn Tạo –
Nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam
Hôm nay được mời dự hội thảo tôi vui mừng vì thấy trong thời gian qua Hội đồng Mạc tộc đã làm được nhiều việc để tôn vinh tổ tiên họ Mạc. Như tôi đã nói và viết trên báo Sinh Viên là sử học Viêt Nam bây giờ muốn cho mọi người yêu thích, thich đọc và thích học, nhất là sinh viên, thì chúng ta phải nói được hết sự thật lịch sử. Lý do mọi người không thích, nhất là thanh niên vì sử ta chưa nói được hết sự thực, cứ nói thật là hay vậy, thì hôm nay tôi bàn về cái thực và hay đó.
Vấn đề thứ nhất mà tôi muốn bàn là theo GS. Trần Quốc Vượng đã phát biểu ở Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 1996 trước bài phát biểu của tôi. GS. Trần Quốc Vượng có nói là: “Gốc Mạc là thuộc về dân man ở ven biển Bắc bộ gọi là Đãn Man”. Tôi xin trích đoạn này trong cuốn sách “Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử” do hội Khoa học lịch sử học, hội đồng khoa học lịch sử Hải Phòng xuất bản năm 1996. Một đoạn GS. Trần Quốc Vượng viết như sau về gốc tích nhà Mạc: “Tôi hoàn toàn phủ nhận sử cũ ghi và các nhà viết sử hôm nay chép lại và tin theo rằng tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung là trạng nguyên hay Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi đời Trần. Thậm chí còn có gia phả nhà Mạc chép viễn tổ của Mạc Đăng Dung là Mạc Hiền Tích đại thần triều Lý. Đấy là tâm thức “thấy người sang bắc quàng làm họ”. Khi một dòng họ lên ngôi, do xuất thân nghèo nàn thì tự tôn vinh mình bằng cách sai sử thần viết lại thế phả nhà mình, truy tìm về cội nguồn những người có danh vọng thời trước mà có ký hiệu tên họ chung với mình và triều đại mình”. Gs. Trần Quốc Vượng viết tiếp: “Theo điều tra thực địa của người Trung Quốc đương thời và sau này qua cuốn “Gia Phả Thực” nói trên, Lý Văn Phượng trong sách Việt Kiệu Thư viết năm 1540. Khi Mạc Đăng Dung còn sống và minh sử đều nói họ Mạc thuộc dân tộc Đãn (Đãn Man). Hậu duệ của họ là người Thán Sỉn ngày nay trong vùng vịnh Hạ Long. Nhiều thư tịch Trung Quốc và Việt Nam đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh và đời Trần, Lê, Đại Việt như Lĩnh Nam Chích Quái chẳng hạn, đã ghi chép về tộc Đãn Man. Đó là một tộc người thuộc ngữ hệ Mã lai Đa đảo, có quan hệ thân thuộc với người Tày ở Việt Nam”.
