- Đang online: 5
- Hôm qua: 1147
- Tuần nay: 19230
- Tổng truy cập: 3,370,561
Cụ Nguyễn Đức Riệu (Gốc Mạc) – Người có công xây dựng Một trường tiểu học đầu tiên của tỉnh Hải Dương 778
- 210 lượt xem
Cụ Nguyễn Đức Riệu (Gốc Mạc) – Người có công xây dựng
Một trường tiểu học đầu tiên của tỉnh Hải Dương
(Theo tác giả Lê Hoài Thao – Tạp chí “Xưa và nay” , số 3-2000)
Ở giữa làng Thanh Liên , tổng Lai Vu xưa , nay là thôn Thanh Liên, huyện Kim Thành , tỉnh Hải Dương có một ngôi nhà cổ kính nằm bên cạnh đường làng. Trải qua ¾ thế kỷ, tuy đã bị phong hóa chút ít nhưng vẫn giữ được nguyên dáng vẻ ban đầu với lối kiến trúc khác lạ. Đó là trường tiểu học Thanh Liên-một trong những trường dạy chữ quốc ngữ đầu tiên của Hải Dương, được thành lập cách đây tròn 75 năm.
Hồi ấy làng Thanh Liên (có nghĩa là sen xanh) có ông đồ nho Nguyễn Đức Riệu. Với trình độ Hán văn khá uyên thâm, lại giao thiệp rộng nên ông có nhiều bạn bè. Các con, em trong làng hầu hết đến học ông. Vào những năm 20 của thế kỉ này, phong trào học chữ Quốc ngữ lên nhanh. Ông hồ hởi đón nhận nó và cất công ra tận Quảng Yên (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) mời bằng được ông Thông Cộ (chẳng ai biết họ ông là gì) về dạy, trước hết là cho con cháu trong nhà, về sau cũng có thêm một số học trò ở các làng lân cận . Căn nhà của ông đồ nho đầy nhiệt huyết Nguyễn Đức Riệu trở thành “Trường Quốc Ngữ” đầu tiên của vùng nay. Năm ấy ông vừa tròn 49 tuổi .Tiếng lành đồn xa, học trò đến “trường” ngày một đông. Hầu như con, em trong cả tổng (7 làng) đều cắp sách đến đây theo học.
Hai năm sau, công sứ Hải Dương Jean Massimi cho mở trường lớn, gọi là trường hàng tổng.Ông Riệu lại sốt sắng đi quyên góp tiền rồi thuê người xây dựng. Tất cả những người hảo tâm đóng góp đều được khắc tên vào bia đá. Hiện giờ tấm bia “Lai Vu tổng Tâm học quán bia”vẫn còn. Trên bia, ghi rõ niên đại “Khải Định bát niên, lục nguyệt,thập kính nhật” (tức là ngày 10 tháng 6, Khải Định năm thứ 8- 23/7/1923). Ông Nguyễn Đức Riệu là người có cóng trong việc khai trương nên được nhà vua ban sắc phong danh hiệu Hàn lâm đãi chiếu. Từ đó nhân dân quanh vùng gọi ông một cách tôn kính là cụ Hàn Riêu.
Công trình xây dựng trường học phải mất 2 năm mới hoàn tất. Đó là một ngôi nhà khá rộng xây bằng gạch, lợp ngói, cao ráo, thoáng mát kiến trúc theo lối mới, vừa thanh thoát lại vừa ra dáng ngôi trường học, không lẫn với lối kiến trúc dân dã. Ngoài ngôi nhà chính này, còn có 1 ngôi nhà nhỏ hơn có 3 phòng học dành cho các trò gái (sang đầu năm 50 ngôi nhà này không còn nữa). Ngày khánh thành, Thống sứ Bắc Kỳ đã về dự cắt băng và tuyên bố chính thức nhận học trò bắt đầu từ niên khóa năm 1924-1925. Học trò theo học khá đông: 20 trò gái và gần 200 trò trai của hai tổng Lai Vu và Cam Lâm (20 làng), một số làng khác thuộc phủ Kinh Môn cũng có nhiều trò xin nhập trường.
Nhà trường dạy theo chương trình bậc tiểu học, chủ yếu bằng chữ Quốc Ngữ, tiếng Pháp cũng là môn học bắt buộc (từ lớp 3 trở lên). Trường có các lớp đồng ấu(Cours EnFantin) đên lớp Nhất (Cours Supérieur) – tương đương lớp một đên lớp năm bây giờ. Giáo viên do Nhà nước bổ nhiệm . Các kiểu trường này hồi đó do Nhà nước- cấp quốc gia quản lý. Học trò không phải đóng học phí.
Nhiều nhân vật có tên tuổi sau này đã bắt đầu khai tâm từ đây như : ông Đoàn Duy Thành, nguyên Ủy viên BCH TW Đảng, phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông Nguyễn Huy Hoàng (tức Thành Chương), nguyên Chánh án TAND Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Lô, Giám đốc Sở GD&ĐT Thành phố Hải Phòng, ông Nguyễn Trọng Uyển, Giáo sư, tiến sĩ Hóa học- Chủ nhiệm khoa Hóa học, Trường Đại học Tổng hợp HN, ông Nguyễn Đình Bin- Thứ trưởng Bộ ngoại giao…
Các thầy giáo, cô giáo đầu tiên như thầy Cầu, thầy Phi, thầy Phong, thầy Phú, thầy Trọng, cô Thanh… đến bây giờ các trò cũ vẫn còn nhớ
Do biến thiên thời cuộc, ngôi trường này đã trải qua mấy chế độ thăng trầm. Có thời kì, thức dân Pháp đã chiếm trường làm trại lính. Thầy trò phải sơ tán vào trong làng nhưng việc dạy và học vẫn không bị bỏ dở…
Trường tiểu học Thanh Liên , Hải Dương với chặng đường ¾ thế kỷ đã qua của mình thật đáng tự hào:nơi khởi đầu đào tạo những thế hệ nhân tài và nâng cao dân trí cho cả một vùng.
———————————————————————————————————–
Chú thích: Cụ Nguyễn Đức Riệu là 1 người họ Nguyễn Gốc Mạc
Các ông Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Trọng Lô, Nguyễn Trọng Uyển là cháu nội Cụ Nguyễn Đức Riệu.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI THẢO KHOA HỌC TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.