- Đang online: 1
- Hôm qua: 944
- Tuần nay: 22822
- Tổng truy cập: 3,460,722
Hậu duệ Mạc Đĩnh Chi có ở Hàn Quốc?
- 3439 lượt xem
Hậu duệ Mạc Đĩnh Chi có ở Hàn Quốc?
Lý Xuân Chung
Trong chuyến đi sứ đó, một trong những giai thoại được dân gian biết đến nhiều nhất là câu chuyện Mạc Đĩnh Chi cùng với sứ thần Cao Ly thi tài làm thơ đề quạt. Sau buổi thi tài, vua Nguyên tấn phong Mạc Đĩnh Chi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
Ông Khắc Hoà miêu tả, người đó trạc ngoài bốn mươi, râu ba chỏm, trán hói, có vẻ thông minh xuất chúng, thái độ đĩnh đạc. Người đó kể rằng, ông là người Cao Ly nhưng vốn là dòng dõi của Mạc Đĩnh Chi, là cử nhân, thi đỗ từ năm 16 tuổi, làm quan tới chức quận trưởng. Bởi không chịu nổi cảnh áp bức của người Nhật(1), nên từ quan về cố quốc đi buôn sâm cho qua ngày tháng. Những tình tiết câu chuyện về cuộc thi đề quạt của hai sứ thần ở Trung Quốc trùng khớp với tư liệu của Việt Nam.
Có điều, ông cho biết thêm, vua Nguyên tấn phong cho cả hai Trạng là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”, chứ không chỉ riêng cho Mạc Đĩnh Chi. Khi Trạng Cao Ly về nước, ông mời Trạng Mạc sang thăm Cao Ly bốn tháng.
Lần ấy, Trạng Cao Ly làm mối cho Trạng Mạc một người cháu gái để làm thiếp. Sau bốn tháng, người thiếp ấy theo Trạng Mạc về Trung Quốc, 5 năm sau thì bà về nước cùng với hai người con, một trai một gái. Mười năm sau, Trạng Mạc lại sang Cao Ly một lần nữa. Lần này, ông ở lại Cao Ly sáu tháng, đi du lãm khắp Cao Ly, có tập thơ truyền thế. Người Cao Ly rất hâm mộ ông, bởi ai cũng biết ông là bậc thông minh xuất chúng. Hết sáu tháng thì ông trở về Trung Quốc rồi về Việt Nam, khi ấy, thiếp có mang đã ba tháng, sau sinh một bé trai.
Người thiếp ấy chịu thương chịu khó nuôi nấng dạy bảo các con, dựng vợ gả chồng và thường ở với người con trai út. Sau đó, bà từ biệt con cháu, đi vào chùa ở, hưởng thọ 93 tuổi.
Người kể ra câu chuyện này còn nói rõ hơn về hai ngành trưởng và thứ. Ông kể rằng, người con trai cả ra làm quan võ, sinh được 12 người con: 8 trai, 4 gái… Ngành trưởng này phần đông là người giàu có. Ngành thứ, sau này sinh ra nhiều nhân tài, phần nhiều là người trung nghĩa liêm khiết. Ông cũng khoe rằng, ông thuộc thế hệ ngành trưởng, thân ở Cao Ly mà hồn ở Việt Nam. Cao Ly là nơi chôn rau cắt rốn nhưng đất Việt mới là quê cha đất tổ. Hồn thiêng sông núi đất Việt luôn luôn gọi ông trở về(2).
Ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, hậu duệ nhà Lý, tiêu biểu là dòng họ Lý Long Tường ở Hoa Sơn đã tìm về cội nguồn. Con cháu họ Lý ở Hoa Sơn đã về Đền Lý Bát Đế ở Đình Bảng, Bắc Ninh thắp nén hương thơm kính cẩn với tổ tiên. Gần đây nhất, mùa Xuân năm 2009, con cháu dòng họ Lý Tinh Thiện ở Hàn Quốc cũng về Đình Bảng dâng lễ thưa với cha ông về tấm lòng thành của con cháu xa xứ luôn hướng về quê hương.
Họ Mạc là dòng họ lớn ở Việt Nam, Mạc Đĩnh Chi là cụ tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung, người dựng nên triều đại nhà Mạc (1527-1592). Câu chuyện mà chúng tôi dẫn ra ở trên có lẽ lại một lần nữa nhắc nhở con cháu họ Mạc ở trong và ngoài nước tìm đến với nhau, đặc biệt là hậu duệ Mạc Đĩnh Chi ở Hàn Quốc (hoặc có thể ở Triều Tiên) tìm về xứ sở như dòng họ Lý Việt ở Hàn Quốc. Điều đó cũng có nghĩa là, câu chuyện nêu trên có lẽ không chỉ dừng lại ở mức giai thoại mà hãy còn chờ thực tế lịch sử lên tiếng.
1
Từ năm 1910 đến 1945, Nhật chiếm bán đảo Triều Tiên và thi hành chính sách cai trị đồng hoá rất hà khắc.
