- Đang online: 3
- Hôm qua: 918
- Tuần nay: 16804
- Tổng truy cập: 3,369,223
HỌ MẠC: MỘT DÒNG HỌ ĐẦY NHÂN VĂN
- 250 lượt xem
HỌ MẠC: MỘT DÒNG HỌ ĐẦY NHÂN VĂN
(Phạm Ngọc Thìn, Nghệ An)
Chi họ Phạm , xóm Xuân Tân, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Nước Việt Nam ta tên gọi xưa là Đại Việt, làm láng giềng bên một nước lớn là Trung Quốc phong kiền, “Thiên Triều” luôn có tham vọng bành trướng, thôn tính nước ta. Tổ tiên người Việt bao đời đã phải đứng lên bảo vệ non sông gấm vóc mình, chèo lái con thuyền dân tộc trước họa xâm lăng. Trọng trách đó dựa vào người cầm lái là các bậc Đế Vương qua các triều đại! Các bậc Đế Vương lại giao phó một phần lớn lên vai cho sứ giá, tạo ra hòa hiếu hai bên, làm nhút chí kẻ có lòng tham vọng bành trướng, để cho Đại Việt bờ cõi yên bình, muôn dân xây dựng cuộc sống ấm no, Tổ Quốc hưng vượng.
Những người được cử đi làm sứ giả thời phong kiến là công việc vô cùng khó khăn, nguy hiểm đên tính mạng. Đặc biệt lại là sứ giả một nước nhỏ đến một nước lớn. Người đi sứ phải có tài trí thông minh, ứng xứ mau lẹ, giữ được Quốc thể, bảo vệ được mình, không làm phật lòng Thiên Triều, giữ được bang giao đôi bên hòa hiếu. Nếu ứng xử mà làm mất lòng Thiên Triều thi mang tội chết với Thiên Triều. Nếu được lòng Thiên Triều mà không bảo vệ được danh dự Quốc thể thì mang tội chết với Quốc gia dân tộc mình. Nếu không đổi đáp ứng xử được lại mắc tội khi quân.
Cụ Giang Văn Minh quê ở làng Đường Lâm, Hà Nội, đi sứ sang Trung Quốc, khi Thiên Triều ra câu đối: “Đồng trụ chí kim đài dị lục” hàm ý cây cột trụ bằng đồng đứng giữa trời mãi mãi đời sau rêu không bám. Cụ Giang Văn Minh nhà ta đối lại: “Đằng Giang từ cổ huyết do hồng”, hàm ý : Sông Bạch Đằng từ xưa đã nhuộm đỏ máu kể xâm lăng. Vế đối đó làm động lòng Thiên Triều, họ đã nhốt ông vào cũi, sau đó mang đặt dưới chân cầu, thủy triều lên làm ông chịu cái chết bi thảm.
Còn họ Mạc có Đức Viễn Tổ Mạc Đĩnh Chi tuân lời Vua Trần Anh Tông đi sứ sang nhà Nguyên. Lần đầu yết kiến Vua Nguyên, thấy tướng mạo của Mạc Đính Chi xấu xí, Vua Nguyên ra câu đối: “Li, Vị, Vọng, Lượng Tứ Tiếu Quý” Hàm ý chê ông xấu xí, nhưng bốn chữ Hán: li, vị, vọng, lượng đều có chữ quý ghép vào.
Cụ Mạc nhà ta đối lại: “Cầm, sắt, tì, bà bát đại Vương” bốn loại nhạc cụ trên đều có chữ Vương ghép lại mà thành, cũng tiên lượng rằng: Hậu duệ của ngài sau này sẽ xưng Vương tám đời Vua.
Cũng do tư tưởng nước lớn nên người Nguyên tự cho họ là mặt trời, trung tâm vũ trụ. Vua quan Thiên Triều coi thường sứ thần Đại Việt. Một hôm quan thừa tướng nhà Nguyên ra câu đối cho Đĩnh Chi rằng: “Nhật hóa, vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ” Vế ra hàm ý: Nhà Nguyên là mặt trời chói lọi, Đại Việt là mặt trăng yếu ớt, mây như khói, cứ ngày ngày mặt trời thiêu cháy mặt trăng. Lại cũng bằng quy luật tự nhiên của vũ trụ, Mạc Đĩnh Chi đòn lại: “Nguyệt cung, tinh đạn, hoàng hôn xả lạc kim ô” hàm ý trăng là cung, sao là đạn, cuối ngày lại bắn rụng mặt trời. Vua quan nhà Nguyên quá đau đớn nhưng không sao làm được gì Ngài, vì đây là quy luật tự nhiên của vũ trụ, càn khôn!