Tôi rất mến những phát hiện của GS. Trần Quốc Vượng nay đã quá cố, nhưng cũng xin có một số suy nghĩ đóng góp như sau:
Nói rằng việc nhận Mạc Đĩnh Chi là tổ tức là tâm lý “thấy người sang bắt quàng làm họ” thì tôi cũng hơi băn khoăn. Nếu bảo nhà Mạc thuộc Đãn Man ở vung ven biển vậy sao lại bảo Mạc Đĩnh Chi hay Mạc Hiển Tích trước kia mà con cháu nhà Mạc lấy lại là “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Vậy tôi là người Hải Dương, tôi biết rằng Lũng Động (hay còn gọi là Long Động) ở Nam Sách quê hương Mạc Đĩnh Chi mà cùng với Kiến Thụy trước thuộc Hải Dương, bây giờ cũng thuộc Hải Phòng, đường chim bay chưa tới năm mươi cây số. Thế thì sao không nghĩ rằng tất cả họ Mạc ở Hải Dương trước đây kể cả ở Nam Sách với Kiến Thụy là cùng một dòng, còn có thuộc Đãn Man hay không thì còn bàn thêm. Nhưng như thế, việc nhận là tổ bảy đời của nhà Mạc là Mạc Đĩnh Chi cũng không được phép kết luận rằng đó là “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Riêng tôi, tôi ca ngợi và kính phục tất cả sự xuất thân của các triều từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ đến nhà Mạc. Tôi nghĩ rằng có những gốc tích từ phía nam Trung Quốc, cũng chẳng sao cả. Là vì nếu như Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn thì không ai gán cho tổ tiên ông ý là từ Trung Quốc. Còn nhiều tộc khác thì lại cố truy tìm tổ tiên mình từ Trung Quốc như họ: Khúc, Trần, Mạc. Tôi lại nghĩ rằng Hán tộc ngày trước ở phương Bắc coi khinh những tộc xung quanh gọi là Di Địch: Đông Nhung, Nam Man, Tây Di, Bắc Địch đều là có chữ khuyển, nghĩa là thấp hèn xung quanh Hán tộc, Hán tộc mới là Thiên Tử (con trời) thì phải cai trị tất cả. Ở phía Nam Trung Quốc, trước gọi là Bách Việt, cả Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến là Đông Việt rồi Nam Việt, Âu Việt, Điền Việt…đều thuộc đám Man này. Dầu Đãn Man có là tổ tiên họ Mạc đi chăng nữa thì cũng không có gì đáng ngại mà bảo nhận Mạc Định Chi là “thấy sang bắt quàng làm họ”. Còn dầu rằng tôi vẫn ủng hộ việc tôn vinh con cháu nhà Mạc từ Mạc Hiền Tích đến Mạc Đĩnh Chi rồi đến Mạc Đăng Dung là một dòng, chỉ có khác là tổ tiên thì văn công rất giỏi nhưng đến Mạc Đăng Dung lại là võ trị. Từ khi phát hiện gươm của thái tổ Mạc Đăng Dung thì tôi quá phục, cái gươm nặng 25kg thì tôi nghĩ vác đã khó mà lại còn múa gươm để chinh chiến thì quá là giỏi.
Điểm thứ hai tôi hoan nghênh là từ hội nghị Kiến Thụy 1994 đến hội nghị Mạc Đĩnh Chi ở Nam Sách 1996, thì bây giờ 2012 cũng chỉ gần 20 năm thôi, hội đồng Mạc tộc đã làm được nhiều việc đáng ca ngợi. Tại vì tôi cũng đã làm việc với nhà Lê, tôi làm chủ tịch đoàn hội thảo “Tôn vinh tổ tiên họ Lê” và cũng đã trình bày một ý định là sẽ đưa Lê Thánh Tông lên để xin UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Gần đây, lại có một