Nhà tôi cách chùa theo đường chim bay khoảng 300 m về phía Đông Nam, cứ khoảng giờ Dậu tiếng chuông chùa ngân vang, vừa trong, vừa ấm áp, ngân nga… làm không gian như mênh mang thêm, đã thành kỷ niệm khó quên.
Theo bố mẹ đi làm trên đồng Hương cách chùa khoảng hơn 1 km vẫn nghe tiếng chuông chiều ngân nga, càng xa tiếng ngân nga càng trong vắt làm tỉnh thức những tâm hồn khô cằn, khốn khó do cuộc sống khi đó đầy khó khăn, nên hồi đó làng hầu như không có tội phạm.
Họ là ai mà dám xâm phạm cổ vật, có quyền bán những cây, vật quý của chùa?.
Họ dùng tiền ấy làm gì? dân làng, tín đồ chẳng ai tường, cứ xì xèo ngô khoai lẫn lộn.
Nên sự nghi của tôi về chuông hiện treo ở chùa Trà không phải chuông quý cũ là có ý? Nhưng phải thu thập chứng cứ, chớ nghi xằng, tôi nghĩ tín đồ và Hội Phật giáo cùng ra tay tất mọi việc sẽ minh.
Chuông chùa Trà Phương bị đổi cho chùa khác vẫn còn may cho dân Ta, tiếng chuông ấy vẫn ngân nga làm lòng người nơi có chuông quý ấy thêm trong sáng hơn, nếu bán cho nước Lạ thì thật buồn thay! Kẻ đổi, bán chuông sẽ bị trừng phạt theo Phật pháp.
Nhãn cổ thụ trong vườn chùa, trong chùa có nhiều di vật thời nhà Mạc.
Nhà bia, lăng mộ các nhà sư.
Định phá chùa Trà – Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, để xây chùa mới nhằm mục đích gì ta chưa rõ, hay ni cô Trang sẽ tự lập bia để ghi công mình?
Tín đồ đưa tin ni này nhiều tiền lắm nên tranh thủ để hút về chùa ta, lạ nhỉ ni này có kinh danh hay vớ được tiền, của đâu mà lắm tiền? thế mới biết ở Ta dân gian cứ gian mọi thứ, quan Ta cứ tham mọi thứ, không hoạt động kinh doanh, không được thừa kế, không đào được của mà giàu ấy là quan tham, sư thu của tam bảo chớ nhận là của mình, tự ý dùng tiền ấy làm theo ý mình. Tín đồ nói tiền của ni cô Trang, ấy là không đúng, tiền ấy là của tín đồ tụ lại dùng cho việc Đạo.
Thích danh thì làm người mẫu, các loại sĩ (ca, nghệ, tiến…), muốn giàu thì buôn, cướp ngày, cướp đêm… chớ lợi dụng Đạo mà giàu, mà dụng bừa là nguy.
Lòng người buồn vì thời thế lại buồn thêm vì có những kẻ lợi dụng Đạo Phật để làm càn, tư lợi cá nhân, trái với Phật pháp. Chắc chắn họ sẽ bị trừng phạt về hành động phản Đạo của họ, để làm gương cho kẻ khác. Tiền là kết tinh thành quả lao động của tín đồ, là phương tiện để tín đồ có thêm duyên tiếp cận tư tưởng của Phật là Tứ diệu đế, hiểu được Bát chính đạo để đến Niết-bàn.
Khiến con người không bị trói buộc vào trong luân hồi.
Nam mô a di đà Phật!
Nguyễn Công Kha. Trà Phương, tháng Dậu, năm Nhâm Thìn