2
Xin đọc câu chuyện cảm động này trong An Nam tạp chí số 4 năm 1926 hoặc trong Người Việt Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hoá Việt – Triều trong lịch sử do Hội khoa học lịch sử Việt Nam ấn hành năm 1997, từ trang 75 đến 82, bài Ông Mạc Đĩnh Chi ở Cao Ly.
Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi Lấy Vợ Cao Ly | Feb 8, ’11 5:00 PM for everyone |
Trạng Nguyên Cổ Đường
Nhà dạy học của Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi
tại Linh Khê – Thanh Quang – Nam Sách – Hải Dương
(Ảnh: http://vukienmdc.violet.vn/uploads/resources/blog/335/023_500.jpg)
Dòng Họ Mạc Đĩnh Chi Ở Cao Ly
Hà Nhân Văn
Cao Ly còn có tên Câu Cao Ly, Triều Tiên, Đại Hàn và Hàn Quốc, một nước văn hiến văn hóa lâu đời, theo Tam giáo (Nho, Lão, Phật) nhưng Nho giáo từ thế kỷ đầu Tây lịch ở Cao Ly là chủ thể. Nho học là quốc học. Từ triều Nguyễn trở về trước Lê, Trần, Lý, VN không có quan hệ ngoại giao với Cao Ly nhưng các Sứ thần Cao Ly và Đại Việt thường gặp nhau định kỳ ở Bắc Kinh vì cùng triều cống Trung Hoa, hay vào các dịp lễ vạn thọ (sinh nhật) hoặc quốc tang của các hoàng đế con Trời.
Mạc Đĩnh Chi đậu Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông (1293-1324) được cử đi Sứ Trung Hoa, lưu lại Bắc Kinh một thời gian, ông gặp Trạng nguyên Cao Ly, Chánh sứ. Hai Trạng Việt-Hàn trở thành đôi bạn tâm đắc, thường cùng nhau xướng họa. Trạng nguyên Chánh sứ Cao Ly, cảm kích ngưỡng mộ Trạng Mạc Đĩnh Chi, mời ông qua thăm Hàn Quốc. Trạng Việt ở lại kinh đô Hán Thành (Seoul) một thời gian. Trạng Cao Ly làm mối cháu gái cho Trạng Việt, bà sinh được một con trai và một con gái. Đây là thủy tổ của họ Mạc ở Cao Ly. Sử không ghi rõ năm nào Trạng Mạc Đỉnh Chi sang thăm Cao Ly. Khâm định Việt sử thông giám Cương mục chép sơ giản: “Tháng 11 năm Mậu Thân (1308), vua Trần anh Tông sai sứ sang nhà Nguyên (Mông Cổ cai trị Trung Hoa). Vũ Tông nhà Nguyên mới lên ngôi vua, sai Thượng thư An Lỗ Uy sang báo. Vua sai Mạc Đĩnh Chi sang chúc mừng” (sđd, Cương mục, chB Q. IX, t.2). Mạc Đỉnh Chi còn đi sứ lần thứ hai vào năm Nhâm Tuất (1322) nhân vua Nguyên Anh Tông lên ngôi, vua Trần Anh Tông cử sứ sang chúc mừng (Cương mục, ChB. Q.IX,tr. 19). Các triều đình Trung Hoa rất trọng vọng Sứ thần Đại Việt và sứ thần Cao Ly. Sau lễ đăng quang Nguyên đế, Bà công chúa Trưởng mất, sứ các nước đều vào điếu tang dự tế, sứ Cao Ly thì vào hiến hương (dâng hương), Sứ ta thì vào đọc chúc (điếu văn) (Xem: Nguyễn Hữu Tiến “Nói về truyện các cụ ta đi Sứ Tàu”. Nam Phong Tạp chí, số 92, tháng 2-1925, trang 113-123).
Theo nghi lễ triều đường, người được chọn đọc chúc là một vinh dự đặc biệt chỉ sau vị đại thần Chánh tế và Phó tế. Mạc Đĩnh Chi được vinh dự này. Nhưng có lẽ Đình thần Bắc Kinh mượn dịp thử tài Sứ thần Đại Việt và cũng có thể làm cho Sứ thần ta mất mặt nếu không đủ tài ứng phó. Quan lễ nghi trao bản chúc (văn tế) cho Trạng Việt lúc Trạng mở ra thì chỉ có 4 chữ nhất viết trên tờ giấy trắng. Biết làm thế nào bây giờ? Mạc Đĩnh Chi liền ứng khẩu ngay:
Vu sơn NHẤT đóa vân
Hồng lô NHẤT điểm tuyết
Thượng uyển NHẤT chi hoa
Dao trì NHẤT phiến nguyệt
Y! Vân tán tuyết tiêu!
Hoa tàn, nguyệt khuyết!
Dịch nghĩa “Một đám mây trên đỉnh Vu Sơn (có tài liệu chép là thanh thiên), một giọt tuyết trong lò đỏ; một cành hoa ở vườn thượng uyển; một vầng trăng ở dưới ao tiên. Than ôi! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng lặn!) Nguyên đế khen là người tài. Chắc sứ thần Cao Ly cảm phục tài ba của Trạng Việt, bèn mời ông qua thăm Hán Thành, chốn đô hội nghìn năm văn vật.