hội tôn vinh Trần Nhân Tông là một nhà phật học nổi tiếng, sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm cũng sẽ được công nhận như một danh nhân văn hóa. Được cái gì tôi cũng mừng thôi, nhưng như vậy tôi hoan nghênh là nhà Mạc đã bị vùi lấp mà bây giờ trỗi dậy được, làm rạng danh họ nhà mình, miễn là làm rạng danh bằng sự thật chứ không phải là chấp nhận một cách dễ dãi. Tôi hoan nghênh quá trình này, điều thứ nhất là đã xác minh dòng họ Mạc qua Mạc Thị Thế Phả cũng trong quyển sách trên (tr. 411). Từ Mạc Đăng Dung niên hiệu Minh Đức 1527 đến Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp trị vì ở Hà Nội. Tiếp đến Mạc Toàn, Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Vũ từ miến bắc trở lên Cao Bằng kết thúc 1677, như thế là hơn 150 năm. Việc làm này để rạng rỡ trong lịch sử dân tộc không phải nhà Mạc chỉ trị vì hơn 60 năm mà là 150 năm từ Thăng Long lên Cao bằng là có cống hiến lâu dài. Gần đây, hội thảo ở Cao Bằng ra một quyển sách, tôi đã đọc và thấy rằng cũng có đóng góp. Từ khi lên Cao Bằng thì họ Mạc không phải ngủ yên mà đã làm được nhiều việc đóng góp vào lịch sử dân tộc. Có cái thì chỉ ảnh hưởng đến địa phương, nhưng cũng có cái ảnh hưởng rộng rãi, nhất là về mặt văn hóa, nghệ thuật, xã hội. Chỉ nói cụ thể một việc thôi, ở Cao Bằng nhà Mạc đã cho ra đời một nữ tiến sĩ là Nguyễn Thị Duệ, sau này Lê Trịnh cũng sử dụng tài năng của bà. Tôi là người Hải Dương, tôi cũng rất ủng hộ việc Hải Dương làm vì tôi cũng góp phần vào đấy, làm văn miếu Mao Điền. Trước chưa thờ bà Nguyễn Thị Duệ vì thời trước không ai thừa nhận phụ nữ là tiến sĩ bây giờ đã có cái mới là thờ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ. Tôi chỉ có kiến nghị là làm tượng thì làm thấp hơn các tiến sĩ tiền bối một ít để tỏ ra là hậu dụê. Nhưng bây giờ chúng ta không trọng nam khinh nữ nữa, chúng ta tôn vinh tài năng của phụ nữ, thì Hải Dương, cũng như con cháu họ Mạc tôn vinh Nguyễn Thị Duệ cũng là làm một việc trong sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta thực hiện ngày nay. Hiện nay tên đường phố về Nguyễn Thị Duệ, phim kịch về Nguyễn Thị Duệ đã ra đời. Tôi thường nói với tỉnh Hải Dương tôi, là nơi có nhiều phụ nữ được ghi vào lịch sử, nhưng tiến sĩ thì cả nghìn năm cả nước mới có tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ người Kiệt Đặc – Chí Linh – Hải Dương. Thế rồi lại có bà Bổi Lạng, bây giờ vẫn còn bia miếu đó, đã có hội thảo khoa học dự định làm khu lưu niệm. Bà Bổi Lạng đó trước đã có câu rằng: “Thời Lê Trịnh mà giàu đến nỗi quân chúa Trịnh vào, chiêu đãi trong ba ngày, ăn không hết kho gạo, bát đĩa ăn xong vứt xuống giếng chứ không rửa để dùng lại và làm hội trường làm bằng bánh đa được tráng trong một ngày để tiếp chúa. Khi chúa đến, lấy bánh đa đó che lên để làm mái, bây giờ có