Tư tưởng độc lập dân tộc của đức viễn Tổ họ Mạc trong bang giao văn thơ càng rất hùng hồn tươi sáng ! Nhà Nguyên với tư tưởng bành trưởng muốn biến Đai Việt thành một trấn trực thuộc Trung Quốc, người Nguyên nói với Mạc Đĩnh Chi rằng: “Thiên lý vi trùng, trùng thủy, trùng sơn, trùng nhật nguyệt” có nghĩa rằng: Dù xa muôn dăm nhưng vẫn chung sông, chung núi, chung trời, chung trăng, cũng có nghĩa nữa rằng: Hai nước liền một dải, nên nhập lại làm một. Đĩnh Chi đối lại rằng: “Nhất nhân đại thành, đại quân, đại quốc, đại càn khôn” Hàm ý : Một người cũng thành một quốc gia độc lập một vùng dưới trời đất rộng lớn, quyết không lệ thuộc. Còn hay ở đôi câu đối này là: Đĩnh Chi lấy “nhất nhân” đối lại “thiên lý” Lấy “Đại quân, đại quốc, đại càn khôn” đối đè lên “Trùng thủy, trùng sơn, trùng nhật nguyệt”. Thật là vi diệu biết bao !
Mạc Đính Chi, tự là Tiết Phu, Ngài phục vụ ba đời Vua Trần, hai lần đi sứ sang nhà Nguyên. Ông đã lấy xiêm áo, văn thơ bang giao với người phương bắc, ông đã đối lại với Vua quan nhà Nguyên bằng những vần thơ tuyệt tác, mà vẫn giữ được thể diện quốc gia và mạng sống của mình, lại còn được Vua Nguyên phong là: Lưỡng Quốc Trạng Nguyên khi Mạc Đính Chi làm bài vịnh chiếc quạt. Những năm ông phục vụ nhà Trần, ông đã làm tròn trọng trách của mình: Một sứ gỉa lỗi lạc, làm nguội cái đầu bọn xâm lăng, giữ cho bờ cõi được yên bình, nhà Trần thịnh trị!
Mạc Đĩnh Chi có người bạn thân là sứ thần Cao Ly. Khi chia tay với ông, vì cuộc chia tay ấy có tất cả mười người, Mạc Đĩnh Chi bèn ra câu đối giã bạn: “Thập khẩu tâm tư, tư quốc, tư gia, tư phụ mậu” Sứ thần Cao ly đối lại: “Thốn thân, ngôn tạ, tạ thiên, tạ địa, tạ quân Vương” Vế đối lại của sứ thần Cao ly mang điềm gở, ông sau đó về nước bị chết thảm. Qua đó ta mới thấy tài ba của Mạc Đính Chi cao, rộng biết chừng nào.
Cháu bảy đời sau của Mạc Đính Chi là Mạc Đăng Dung được nước xưng Vương, lập nên nhà Mạc, 65 năm đóng đô tại Thăng Long từ 1527 đến 1592. Cựu thần nhà Lê là Trịnh Ngung, Trịnh Ngang vào năm Kỷ Sửu 1529 sang xin nhà Minh đưa quân sang đánh nhà Mạc. Năm 1533 Nguyễn Kim tìm được con của Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh lập lên làm Vua là Lê Trang Tông trong lúc đang lưu vong tại Ai Lao. Lê Trang Tông liền sai Trịnh Duy Liệu cùng đoàn tùy tùng hơn mười người sang Thiên Triều yêu cầu nhà Minh xuất quân đánh họ Mạc.
Kết quả của việc làm đó là nhà Minh đã sai thống đốc Cửu Loan và Mao Bá Ôn làm tán ly công vụ, đem 22 vạn quân sang cập kề biên giới xâm lược nước đại Việt. Mao Bá Ôn là một tướng tài và khét tiếng hung hăng của nhà Minh làm tán ly công vụ, được Minh Thế Tông sai đi cùng thống đốc Cửu Loan sang đánh nhà Mạc. Trước khi đi, Minh Thế Tông tặng Mao Bá Ôn bài thơ:
“Đại tướng nam chinh kháng khái sao – Lưng đeo sáng quắc nhãn linh bào – Gió lay trống trận sơn hà động – Chớp nhoáng cờ đồn nhật nguyệt cao – Trời thắm kỳ lân sinh giống sẵn – Hang sâu kiến cổ trốn đàng nào – Thái bình khi chiếu đòi về nước – Trẫm cởi dùm ông chiếc áo bào”.
