- Đang online: 3
- Hôm qua: 678
- Tuần nay: 16260
- Tổng truy cập: 3,369,277
BẢO VỆ ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC ” NHÀ MẠC VÀ HỌ MẠC Ở NGHỆ AN”.
- 193 lượt xem
BẢO VỆ ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC
“NHÀ MẠC VÀ HỌ MẠC Ở NGHỆ AN”
PV
GS Trần Quốc Vượng đã nói rất chính xác rằng: “Không thể chỉ dựa vào tài liệu lịch sử nhà Lê để đánh giá về nhà Mạc.” Sự sai lầm gây nên oan khuất nặng nề đối với nhà Mạc, sai lầm chồng chất sai lầm, oan khuất chồng chất oan khuất, là do lâu nay phần lớn việc đánh giá nhà Mạc “chỉ một mực dựa vào tài liệu lịch sử nhà Lê”.
Vài thập kỷ gần đây, dưới ánh sáng đổi mới, nhiều nhà khoa học đã mở rộng tầm nhìn, sưu tầm tư liệu ở nhiều nguồn: gia phả, bi ký, truyền ngôn, sắc phong, tư liệu Trung quốc, Pháp quốc, v,v,…Do đó đã có nhiều nhận định mới khách quan. Tuy nhiên, chưa thể giải hết được những mảng đen mà tài liệu lịch sử phong kiến nhà Lê phủ lên quá khứ của nhà Mạc. Vì vậy Hội đồng Mạc tộc Việt Nam chủ trương biên soạn từng bộ phận lịch sử nhà Mạc , trên cơ sở hệ thống tư liệu mới thu thập từ gia phả, bi ký, …như vừa nêu trên.
Phương hướng ấy đã được thực hiện ở một số vùng, đang và sẽ thực hiện tiếp ở Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hải Phòng, Điện biên, Quảng Nam-Đà Nẵng,v.v…
Nghệ An là một trọng điểm của phương hướng này. Ngày 10-6-2012 vừa qua GS Phan Đăng Nhật và một số cán bộ đã vào Nghệ An. Trước khi dự cuộc họp duyệt đề cương đề tài khoa học “Nhà Mạc và họ Mạc ở Nghệ an”, ngày 11-6, GS Nhật cùng với đại diện của Hội Đồng Mạc tộc Nghệ Tĩnh đã làm việc với các chi họ ở Hòa Sơn, Thịnh Sơn, Đông Sơn (Đô Lương), T/P Vinh, có tính chất tiền trạm chuẩn bị cho các cuộc khảo sát về sau.
Các chi họ rất hoan nghênh các buổi nói chuyện về lịch sử nhà Mạc của GS Nhật và rất ủng hộ việc biên soạn đề tài khoa học, hứa sẽ tích cực, tận tình cung cấp tài liệu cho đoàn khảo sát về sau.
Ngày 12-6,đoàn công tác dự buổi duyệt đề cương đề tài khoa học. Hội đồng do UBND tỉnh Nghệ an quyết định thành lập, đã làm việc dưới sự chủ tọa cuả TS Trần Xuân Bí, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An.
Dự họp còn có đại diện Hội đồng Mạc tộc Nghệ Tĩnh, chủ tịch-ông Thái Doãn Đệ và cụ Phó chủ tịch-Thaí Khắc Đạt; TS sử học, chủ tịch hội khoa học lịch sử Nghệ An-Phan Xuân Thành và một số vị khác.
Các thành viên hội đồng đã phát biểu ý kiến thẳng thắn, chu đáo, đã đánh giá tốt và cho điểm 70, 84 điểm /100, nghĩa là vượt yêu cầu.
Chủ tọa Trần Xuân Bí kết luận: tất cả hội đồng đều đánh giá cao và đồng ý đề cương; tin tưởng ở năng lực thực hiện của các nhà khoa học của đề tài với học vị thích ứng: GS, PGS, TS, ThS, chủ nhiệm đề tài là GS.TSKH Phan Đăng Nhật. Chủ tọa đề nghị điều chỉnh một số chi tiết để dễ thực hiện.
Cuộc họp kết thúc trong không khí vui mừng, phấn khởi./
Viết bình luận
Tin liên quan
- VÈ ĐỀN BÀ CHÚA CỘT CỜ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- THỜI KỲ CÁC VUA MẠC CỦA VƯƠNG QUỐC CAO BẰNG (1593-1683)
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN BIA HÁN NÔM THỜI MẠC: TƯ LIỆU VÀ KHẢO CỨU. Tác giả: GSTS Đinh Khắc Thuân.
- VỀ SỰ KIỆN BIÊN GIỚI NĂM 1540 GIỮA NHÀ MINH VÀ NHÀ MẠC.
- ĐÌNH TÂY ĐẰNG: VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC GỖ TIÊU BIỂU THỜI MẠC
- VỀ NHỮNG THIÉU SÓT VÀ BẤT HỢP LÝ TRONG SỬ SÁCH VỀ MẠC ĐĂNG DUNG VÀ NHÀ MẠC.
- MẠC ĐĨNH CHI: TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG KHIẾN TRIỀU THẦN NHÀ NGUYÊN KÍNH NỂ.
- THANH LONG ĐAO BẢO VẬT QUỐC GIA
- BÍ ẨN “DI NGÔN CHÍ” TRÊN BIA ĐÁ CỔ TÌM THẤY Ở HẢI PHÒNG
- TỌA ĐÀM VỀ HAI BIA ĐÁ TÌM THẤY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, TP. HẢI PHÒNG
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.