làng gọi là làng Vội, có nghĩa là tráng bánh đa rất vội để đón chúa. Đó là huyền thoại thôi, trong thực tế bà ý rất giàu, bà để lại ruộng nương tiền bạc mà lịch sử còn ghi lại các làng xung quanh đều có bà chịu hậu. Bà bắc cầu đá suốt từ huyện Tứ Kỳ của tôi sang huyện Ninh Giang. Bây giờ còn tồn tại cầu ở thôn Tứ Kỳ Hạ gọi là Làng Mũ. Vết chân của bà Bổi Lạng vẫn còn đó, trước có câu: “Thứ nhất cô Đỏ Thanh Hoa, thứ nhì Bổi Lạng, thứ ba Thạch Sùng”. Lại có một sự tích lịch sử, bà ý làm giàu như vậy, bà xây dựng gia đình với một ông chồng họ Thái từ Hà Tĩnh ra, đến khi được hai người con trai rồi, đến khi bốn mươi tuổi, bà giàu có như vậy, tự nhiên ông chồng và hai người con trai bỏ đi mất tích. Bây giờ ở quê hương chỉ có mộ bà Bổi Lạng thôi, ông chồng và hai con là không có. Tôi mới đặt vấn đề, chính ông chồng họ Thái đó là người gốc Mạc, ông biết là chúa Trịnh vẫn lùng bắt con cháu họ Mạc, vì sợ đến khi có tên tuổi sẽ phản lại Lê Trịnh nên ông đã bỏ trốn với hai con trai. Tôi cũng đề nghị tìm hiểu gốc tích của ông chồng họ Thái xem đi đâu và con cháu bây giờ như thế nào, nhưng mà chưa làm được. Đồng thời lại còn có bà Bùi Thị Hý, con một công thần triều Lê, đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, từ trên Hà Đông chuyển về Hải Dương, về sau cũng là một nghệ nhân làm gốm sứ Mạc thời Đặng Huyền Thông. Bà ý cũng nổi danh vì có một tác phẩm sang tận Thổ Nhĩ Kỳ ghi là Nam Sách Châu Bùi Thị Hý Bút. Như thế những phụ nữ Hải Dương, không chỉ tài hoa trong văn hóa là Nguyễn Thị Duệ, nghệ thuật là Bùi Thị Hý và giàu có. Bây giờ chúng ta đã và đang ca ngợi các doanh nhân, Lê Quy Đôn đã viết trong Kiến Văn Tiểu Lục về bà Bổi Lạng. Tôi xin dẫn ra như vậy để tiếp tục nghiên cứu. Nói như vậy, về thời Mạc, kinh tế, văn hóa, xã hội đã rực rỡ như thế nào.
Hội đồng Mạc tộc lại làm rõ quốc vương Mạc Toàn, tôi đã được dự hội thảo khoa học tại Kinh Môn, Hải Dương năm 2011. Việc tìm thấy mộ của Mạc Toàn, đã xây dựng mộ mới tại núi Hợp An – Kinh Môn rồi tôn vinh ông, đây cũng là một sự cống hiến. Ngoài ra còn những hội thảo ở trên Phú Thọ, Yên Bái về nhà Mạc. Nay lại hội thảo về Mạc Kính Vũ ở Vĩnh Phúc, tôi cho đó cũng là việc làm rất cần.
Điểm thứ ba tôi suy nghĩ, họ Mạc đã có tiến bộ như vậy nên để tôn vinh ông cha mình, như tôi được biết đôi câu đối ở bên Nhị Khê đã truyền tụng rằng:
“Tứ bách niên tiền chung phục thủy
Thập tam thế hậu dị nhi đồng”