Với tác giả bài báo “Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có hậu duệ ở Cao Ly từ thế kỷ 14 đến nay” (xem: Lê Khắc Hòe, tài liệu đã dẫn. An Nam tạp chí số 4, tháng 8 – 1926, trang 14-17 do Vũ Hiệp (Sàigòn) sưu tầm, đăng lại toàn văn trong Nghiên cứu Lịch sử số 2 (285)- 1996, tr. 76-81). Hậu duệ Trạng Mạc bút đàm với cụ Lê Khắc Hòe như sau: “Tiên sinh xem tôi kể giai đoạn lịch sử liên lạc giữa tệ quốc và quí quốc sau đây sẽ không lấy người nước Hàn mà coi tôi như giống Hồng cháu Lạc vậy” (trích dẫn, dịch qua quốc ngữ từ bản bút đàm Hán văn). Hậu duệ Mạc Đĩnh Chi ở Cao Ly, hơn 600 năm sau trải qua 20 đời vẫn còn bảo trọng được cội nguồn Việt…
Source: http://www.thegioi-song.com/tuconchau.htm
Mạc Đĩnh Chi (chữ Hán: 莫挺之; 1280-1346) tự Tiết Phu (節夫), làm quan đời Trần Anh Tông. Ông được mệnh danh là Lưỡng quốc Trạng nguyên do vừa là trạng nguyên của Việt Nam và cũng được phong làm trạng nguyên Trung Quốc khi sang sứ.
Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ông có tướng mạo xấu xí nhưng trí tuệ thông minh.
Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên. Ông được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua, rồi chức Tả bộc xạ (Thượng thư)… Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã dùng tài năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước ngoài phải khâm phục.Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung(Mạc Thái Tổ) truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế.
Source: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1c_%C4%90%C4%A9nh_Chi
_____________________________________________________________________________________
Mac Dinh Chi married the niece of a delegate from the Korean kingdom of Goryeo
By Lee Keun-yeup
Historically, there had been only a few good relationships between Korea and Vietnam until the Vietnam War.
I’d like to introduce the story of a Vietnamese man named Mac Dinh Chi (1272-1346). Mac was Vietnam’s “Chang Wuon,” (Trạng Nguyên) a candidate who achieved the top place in the royal court examination.
At the news of the Chinese Yuan Dynasty’s Emperor Mujong’s coronation, he led Vietnam’s tribute delegation to Beijing.
He got acquainted with a delegate from the Korean kingdom of Goryeo through literary exchanges under the literary-oriented Mujong’s patronage in Beijing. (This part from Dai Viet Su Ky: Vietnam’s authentic history.)
Mac followed the Korean to Gaegyeong, now Gaeseong, just north of the Demilitarized Zone (DMZ) and married the niece of the latter, having three sons. The Mac family settled in Beijing for five years.
When Emperor Mujong died Mac took his family to Gaeseong before his return to Vietnam. He asked his wife to preserve the Mac family name through his children. He bade a heartbreaking farewell to them and left for the faraway Southeast Asian country.
Ten years later while she was using a spinning wheel, a noble man appeared at her gate. It was Mac, her husband. He had traveled thousands of miles for more than one year, on foot, by carriage, on mule, by the Grand Canal, and by risky seafaring routes.
I think the motive of the story is more touching and stronger than that of Puccini’s “Madam Butterfly” that was first seen in 1904. After a few months stay Mac left Gaeseong for Vietnam.
Later his wife became a Buddhist nun. (This part from Vietnam’s unofficial history and from the Mac family lineage in Haiduong Province east of Hanoi where Mac descendents live.)
We come across Vietnam again when Korean fishermen from Jeju Island were blown adrift by a typhoon and landed in Hoi An after 35 days. A landlady there in a beautiful silk dress asked her people to take good care of them. They were free to travel. They were later taken to the royal palace in Hue, where the king complied with their petition for safe return. The king hired a Chinese merchant ship and sent them back to Jeju supplying food and fare with an official letter requesting the Korean authorities to inform him of their safe return.
This account is in Chu Yong Peun (A Random History Book) written in 1805-6 by Chung Dong-yu (1744-1808). The author deeply appreciates the Vietnamese kindness. But he laments and feels shame about the barbarity his nation inflicted on foreigners, to the killing of a Ryuku (now Okinawa) prince and stealing his belongings and the mistreatment of the Dutch sailors including Hendrick Hamel…
Source: http://www.koreatimes.co.kr/www/news/opinon/2008/03/137_21417.html
Viết bình luận
Tin liên quan
-
83 năm Nhà Mạc ở Cao Bằng của Tác giả: Phạm Huy Thực (Trang Mạc Tộc Nghệ An)
-
GỌI THẾ NÀO CHO ĐÚNG. Tác giả : Hoàng Cương.
-
HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
-
VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
-
THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
-
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
-
VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
-
ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
-
VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
-
MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC