Thống kê truy cập
- Đang online: 3
- Hôm qua: 1220
- Tuần nay: 19550
- Tổng truy cập: 3,370,702
Phim video họ Mạc
Hé lộ “thần hộ mệnh” ba đời nhà Mạc 817
09/09/2013
- 176 lượt xem
Hé lộ “thần hộ mệnh” ba đời nhà Mạc
(Kienthuc.net.vn) – Người có công lớn nhất trong việc gánh vác giang sơn triều Mạc lại là một người không ngồi trên ngai vàng. Đó là Mạc Kính Điển.
Mạc Đăng Dung dựng nên nhà Mạc, nhưng sau ông, người có công lớn nhất trong việc gánh vác giang sơn triều Mạc lại là một người không ngồi trên ngai vàng. Đó là Mạc Kính Điển.
Dẹp loạn trong triều
Dẹp loạn trong triều
Ông là con thứ ba của Mạc Đăng Doanh, khi mới sinh ốm đau, sài đẹn, nhưng sau này lại là một dũng tướng, một nhà chính trị thao lược tài ba.
Mạc Đăng Dung, tức Mạc Thái Tổ chỉ ở ngôi ba năm thì nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, còn mình làm Thượng hoàng và mất khi mới 59 tuổi. Mạc Đăng Doanh làm vua được 10 năm thì bị bệnh chết. Con trưởng là Mạc Phúc Hải lên làm vua và cũng chỉ ở ngôi được 5 năm thì mất. Triều đình nhà Mạc bắt đầu xảy ra chuyện tranh giành ngôi vị.
Mạc Kính Điển được anh là Mạc Phúc Hải gửi gắm phò trợ con thơ còn nhỏ tuổi là Mạc Phúc Nguyên lên nối ngôi. Nhưng giữa triều, Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi lên tiếng: “Hiện nay trong lúc thiên hạ rối loạn, triều đình nên phải lập vua lớn tuổi để điều hành. Người đó phải là con thứ của Thái tổ (Đăng Dung) tức Hoằng Vương Chính Trung, người đã nhiều phen cầm quân chinh chiến”.
Mạc Kính Điển cùng với các tướng Nguyễn Kính, Lê Bá Li không nghe, vẫn tuân theo di chiếu của vua trước, tôn Phúc Nguyên lên làm vua.
Phạm Tử Nghi bất mãn bèn cùng Mạc Chính Trung khởi loạn. Chính Trung tự xưng tôn hiệu và được một số quần thần đi theo, lực lượng khá hùng mạnh, đánh vào kinh đô. Triều đình phải đưa Mạc Phúc Nguyên đi lánh nạn. Mạc Kính Điển và Nguyễn Kính khởi binh đánh Phạm Tử Nghi, ban đầu bị thất thế, nhưng sau đó tập trung được các đạo quân thủy bộ, tấn công làm quân của Tử Nghi tan vỡ. Chính Trung và bộ sậu chỉ còn hơn một trăm người chạy sang Khâm Châu và Quảng Đông, Trung Quốc làm loạn bên đó. Nhà Minh lúng túng đối phó, sai người sang trách cứ nhà Mạc. Mạc Kính Điển cử quân vây ép, Phạm Tử Nghi phải đưa Chính Trung trở lại vùng Yên Quảng. Kính Điển đem quân bao vây và sai người lừa bắt được Tử Nghi đem chém. Mạc Chính Trung lại trốn sang Trung Quốc và chết ở đấy.
Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc tại Kiến Thụy, Hải Dương. |
Đối phó với quân Lê – Trịnh
Mạc Kính Điển đã mười phen cầm quân tiến đánh vào Thanh Hoa, căn cứ địa của quân Lê – Trịnh. Ngược lại, Trịnh Kiểm cũng đã sáu phen tiến quân ra Bắc mà kết quả vẫn chưa phân thắng bại.
Năm 1551, do mâu thuẫn trong triều, Lê Bá Li đem quân về theo nhà Lê làm cho lực lượng nhà Mạc bị tổn thất nặng nề. Trịnh Kiểm mở cuộc tấn công bao vây, đánh chiếm được Kinh thành. Mạc Kính Điển phải bảo vệ đưa xa giá vua an toàn sang sông lánh về Kim Thành (Hải Dương) và ông lại quay trở lại đốc thúc quân chống cự buộc Trịnh Kiểm phải rút quân về Thanh Hoa.
Năm 1557, Kính Điển lại đánh phá các nơi ở xứ Nghệ. Quân Trịnh dùng tượng binh tập kích phía sau. Một tướng Trịnh nhảy qua thuyền đâm Kính Điển, ông nhảy xuống sông thoát chết. Kính Điển phải lẩn trốn trong hang núi Dân Sơn, nhịn đói suốt ba ngày đêm, sau đó ôm cây chuối xuôi dòng trốn thoát được về.
Năm 1562, Mạc Tuyên Tông mất, con là Mạc Mậu Hợp mới 2 tuổi lên nối ngôi. Mạc Kính Điển cử người em út là Mạc Đôn Nhượng làm nội phụ chính để lo đỡ việc bên trong để ông tập trung lo việc quân cơ bên ngoài.
Tháng 10 năm 1580, Mạc Kính Điển mất, Mạc Đôn Nhượng lên thay làm phụ chính. Nhà Mạc không có ai thay thế xứng đáng vai trò của ông nên chỉ hơn 10 năm sau thì bị Lê – Trịnh đánh bại (1592).
Như vậy, tuy không một ngày ngồi trên ngai vàng, suốt đời Khiêm Vương Mạc Kính Điển đã cúc cung tận tụy giữ cho ba đời vua Mạc đứng vững giữa phong ba bão táp.
Sử cũ coi nhà Mạc là “ngụy triều”, nhưng khi nói về ông cũng bằng những lời lẽ trân trọng, nể vì. Đại Việt sử kí toàn thư thừa nhận: “Kính Điển là người nhân hậu, dũng lược, thông minh, tài trí, nhạy bén, hiểu đời, từng trải nhiều gian nan nguy hiểm, cần lao, trung thành”. Trong bộ Đại Việt thông sử, nhà sử học Lê Quý Đôn viết rằng: “Kính Điển là người nhân hậu, linh mẫn, dũng cảm có thừa”. Không còn lời đánh giá tốt đẹp nào hơn được nữa.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
Mạc kỳ - Mạc ca
Fanpage Facebook
Bài viết xem nhiều nhất
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.