Tôi thấy cũng hay, nhưng đây cũng là con cháu nhà Mạc đặt ra. Nói rằng, sau 400 năm 1527 – 1677 , họ Mạc tồn tại, thì đến đầu thế kỷ 21 này là bốn trăm năm, nhưng thơ và câu đối thì không thể nói hơn được mà phải nói là “tứ bách” thôi. Có người nói rằng: “chung phục cổ” thì tôi nói không phải, theo tôi là: “chung phục thủy”, chữ “thủy” đi đôi với chữ “chung” thì đối dưới chữ “dị” và chữ “đồng” mới đối nhau, tôi cho cũng là phát hiện rất hay. Rồi đến những phát hiện về dòng họ Mạc đang được con cháu từ việc đổi họ, bây giờ đang truy về gốc họ nhà mình để tôn vinh. Có nhiều họ được phát hiện, biểu hiện họ Phạm nhà anh Phạm Quốc Toàn, anh đã cho tôi đi lên trên Sóc Sơn, thăm miếu thờ Quận Công nhà Mạc, tôi cũng thấy là hay. Tháng 8 vừa qua cũng được Đài Truyền Hình TƯ, kênh VTV4 quốc tế cũng đến xin tôi rằng, ở Mỹ có một ông Việt Kiều, tên là Phạm Ngọc Quy nói rằng: “Gốc nhà tôi là họ Mạc, có phải thế không, tại sao phải đổi ra họ Phạm, công lao của nhà Mạc với đất nước như thế nào thì tôi chưa rõ, xin Giáo Sư làm rõ”. Tôi đã nói trên đài truyền hình kênh VTV4 về những yêu cầu trên, sẽ được phát trong tháng này. Một vấn đề nữa tôi cũng băn khoăn, quê tôi ở Tứ Kỳ, trên giáp Lũng Động – Nam Sách gần 20 cây số, dưới giáp Kiến Thụy – Cổ Trai cũng gần 20 cây số. Vùng tôi chắc chắn có nhiều họ Mạc, nhưng chưa thấy có họ Phạm, họ Nguyễn, họ nào mà nhận mình là gốc Mạc. Tôi nghĩ rằng còn nhiều họ gốc Mạc chưa được phát hiện. Cụ thể như họ Nguyễn nhà anh Nguyễn Thái (Nguyễn Xí), quê ở xã Thanh Liên, huyện Kiêm Thành cùng quê với anh Đoàn Duy Thành. Hồi năm 1948 tôi đã mời anh Thái dạy ở trường Phan Bội Châu do tôi mở ra, trong bia kỷ niệm của trường tôi cũng ghi tên anh ấy. Bây giờ anh đang dạy toán, tuổi cũng hơn 80 rồi, còn khỏe và vẫn chơi bời với tôi. Anh chính là cháu nội cụ Hàn Diệu ở Kim Thành, mà cụ Hàn Diệu đẻ ra nhiều con cháu, bây giờ ở Pháp, ở Mỹ nhiều. Anh Xí có bảo là, họ nhà tôi mà họp thì Việt Kiều ở nước tư bản nhiều và trong nước còn ít, chỉ riêng tôi ở lại làm thầy dạy học cho các trẻ mà thôi. Tôi bảo rằng, cụ Hàn Diệu đã là gốc Mạc rồi, cả họ đã biết vậy rồi, tại sao anh không nhận anh là gốc Mạc thì anh Xí vừa cười vừa nói: “Muốn nhận thì phải cả họ nhà tôi nhận, chứ tôi là thằng cháu quèn đứng ra nhận sao được”. Năm 2010, nhân giỗ tổ nhà Mạc ở Cổ Trai – Kiến Thụy, có mời tôi về, tôi bảo có ô tô đón mình về thì cậu đi với mình, anh Xí bảo tôi đến thì tôi chỉ nhận là người xách cặp, tháp tùng Giáo Sư thôi chứ tôi không tự nhận tôi là họ Mạc đâu, vì chưa được sự đồng thuận của dòng họ. Chúng tôi đi xuống Kiến Thụy, khi tôi lên phát biểu trước họ Mạc, anh Xí cũng ở đấy, sau anh cũng bảo: “Ừ thì cũng hay”. Cho đến bây giờ, họ của cụ Hàn Diệu ở kinh thành vẫn còn một số người, có một bà là cháu ngoại thôi, cũng nhận họ Mạc rồi, nhưng cả họ nội thì chưa bao giờ có ai nhận là họ Mạc cả. Tôi nói biểu hiện cụ thể này để nói rằng không phải nhiều người họ Mạc do chưa biết mình là gốc Mạc nên không nhận ra, nhưng có những người biết rõ gốc tích mình là Mạc vẫn chưa nhận. Lại có những người họ Mạc nói đấy chính gốc Mạc nhưng vẫn còn những nghi vấn. Ví dụ như ông Vũ Tiến Liễu, đẻ ra anh Vũ Bằng (Chủ tịch ủy ban