Khi Mao Bá Ôn và ba mươi van quân đã ém sát biên giới nước Đại Việt để làm cuộc chinh phạt họ Mạc, mà thực chất là cơ hội tốt thực hiện một cuộc xâm lăng theo lời mời của Vua Lê Trang Tông. Bá Ôn huynh hoang làm bài thơ bèo, coi thường Vua Mạc và dân Đại Việt ta, bài thơ như sau:
“Ruộng nước lênh đênh nhỏ tựa kim – Nơi, nơi trông thấy mọc nông mèm – Đã không cành cội còn không gốc – Giám có rễ mầm lại có tim – Nào biết nơi tan duy biết tụ – Chỉ hay khi nổi nó hay chìm – Giữa trời giông tố thình lình nổi – Quét sạch ra khơi hết kế tìm”. Trạng Nguyên Giáp Hải đi cùng với Thái Tổ Mạc Đăng Dung lên ái Chi Lăng năm đó đã họa lại bài thơ bèo của Mao Bá Ôn: Còn gọi là bài thơ LUI BINH:
“Vây gấm ken dày chẳng lọt kim – Lá liền rễ mọc kệ nông mèm – Mây bạc không cho soi thủy diện – Ảnh hồng đâu dễ dọi ba tâm – Sóng dồn lớp, lớp xô không vỡ – Gió đập muôn cơn khó đánh chìm – Rồng cá ít nhiều nương dưới đó – Cần câu La Vọng hết mong tìm”
Bài thơ đã làm nhụt chí xâm lăng của Mao Bá Ôn, Bá Ôn không muốn tiến binh, đã sắp đặt với Mạc Đăng Dung một cuộc rút lui danh dự. Thái Tổ Mạc Đăng Dung suy nghĩ nếu Mao Bá Ôn xuất binh sang đánh Đại Việt, trong nước Lê -Trịnh đã chuẩn bị gần một vạn quân để ứng viện với Mao Bả Ôn “Cõng rắn cắn gà nhà” thì cuộc đương đầu có thể thất bại. Vậy nên chịu nhục, tránh cho đất nước và trăm họ một cuộc xâm lăng của quân bành trướng!
Sự chịu nhẫn nhục của Thái Tổ Mạc Dung đã đem lại thái bình cho trăm họ, tránh cho đất nước một cuộc xâm lăng của kể ngoại bang, thật sự nhân văn, thế mà các sử thần Lê -Trịnh lại lên án. Còn hành động của Trịnh Ngung – Trịnh Ngang năm 1529, Lê Trang Tông, Nguyễn Kim, Trĩnh Duy Liễu năm 1533 thì họ lại làm quên !
Nhà Mạc khi đã thế cùng, Đại tướng Mạc Ngọc Liễn trước khi mất còn để lại thư dặn vua Mạc Kính Cung: “Họ Lê đã trung hưng, đó là số trời. Còn như dân ta là người vô tội, sao lại nợ để cho dân mắc vào vòng mũi tên hòm đạn lâu mãi như vậy! Chúng ta nên lánh ở nước khác, cốt phải cẩn thận giữ gìn đừng có cố sức chiến đấu với họ nữa. lại dứt khoát chớ có đón rước người Minh keó sang nước ta để đến nỗi dân ta phải lầm than khổ sở, đó là tội không gì lớn bằng”.Đây không phải là lời nói suông trong cảnh trà dư, tửu hậu, là lời nói đầy nhân văn, đầy trách nhiệm của Vương Triều Mạc, của giòng họ Mạc với đất nước và muôn dân.
Đi theo đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước Việt Nam, nhìn thẳng vào sự thật, nói lên sự thật, các bậc tiền bối tiêu biểu của họ Mạc như Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đính Chi, Thái Tổ Mạc Dăng Dung, Trạng Nguyên Giáp Hải, Đại tướng Mạc Ngọc Liễn là những bậc lỗi lạc nhân văn đã làm sáng ngời giòng họ và chấn hưng đất nước.
Nguyễn Trãi là khai quốc công thần của nhà Lê, thế mà Vua Lê về sau khi đi vi hành trên đường về đã ép vợ Nguyễn Trãi là Thị Lộ làm điều càn rợ, bị ngộ phòng chết. Nhà Lê gán cho tội giết Vua và kết cục vị khai quốc công thần bị tru di tam tộc bằng vụ án Lễ Tri Viên còn đau đớn đến tận ngày nay.
Mạc Đĩnh Chi phục vụ ba đời vua Trần, hai lần đi sứ. Nhà Trần thời ấy đại Việt bình yên, không có dấu chân của kể xâm lăng. Nhà Mạc xưng vương tại Thanh Long 65 năm (tám đời Vua) không có bóng một tên xâm lăng bén vào bờ cõi, 91 năm (1592-1683) cát cứ Cao Bằng (ba đời vua) mà biên giới vẫn vẹn nguyên .Triều Mạc khi thế cùng mà vẫn quyêt không cầu cứu ngoại bang như Vua Lê, Chúa Trịnh. Đó là niềm tự hào của hậu thế giòng họ Mạc và đất nước này. Nó sẽ mãi mãi như tiếng chuông ngân vang muôn đời hậu thế
Phạm Ngọc Thìn
Viết bình luận
Tin liên quan
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.