chứng khoán hiện nay), có anh Vũ Đình Cự ( nguyên phó Chủ Tịch quốc hội, nhà vật lý học nổi tiếng) rất thân với tôi, trước khi ốm chết còn gọi điện nói rằng: “Tôi hoan nghênh anh Văn Tạo đã đưa ra công trình Đổi mới tư duy về giai cấp công nhân, kinh tế tri thức và công nhân tri thức. Hoan nghênh rằng anh nói giai cấp công nhân bây giờ lấy chất xám là đội ngũ công nhân Tri Thức là rất đúng”). Anh Cự cũng là một tiến sĩ giỏi giang, có nhiều cống hiến, đã qua đời mà tôi không được đến viếng. Tôi cứ nói anh Vũ Đình Cự là họ Mạc nhưng chưa được anh bộc lộ mình là họ Mạc, đến khi đọc hồi ký của ông Vũ Tiến Liễu, khi tôi lên Nam Sách kỷ niệm Mạc Đĩnh Chi, ông Liễu cũng nói với tôi gốc mình là gốc Mạc nhưng đến khi đọc bài phát biểu của ông ý có in trong quyển sách tôi vừa dẫn thì ông lại nói là: “Tổ tiên tôi làm quan nhà Mạc, cho nên nhận nhà Mạc, chứ còn chính họ nhà tôi có lúc nhận là họ Ngô, có lúc là họ Bùi, bây giờ mới là họ Vũ”. Tôi cũng đã nói là: “Như thế ông cũng không thẳng thắn nhận ông là gốc Mạc”. Nhưng lại có ý kiến là mấy năm gần đây, họ Vũ ấy trước là họ Mạc, nhưng sợ bị Lê Trịnh diệt nên khi làm nhà thờ đã cất một đôi cấu đối trong bức tường, trát lên, đến khi làm lại nhà thờ, dở ra thì biết nhà mình gốc Mạc, điều này còn có người thuộc câu đối ấy. Đến đây có nghi vấn là những người nhận là họ Mạc cũng lo bị diệt như họ Vũ này, vậy thì có những người khác không phải họ Mạc mà được ghi họ Mạc không. Thì chứng minh là ông Mạc Ngọc Liễn, có một lời bất hủ về con cháu họ Mạc không nên đứng lên chống Lê Trịnh nữa vì vận trời, mà nếu tiếp tục chống Lê Trịnh thì sức ta không chống lại nổi, chỉ làm can qua xảy ra, nhân dân khổ sở, đừng nên cậy Trung Quốc sang giúp nữa. Có một người được xem phim nhà Mạc vừa làm về con cháu họ Mạc trong cả nước. Một trí thức nói với tôi rằng họ Mạc nên cố gắng truy tìm và chỉ công bố sự thật là những người Mạc thật và bây giờ họ cũng tự nhận là Mạc, còn những người còn nghi vấn thì không nên đưa tất cả vào. Bởi vì đưa vào thì người ta sẽ nghi rằng có phải như Trần Quốc Vượng đã nói: “thấy sang bắt quàng làm họ”. Thí dụ như ông Phạm Kiệt là Mạc rồi thì có người nói ông Phạm Văn Đồng cũng là Mạc, nhận rồi, có khi xác nhận họ Hoàng của Hoàng Diệu là Mạc, lại có người tên tuổi khác họ Hoàng cũng bảo đấy chính là họ Mạc thì như thế chưa thuyết phục lắm. Một lần tôi họp cùng họ Mạc ở trên câu lạc bộ quân nhân, lại có một ông phản ánh rằng, tôi đã về Thái Bình và tôi tìm được những người gốc Mạc, nhưng họ nói chúng tôi chả nhận đâu vì nhận thì có ích gì, tiền đóng góp xây dựng thì không có, họ Mạc của chúng tôi thì cũng không phải nhân dân đã biết rằng chúng tôi không phải Ngụy, ai tuyên truyền đến nơi sơn cùng ngõ hẹp này làm gì, vậy chúng tôi cũng chả có bức xúc gì mà phải công bố là họ Mạc.
Nói tóm lại đây cũng còn là vấn đề mà họ Mạc nên tiếp tục làm, xác minh được đến đâu thì nên công bố rõ, vì sự thật mới là hay, mà cái chưa thật còn phải tiếp tục làm vì thế mới hay. Một điểm nữa mà tôi cũng thấy cần làm rõ về những người chưa hiểu về Mạc lại sáng tác văn thơ, ca, hò, vè để nói về nhà Mạc mà như thế đã vào đầu óc bằng văn nghệ thì khó ra lắm.Khi thích một bài chầu văn:
“Có cô Bơ thoải mỹ miều xinh xinh
Săm Săm nắm vững cơ trần
Phù Lê diệt Mạc muôn phần vẻ vang”.
Nghĩa là chầu văn nói rằng, cô Bơ diệt Mạc mới là vẻ vang vì Mạc là Ngụy, tôi chắc rằng còn nhiều câu văn, thơ nữa chưa được nghiên cứu và làm rõ. Ngay về lịch sử thì cuốn Lịch sử Việt Nam quyển I do đồng chí Nguyễn Khánh Toàn làm chủ biên, xuất bản năm 1972 vừa qua cũng còn lên án nhà Mạc chứ chưa xác minh được như bây giờ. Cái đó cũng không trách gì vì thời bấy giờ quan điểm chung còn là như vậy. Nhưng gần đây, năm 2010, 2011 vừa rồi khi tạp chí nghiên cứu lịch sử đăng một bài nói về công tích họ Lại do một giáo sư đồng tác giả và chủ biên bài đó, thì cũng lên án nhà Mạc không kém gì Trần Trọng Kim đã lên án trong cuốn “Việt Nam Sử Lược” của ông, đó mới là cái đáng chú ý. Cả dòng họ Mạc bức xúc vì thấy những tin tức cập nhập hiện nay cũng chưa đến được không phải ở địa phương mà ngay cả những tri thức ở Hà Nội. Vì vậy, việc minh oan cho nhà Mạc vẫn còn phải tiếp tục. Một điểm nữa, cống hiến của nhà Mạc về chính trị, kinh tế đã nói rõ rồi, nhưng còn về văn hóa nghệ thuật cũng mới nói nhưng chưa được nhiều. Gs Trần Quốc Vượng đã nói về đình Tây Đằng thuộc Hà Nội cũng thuộc di sản nghệ thuật kiến trúc thời Mạc rất nổi tiếng và còn nhiều nhiều nữa. Tôi nghĩ rằng nếu đưa lên phim nhiều và đủ, cũng đủ cho việc duy trì và tôn tạo những di sản văn hóa thời Mạc còn khắp miền Bắc, từ Ninh Binh trở ra miền Bắc. Nên cổ vũ duy trì và tu tạo là vì đến chùa Trăm Gian – Chương Mỹ bây giờ đang kỷ luật những người đã xâm phạm di tích lịch sử, trùng tu tôn tạo không đúng với di sản cũ để lại, nhà nước đã chỉ thị phải xây dựng lại cho đúng như cũ. Tôi cũng sợ những di tích của nhà Mạc không tìm ra và duy tu bảo dưỡng cho đúng như cũ thì về sau không sửa được. Nói cụ thể, cách đây hơn chục năm tôi đã cùng con cháu lên Tuyên Quang chơi, đến giữa Tuyên Quang có mẩu Thành Nhà Mạc còn lại, rêu phong, cỏ cây, trông hay hay, tôi đã cùng GS Lee Kun Yop đến chụp ảnh. Vừa qua tôi lên, thì đã phá đi và xây lại rất vuông vức như một hầm trù ẩn cũ thời chống Mỹ, tôi rất tiếc, để như cũ cảnh quan đẹp hơn, làm thế này không nên. Tôi nghĩ rằng còn nhiều nữa, con cháu nhà Mạc nên tìm hiểu, phát hiện và nói với địa phương để gìn giữ cho sau này.
Ngày 21 tháng 9 năm 2012
(Phan Đăng Thuận ghi lại lời phát biểu của GS Văn Tạo)
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.